You are on page 1of 2

Bảo hiểm trách nhiệm- Bảo hiểm trách nhiệm công cộng

- Căn cứ pháp lý:


+ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/ QH10 ký ngày 9/12/2000
+ Căn cứ Bộ Luật Dân Sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
1.Khái niệm: Bảo hiểm trách nhiệm công cộng là một loại hợp đồng bảo hiểm chịu
trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại liên quan đến người và tài sản mà người
tham gia bảo hiểm hoặc hoạt động kinh doanh buôn bán của người tham gia bảo hiểm
gây ra cho bên thứ ba.
+ Đối tượng bảo hiểm: Người và tài sản của bên thứ 3
+ Người được bảo hiểm: Người đại diện các tổ chức, công ty, doanh nghiệp, văn
phòng đại diện…hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
+ Phạm vi địa lý: Trong lãnh thổ Việt Nam
+ Luật áp dụng: Việt Nam
-Ví dụ: Một công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông tổ chức một sự kiện quảng
bá mẫu xe ô tô mới ra mắt tại một trung tâm triển lãm. Sự kiện có nhiều khách mời và
người dân đến tham dự. Trong quá trình tổ chức sự kiện, do sơ ý hệ thống điện đèn
chiếu sáng bị chập cháy gây phát nổ làm cháy một số xe máy và làm bỏng một vài
khách mời nơi gần vị trí bị cháy. Lúc này phát sinh trách nhiệm công cộng của đơn vị
tổ chức sự kiện, nếu đơn vị này không tham gia “bảo hiểm trách nhiệm công cộng” thì
đơn vị này có thể sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản và về người
gây ra bởi hoạt động tổ chức sự kiện của mình. Ngược lại, nếu đơn vị tổ chức sự kiện
đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm công cộng với điều khoản thỏa thuận chấp nhận bồi
thường cho các rủi ro ngoài ý muốn về người và tài sản cho bên thứ ba, đơn vị tổ chức
sự kiện sẽ được công ty bảo hiểm chi trả số tiền thiệt hại về người và về tài sản nêu
trên.
2. Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm công cộng
- Tất cả các khoản tiền mà Người được bảo hiểm có nghĩa vụ pháp lý phải bồi thường
đối với
+ Những thiệt hại bất ngờ về người (thương tật hoặc ốm đau)
+ Những tổn thất hay thiệt hại bất ngờ về tài sản
- Các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng
+ Bồi hoàn cho bên nguyên đơn chống lại người được bảo hiểm
+ Đã phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của Công ty bảo hiểm
Phát sinh từ công việc kinh doanh và xảy ra trong thời hạn bảo hiểm, trong phạm vi
địa lý và xảy ra do hoạt động kinh doanh đã được thỏa thuận trong Hợp đồng bảo
hiểm.
Phạm vi loại trừ:
- Hành động hoặc sai sót có tính chất cố ý của Người được bảo hiểm
- Trách nhiệm theo thỏa thuận của Người được bảo hiểm
- Các hành vi phạm tội
- Trách nhiệm về tổn thất, tổn hại tài sản của Người được bảo hiểm hoặc dưới quyền
quản lý, kiểm soát của Người được bảo hiểm
- Thiệt hại do vật chống đỡ hoặc sự cố thiên nhiên
- Các rủi ro không thể bảo hiểm: chiến tranh, khủng bố, phóng xạ
- Trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp xảy ra do hoặc bởi ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn
- Trách nhiệm đối với thương tật, ốm đau của bất kỳ người nào theo một hợp đồng
dịch vụ hay hợp đồng học nghề ký với Người được Bảo hiểm
- Trách nhiệm đối với những thiệt hại về người (thương tật, ốm đau), và về tài sản
(mất mát, hư hại) gây nên bởi, phát sinh từ hoặc có liên quan đến quyền sở hữu, quyền
cai quản, quyền sử dụng hay quyền quản lý của Người được bảo hiểm
3. Giới hạn trách nhiệm và phí bảo hiểm
Giới hạn trách nhiệm:
Là số tiền do Người được bảo hiểm và Doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận, thông
thường dựa vào tài sản và người xung quanh của bên thứ ba
Phí bảo hiểm = Giới hạn trách nhiệm x Tỷ lệ phí
Tùy theo ngành nghề kinh doanh mà cách tính phí dựa trên giới hạn trách nhiệm và
doanh thu của Người được bảo hiểm
Ví dụ về phí bảo hiểm của Bảo hiểm PVI Sài Gòn:
Tỷ lệ phí (12 tháng) của bảo hiểm trách nhiệm công cộng: 0,1% – 0,5% x Mức trách
nhiệm (Tùy theo ngành nghề kinh doanh)
Một doanh nghiệp tham gia bảo hiểm trách nhiệm công cộng cho trụ sở làm việc với
Mức trách nhiệm bảo hiểm là 5.000.000.000 VND cho toàn bộ thời hạn bảo hiểm.
Thời hạn bảo hiểm là 01 năm. Mức phí bảo hiểm được tính như sau:
Tỷ lệ phí bảo hiểm: 0,1%/năm (Chưa bao gồm VAT)
Phí bảo hiểm: 0,1% x 5.000.000.000 = 5.000.000 VND + 10%VAT

You might also like