You are on page 1of 2

1.

Khái niệm
Bảo hiểm kinh doanh là phương thức hoạt động kinh doanh của các tổ
chức bảo hiểm, nhằm mục đích thu lợi nhuận dựa trên cơ sở huy động các
nguồn tài lực thông qua sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm,
để tạo lập nên quỹ bảo hiểm phân phối sử dụng quỹ và chi trả tiền bảo
hiểm bồi thường tổn thất rủi ro cho các đối tượng bảo hiểm tuân theo quy
định của pháp luật.
2. Đặc điểm
- Hoạt động thường hướng tới mục tiêu lợi nhuận
- Vừa mang tính chất bồi hoàn vừa mang tính chất không bồi hoàn.
Trong thời gian được bảo hiểm, nếu rủi ro không sảy ra hoặc có sảy ra
nhưng không gây thiệt hại ảnh hưởng đến đối tượng bảo hiểm thì người
bảo hiểm không phải bồi thường hay trả tiền cho bên mua bảo hiểm.
Ngược lại, nếu xảy ra sự cố, đối tượng bảo hiểm bị thiệt hại hoặc bị ảnh
hưởng thì bên mua bảo hiểm sẽ được chi trả, bồi thường.
- Tính chất bồi hoàn của bảo hiểm kinh doanh là yếu tố không thể xác
định trước về quy mô, không gian hay thời gian mà chỉ có thể xác định
được khi rủi ro thực tế đã xảy ra.
- Mức độ bồi hoàn của bảo hiểm kinh doanh thường lớn hơn rất nhiều lần
so với bảo hiểm phí đã đóng.
3. Nguyên tắc hoạt động
3.1. Quy luật số lớn và thống kê rủi ro
Quy luật số lớn:
- Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong hoạt động bảo hiểm. Khi số lớn các
đơn vị rủi ro tương tự nhau và độc lập với nhau tăng lên thì tính chính xác
tương đối của các dự đoán về những kết quả tương lai dựa vào các đơn vị
rủi ro đó cũng tăng lên.
- Người bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm cho các sự kiện ngẫu nhiên, nếu
xét riêng từng hợp đồng bảo hiểm đơn lẻ có thể giống như “trò chơi may
rủi”, song xét trên tổng thể nhiều hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm hoàn toàn có thể dự đoán được về khả năng xảy ra sự kiện bảo hiểm
ở mức độ chính xác có thể chấp nhận được.
Quy luật số lớn và hoạt động bảo hiểm:
- Mọi hoạt động bảo hiểm chỉ an toàn nếu tập hợp số đông đối tượng
tham gia bảo hiểm có cùng tính chất rủi ro, số đông càng lớn thì việc ước
lượng xác suất rủi ro có độ chính xác càng cao.
Ảnh hưởng của nguyên tắc tới phí bảo hiểm:
- Nguyên tắc này tác động đến những người tham gia bảo hiểm, nếu có
nhiều người tham gia bảo hiểm thì mỗi người chỉ trả mức phí trung bình
hợp lý, phí thu được của số đông tham gia được dùng bù đắp cho số ít
người tham gia gặp tổn thất.
3.2. Nguyên tắc sàng lọc
Nguyên tắc: Là việc doanh nghiệp bảo hiểm phải phân nhóm các đối
tượng bảo hiểm và rủi ro được bảo hiểm theo những tiêu thức phù hợp để
có thể sắp xếp được các rủi ro có tính đồng nhất trong cùng một nhóm và
định phí bảo hiểm theo tùng nhóm đó.
- Quá trình đánh giá rủi ro trước khi nhận bảo hiểm cho phép doanh
nghiệp bảo hiểm sàng lọc rủi ro, hạn chế sự lựa chọn bất lợi và có được
quyết định đúng đắn.
3.3. Nguyên tắc phân chia, phân tán rủi ro
Nguyên tắc phân tán rủi ro: Là phương pháp mà người bảo hiểm sử dụng
để đối phó với hiện tượng tích tụ, tập trung rủi ro trong một khu vực địa
lý.
- Là phương pháp mà người bảo hiểm sử dụng nhằm tránh khả năng phải
tự mình gánh chịu một tổn thất quá lớn, tránh trường hợp không đủ khả
năng thanh toán vì những lý do nhất định. Có hai phương pháp phân chia
rủi ro:
+ Đồng bảo hiểm: Trường hợp đồng bảo hiểm sẽ có nhiều doanh
nghiệp bảo hiểm cùng bảo đảm cho một rủi ro, mỗi doanh nghiệp bảo
hiểm chịu một phần trách nhiệm theo một tỷ lệ đã thỏa thuận.
+ Tái bảo hiểm: Tái bảo hiểm là nghiệp vụ mà người bảo hiểm sử
dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo
hiểm cho người bảo hiểm khác, trên cơ sở nhượng lại cho người đó một
phần phí bảo hiểm.
4. Các loại hình kinh doanh bảo hiểm
4.1. Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
Khái niệm: KD bảo hiểm nhân thọ là loại hình kinh doanh liên quan đến
tính mạng, sức khỏe và tuổi thọ của con người.
Sản phẩm: Bảo hiểm tử kì (bảo hiểm tử vong)
Bảo hiểm Sinh kỳ (Bảo hiểm trong trường hợp sống)
Bảo hiểm trọn đời
4.2. Kinh doanh bảo hiểm rủi ro (bảo hiểm phi nhân thọ)
Khái niệm: KD bảo hiểm rủi ro là loại hình bảo hiểm mà các công ty bảo
hiểm chuyên cung cấp các hợp đồng bảo hiểm liên quan đến các rủi ro
thông thời như tài nạn, tổn thất tài sản, cháy nổ,...
Sản phẩm: Bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm rủi ro về con người
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

You might also like