You are on page 1of 89

HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM

MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM


Mục tiêu và kết quả nghiên cứu

NỘI DUNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


1.1. Lịch sử ra đời và phát triển bảo hiểm thương mại 1. Hãy trình bày lịch sử ra đời và
1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển bảo hiểm thương mại trên thế phát triển của thị trường bảo hiểm
giới thế giới.
1.1.1.1. Ý niệm bảo hiểm 2. Hãy trình bày đặc điểm của từng
1.1.1.2. Sự ra đời của hoạt động bảo hiểm thời kỳ phát triển của thị trường
1.1.1.3. Sự ra đời và phát triển của hoạt động kinh doanh bảo bảo hiểm Việt Nam.
hiểm 3. Định nghĩa thị trường bảo hiểm.
1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển bảo hiểm thương mại ở Việt 4. Trình bày những nhân tố cấu
Nam thành thị trường bảo hiểm.
1.1.2.1. Thời kỳ trước năm 1954 5. Hãy phân tích môi trường vĩ mô
1.1.2.2. Thời kỳ 1954 – 1975 và vi mô của ngành bảo hiểm
1.1.2.3. Thời kỳ 1975 - hiện nay thương mại.
1.2. Các nhân tố cấu thành thị trường bảo hiểm
1.2.1. Cung của dịch vụ bảo hiểm
1.2.1.1. Chủ thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm
1.2.1.2. Các dịch vụ .
1.2.1.3. Dự báo các xu hướng phát triển
1.2.2. Cầu dịch vụ bảo hiểm
1.3. Môi trường ngành bảo hiểm
1.3.1. Môi trường vĩ mô
1.3.1.1. Môi trường pháp lý
1.3.1.2. Môi trường kinh tế
1.3.1.3. Môi trường xã hội
1.3.1.4. Môi trường xã hội
1.3.1.5. Môi trường tự nhiên
1.3.2. Môi trường vi mô
1.3.2.1. Khách hàng
1.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế
1.3.2.3. Nhà cung ứng

Thảo luận nhóm


Trước tiên, mỗi cá nhân hãy đọc kỹ các bài đọc:

Sau đó, chia thành nhóm từ 5-7 người, thảo luận các vấn đề sau:
 Nhận dạng yếu tố cấu thành thị trường bảo hiểm;

1|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

 Phân tích môi trường ngành bảo hiểm thương mại Việt Nam (phân tích PETS và mô hình 5-
forces).

Tình Huống
Đánh giá, dự báo và đề xuất giải pháp thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam (Phân tích
SWOT);
Giáo khoa: Thị trường bảo hiểm
1.1. Khái niệm thị trường
1.1.1. Khái niệm thị trường
Thị trường bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi hàng hóa được diễn ra trong sự thống nhất
hữu cơ với các mối quan hệ do chúng phát sinh, gắn liền với một không gian nhất định.

Hành vi cơ bản của thị trường bao gồm: mua và bán hàng hóa. Thông qua đó, người mua tìm
được sản phẩm, dịch vu mà mình cần để thỏa mãn nhu cầu của bản thân, người bán tiêu thụ
được hàng hóa mà mình có theo giá thỏa thuận.

Hoạt động mua bán được diễn ra trongï một không gian và một thời gian nhất định, tạo ra những
mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế:
(1) Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng;
(2) Quan hệ giữa cung và cầu;

(3) Quan hệ giữa đối tác và cạnh tranh;


(4) Quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, giữa doanh nghiệp với chính phủ, v.v…

Tùy theo đối tượng được trao đổi, mua bán, có thể có nhiều loại thị trường: thị trường hàng hóa
tiêu dùng, thị trường nguyên vật liệu, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường dịch vụ tài
chính, thị trường tiền tệ, trong đó, thị trường bảo hiểm là một dạng thị trường dịch vụ tài chính.

1.1.2. Khái niệm thị trường bảo hiểm.


Thị trường bảo hiểm là nơi mua và bán các loại hàng hóa dịch vụ bảo hiểm, là nơi gặp nhau giữa
cung và cầu các loại sản phẩm bảo hiểm và những sản phẩm bổ trợ khác có liên quan.

2|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

1.2 Các nhân tố cấu thành thị trường bảo hiểm.


1.2.1. Cung của dịch vụ bảo hiểm.
Những chủ thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm.
Dịch vụ bảo hiểm ngày nay được cung cấp chủ yếu bởi các tổ chức bảo hiểm (cổ phần hoặc
tương hỗ) cho các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức và doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, còn có một loại hình tổ chức bảo hiểm chỉ cung cấp dịch vụ chủ yếu cho chính công ty
(tập đoàn) mẹ được gọi là các công ty bảo hiểm chuyên ngành (captive). Về lĩnh vực bảo hiểm
chuyên ngành, có lẽ không nơi nào sánh bằng Bermuda, nơi tập trung hàng nghìn doanh nghiệp,
chiếm một tỷ trọng lớn của ngành bảo hiểm thế giới (được xếp riêng là thị trường Bermuda).

Các sản phẩm bảo hiểm được chia thành hai loại hình bảo hiểm cơ bản: phi nhân thọ(Property
and Casualty hoặc Non Life) và nhân thọ (Life and Health hoặc Life), tương ứng với đó là hệ
thống các công ty bảo hiểm chuyên ngành hoặc phi nhân thọ hoặc nhân thọ. Ngày nay, việc phát
triển về quy mô của các công ty dẫn đến xu hướng hình thành các tập đoàn bảo hiểm, kinh doanh
đồng thời cả hai loại hình bảo hiểm, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo nguyên tắc chuyên doanh và
hạch toán độc lập.

Các công ty (tập đoàn) bảo hiểm lớn không chỉ hoạt động trong phạm vi chính quốc mà còn
vươn ra thị trường thế giới dưới hình thức thành lập công ty mới, mở chi nhánh, liên doanh, góp
vốn cổ phần, hoặc mua bán sáp nhập ở những thị trường khác. Chính vì vậy, việc tiếp cận dịch
vụ bảo hiểm của các cá nhân, tổ chức dù ở đâu thì cũng ngày càng thuận tiện hơn, các dịch vụ
luôn được cố gắng được hoàn thiện hơn để đạt được mục tiêu làm hài lòng “khách hàng” của các
tổ chức bảo hiểm.
Các dịch vụ được cung ứng cho thị trường
Dịch vụ bảo hiểm
Như trên đã đề cập, các dịch vụ bảo hiểm được cung cấp bởi các doanh nghi?p bảo hiểm bao
gồm:

Dịch vụ bảo hiểm gốc: bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ;

Dịch vụ tái bảo hiểm: nhượng tái bảo hiểm và nhận tái bảo hiểm;

Dịch vụ trung gian bảo hiểm: môi giới bảo hiểm gốc, môi giới tái bảo hiểm, đại lý bảo hiểm;

Dịch tư vấn quản lý rủ ro


Hoạt động của các tổ chức bảo hiểm không chỉ là hình thành và quản lý quỹ bảo hiểm mà còn bao
gồm hoạt động nghiên cứu những rủi ro mới có thể phát sinh trong tiến trình phát triển của xã hội
loài người cũng như tìm ra những cách xử lý những rủi ro này hiệu quả nhất. Các tổ chức bảo hiểm

3|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

cung cấp dịch vụ tư vấn giúp các cá nhân, tổ chức có thể quản trị rủi ro của mình hiệu quả hơn,
cũng có nghĩa làm tăng giá trị (về mặt của cải) của chính cá nhân, tổ chức đó.
Các dịch vụ bổ trợ khác
Cung của thị trường bảo hiểm không chỉ đơn thuần là các tổû chức bảo hiểm và các dịch vụ bảo
hiểm mà còn bao gồm các dịch vụ bổ trợ cho thị trường, được cung cấp bởi chính các tổ chức
bảo hiểm và/hoặc các tổ chức,các nhân bên ngoài như:
 Giám định, bồi thường;

 Dịch vụ vận chuyển cấp cứu, chăm sóc y tế;


 Dịch vụ tư vấn pháp lý (cho người được bảo hiểm);
 Banccassurance, dịch vụ thanh toán;

1.2.2. Cầu của dịch vụ bảo hiểm


Bên mua bảo hiểm là những người có nhu cầu đảm bảo cho những tài sản, quyền lợi đang trong
tình rạng bị đe dọa bởi rủi ro hoặc có sự bấp bênh khác trong tương lai. Đó có thể là một cá
nhân, một hộ gia đình, một doanh nghiệp hoặc một tổ chức. Trong một số trường hợp, bên mua
bảo hiểm có thể còn có những chủ thể khác được gọi là người được bảo hiểm, người được
hưởng quyền lợi bảo hiểm.

Nhu cầu về dịch vụ bảo hiểm của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp hay tổ chức cụ thể nào đó
có thể khác nhau nhưng một cách tổng quát đều nhằm đảm bảo cho những rủi ro liên quan đến
tài sản (của cải), tính mạng, sức khỏe, thu nhập và trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi phát sinh
trách nhiệm dân sự.

Liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết, bên mua bảo hiểm và các tổ
chức bảo hiểm vẫn luôn có nhu cầu về các dịch vụ, sản phẩm từ các nguồn cung ứng bên ngoài
như dịch vụ pháp lý, thanh toán, chăm sóc y tế

Rủi ro, hiểm họa luôn tồn tại và đe dọa cho đời sống kinh tế của gia đình và doanh nghiệp làm
cho nhu cầu đảm bảo bảo hiểm hiển nhiên tồn tại. Mặc dù vậy đó chỉ là nhu cầu tiềm tàng, để
nhu cầu đó khả năng được thỏa mãn cần thiết phải có những điều kiện thích ứng: thu nhập của
người dân, thị hiếu và sở thích, khả năng cung ứng dịch vụ của thị trường...

1.3. Môi trường ngành bảo hiểm


Thị trường bảo hiểm là nơi gặp nhau giữa cung và cầu dịch vụ bảo hiểm.Tuy nhiên hai yếu tố
cấu thành chính của thị trường bảo hiểm đó và mối quan hệ giữa chúng không phát sinh, tồn tại,
vận động một cách độc lập mà sự hình thành và phát triển chúng nằm trong một hệ thống các

4|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

mối quan hệ kinh tế xã hội đa dạng phức tạp và vận động không ngừng. Hệ thống các mối quan
hệ đó tạo thành môi trường của ngành bảo hiểm thương mại.

1.3.1. Môi trường vĩ mô


Yeáu toá chính trò Yeáu toá kinh teá

Ñoái thuû tieàm aån

NGAØNH BAÛO
Nhaø cung öùng Khaùch haøng
HIEÅM

Sản phẩm thay theá

Yeáu toá xaõ hoäi Yeáu toá coâng ngheä

Mô trường pháp lý
Nền kinh tế nói chung, thị trường bảo hiểm nói riêng ở bất kỳ quốc gia nào cũng được vận hành
dưới sự kiểm soát của nhà nước. Ơû đại đa số các quốc gia, được điều hành bởi nhà nước pháp
quyền, sự kiểm tra của nhà nước đối với thị trường bảo hiểm được tiến hành trong khuôn khổ lập
pháp và lập quy chính xác. Ở đó một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành
kinh doanh bảo hiểm sẽ được hình thành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ đảm bảo cho thị
trường bảo hiểm được vận hành một cách tốt đẹp. Thực chất những quy định của khung pháp lý
là sự cụ thể hóa chính sách phát triển kinh tế của nhà nước.

Chính sách phát triển thị trường bảo hiểm, chính sách an sinh xã hội và chính sách thuế của nhà
nước luôn được xem là có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Chẳng
hạn nếu các đảm bảo an sinh xã hội ở mức cao thì nhu cầu đảm bảo cho rủi ro con người ở bảo
hiểm thương mại sẽ giảm đi. Chính sách thuế sẽ khuyến khích hay không khuyến khích các
thành phần kinh tế tham gia bảo hiểm ở một lĩnh vực bảo hiểm nào đó.

Chính sách mở cửa hay chính sách bảo hộ thương mại nội địa cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến sự phát triển của thị trường. Nếu mậu dịch quốc tế được khuyến khích, môi trường
thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài thì nhu cầu của thị trường bảo hiểm sẽ gia tăng không
chỉ xuất phát từ các chủ thể trong nước. Ngược lại, chính sách bảo hộ thậm chí dẫn đến độc

5|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

quyền trong việc kinh doanh bảo hiểm không chỉ ngăn cản sự tham gia vào thị trường của đa
dạng các thành phần kinh tế mà còn làm cho nhu cầu lẫn quyền lợi của người tiêu dùng bảo
hiểm bị giảm sút.

Cơ chế quản lý kinh tế được coi là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường.
Trong nền kinh tế bao cấp, phần lớn nhu cầu được bảo vệ được đáp ứng bởi ngân sách nhà nước,
các định chế tập thể hay được thực hiện theo cách quyên góp cứu trợ thì “lãnh địa” của bảo hiểm
thương mại bị thu hẹp đáng kể. Ngược lại, chính sách phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường sẽ
làm đa dạng hóa yếu tố cung và cầu của thị trường, tạo ra động lực cạnh tranh phát triển nhưng
cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu không được quản lý chặt chẽ và toàn diện.

Môi trường pháp lý càng hoàn thiện sẽ càng tạo điều kiện đảm bảo thị trường có sự cạnh tranh
lành mạnh và phát triển bền vững, đảm bảo lợi ích của bên mua bảo hiểm. Các biện pháp tăng
cường pháp chế được thực hiện tốt sẽ nâng cao ý thức của người dân về bảo hiểm, nhất là những
loại hình bảo hiểm mang tính chất bắt buộc.

Môi trường kinh tế


Vì sao các quốc gia giàu có và phát triển thì bảo hiểm thương mại lại phát triển ở đó? Đó là vì ở
các quốc gia này có sự tích lũy rất lớn về của cải cần được bảo hiểm (gia sản lớn, các khoản đầu
tư quan trọng, những nguồn thu nhập cao…) và trình độ nhận thức của người dân ở mức cao.
Nếu nơi trú ngụ của bạn là một túp lều, trong trường hợp bị mất đi thì cũng không ảnh hưởng gì
nhiều, và bạn có thể có được sự giúp đỡ từ những người khác, nhưng sẽ thế nào nếu đó là một
tòa biệt thự và đó là tất cả những gì bạn có?

Chỉ có của cải và nguồn thu nhập phải bảo hiểm là chưa đủ, người ta cần có một khoản tiền trích
ra từ thu nhập để trả cho phí bảo hiểm. Không phải ai cũng có đủ khả năng thanh toán phí bảo
hiểm để đổi lấy sự yên tâm. Nhưng không vì lẽ đó mà chỉ có những người có khả năng trả phí
mới được bảo hiểm. Bảo hiểm là một trong những điều kiện để phát triển kinh tế nên điều quan
trọng là tìm ra những biện pháp để phát triển bảo hiểm ngay cả ở những nơi mà nguồn thu nhập
của người dân không đảm bảo cho sự thành công vững chắc của bảo hiểm.

Quy mô và cơ cấu các ngành của nền kinh tế một quốc gia có ảnh hưởng đến sự phát triển của
thị trường bảo hiểm không hề nhỏ chút nào. Những quốc gia có tỷ trọng ngành nông nghiệp lớn
thì thị trường kém phát triển hơn những quốc gia có ngành sản xuất và dịch vụ chiếm tỷ trọng
lớn hơn.

Lạm phát là kẻ thù của các nhà bảo hiểm. Đặc trưng của bảo hiểm là nhận phí trước và chi trả,
bồi thường sau. Đối với các hợp đồng dài hạn thì ảnh hưởng này dễ thấy trong khi đó, đối với
các hợp đồng ngắn hạn thì điều này ít thấy hơn, tuy nhiên những trường hợp mà việc giải quyết
quyền lợi được thực hiện một thời gian rất lâu sau ngày khiếu nại thì ảnh hưởng của lạm phát là

6|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

đáng kể. Lạm phát vừa ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của cải của các tổ chức bảo hiểm, vừa tác
động gián tiếp qua sức mua của bên mua bảo hiểm. Tâm lý định giá cao các khoản phí bỏ ra ở
hiện tại và định giá thấp các khoản thu nhập trong tương lai tạo ra một “lực cản” khi ra quyết
định mua bảo hiểm.

Sự hình thành và phát triển của cung, cầu bảo hiểm cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi độ nhạy
cảm tài chính. Sự biến động của lãi suất tiền gửi, sự ổn định hay bất ổn của thị trường chứng
khoán…., cũng có thể làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng – tiết kiệm – đầu tư, danh mục đầu tư làm
thay đổi lượng cầu dịch vụ bảo hiểm (đặc biệt bảo hiểm nhân thọ). Nó cũng là động lực buộc các
nhà bảo hiểm nghiên cứu thiết kế và triển khai trên thị trường bảo hiểm những sản phẩm bảo
hiểm hiện đại (bảo hiểm liên kết đầu tư, các dịch vụ hedging cho rủi ro của nhà đầu tư, chứng
khoán hóa các quỹ bảo hiểm) nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường, đồng thời, cũng là động
thái cạnh tranh với các sản phẩm phái sinh của các định chế khác tung ra trên thị trường tài chính
tiền tệ.

Môi trường xã hội


Dân số
Dân số là một yếu tố xã hội nhưng lại là yếu tố đảm bảo cho cơ sở kỹ thuật của kinh doanh bảo
hiểm. Còn nhớ ở chương 3 của quyển sách này, chúng tôi đã đề cập đến luật số lớn và đã lý giải
vì sao nhà bảo hiểm có thể hình thành và sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm dựa trên một đám đông
đủ lớn những người tham gia bảo hiểm. Số dân, tuổi thọ trung bình, kết cấu dân số, trình độ dân
trí cũng có tác động làm thay đổi tổng cung – cầu trên thị trường bảo hiểm.

Những thị trường còn rất sơ khai như Việt nam, Trung quốc nhưng được xem là rất tiềm năng ít
nhiều được hấp dẫn bởi quy mô dân số, tỷ lệ dân số hoạt động cao.
Văn hóa, tôn giáo
Mặc dù đời sống kinh tế xã hội đang diễn ra xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ, sự đồng nhất ngày
càng cao giữa các nền kinh tế nhưng điều này lại càng làm rõ hơn sự khác biệt văn hóa của các
cộng đồng độc lập. Niềm tin, sự tín ngưỡng, tập quán, lối sống ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực hoặc
tích cực đến nhu cầu đảm bảo bảo hiểm của công chúng cũng như ảnh hưởng đến cách thức mà
các tổ chức bảo hiểm triển khai sản phẩm của mình ra thị trường.

Môi trường công nghệ


Mức độ phát triển của khoa học công nghệ làm thay đổi tập quán tiêu dùng (nội dung lẫn cách
thức giao dịch), thay đổi hệ thống phân phối dịch vụ bảo hiểm của các nhà bảo hiểm. Chẳng hạn
hệ thống ATM đã đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng trong việc thanh toán phí bảo hiểm định
kỳ nhưng ngược lại có thể đe dọa hệ thống phân phối sản phẩm truyền thống.

7|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

Công nghệ số phát triển giúp ích nhiều cho các nhà bảo hiểm trong công tác quản lý và điều
hành hoạt động. Sự phức tạp trong việc đáp ứng yêu cầu dàn trải về không gian và thời gian đã
trở nên nhẹ nhàng hơn nhờ các chương trình quản lý, các thiết bị hỗ trợ và các đường truyền tốc
độ cao.

Môi trường tự nhiên


Thống kê kinh tế bảo hiểm trên toàn cầu cho thấy hằng năm con người phải gánh chịu hậ quả
của nhiều sự cố thảm họa, trong đó các sự cố thảm họa thiên nhiên chiếm một tỷ trọng lớn nếu
xét về mức độ tổn thất. Dù tiến bộ của khoa học kỹ thuật có đạt ở trình độ cao, các quốc gia có
nền đại công nghiệp không những không thể triệt tiêu được các rủi ro từ nhiên mà ngược lại khối
lượng tài sản khổng lồ luôn bị đe dọa và cần có giải pháp chống đỡ đối với những hiểm họa loại
này. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, bất lợi có thể có tác động thuận chiều hoặc nghịch chiều đối
với cung và cầu bảo hiểm. Tính chất nghiêm trọng của rủi ro xuất phát từ tự nhiên có thể làm
thay đổi nội dung đảm bảo của các điều khoản bảo hiểm được cung cấp bởi thị trường này, đôi
lúc có sự tác động kết hợp của môi trường pháp lý.

1.3.2. Môi trường vi mô


Khách hàng
Như phần trên của chương này đã đề cập, cầu bảo hiểm xuất phát từ khách hàng bảo hiểm (tiềm
năng hay thực tế) đó có thể là những cá nhân khi mua bảo hiểm cho bản thân hay gia đình của
mình. Đó cũng là những pháp nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức khi mua bảo hiểm cho các
nguồn lực thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng của đơn vị mình. Về nguyên tắc, hợp đồng
bảo hiểm được giao kết và thực hiện dựa trên cơ sở sự tự nguyện của khách hàng nhưng do
những đặc tính riêng biệt của hợp đồng bảo hiểm, khách hàng bảo hiểm luôn ở vị thế “yếu” hơn.
Chương 4 của quyển sách này đã đề cập đến mục đích bảo vệ quyền lợi bên mua bảo hiểm như
là một nội dung không tránh khỏi của hệ thống pháp lý chuyên ngành nhưng vì nhiều lý do, nếu
chỉ như vậy vẫn chưa đủ, bản thân những người tiêu dùng bảo hiểm không thể đứng riêng lẻ
trong mối quan hệ riêng biệt với doanh nghiệp bảo hiểm của từng hợp đồng mà cần đứng chung
để bảo vệ quyền lợi không chỉ của riêng mình mà còn bảo vệ quyền lợi chung của cộng đồng xã
hội. Vì lẽ đó, ở nhiều quốc gia Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo hiểm đã ra đời, tồn
tại và phát triển.

Đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế


Tổ chức hoạt động bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách hàng: nhu cầu bảo vệ, nhu cầu tiết kiệm và nhu cầu đầu tư. Các nhà bảo hiểm luôn phải đề
phòng sự cạnh tranh của những đối thủ và các sản phẩm thay thế đến hoặc từ nội bộ nền kinh tế
hoặc từ bên ngoài.

8|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

Sự đa dạng hóa dịch vụ của các ngành khác (ngân hàng, bưu điện, các công ty quản lý quỹ), sự
ra đời của các tổ chức “bảo hiểm cộng đồng” (các quỹ bảo hiểm của các hội tương tế, các nghiệp
đoàn) làm ngành bảo hiểm phải đối diện với những tác nhân cạnh tranh và những sản phẩm thay
thế mới chính trong nội bộ nền kinh tế. Mặt khác xu hướng mở cửa thị trường bảo hiểm buộc
ngành bảo hiểm của một quốc gia cũng bị thâm nhập của các đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài.
Mức độ cạnh tranh tùy thuộc vào mức độ mở cửa mà mạnh mẽ nhất là khi thị trường cho phép
tự do cung cấp dịch vụ bảo hiểm (xuyên biên giới một cách hoàn toàn).

Các doanh nghiệp bảo hiểm mặc dù là đối thủ cạnh tranh của nhau trong nội bộ ngành, nhưng là
“đồng đội” trước áp lực cạnh tranh từ phía bên ngoài. Sự hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động
nhằm nâng cao năâng lực chung của thị trường là nét đặc trưng của ngành bảo hiểm. Thông qua
hoạt động của Hiệp nghề nghiệp bảo hiểm, môi trường nghề nghiệp được củng cố, giám sát
thông qua cơ chế tự quản bên cạnh sự kiểm soát của nhà nước làm cho hoạt động của ngành trở
nên hiệu quả hơn.

Nhà cung ứng


Ngành bảo hiểm có “tính xã hội” rất cao không chỉ ở chỗ khách hàng của nó hiện hữu ở mọi lĩnh
vực mà còn ở chỗ nó sử dụng những dịch vụ được cung cấp bởi nhiều ngành nghề đang dạng.
Trình độ phát triển của nhà cung ứng cũng như chất lượng dịch vụ cung ứng (yếu tố đầu vào)
góp phần quyết định chất lượng dịch vụ của ngành bảo hiểm.

Thống kê kinh tế xã hội giúp các doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện và lựa chọn rủi ro đưa vào
phạm vi bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm. Nó cũng giúp nhà bảo hiểm phát hiện nhu cầu và
khả năng thanh toán của người tiêu dùng nhằm hoạch định các sản phẩm bảo hiểm thích hợp.Hệ
thống đào tạo, đào tạo lại đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ cao cho lĩnh vực kinh doanh đặc
biệt này. Tương tự ngành bảo hiểm cũng được cung cấp dịch vụ từ nhiều ngành khác như: viễn
thông, ngân hàng, công nghệ phần mềm, y tế…

Ở một khía cạnh khác, những ngành này cũng chính là những khách lớn của các doanh nghiệp
bảo hiểm. Sự tương tác để phát triển vì vậy không chỉ một chiều mà là hai chiều. Trong một số
trường hợp người cung ứng cũng chính là người sở hữu doanh nghiệp bảo hiểm khi công ty
được hình thành dưới hình thức một công ty chuyên ngành.

1.4. Hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm


1.4.1. Sự cần thiết của hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm
Các mối quan hệ nảy sinh trong thị trường bảo hiểm
Như đã đề cập, hoạt động kinh doanh bảo hiểm là một hoạt động thương mại gắn liền với quá
trình phát triển nền kinh tế xã hội của một quốc gia nói riêng, cũng như của loài người nói

9|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

chung. Đây là một hoạt động tất yếu khách quan đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Ơ nhiều
nước trên thế giới, ngành bảo hiểm đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế quốc dân
và được coi là một ngành công nghiệp – công nghiệp bảo hiểm.

Sự gặp nhau giữa nhu cầu đảm bảo an toàn không ngừng nâng lên trong đời sống kinh tế xã hội
với sự cung ứng các loại hình sản phẩm bảo hiểm đa dạng từ các tổ chức hoạt động kinh doanh
bảo hiểm đã hình thành nên thị trường bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm là nơi thể hiện các mối
quan hệ giữa các thành viên tham gia thị trường, được quy định, chi phối, điều chỉnh trong điều
kiện bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, Luật bảo hiểm. Phát triển gắn với nền kinh tế hàng hóa, nơi
mà các mối quan hệ tiền hàng trở nên phổ biến, thị trường bảo hiểm trở thành nơi tập trung các
mối quan hệ kinh tế và tài chính đa dạng phức tạp. Sự vận động của các mối quan hệ này phụ
thuộc vào điều kiện trình độ phát triển và các quy định pháp luật của nền kinh tế. Các mối quan
hệ nảy sinh trong thị trường bảo hiểm có thể khái quát như sau:

 Mối quan hệ giữa Người bảo hiểm và Người được bảo hiểm;
 Mối quan hệ giữa các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm với nhau;

 Mối quan hệ giữa tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm với Nhà nước (Cơ quan quản lý
nhà nước về bảo hiểm, thuế, chứng khoán…);

 Mối quan hệ giữa các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm với các tổ chức kinh tế - xã
hội khác (trong hoạt động, đầu tư kinh doanh khác);

 Mối quan hệ giữa các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm giữa các nước, giữa tổ chức
hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các tổ chức quốc tế.
Nhu cầu tạo ra một ngôi trường nghề nghiệp chung cho các tổ chức hoạt động bảo hiểm
Trong các mối quan hệ nói trên, mối quan hệ giữa các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm là
mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng không chỉ đổi với những người tham gia kinh doanh bảo
hiểm mà còn đối với nhà nước trong vai trò người quản lý.

Giữa các tổ chức kinh doanh bảo hiểm xuất hiện nhiều mối quan hệ với nhau, có khi hợp tác, có
khi cạnh tranh để hiệu quả kinh doanh của mình là tốt nhất. Trong quá trình hoạt động kinh
doanh, các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm đều phát sinh cùng một nhu cầu tăng cường
mối quan hệ lẫn nhau để có thể:

 Có tiếng nói chung để phản ánh và đề xuất ý kiến của các tổ chức này với các cơ quan quản
lý nhà nước;

 Thống nhất một số quy định chung nhằm tạo môi trường hoạt động nghề nghiệp chung trong
hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

10 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

 Ở một khía cạnh nào đó, các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm muốn hợp tác với nhau
ở nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh của mình.

Đối với khía cạnh quản lý nhà nước, việc tăng cường mối quan hệ, tạo ra một cơ chế quan hệ tốt
giữa các tổ chức kinh doanh bảo hiểm cũng có ý nghĩa rất lớn. Nó nhằm các mục đích cụ thể
sau:

 Thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của ngành bảo hiểm;

 Tăng cường công tác tự quản trong ngành bảo hiểm, làm cầu nối giữa các tổ chức kinh
doanh bảo hiểm với các cơ quan quản lý Nhà nước;

 Đưa hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong thị trường bảo hiểm thành một hoạt động có tổ
chức thống nhất giữa các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm, phối hợp có hiệu quả cao
với các tổ chức nghề nghiệp khác trong nền kinh tế, cũng như hợp tác với các tổ chức nghề
nghiệp bảo hiểm khác trên thế giới.

Để tạo môi trường nghề nghiệp chung đáp ứng các nhu cầu, mục đích nêu trên, các tổ chức kinh
doanh bảo hiểm tập hợp lại với nhau hình thành nên một tổ chức gọi là Hiệp hội. Tên gọi của
hiệp hội tùy thuộc vào loại hình nghiệp vụ bảo hiểm kinh doanh của các thành viên (nhân thọ
hay phi nhân thọ) hoặc hình thức hoạt động kinh doanh bảo hiểm (kinh doanh bảo hiểm hay môi
giới bảo hiểm).

Thực tiễn ở thị trường bảo hiểm nhiều nước cho thấy, thông qua hoạt động của Hiệp hội nghề
nghiệp bảo hiểm, hiệu lực quản lý Nhà nước về bảo hiểm được nâng cao, giảm đáng kể các công
việc hành chính, thị trường bảo hiểm phát triển ổn định, Quyền lợi của Người được bảo hiểm
được đảm bảo hơn nếu tham gia bảo hiểm tại các tổ chức kinh doanh bảo hiểm là hội viên của
Hiệp hội bảo hiểm.

1.4.2. Vai trò của Hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm
Dù mô hình, cơ cấu, tên gọi ở mỗi quốc gia có khác nhau nhưng Hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm
luôn là một tổ chức dân sự nghề nghiệp hoạt động trên cơ sở tham gia tự nguyện và đóng góp
kinh phí của các hội viên – các doanh nghiệp bảo hiểm. Hiệp hội bảo hiểm được thành lập xuất
phát từ nhu cầu của các doanh nghiệp bảo hiểm trong cùng một thị trường. Các vai trò, chức
năng của Hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm có thể kể như sau:

Đại diện cho quyền lợi chung của các doanh nghiệp bảo hiểm là thành viên, tập hợp đưa ra tiếng
nói chung của các doanh nghiệp bảo hiểm trong mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước,
các tổ chức kinh tế chính trị;

11 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

Thúc đẩy công tác tuyên truyền tới rộng rãi quần chúng về sự có mặt của các hội viên cũng như
các hoạt động của hội viên;

Cung cấp các loại dịch vụ cho các hội viên. Hướng dẫn, giúp đỡ hội viên trong các vấn đề về kỹ
thuật nghiệp vụ (thống kê, tư vấn pháp lý, đào tạo…).

1.4.3. Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm
Các loại Hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm
Tùy thuộc vào đặc điểm và trình độ phát triển của thị trường bảo hiểm khác nhau ở mỗi nước mà
việc hình thành các loại Hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm với cách tổ chức cũng như lĩnh vực hoạt
động cũng khác nhau. Các loại Hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm có thể khái quát ở một số loại
sau:

Hiệp hội các doanh nghiệp bảo hiểm: Ở những nước có thị trường bảo hiểm phát triển, việc
thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp bảo hiểm có thể thực hiện cho từng loại hình kinh
doanh bảo hiểm. Ví dụ: Hiệp hội bảo hiểm nhân thọ, Hiệp hội bảo hiểm phi nhân thọ, Hiệp
hội các doanh nghiệp bảo hiểm vận chuyển. Hiệp hội các doanh nghiệp tái bảo hiểm;

Hiệp hội các nhà môi giới bảo hiểm;

Hiệp hội các đại lý bảo hiểm;

Hiệp hội các định phí viên;

Hiệp hội vì sự phát triển và tiến bộ bảo hiểm.

Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội bảo hiểm


Hiệp hội bảo hiểm có nhiều loại khác nhau và việc thành lập ở mỗi nước cũng khác nhau. Tuy
nhiên nét chung lớn nhẩt là ở nước nào cũng có một loại hình bảo hiểm thống nhất là Hiệp hội
các doanh nghiệp bảo hiểm và việc tổ chức Hiệp hội này cũng có những nét giống nhau cơ bản
như: cơ cấu tổ chức của Hiệp hội thường bao gồm Đại hội đồng là hội nghị toàn thể các thành
viên họp trong một năm một lần nhằm quyết định các vấn đề thuộc đường lối và chính sách hoạt
động của Hiepä hội. Đại hội đồng còn bầu ra Ban Chủ tịch (có nước gọi là Ban điều hành hay
Ủy ban quản lý) để điều hành công việc hàng ngày của Hiệp hội. Dưới ban chủ tịch có các ban
chuyên trách phụ trách từng lĩnh vực riêng biệt.

Hội viên Hiệp hội bảo hiểm


a) Tiêu chuẩn hội viên
Một doanh nghiệp bảo hiểm muốn trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội bảo hiểm phải là
mộtt doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại nước đó, không phân

12 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

biệt doanh nghiệp bảo hiểm trong nước hay nước ngoài, phải làm đơn và tự nguyện chấp hành
Điều lệ Hiệp hội. Trên cơ sở xem xét các tiêu chuẩn đặt ra và đưa vấn đề ra Đại hội đồng (Hội
nghị toàn thể), ban Chủ tịch Hiệp hội sẽ quyết định kết nạp hội viên mới.

Ngoài hội viên chính thức, Hiệp hội còn có thể có các hội viên danh sự. Hội viên danh dự là
những tổ chức không đủ điều kiện trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội, nhưng được h mời
tham gia với tư cách như một quan sát viên và không có quyền biểu quyết.

b) Tư cách đại diện của hội viên


Tùy theo quy định của Hiệp hội bảo hiểm mà hội viên được cử 1-2 đại diện tham gia đại diện
quyền lợi của doanh nghiệp mình tại Hiệp hội. Hồ sơ người đại diện được gửi đến Hiệp hội cùng
với đơn xin gia nhập Hiệp hội. Người đại diện của hội viên tại Hiệp hội phải là Giám đốc hoặc
thành viên Ban điều hành doanh nghiệp hoặc chức vụ tương đương. Tư cách đại diện sẽ bị Hiệp
hội bãi miễn nếu chức vụ của người đó tại doanh nghiệp bảo hiểm là hội viên không còn nữa.

c) Nhiệm vụ của hộ viên Hiệp hội bảo hiểm


Hội viên của Hiệp hội bảo hiểm có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
 Tuân thủ các quy định trong điều lệ của Hiệp hội;
 Đóng hội phí đầy đủ;
 Đề cử đại diện vào các chức vụ lãnh đạo Hiệp hội theo quy định của Hiệp hội.

d) Quyền lợi của hội viên


Khi tham gia Hiệp hội, các hội viên sẽ được hưởng các quyền lợi theo quy định tại điều lệ Hiệp
hội. Thông thường, các quyền lợi đó là:
d1) Đối với hội viên chính thức
 Được cung cấp đầy đủ thông tin từ Hiệp hội;
 Được quyền biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội;
 Được cử người tham gia điều hành hoạt động của Hiệp hội;
 Được tham ga ứng cử, bầu cử vào các chức vụ lãnh đạo Hiệp hội.

d2) Đối với hội viên danh dự


 Được cung cấp thông tin từ Hiệp hội trừ những thông tn đặc biệt bí mật chỉ lưu hành trong
hội viên chính thức của Hiệp hội;

 Được mời tham gia một số cuộc họp nhưng không được quyền đề cử người vào các chức vụ
lãnh đạo Hiệp hội bảo hiểm và biểu quyết những vấn đề của Hiệp hội.

13 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

1.4.4. Một số hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm trên thế giới
Ở các nước có nền kinh tế theo cơ chế thị trường và có thị trường bảo hiểm phát triển, do chính
sách đa dạng hóa các lại hình doanh nghiệp bảo hiểm nên thường có rất nhiều tổ chức tham gia
hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Với số lượng rất lớn các doanh nghiệp bảo hiểm như
vậy, tại các nước đó, tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm thật sự gay gắt và quyết liệt.
Tuy nhiên do đặc điểm của thị trường bảo hiểm là thị trường cạnh tranh độc quyền (oligopoly)
và việc phá sản của một doanh nghiệp bảo hiểm sẽ ảnh hưởng đến nhiều người mua bảo hiểm
nên rất cần sự phát triển ổn định và lành mạnh của thị trường. Mặt khác, để hạn chế sự can thiệp
quá sâu của nhà nước vào hoạt động kinh doanh, các nước này đã khuyến khích cơ chế tự quản
bằng cách lập ra các Hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm.

Không chỉ thành lập Hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm trong phạm vi một quốc gia, hiện nay cũng
có rất nhiều các Hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm mang tính chất quốc tế, mở rộng mối quan hệ
giữa các thành viên, tất cả đều hướng đến sự phát triển bền vững và lành mạnh của ngành bảo
hiểm. Sau đây là một số Hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm trên thế giới.

Hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm quốc tế

 Ủy ban bảo hiểm châu Âu (CEA): giải quyết các vấn đề quan tâm mang tính chiến lược của
tất cả doanh nghiệp hiểm ở châu Âu, nhất là môi trường pháp lý. Ủy ban gồm 33 Hiệp hội
bảo hiểm quốc gia.
 Hiệp hội Rủi ro và bảo hiểm Châu Á-Thái Bình Dương (APRIA): được thành lập ở
Singapore năm 1997;

 Hiệp hội các doanh nghiệp bảo hiểm tương hỗ quốc tế (AISAM): được thành lập vào năm
1964 có trụ sở tại Amsterdam và văn phòng thư ký ở Brussels. Hiện nay hiệp hội có 143
thành viên trực tiếp, trong đó có 7 Hiệp hội bảo hiểm quốc gia và đại diện của 21 quốc gia.
Thông qua các Hiệp hội quốc gia, AISAM có khoảng 2000 thành viên;

 Hiệp hội các nhà giám sát bảo hiểm quốc tế (IAIS): được thành lập năm 1994, bao gồm các
nhà quản lý và giám sát ở hơn 130 quốc gia, ngoài ra còn có hơn 100 quan sát viên. Nhiệm
vụ của tổ chức này là:

o Hợp tác để tăng cường việc giám sát ngành bảo hiểm của một quốc gia cũng như toàn
thế giới, nhằm suy trì một thị trường bảo hiểm bền vững, hiệu quả, an toàn và công
bằng để bảo vệ quyên lợi Người mua bảo hiểm;
o Ngày càng nâng cao uy tín của ngành bảo hiểm;
o Đảm bảo tính bền vững của thị trường tài chính quốc tế.

14 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

 Hiệp hội rủi ro và bảo hiểm của Mỹ (ARIA): được thành lập vào năm 1932, là hiệp hội
chuyên nghiệp hàng đầu về học thuật trong quản trị rủi ro và bảo hiểm. Hoạt động nghiên
cứu của ARIA gắn liền với hoạt động và chức năng của nghề nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra,
Hiệp hội còn hỗ trợ những người tìm hiểu nghiên cứu về quản trị rủi ro và bảo hiểm. Hiệp
hội có các tạp chí khoa học uy tín như The Journal of Risk and Insurance; Risk Management
and Insurance Review; và các hoạt động gặp gỡ hàng năm cũng như hội thảo hàng năm về
Lý thuyết rủi ro;

 Hiệp hội các định phí viên bảo hiểm quốc tế (IAA): được thành lập năm 1895, gồm các
thành viên là các hiệp hội định phí viên và các định phí viên độc lập. Đây là một tổ chức
quốc tế chuyên biệt về nghiên cứu, đào tạo, phát triển của chuyên môn và các Hiệp hội tính
phí bảo hiểm. Hiện nay IAA có 7 lĩnh vực: bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ, rủi ro
tài chính, Tư vấn, sức khỏe, Hưu trí và quyền lợi an sinh xã hội, định phí viên không biên
giới;

 Hiệp hội Nghiên cứu Marketing Bảo hiểm nhân thọ (LIMRA): cung cấp các giải pháp
Marketing cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên toàn thế giới với kinh nghiệm gần
100 năm;

 Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm nhân thọ (LOMA): được thành lập năm 1924 với sự tham
gia của hơn 1200 doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp dịch vụ tài chính. Hiệp hội có
chắc năng thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đào tạo hỗ trợ các doanh nghiệp;

 Hiệp hội nghiên cứu kinh tế bảo hiểm (The Geneva Association): được thành lập năm 1973,
hiệp hội gồm khoảng 80 CEOs của các doanh nghiệp bảo hiểm lớn trên thế giới, nghiên cứu
sự đóng góp ngày càng lớn của kinh tế bảo hiểm trong các hoạt động chính của nền kinh tế.
Đây cũng là tổ chức sáng lập Nhóm các nhà kinh tế bảo hiểm và rủi ro châu Âu (EGRIE);
 Tổ chức quốc tế các hội P&I (1899);

 Các hội bảo hiểm P&I: hội miền Tây nước Anh (1832); hội London (1866); hội nước Anh
(1869).

Hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm ở một số quốc gia


a) Nhật Bản
 Hiệp hội các nhà bảo hiểm nhân thọ (LIAJ): được thành lập vào ngày 7/12/1908 nhằm mục
đích phát triền lành mạnh và suy trì sự tin tưởng của người dân về ngành bảo hiểm nhân thọ.
Hiện nay Hiệp hội gồm 38 thành viên;

15 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM


Hiệp hội các nhà bảo hiểm Phi nhân thọ (GIAJ): được thành lập vào ngày 1/4/1946 với tên
gọi là Hiệp hội bảo hiểm hàng hải và hỏa hoạn. Đến ngày 20/5/2003 đổi tên thành như ngày
nay. Hiệp hội hiện có 23 thành viên;

b) Anh Quốc
 Hiệp hội các nhà bảo hiểm Anh quốc (ABI): thành lập vào năm 1985 khi hợp nhất các Hiệp
hội bảo hiểm nhân thọ, hỏa hoạn và tai nạn. Hiện nay hiệp hội có khoảng 400 thành viên,
chiếm 94% thị phần bảo hiểm Anh quốc;

 Hiệp hội các nhà môi giới bảo hiểm Anh quốc (BIBA): thành lập vào năm 1977, đến năm
1999 thì đổi tên như bây giờ;
 Hội các nhà bảo hiểm P&I ở Anh quốc.

c) Hong Kong
Liên đoàn các nhà bảo hiểm HongKong (HKFI): được thành lập vào ngày 8/8/1988. Nhiệm vụ
của liên đoàn là thúc đẩy sự phát triển của ngành bảo hiểm, hướng đến những chuẩn mực cao
nhất về đạo đức và sự chuyên nghiệp của các thành viên. Hiện liên đoàn gồm 47 doanh nghiệp
nhân thọ và 89 doanh nghiệp phi nhân thọ.

d) Thái Lan
 Hiệp hội bảo hiểm nhân thọ (TLAA): thành lập vào năm 1952, chính thức hoạt động vào
ngày 5/7/1956. Hiện Hiệp hội có 25 thành viên;
 Hiệp hội bảo hiểm Phi nhân thọ (GIA): gồm 71 thành viên;
 Hiệp hội các nhà môi giới bảo hiểm (IBA ): thành lập năm 1969, gồm 50 thành viên.

e) Hàn Quốc
 Hiệp hội bảo hiểm Nhân thọ (KLIA): thành lập vào tháng 2/1956, gồm 22 doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ và 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm nhân thọ;

 Hiệp hội bảo hiểm Phi nhân thọ (GIA): thành lập vào ngày 1/8/1946, hiện nay gồm 14 thành
viên chính thức và 6 thành viên danh dự.
f) Malaysia
 Hiệp hội bảo hiểm phi nhân thọ (PIAM ): thành lập vào tháng 5/1979. Hiện nay thành viên
gồm 26 doanh nghiệp phi nhân thọ, 9 doanh nghiệp hỗn hợp, 6 doanh nghiệp tái bảo hiểm;

 Hiệp hội bảo hiểm nhân thọ (LIAM ): thành lập vào ngày 26/3/ 1968. Hiện nay thành viên
gồm 16 doanh nghiệp phi nhân thọ và 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm.

16 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

g) Singapore
 Hiệp hội bảo hiểm phi nhân thọ (GIA): được thành lập vào năm 1965, chính thức vào năm
1972. Hiện nay thành viên gồm 28 chính thức và 3 danh dự;

 Hiệp hội bảo hiểm nhân thọ (LIA): được thành lập vào năm 1962. Hiện nay thành viên gồm
14 chính thức và 3 danh dự;
 Hiệp hội các nhà tái bảo hiểm;
 Hiệp hội các nhà môi giới bảo hiểm;
 Hiệp hội các định phí viên bảo hiểm;
 Hiệp hội các nhà quản lý và đại lý bảo hiểm.

h) Mỹ
 Hiệp hội các nhà bảo hiểm Mỹ (AIA): được thành lập vào năm 1866 với tên gọi Hiệp hội các
nhà bảo hiểm hỏa hoạn, đến năm 1964 đổi tên thành như ngày nay;
 Hiệp hội bảo hiểm nhân thọ (ACLI): được thành lập trên 200 năm;

 Viện thông tin bảo hiểm (III): được thành lập và hoạt động trên 40 năm nhằm nâng cao nhận
thức của công chúng về bảo hiểm – bảo hiểm có lợi ích gì và tham gia như thế nào.

1.4.5. Hiệp hội bảo hiểm Việt nam


Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam là tổ chức tự nguyện xã hội – nghề nghiệp của các doanh nghiệp
bảo hiểm Việt Nam nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên hợp tác và phát
triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, được thành lập vào
www.avi.org.vn
ngày 24/12/1999. Website: .
Tổ chức của bộ máy Hiệp hội bao gồm:

1. Đại hội toàn thể Hiệp hội;


2. Hội nghị thường niên toàn thể của Hiệp hội;

3. Hội đồng quản trị Hiệp hội;


4. Ban kiểm soát;

5. Cơ quan thường trực của Hiệp hội – Tổng thư ký;


6. Các văn phòng đại diện của Hiệp hội tại những nơi cần thiết;

17 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

7. Các pháp nhân trực thuộc: các đơn vị này sẽ được thành lập khi có nhu cầu để thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ của hiệp hội chẳng hạn như: Trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ của hiệp
hội, viện nghiên cứu bảo hiểm, Tòa soạn tạp chí bảo hiểm;
8. Các hội viên Hiệp hội.
1.5. Lịch sử phát triển thị trường bảo hiểm
1.5.1. Thị trường bảo hiểm thế giới
Như đã đề cập ở phần trước, bảo hiểm xuất hiện như là một phương thức xử lý rủi ro, tổn thất
mà con người phải đối phó hàng ngày trong đời sống sinh hoạt sản xuất của mình. Cách xử lý đó
dựa trên ý niệm “cộng đồng hóa rủi ro, hiểm họa”.

Lịch sử bảo hiểm thế giới cho thấy ý niệm cộng đồng hóa nói trên đã hình thành từ xa xưa,
thông qua những hình thức biểu hiện rất thô sơ.

 Vùng hạ Ai cập (4.500 năm TCN), những người thợ đẽo đá đã biết thành lập “quỹ tương trợ”
để giúp đỡ nạn nhân của các vụ tai nạn;

 Trung Quốc (4.000 năm TCN), các lái buôn Trung quốc đã biết hợp tác tổ chức chuyên chở
tài sản của mỗi người phân tán trên nhiều thuyền khác nhau. Cách làm như vậy, giúp cho
mỗi người tránh phải gánh chịu tổn thất toàn bộ số hàng của mình. Đây chính là cách làm “
không nên để trứng cùng một giỏ” và cũng chính là “phân tán rủi ro”, “cộng động hóa rủi
ro”;
 Babylone (1.700 năm TCN) và Athènes (500 năm TCN), xuất hiện hệ thống cho vay nặng lãi
để mua và vận chuyển hàng hóa. Nếu hàng hóa bị mất mát hư hại (do bất khả kháng), thì
người vay không phải hoàn trả khoản tiền đã vay. Hệ thống này còn có cách gọi khác là “cho
vay mạo hiểm lớn”;

 Xứ Rhodes (916 năm TCN), hoàng đế xứ này đã ban hành luật để bảo vệ các thương gia có hàng
hóa bị tổn thất vì lợi ích chung của hành trình: các chủ hàng và chủ tàu được hưởng lợi từ việc
hy sinh tổn thất đó phải cùng gánh chịu. Thể chế này ngày nay vẫn còn và được gội là
“Quy tắc tổn thất chung”;

 Rôme, cho vay nặng lãi bị cấm bởi một sắc lệnh năm 1237. Chính sự cấm đoán này làm cho
các chủ ngân hàng cho vay (không nặng lãi) mà có thể chắc chắn thu lại số tiền đã cho vay.
Các nhóm nhà buôn chấp nhận được đảm bảo giá trị của con tàu và hàng hóa chuyên chở
nhờ vào việc trả một khoản tiền quy định. Từ đó, dần dần hình thành và đưa vào sử dụng một
hệ thống mới và đó là cơ sở sinh ra bảo hiểm hàng hải. Vào thế kỷ 14, thỏa thuận bảo hiểm

18 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

hàng hải đầu tiên ra đời (bản hợp đồng bảo hiểm cổ nhất còn lưu giữ được phát hành tại
Gênes năm 1347);

 Anh quốc (năm 1600), hoạt động kinh doanh bảo hiểm được Nữ hoàng cho phép. Năm 1720,
các nhà bảo hiểm Lloys’s ra đời và sau đó 60 năm, họ đảm bảo 90% rủi ro hàng hải trên thế
giới;

 Anh quốc (1666), một vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại Luân đôn thiêu rụi 13.200 ngôi nhà làm
nảy sinh nhu cầu bảo hiểm hỏa hoạn: 6 công ty bảo hiểm hỏa hoan ra đời vào năm 1667, sau
đó được thực hiện ở các nước châu Aâu khác;

 Bảo hiểm nhân thọ ra đời khá sớm sau bảo hiểm hàng hải nhưng do thiếu cơ sở khoa học nên
bị cấm đoán bởi Nhà thờ. Đến thế kỷ 17, Ferma, Pascal, và sau đó là Bernoulli khai sinh và
phát triển xác suất thống kê toán. Cơ sở khoa học của bảo hiểm đã hình thành. Công ty bảo
hiểm nhân thọ ra đời đầu tiên ở Anh vào năm 1762;

 Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, bảo hiểm phát triển để đảm bảo cho hàng loạt rủi ro mới: bệnh
tật, ô tô, hàng không…;

 Ngày nay, bảo hiểm trở thành một hoạt động quan trọng trong nền kinh tế xã hội và hơn nữa
là động lực thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ. Bảo hiểm với nhiều loại hình đa
dạng, phong phú đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, trở thành một nhu cầu không
thể thiếu của con người. Doanh số bảo hiểm và phí bảo hiểm bình quân đầu người không
ngừng tăng lên chiếm vị trí quan trọng trong GDP của nhiều quốc gia trên thế giới.

1.5.2. Thị trường bảo hiểm Việt Nam


Lịch sử ra đời và phát triển bảo hiểm ở Việt nam có thể khái quát qua 3 giai đoạn chính:
 Giai đoạn trước 1975;
 Giai đoạn từ sau 30/04/1975 đến trước 18/12/1993;
 Giai đoạn từ 18/12/1993 trở về sau.

a. Giai đoạn trước 1975.


a1. Tình hình hoạt động của bảo hiểm ở miền Nam trước 30/04/1975:
Trước 1975, hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở miền Nam khá phát triển. Tình hình này có thể
thấy qua một số mặt như sau:

 Số lượng công ty: trên 52 công ty (trong nước và nước ngoài). Các công ty trong nước được
thành lập dưới hình thức hội Vô danh và hội tương hỗ. Các công ty nước ngoài thành lập ở
Việt nam dưới hình thức chi nhánh. Hầu hết các công ty đều đặt trụ sở chính ở Sài gòn.

19 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

Mạng lưới trung gian bảo hiểm được sử dụng phổ biến để bán bảo hiểm trên phạm vi toàn
miền Nam;

 Các công ty thực hiện các nghiệp vụ đa dạng như:



Bảo hiểm hỏa tai;

Bảo hiểm chuyên chở;

Bảo hiểm xe tự động;

Bảo hiểm sinh mạng;

Bảo hiểm tai nạn lao động;

Bảo hiểm khác…

 Về tổ chức nghề nghiệp: các công ty bảo hiểm có Hiệp hội nghề nghiệp của mình nhằm thực
hiện các chức năng vốn có như thông tin, tư vấn, đào tạo, tạo môi trường hợp tác.

 Kiểm tra nhà nước do Bộ tài chánh quản lý các hoạt động bảo hiểm, kiểm tra việc tuân thủ
các văn bản pháp luật (Luật bảo hiểm 1965). Ngoài ra còn phải kể đến sự tồn tại của Hội
đồng tư vấn quốc gia bảo hiểm.
a.2 Tình hình hoạt động của bảo hiểm ở miền Bắc trước 30/04/1975
Lúc này chỉ có một công ty bảo hiểm suy nhất là công ty Bảo hiểm Việt nam (BAOVIET), được
thành lập vào ngày 17/12/1964 và chính thức hoạt đông vào ngày 15/01/1965 với sự giúp đỡ ban
đầu của các chuyên gia bảo hiểm Trung quốc. Hoạt động của BAOVIET lúc này còn hạn chế,
các nghiệp vụ chủ yếu về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển tuy nhiên nhượng tái bảo hiểm phần
lớn cho các nước như Trung Quốc, Ba lan, Bắc Triều Tiên.

b. Giai đoạn từ sau 30/04/1975 đến trước 18/12/1993


Khi thống nhất đất nước, việc quốc hữu hóa các công ty bảo hiểm cũ ở miền Nam đã dẫn đến
việc thành lập công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt nam (BAVINA), công ty tiếp tục thực hiện
trách nhiệm của các công ty cũ với Người được bảo hiểm muốn tiếp tục hợp đồng bảo hiểm. Đối
với công ty bảo hiểm nước ngoài, BAVINA có trách nhiệm thanh toán và đòi nợ theo đúng thỏa
thuận trên hợp đồng.

Năm 1976, BAVINA được chuyển thành chi nhánh công ty bảo hiểm Việt nam tại Tp.HCM, gọi tắt
là BAOVIET/HCM. Trong giai đoạn này, Bảo Việt trực thuộc Bộ tài chính có chức năng giúp Bộ tài
chính thống nhất quản lý công tác bảo hiểm nhà nước và trực tiếp tiến hành các nghiệp vụ bảo hiểm.
Đến năm 1993, Bảo Việt đã có mạng lưới hầu khắp các tỉnh thành. Ngoài nhiệm vụ

20 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

chính là tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong nước và nước ngoài, BAOVIET còn là
đại lý giám định bồi thường cho nhiều công ty trên thế giới.

c. Giai đoạn từ 18/12/1993 trở về sau


c1. Giai đoạn từ 18/12/1993 đến trước 11/01/2007
Ngày 18/12/1993, trước nhu cầu cần thiết phải đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của một nền kinh
tế đang chuyển sang cơ chế thị trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100-CP về hoạt động
kinh doanh bảo hiểm. Với quy định này, các tổ chức bảo hiểm theo nhiều hình thức pháp lý khác
nhau thuộc nhiều thành phần kinh tế có thể tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt nam. Lúc này,
một loạt các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm được thành lập như
VinaRe, Bảo Minh, Bảo Long, PJICO, cùng với sự thành lập của các liên doanh và văn phòng
đại diện của các công ty nước ngoài tại Việt nam: Aon-Inchibroke, VIA, UIC…

Sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo ra động lực cạnh tranh, tạo điều kiện để cho
các mạng lưới phân phối sản phẩm bảo hiểm như các chi nhánh, các đại lý và môi giới ra đời
một cách rộng khắp. Người được bảo hiểm có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tìm cho mình
loại hình bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp.

Công tác kiểm tra nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm được tăng cường và có
nhiều thay đổi đáng kể. Từ chỗ đồng nhất quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh trước đây,
bộ phận quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được thành lập (Phòng quản lý
bảo hiểm trực thuộc Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chính, và nay đã phát triển thành
Vụ bảo hiểm trực thuộc Bộ tài chính).

Hệ thống văn bản pháp lý được ban hành (Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, các nghị định
và thông tư hướng dẫn) vừa tạo điều kiện cho thị trường phát triển, vừa đảm bảo sự kiểm tra
giám sát của nhà nước đối với hoạt động này, bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên mua bảo
hiểm, cũng như đảm bảo yêu cầu hội nhập với thị trường bảo hiểm thế giới.

Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ được khiển khai đầu tiên vào năm 1996 bởi Bảo Việt, tiếp theo
sau đó là việc thành lập, hoạt động của các công ty bảo hiểm nhân thọ có vốn đầu tư nước ngoài
như AIA, Prudential, Bảo Minh-CMG (nay là Dai-Ichi), Chinfon-Manulife (nay là Manulife),
ACE Life, Prévoir,...

Ngày 24/12/1999 Hiệp hội bảo hiểm Việt nam được thành lập với mục đích tạo ra môi trường
cạnh tranh và phát triển lành mạnh, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên.

Quyết định 175/2003/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về chiến lược phát triển thị trường bảo
hiểm đến năm 2010 và quyết định 4056/QĐ-BTC cho thấy mục tiêu cụ thể cũng như định hướng
của nhà nước trong việc phát triển thị trường bảo hiểm Việt nam.

21 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

c.2. Giai đoạn từ sau 11/01/2007


Ngày 11/01/2007 Việt nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế
giới - WTO. Thị trường dịch vụ bảo hiểm nói riêng, thị trường dịch vụ tài chính nói chung trở
hành một trong những lĩnh vực đi đầu trong việc hội nhập kinh tế thế giới.

Với những cam kết khi gia nhập WTO, thị trường bảo hiểm Việt nam tiếp tục mở cửa rộng hơn
và sâu hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Điều này tạo ra
sức ép buộc các doanh nghiệp bảo hiểm Việt nam cải tiến hoạt động, nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình. Suy cho cùng người tiêu dùng bảo hiểm Việt nam có điều kiện tiếp cận dịch vụ
một cách đa dạng, chất lượng quốc tế và với giá cả hợp lý nhất.

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong giai đoạn này đứng trước
nhu cầu bức thiết phải kiện toàn hơn nữa. Khung pháp lý chuyên ngành bảo hiểm tiếp tục hoàn
thiện nhằm đảm bảo các cam kết đa phương, song phương về lĩnh vực bảo hiểm. Các điều ước
quốc tế, các tập quán bảo hiểm quốc tế được “nhúng” vào một cách đầy đủ. Luật kinh doanh bảo
hiểm đã được sửa đổi bổ sung (2010), nhiều nghị định, thông tư được ban hành tạo khuôn khổ
pháp lý cho thị trường phát triển nhằm đạt các mục tiêu phát triển đến năm 2020.

Tiếp đó, các biện pháp pháp chế cũng được tăng cường: Vụ bảo hiểm được nâng thành Cục quản
lý giám sát bảo hiểm với đầy đủ chức năng thanh tra, giám sát để đảm bảo thị trường hoạt động
minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng yêu cầu quản lý một thị trường bảo hiểm ngày càng
phát triển về quy mô và đa dạng, phức tạp về hoạt động.

KẾT LUẬN

Thị trường bảo hiểm hình thành và phát triển trên thế giới từ rất lâu. Ngày nay ngành bảo
hiểm trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế của bất kỳ quốc gia phát triển
và giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.

Hoạt động bảo hiểm thương mại có mặt tại Việt nam khá sớm từ cuối thế kỷ 19 nhưng do
chiến tranh kéo dài, thị trường bảo hiểm chỉ thực sự phát triển trong thời gian gần đây và trở
thành một trong những lĩnh vực tăng trưởng rất ấn tượng và đi đầu trong việc mở cửa hội
nhập kinh tế thế giới.

Thị trường bảo hiểm là nơi gặp nhau giữa cung bảo hiểm và cầu bảo hiểm. Doanh nghiệp
bảo hiểm dưới nhiều hình thức khác nhau cung cấp một hệ thống sản phẩm đa dạng nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong nền
knh tế xã hội.

Mối quan hệ giữa cung và cầu bảo hiểm không phát sinh, tồn tại, vận động một cách độc lập
mà sự hình thành và phát triển chúng nằm trong một hệ thống các mối quan hệ kinh tế xã

22 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 1: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

hội đa dạng phức tạp và vận động không ngừng. Hệ thống các mối quan hệ đó tạo thành môi
trường của ngành bảo hiểm thương mại. Môi trường vĩ mô gồm: môi trường pháp lý, môi
trường kinh tế, môi trường xã hội, môi trường tự nhiên, môi trường công nghệ. Môi trường
vi mô gồm: khách hàng, đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế, nhà cung ứng.

Để tạo môi trường nghề nghiệp chung đáp ứng các nhu cầu, mục đích quản lý nhà nước,
nhu cầu tự quản, tăng cường mối quan hệ quốc tế, hợp tác nâng cao chất lượng nghề nghiệp,
các doanh nghiệp bảo hiểm tập hợp lại với nhau hình thành nên tổ chức Hiệp hội nghề
nghiệp bảo hiểm.

Tùy thuộc vào đặc điểm và trình độ phát triển của thị trường bảo hiểm khác nhau ở mỗi
nước mà việc hình thành các loại hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm với cách tổ chức cũng như
lĩnh vực họa động khác nhau. Một số loại Hiệp hội thường gặp là: Hiệp hội các doanh
nghiệp bảo hiểm, hiệp hội các nhà môi giới bảo hiểm, hiệp hội các đại lý bảo hiểm, hiệp hội
các chuyên viên tính toán trong bảo hiểm, Hiệp hội vì sự phát triển và tiến bộ bảo hiểm.

Việc hình thành các loại hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm ở Việt nam trong tương lai là tất
yếu, cần thiết cho sự phát triển lâu dài của ngành bảo hiểm Việt nam. Thông qua hiệp hội
đó, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có môi trường chung, có điều kiện để cùng nhau hợp tác
phát triển, tự giác thiết lập và duy trì cơ chế tự quản trong khuôn khổ pháp luật nhà nước./.

HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM


MODULE 2: RỦI RO & PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ RỦI RO

MODULE 2: RỦI RO & QUẢN TRỊ RỦI RO


Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
MỤC
2.1. Các thuật ngữ dẫn nhập bảo hiểm
2.1.1. Tổn thất
2.1.2. Rủi ro
2.1.3. Hiểm họa
2.1.4. Nguy cơ
2.2. Các phương thức xử lý rủi ro
2.2.1. Tránh né rủi ro
2.2.2. Chấp nhận rủi ro
2.2.3. Hoán chuyển rủi ro
2.2.4. Giảm thiểu rủi ro
2.2.5. Giảm thiểu nguy cơ - giảm thiểu tổn thất
2.3. Quản trị rủi ro
2.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro
2.3.2. Sự ra đời và phát triển của quản trị rủi ro
2.3.3. Các phương pháp nhận dạng, đánh giá, lập
kế hoạch xử lý rủi ro

iên soạn:Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 2: RỦI RO & PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ RỦI RO

 Hãy phân biệt “rủi ro” với “nguy cơ”;


 Hãy phân biệt “mức độ tổn thất” và “mức độ rủi ro”;

 Hãy so sánh “giảm thiểu nguy cơ” và “giảm thiểu tổn thất”;
 Hãy so sánh “tránh né rủi ro” và “hoán chuyển rủi ro”;

 Hãy so sánh “bảo hiểm” với “hedging”, “bảo hiểm” với “cho thầu”.

Tình huống nghiên cứu


Hãy nhận dạng, đánh giá và đề xuất giải pháp xử lý các rủi ro thuần của công ty X sau đây:

Công ty X là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, các hoạt động
của công ty gồm có:
(5) Vận tải hành khách công cộng;
(6) Garage sửa chữa xe hơi;
(7) Kinh doanh xăng dầu;
(8) Hệ thống Rest-stop trên đường quốc lộ, liên tỉnh.

2|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 2: RỦI RO & PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ RỦI RO

Giáo khoa: Rủi ro và quản trị rủi ro


2.1. Rủi ro và các thuật ngữ dẫn nhập bảo hiểm
2.1.1. Tổn thất
Khái niệm
Tổn thất là sự thiệt hại một đối tượng nào đó phát sinh từ một biến cố bất ngờ ngoài ý muốn của
chủ sở hữu (hoặc người chiếm hữu sử dụng). Ví dụ: cháy một căn nhà do sét đánh, thiệt hại tính
mạng con người trong một vụ tàu trượt đường rầy, điều khiển xe vô tình gây tai nạn cho người
thứ ba khác. Yếu tố “không cố ý” rất quan trọng trong định nghĩa nầy. Một anh sinh viên tặng
cho bạn của mình một món quà nhân ngày sinh nhật của người bạn đó. Tất nhiên, vật phẩm làm
quà tặng (có thể rất quý, rất đắt) không còn thuộc sở hữu của sinh viên đó nữa. Nhưng không
phải vì vậy mà anh ta có thể cho mình đã bị tổn thất, bởi vì, việc mất quyền sở hữu đó không
phải do một sự cố bất ngờ mà là do sự "cố ý" của chính anh ta. Sự thiệt hại một đối tượng có thể
phát sinh do một sự cố mất mát (dẫn đến mất quyền sở hữu một khoản giá trị), cũng có thể từ
một sự cố gây hư hại cho chính đối tượng (hủy hoại vật chất làm mất hoặc giảm giá trị sử dụng,
đồng thời giảm giá trị của đối tượng bị gây hại).

Phân loại tổn thất


Căn cứ vào đối tượng bị thiệt hại

Tổn thất tài sản: là sự giảm sút hoặc mất hẳn giá trị của tài sản do không cố ý, phát sinh từ
một sự cố bất ngờ.

Tổn thất con người: nẩy sinh từ sự việc thiệt hại tính mạng, thân thể con người dẫn đến
thiệt hại một khoản giá trị (các khoản chi phí bằng tiền) nhằm khắc phục, điều trị hoặc dẫn
đến việc mất hoặc giảm đi một khoản thu nhập nhất định.

Tổn thất do phát sinh trách nhiệm dân sự: Đó là việc phát sinh trách nhiệm dân sự theo
ràng buộc của Luật dân sự dẫn đến phải bồi thường bằng tiền những thiệt hại về tài sản, tính
mạng, thân thể, có khi cả thiệt hại về mặt tinh thần gây ra cho người thứ 3 khác do lỗi của
mình.

Căn cứ vào hình thái biểu hiện


 Tổn thất động: là trường hợp đối tượng vẫn nguyên giá trị sử dụng (không có sự hủy hoại vật
chất) nhưng giá trị bị giảm sút. Đây là tổn thất nẩy sinh do tác động của yếu tố thị trường.
 Tổn thất tĩnh: loại tổn thất mà vật thể bị hư hỏng, mất mát, hủy hoại về mặt vật chất. Tổn
thất này phát sinh vừa làm giảm (hoặc mất) giá trị sử dụng vừa làm giảm (hoặc mất) giá trị
của đối tượng (trừ trường hợp tổn thất con người).

3|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 2: RỦI RO & PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ RỦI RO

Căn cứ vào khả năng lượng hóa


Ở Tổn thất có thể tính toán: là những tổn thất, khi nó phát sinh, có thể tính toán, xác định giá
trị tổn thất. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt: Tổn thất lường trước được; Tổn thất không lường
trước được.
Ở Tổn thất không xác định: là những tổn thất, khi nó xẩy ra, người ta không thể lượng hóa
được bằng tiền. Ví dụ: tổn thất về mặt “tinh thần”.

Ý nghĩa
Đối với đời sống kinh tế - xã hội
Tổn thất phát sinh làm gián đoạn (tạm thời hoặc vĩnh viễn) quá trình sinh hoạt của một cá nhân,
làm gián đoạn quá trình sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Trên bình diện rộng,
tổn thất phát sinh làm giảm của cải vật chất xã hội, làm gián đoạn, giảm sút hoặc mất khả năng
lao động của con người, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình tái sản xuất (giản đơn và mở rộng) của
toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Vì vậy, người ta luôn tìm cách chống lại, tránh né hoặc giảm thiểu
nó trong phạm vi và mức độ có thể có.

Đối với lĩnh vực bảo hiểm


Tổn thất phát sinh trở thành nhân tố trực tiếp làm cho tác dụng của bảo hiểm được thể hiện và
phát huy một cách cụ thể. Thật vậy, bồi thường tổn thất của bảo hiểm sẽ giúp tái tạo lại các quá
trình sản xuất và sinh hoạt bị làm gián đoạn do có tổn thất phát sinh như đã nói ở trên, làm cho
đời sống kinh tế - xã hội đều được tái lập lại thế cân bằng của nó.

2.1.2. Khả năng tổn thất


Định nghĩa
Khả năng tổn thất là chỉ số biểu hiện số tổn thất trong một số trường hợp nhất định. Thuật ngữ
“khả năng tổn thất” được sử dụng khi người ta muốn đánh giá về một tình trạng xấu đã xảy ra
trong quá khứ của một nhóm đối tượng đồng loại nhất định. Thông thường chỉ số nầy có hai
cách biểu hiện:
 Nếu tính theo giá trị thì gọi là Mức độ tổn thất;
 Nếu tính theo số lượng thì gọi là Tần số tổn thất.

Để xác định Khả năng tổn thất, người ta phải dựa vào thống kê kinh nghiệm được thực hiện trên
một tổng thể khối lượng trường hợp đủ lớn và xét trong một thời gian đủ dài.

Ví dụ: Muốn biết khả năng tổn thất do tai nạn hàng hải cho một con tàu cần phải thống kê tai
nạn hàng hải trên các tàu biển tương tự. Chẳng hạn như, trong 100.000 con tàu cùng loại có tổng
trị giá là 2.000.000 USD có 100 tàu bị nạn, tổng giá trị thiệt hại là 1.000 USD thì:

4|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 2: RỦI RO & PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ RỦI RO

 Tần số tổn thất là: 100 / 100.000 = 0,10 %;


 Mức độ tổn thất là: 1.000/ 2.000.000 = 0,05 %.

Ý nghĩa
Khả năng tổn thất là một chỉ số quan trọng không chỉ đối với các tổ chức hoạt động bảo hiểm mà
còn đối với mọi chủ thể kinh tế xã hội:

 Đối với Nhà bảo hiểm, đó là cơ sở để xác định xác suất xảy ra biến cố trong tương lai, ảnh
hưởng trực tiếp đến việc tính phí bảo hiểm cho các rủi ro.

 Đối với các chủ thể kinh tế - xã hội khác, xác định đúng khả năng tổn thất cho từng rủi ro,
từng đối tượng sẽ giúp họ đánh giá một cách đầy đủ và chính xác ở mức độ nhất định tình
hình hoạt động tại đơn vị của mình để từ đó có thái độ xử sự đúng đắn, và có biện pháp cụ
thể đối với các rủi ro, tổn thất.

2.1.3. Rủi ro
Định nghĩa
Như ở phần mở đầu đã đề cập, từ "rủi ro" rất thường được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày,
nhưng ít người ngồi lại để tìm ra một định nghĩa cho nó. Điều đặc biệt là, với số ít người (các
nhà kinh tế, các người nghiên cứu bảo hiểm...), định nghĩa về danh từ "rủi ro" được đưa ra rất
nhiều, dưới nhiều góc nhìn khác nhau thậm chí rất khác nhau. Có thể ghi nhận một vài định
nghĩa như sau:
← Theo Frank Knight: “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (11);

← Theo Irving Preffer: "Rủi ro là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác
suất" (2);

← Theo Allan Willett: "Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố
không mong đợi" (3);

← "Rủi ro là một sự cố không chắc chắn xảy ra hoặc ngày giờ xảy ra không chắc chắn. Để
chống lại điều đó, người ta có thể yêu cầu bảo hiểm" (4).

Frank Knight, Risk, Uncertainty and Profit, Boston: Houghton Mifflin Company, U.S.A. 1921, p. 233

Irving Preffer, Insurance and Economic Theory, Homeword III: Richard Di Irwin, Inc. USA-1956, p. 42

Allan Willett, The Economic Theory of Risk and Insurance, Philadelphia: University of Pensylvania Press, USA. 1951, p.
6

Nhieàu taùc giaû, Dictionnaire d'assurance (Franais-Vietnamien), l’EÙcole Supeùrieur des finances et
de la comptabiliteù de Hanoi-FFSA, Hanoi-1994,p. 60

5|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 2: RỦI RO & PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ RỦI RO

Các định nghĩa nêu trên dù ít nhiều khác nhau song đều đề cập đến cùng 2 vấn đề:
 Sự không chắc chắn, yếu tố bất trắc;
 Một khả năng xấu: một biến cố không mong đợi, tổn thất.

Nguồn gốc của Rủi ro


Nguồn gốc tự nhiên: Do con người chưa nhận thức hết các quy luật của tự nhiên hoặc không đủ
khả năng chế ngự hết những tác động của tự nhiên dù đã nhận biết được quy luật. Ví dụ: Rủi ro
động đất, rủi ro núi lửa phun...

Nguồn gốc kinh tế - xã hội: Tiến bộ khoa học kỹ thuật, một mặt, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát
triển với việc phát minh ra các máy móc, các phương tiện tinh vi, hiện đại. Mặt khác, chính các
thành tựu đó lại làm nẩy sinh các rủi ro đe dọa đời sống con người khi có sự mất khả năng kiểm
soát, chế ngự nhất thời. Ví dụ: Nổ, đỗ vỡ máy móc, điện giật...

Bên cạnh đó, xã hội phát triển cùng với các mối quan hệ nẩy sinh càng ngày càng nhiều, càng
phức tạp và không phải lúc nào cũng diễn một cách thuận lợi. Các mâu thuẩn tất yếu sẽ phát sinh
dẫn đến phá vỡ các mối quan hệ xã hội, trở thành một trong những nguyên nhân của các tổn thất.
Ví dụ: chiến tranh, trộm cắp, đình công...

Nguyên nhân của Rủi ro


Nguyên nhân khách quan: các nguyên nhân được coi là khách quan nếu nó độc lập với hoạt
động của con người.

Có thể là:
 Trường hợp bất khả kháng gắn với tự nhiên, hoặc gắn với đời sống xã hội;
 Các trường hợp ngẫu nhiên: gắn liền với hoạt động của con người nhưng nguyên nhân
không rõ ràng, không xác định được. Các trường hợp này không ai gây ra các thiệt hại đã
phát sinh, các sự cố xẩy ra không có sự tham gia của con người.
Nguyên nhân chủ quan: Biến cố xẩy ra dưới sự tác động của con người.
Có thể là:
 Trường hợp chính bản thân nạn nhân tự gây ra tổn thất cho mình (sơ xuất...). Nạn nhân
không thể đòi ai khác bồi thường cho mình (Ở đây chưa đề cập đến rủi ro được bảo hiểm).
 Trường hợp do người thứ 3 khác gây ra. Trong trường hợp này, nạn nhân có thể yêu cầu
người thứ 3 có trách nhiệm phải bồi thường, tuy nhiên, chỉ giới hạn trong khả năng tài chính
của người đó.

6|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 2: RỦI RO & PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ RỦI RO

Phân loại rủi ro


Rủi ro xác định/ Rủi ro không xác định

Rủi ro xác định: là những rủi ro mà tần số xuất hiện cũng như mức độ trầm trọng của nó có thể
dự báo và tính toán được.

Rủi ro không xác định: người ta không thể (hoặc chưa có thể) tìm ra được quy luật vận động
nên không thể (chưa thể) tiên đoán được xác suất xẩy ra biến cố trong tương lai. Ví dụ: xác suất
của biến cố người ngoài trái đất đổ bộ và tàn sát nhân loại...

Trên thực tế, dường như không có ranh giới rõ ràng cho hai loại rủi ro nêu trên vì ngay cả khi có
thể xác định được xác suất xẩy ra biến cố trong tương lai thì con số đó chỉ có mức độ chính xác
tương đối với một mức độ tin cậy nhất định.

Rủi ro động/ Rủi ro tĩnh


Rủi ro động: là những rủi ro vừa có thể dẫn đến khả năng tổn thất vừa có thể dẫn đến một khả
năng kiếm lời. Cũng vì khả năng kiếm lời đó mà người ta còn gọi những rủi ro này là rủi ro suy
tính hay một rủi ro đầu cơ.

Rủi ro tĩnh: là những rủi ro chỉ có khả năng dẫn đến tổn thất hoặc không tổn thất chứ không có
khả năng kiếm lời. Do nó luôn luôn và chỉ gắn liền với một khả năng xấu, khả năng tổn thất nên
người ta gọi là rủi ro thuần túy (hay rủi ro thuần). Rủi ro tĩnh phát sinh có thể làm tổn thất xẩy ra
đối với cả ba đối tượng:
Ở Tài sản;
Ở Con người;
Ở Trách nhiệm.
Người ta đã chỉ ra ba điểm khác nhau cơ bản giữa chúng như sau:
 Rủi ro tĩnh thường liên quan với sự hủy hoại vật chất, còn rủi ro động liên quan đến sự thay
đổi giá cả, giá trị;
 Rủi ro tĩnh tồn tại đối với cả tổng thể nhưng chỉ phát động ảnh hưởng đến một vài phần tử,
ngược lại, rủi ro động khi phát động sẽ ảnh hưởng đến tất cả các phần tử trong tổng thể đó;
 Xét về mặt thời gian, rủi ro tĩnh phổ biến hơn rủi ro động.

Rủi ro cơ bản/ Rủi ro riêng biệt


Rủi ro cơ bản: là những rủi ro xuất phát từ sự tác động hổ tương thuộc về mặt kinh tế, chính trị,
xã hội và đôi lúc thuần túy về mặt vật chất. Những tổn thất hậu quả do rủi ro cơ bản gây ra
không chỉ do từng cá nhân và ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm người nào đó trong xã hội.

7|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 2: RỦI RO & PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ RỦI RO

Rủi ro riêng biệt: là các rủi ro xuất phát từ từng cá nhân con người. Tác động của các rủi ro
không ảnh hưởng lớn đến toàn bộ xã hội mà chỉ có tác động đến một số ít con người.

2.1.4. Mức độ rủi ro


Như đã đề cập ở phần trứơc, một rủi ro được coi là có thể tính tóan nếu xác suất xuất hiện trong
tương lai của nó có thể xác định được. Việc tính toán xác suất xảy ra của một biến cố trong
tương lai trước hết phải dựa trên cơ sở thống kê, xác định tần suất xảy ra biến cố đó trong quá
khứ và phải cân nhắc, tính đến sự thay đổi của các yếu tố cũng như sự xuất hiện những nhân tố
mới có thể tác động đến nó. Như vậy, việc tính toán xác xuất xảy ra rủi ro trong tương lai ít
nhiều mang tính chất phán đoán. Có nghĩa là, sẽ có sự sai biệt nhất định giữa biến cố thực sự
(tần suất xảy ra biến cố trong thực tế) và biến cố dự kiến (xác suất biến cố lý thuyết). Độ sai biệt
đó chính là Mức độ rủi ro. Nói cách khác, Mức độ rủi ro là mức độ dao động của khả năng tổn
thất xoay quanh xác suất lý thuyết của biến cố đó tính trong cùng một thời kỳ.

Kết quả chứng minh toán học cho thấy rằng: Số lượng các đối tượng tham gia mẫu để tính khả
năng tổn thất tăng lên thì sai biệt có thể có giữa biến cố thật sự và biến cố dự kiến sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, tốc độ tăng độ sai biệt chậm hơn tốc độ độ tăng của số lượng đối tượng tham gia vào
mẫu. Nói cách khác, số trường hợp sai biệt sẽ tăng lên khi tăng kích thước của mẫu nhưng tỷ lệ
sai biệt lại giảm xuống tức Mức độ rủi ro được giảm thiểu.

2.1.5. Hiểm họa


Thuật ngữ: “hiểm họa” thường được sử dụng trong các đơn bảo hiểm “Mọi rủi ro” (All Risks
Policy). Nó biểu hiện hàng loạt các sự cố có thể xẩy ra gây thiệt hại cho một đối tượng hoặc một
sự cố không chắc chắn nào đó có thể ảnh hưởng đến nhiều người khác nhau với tư cách khác
nhau. Ví dụ: Hiểm họa ma túy, hiểm họa AIDS, hiểm họa hàng hải....

Một cách đơn giản, có thể nói: Hiểm họa là một rủi ro khái quát, một nhóm các rủi ro cùng loại
và có liên quan.

2.1.6. Nguy cơ
Khái niệm
Một khi có nguy cơ thì có nghĩa là sự phát động của rủi ro gần với hiện thực hơn, khả năng xẩy
ra tổn thất cao hơn. Ví dụ: quản lý cẩu thả, tàu không đủ khả năng hành thủy, đường giao thông
bị hư hỏng...

Nguy cơ xuất hiện như một điều kiện phối hợp, tác động làm rủi ro xẩy ra dẫn đến tổn thất. Bản
thân nguy cơ là hoàn toàn độc lập với rủi ro. Ví dụ: rủi ro hỏa hoạn đe dọa bất kỳ căn nhà nào dù
trong căn nhà đó có chứa xăng hay chất dễ cháy, nổ hay không...

8|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 2: RỦI RO & PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ RỦI RO

Một cách ngắn gọn, nguy cơ có thể định nghĩa như sau: Nguy cơ là những điều kiện phối hợp,
tác động làm tăng khả năng tổn thất.

Phân loại
Nguy cơ vật chất: là một yếu tố khách quan làm gia tăng khả năng tổn thất.

Nguy cơ tinh thần: là một yếu tố tinh thần (chủ quan) nhưng không cố ý làm tăng khả năng gia
tăng tổn thất.
Nguy cơ đạo đức: là một yếu tố chủ quan cố ý làm gia tăng khả năng tổn thất.

Ý nghĩa
Việc nghiên cứu nguy cơ rất quan trọng đối với với cả người được bảo hiểm lẫn người bảo hiểm.
Nó ảnh hưởng không chỉ đến việc hoạch định các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, đề phòng tổn
thất mà còn ảnh hưởng đến việc đánh giá, định giá để đảm bảo hoặc từ chối đảm bảo cho các rủi
ro đó.

2.2. Một số phương thức xử lý rủi ro, nguy cơ và tổn thất
Rủi ro là sự bất trắc, sự không chắc chắn về tổn thất. Rủi ro tồn tại mọi nơi, gắn liền với mọi lĩnh
vực hoạt động đời sống xã hội. Sẽ không có ai có thể được giải phóng hoàn toàn khỏi các rủi ro,
do đó, bằng cách này hay cách khác, tích cực hay tiêu cực, họ phải đối đầu với một số rủi ro cụ
thể nào đó.

Cho đến nay, các nhà kinh tế, các học giả bảo hiểm, song song với việc tìm hiểu các rủi ro, cũng
đã đưa ra nhiều cách xử sự đối với rủi ro, nguy cơ và tổn thất. Một số cách xử lý có thể kể sau
đây:
p Tránh né rủi ro;

q Gánh chịu rủi ro;


r Giảm thiểu nguy cơ và giảm thiểu tổn thất;

s Hoán chuyển rủi ro;


t Giảm thiểu rủi ro.

2.2.1. Tránh né rủi ro


Đây là cách xử sự hiển nhiên nhất bởi vì đương nhiên sẽ càng tốt nếu như người ta tránh né được
càng nhiều rủi ro, tổn thất. Theo các nhà nghiên cứu, tránh né rủi ro chính là việc thực hiện
những lựa chọn tốt, lấy các quyết định thích nghi trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ: Sau sự kiện
11/09/2001 tại Mỹ, một số người không đi máy bay để né tránh rủi ro khủng bố. Một người

9|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 2: RỦI RO & PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ RỦI RO

muốn tránh rủi ro bị nhiễm bệnh đường hô hấp do môi trường bị ô nhiễm bụi khói công nghiệp
thì có thể về nông thôn hay về vùng đồi núi để sinh sống.

Trên thực tế, người ta tránh né rủi ro khi có thể có sự lựa chọn và trong đó việc chấp nhận rủi ro
nầy, tránh né rủi ro kia là hợp lý. Trong điều kiện một nền kinh tế thị trường, sự hợp lý (hay
không hợp lý) của phương thức tránh né được quyết định bởi giá phí của sự lựa chọn đó trong sự
so sánh với giá phí của các lựa chọn khác.

2.2.2. Gánh chịu rủi ro


Quyết định gánh chịu rủi ro khi không còn phương thức nào tốt hơn để giải quyết. Giống như
ví dụ trên, chúng ta bắt buộc phải trú ngụ trong nhà tức chấp nhận gánh chịu rủi ro căn nhà có
thể bị bốc cháy một lúc nào đó. Chúng ta chấp nhận gánh chịu rủi ro bị cháy nổ, rơi phương tiện
khi di chuyển từ nơi nầy sang nơi khác, không thể tránh né nó bằng cách đi bộ hay... sử dụng câ
đèn thần Alladin.

Gánh chịu rủi ro cũng có thể do người ta không thấu đáo được rủi ro đó . Một người tránh né
rủi ro bị bệnh đường hô hấp đi về vùng đồi núi sinh sống, có thể lúc nào đó sẽ là nạn nhân của
một vụ sụp lỡ đất do nhà anh ta vô tình cất trên vùng địa chất phúc tạp, không ổn định.

Gánh chịu rủi ro do sức ỳ, sự thụ động đã trở thành quán lệ (thói quen không chỉ của một cá
nhân mà của một nhóm người trong xã hội). Một người nhận thức được phải mua bảo hiểm để
đối phó với các rủi ro bản thân nhưng anh ta vẫn không tự động đi mua bảo hiểm nếu như nhân
viên khai thác bảo hiểm không đến tận nhà chào mời. Điều này đến nay vẫn còn phổ biến ở Việt
nam.

Chấp nhận gánh chịu một rủi ro suy tính, một rủi ro đầu cơ. Điều nầy dễ thấy trong lĩnh vực
sản xuất kinh doanh. Mức độ rủi ro cao, khoản lời có thể mang lại càng lớn. Một chủ xe tải, chấp
nhận rủi ro bị phạt vi cảnh, cố tình chở hàng hóa quá tải để được món lời cao hơn. Một
cascadeur chấp nhận đóng thế vi trong các “pha nguy hiểm” để nhận tiền công hậu hĩnh. Ở đây
việc chấp nhận gánh chịu rủi ro là một quyết định được cân nhắc, suy tính sau khi phán đoán
tương đối chính xác một rủi ro nào đó. Và mức độ rủi ro là cơ sở đánh giá một nhà kinh doanh
nào đó biết mạo hiểm hay chỉ là liều lĩnh không hơn, không kém.

Trong sản xuất kinh doanh, việc gánh chịu rủi ro như trên đã dẫn đến việc người ta tạo ra một
quỹ “dự phòng” để tự bù đắp các tổn thất.

10 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 2: RỦI RO & PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ RỦI RO

2.2.3. Giảm thiểu nguy cơ và giảm thiểu tổn thất (ngăn chặn rủi ro)
Giảm thiểu nguy cơ
Nguy cơ là một điều kiện làm gia tăng khả năng tổn thất. Không có nguy cơ rủi ro vẫn tồn tại, có
nguy cơ, khả năng rủi ro phát động cao hơn. Do đó, giảm thiểu nguy cơ chỉ có thể làm giảm khả
năng xẩy ra biến cố chứ không làm giảm mức độ rủi ro hay triệt tiêu rủi ro.

Một cách khái quát, giảm thiểu nguy cơ là triệt tiêu yếu tố tồn tại có thể làm gia tăng khả năng
tổn thất, làm cho rủi ro ổn định về với xác suất và mức độ rủi ro đã được dự báo.

Giảm thiểu tổn thất


Khi rủi ro đã phát động, đối tượng đã bị thiệt hại, biện pháp lúc này là phải giảm thiểu tổn thất ở
mức thấp nhất. Bình cứu hỏa, xẻng, cát được bố trí đầy đủ hợp lý trong nhà máy không ngăn
được hỏa hoạn khởi phát, nhưng giúp ích cho việc dập tắt nhanh ngọn lửa, tránh lây lan. Đường
cứu nạn trên đường đèo không làm cho xe tránh được rủi ro đứt thắng, nhưng khi có sự cố xảy
ra, nó làm giảm đáng kể số người bị thương vong.

Giảm thiểu tổn thất và giảm thiểu nguy cơ là 2 biện pháp có liên quan chặt chẽ với nhau. Các
cuộc khám sức khỏe định kỳ không tiêu diệt được bệnh mà chỉ phát hiện và chữa trị kịp thời cho
người mắc phải. Nhưng việc khám sức khỏe định kỳ đó lại có tác dụng nhắc nhở mọi người tuân
thủ đúng nguyên tắc phòng bệnh dẫn đến số người mắc bệnh vì vậy sẽ ít đi.

2.2.4. Hoán chuyển rủi ro


Nghịch hành
Là tham gia vào hai chiều trái ngược nhau của cùng một sự việc và như vậy rủi ro bị vô hiệu
hóa. Phương pháp nầy được các nhà kinh doanh sử dụng bằng các mua - bán non sản phẩm (mua
– bán short) với điều kiện giao hàng trong tương lai (phương pháp Hedging). Trong trường hợp
nầy rửi ro tăng và giảm giá được chuyển từ người sản xuất (người bán non) sang người mua non
hàng hóa.

Cho thầu lại


Nhà thầu chính trúng thầu xây dựng một cao ốc có thể cho thầu lại toàn bộ hoặc một số công
trình phụ (điện, nước...). Lúc nầy, một phần rủi ro sẽ chuyển từ nhà thầu chính sang nhà thầu
phụ.

Bảo hiểm
Kỹ thuật bảo hiểm sẽ giúp cho người ta quy tụ được một số đông người. trong đó, sẽ chỉ có một số ít
người gặp rủi ro và bị tổn thất. Họ sẽ được người bảo hiểm bồi thường và số tiền bồi thường

11 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 2: RỦI RO & PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ RỦI RO

đó được lấy từ quỹ bảo hiểm do đám đông cùng tham gia đóng góp dưới hình thức Phí bảo hiểm.
Bằng cách này, rủi ro có thể sẽ được cả cộng đồng gánh chịu hay nói cách khác nó được hoán
chuyển từng phần nhỏ qua từng người khác.

Như vậy, bảo hiểm cũng là một hình thức hoán chuyển rủi ro, nhưng cần phải thấy rằng: cách
thức hoán chuyển của nó cách xử lý của nó là triệt để hơn hết. Vì rằng: hoán chuyển rủi ro của
bảo hiểm là hoán chuyển cho số đông người vừa đủ để mỗi người không bị rủi ro tác động làm
ảnh hưởng trầm trọng, trong khi ở các hình thức hoán chuyển rủi ro khác, việc hoán chuyển chỉ
giải quyết lợi ích cục bộ của một người, rủi ro vẫn còn tiếp tục đe dọa lợi ích của người khác và
lợi ích của cả nền kinh tế xã hội.

2.2.5. Giảm thiểu rủi ro


Tất cả các phương thức nói trên, ngoài bảo hiểm, đều không làm được điều này. Bảo hiểm vì vậy
không chỉ là một phương thức hoán chuyển rủi ro mà còn là một phương thức giảm thiểu rủi ro.

Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh là không phải tất cả các rủi ro cũng đều có thể bảo hiểm. Và
trong số những rủi ro có thể bảo hiểm, nhà bảo hiểm chọn đảm bảo cho rủi ro nào là còn phụ
thuộc vào khả năng nghiệp vụ và tầm vóc công ty của mình.

2.3. Quản trị rủi ro


Sự ra đời của Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Thuật ngữ “Quản trị rủi ro” bắt đầu ra đời từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Thật vậy, từ sau
chiến tranh thế giới thứ II đến giữa thập niên 60, thời kỳ của những đổi mới và phát triển khoa
học kỹ thuật, những rủi ro mới xuất hiện, những rủi ro cũ lại tăng lên và chức năng quản trị rủi
ro trong doanh nghiệp dần dần được hình thành. Trước đó, Bảo hiểm luôn là phương cách duy
nhất được dùng để đảm bảo cho các rủi ro cổ điển như cháy, nổ, bảo tố, vận chuyển hàng
hóa,...Trong mỗi doanh nghiệp, người ta phải mua và quản lý vô số hợp đồng bảo hiểm từ một
hoặc nhiều nhà bảo hiểm. Với sự xuất hiện của các rủi ro mới, bảo hiểm có những giới hạn của
nó. Những nhà doanh nghiệp buộc phải tiếp cận rủi ro một cách có ý chí hơn: có những rủi ro
nào? Có thể đánh giá hậu quả tài chính của nó không? khả năng xảy ra có thể có? Xử lý nó như
thế nào? Họ tự giác mở rộng trách nhiệm của mình trong việc nhận dạng các rủi ro mới, đưa ra
kỹ thuật đề phòng, tạo ra sự đảm bảo khác ngoài bảo hiểm nhằm an toàn hơn trong sinh hoạt,
sản xuất, tồn kho và tiêu thụ sản phẩm. Họ quyết định rủi ro nào họ muốn và có thể mua bảo
hiểm và rủi ro nào doanh nghiệp tự cáng đáng lấy.

Vào năm 1955, Wayne Snider, giáo sư của Temple University, cho rằng: Khi mà những người
có trách nhiệm mua bảo hiểm trong doanh nghiệp tự giác quan tâm đến và làm chủ rủi ro hơn là
hài lòng bằng việc mua bảo hiểm cho chúng, họ sẽ trở thành những “nhà quản trị rủi ro” (Risk

12 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 2: RỦI RO & PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ RỦI RO

Manager). Năm 1956, Russel Gallagher, trong một bài viết được công bố bởi tạp chí nổi tiếng
Havard Business Review (số 34) đã giới thiệu thuật ngữ “Quản trị rủi ro” (Risk Management)
với các nhà doanh nghiệp.

Năm 1961, trong quyển “Bảo hiểm, Lý thuyết và Thực hành ở Hoa kỳ” (Insurance, Its théory
and practice in the United States), Ralf Blanchard, cựu giáo sư bảo hiểm của đại học Columbia
đã chỉ ra rằng: lĩnh vực áp dụng của quản trị rủi ro là lĩnh vực các “rủi ro thuần” (pure). Ông đưa
ra ranh giới phân biệt giữa rủi ro thuần và các rủi ro đầu cơ (spéculatif). Sự phân biệt tuy giản
đơn nhưng rõ ràng nó rất hữu ích cho việc phát triển chức năng quản trị rủi ro dù là bên trong
phạm vi hay ngoài phạm vi doanh nghiệp.

Một năm sau, một bài viết trong tờ National Insurance Buyer (tháng 9/1962) đã giới thiệu một
khái niệm cơ bản mới của quản trị rủi ro : Giá phí toàn bộ của rủi ro. Tác giả bài báo, Douglas
Barlow, nhà nghiên cứu quản trị rủi ro của nhóm Massey Fergusson đã giải thích rằng: Đối với
mỗi rủi ro có thể bảo hiểm , việc tổ chức xử lý tương ứng và phụ thuộc vào bốn loại gía phí sau:
Chi phí đề phòng, Phí bảo hiểm, Tổn thất tự gánh chịu không được bồi thường từ bảo hiểm, Chi
phí quản lý. Mục tiêu của quản trị rủi ro, như vậy, trở thành việc tối ưu hóa giá phí toàn bộ của
rủi ro, phải đầu tư vào việc đề phòng, dự phòng - tự bảo hiểm để giảm phí bảo hiểm, nói cách
khác, phải phân bổ tốt nhất ngân sách của doanh nghiệp giũa bốn loại cấu thành giá phí của rủi
ro nói trên.

Các hiệp hội nghề nghiệp và các tổ chức nghiên cứu quản trị rủi ro
Năm 1950, tại Hoa kỳ, Hiệp hội quốc gia những người mua bảo hiểm bảo hiểm (The National
Insurance Buyers Association) ra đời và sau đó trở thành Hội quản trị rủi ro và bảo hiểm (The
Risk and Insurance Management Society - Rims) . Tổ chức nầy, ngay năm 1954 đã công bố tạp
chí đầu tiên, năm 1963, tổ chức hội nghị hàng niên đầu tiên, và năm 1965, đưa ra chương trình
đào tạo trong lĩnh vực quản trị rủi ro .

p Châu Âu , một trào lưu tương tự cũng phát triển. Trước tiên là Anh quốc, nơi mà năm 1963,
đã thành lập Hiêp hội những nhà quản trị bảo hiểm trong các lĩnh vực công nghiệp và thương
mại (Association of Insurance Managers in Industry and Commerce - Aimic) . Vào năm 1967,
trong Hội nghị đầu tiên, Hiệp hội nầy đã bàn bạc về vấn đề “tự bảo hiểm ”, chỉ rõ xu hướng phát
triển mới của quản trị rủi ro cho tất cả các nhà bảo hiểm ở Anh quốc. Năm 1974, Aimic đổi tên
thành Airmic, bằng cách thêm từ “rủi ro” vào tên cũ để trở thành “Hiêp hội các nhà quản trị bảo
hiểm – rủi ro trong Công nghiệp và Thương mại” (The Association of Risk-Insurance Managers
in Industry and Commerce).

q Pháp, nhóm những người được bảo hiểm trong thương mãi và Công kỹ nghệ (Groupement des
Assurés du Commerce et de l’Industrie - Gaci) và Hệp hội những người phụ trách bảo hiểm của

13 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 2: RỦI RO & PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ RỦI RO

các doanh nghiệp Pháp (Associationdes chargés d’assurance des entreprises francaises - Acadef)
đã được thành lập năm 1993. Hai nhóm nầy tự coi việc phát triển chức năng quản trị rủi ro trong
các doanh nghiệp là mục tiêu của mình. Và cũng với mục đích đó, hai tổ chức nầy đã hợp nhất
vào tháng 5-1993 cho ra đời tổ chức Hiệp hội quản trị rủi ro và bảo hiểm các doanh nghiệp
(Association pour le management des risques et de l’assurance de l’ entreprise).

Khái niệm Quản trị rủi ro


 “Quản trị rủi ro là một môn học về việc chấp nhận cuộc sống với khả năng các biến cố trong
tương lai có thể nguy hiểm”;

 “Quản trị rủi ro nhằm bảo vệ tài sản của doanh nghiệp , trong điều kiện giá phí hợp lý nhất,
chống laị những tổn thất có thể tác haị đến quá trình hoạt động của một doanh nghiệp”

 “Quản trị rủi ro là việc quản lý giá phí toàn bộ của các rủi ro có thể bảo hiểm hay không
trong một doanh nghiệp”.

Công bằng mà nói, các định nghĩa mà các nhà nghiên cứu quản trị rủi ro đưa ra chưa đạt được
mức độ thống nhất cao. Hơn nữa nhiều vấn đề mới lại được đặt ra: Liệu có còn ý nghĩa không
việc phân loại rủi ro thuần và rủi ro đầu cơ? Quản trị rủi ro phải chăng là một phương pháp, một
khoa học, hay một nghệ thuật? Phạm vi áp dụng của nó phải chăng chỉ giới hạn trong những rủi
ro có thể bảo hiểm, chỉ trong phạm vi doanh nghiệp hay có thể mở rộng đối với các hình thức tổ
chức khác? Người quản trị rủi ro liệu có thể thật sự thực hiện chứng năng quản trị rủi ro một
cách độc lập không?

Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp


Quản trị rủi ro không phải là một công việc nhất định nào đó mà đó là một quá trình gồm những
bước quan trọng sau:
 Nhận diện tất cả những rủi ro có thể làm giảm giá trị của doanh nghiệp. Những rủi ro này có
thể là rủi ro hệ thống, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và các loại rủi ro thuần túy khác;
 Đánh giá tần suất và mức độ nghiêm trọng của rủi ro có thể xảy ra;
 Hình thành và lựa chọn những giải pháp quản trị rủi ro để làm tăng giá trị của doanh nghiệp;
 Thực thi các giải pháp đã được lựa chọn;
 Giám sát thường xuyên hiệu quả của phương pháp quản trị rủi ro đã thực hiện.

Lựa chọn phương thức xử lý rủi ro và tổ chức quản trị rủi ro
Mục tiêu của quản trị rủi ro là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp cho nên việc lựa chọn phương
thức quản trị rủi ro phụ thuộc vào chi phí và hiệu quả tác động của từng phương thức xử lý rủi ro

14 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 2: RỦI RO & PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ RỦI RO

được lựa chọn. Chính vì vậy việc lựa chọn ở đây là một sự đánh đổi. Chẳng hạn khi gia tăng các
khoản chi phí đề phòng và bảo vệ thì thiệt hại trực tiếp và gián tiếp có thể giảm. Chi phí bảo hiểm
tăng và giữ lại ít rủi ro thì chi phí thiệt hại gián tiếp sẽ giảm cũng như giảm biến động về thu nhập
của doanh nghiệp.

Việc tổ chức quản trị rủi ro phụ thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp. Hầu hết các doanh
nghiệp có quy mô lớn đều có một bộ phận chuyên biệt để thực hiện việc quản trị những rủi ro
thuần túy. Người đứng đầu bộ phận này được gọi là Nhà quản lý rủi ro hoặc Giám đốc quản trị rủi
ro. Tuy nhiên chúng ta cũng biết rằng rủi ro xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau nên công việc
quản trị rủi ro hầu như có mối liên hệ với tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, từ sản xuất,
marketing, tài chính và nhân sự. Bộ phận quản trị rủi ro thường có sự gắn kết chặt chẽ với bộ phận
tài chính vì liên quan giữa việc bảo vệ tài sản để không bị thiệt hại, thiệt hại tài chính và chức năng
tài chính.

Một bộ phận quản trị rủi ro thông thường ở doanh nghiệp thường có đối tượng là bảo hiểm tài sản
– trách nhiệm, quỹ bồi thường cho người lao động, mối nguy hiểm về an toàn và môi trường, giải
quyết các khiếu nại doanh nghiệp và ngay cả những quyền lợi của nhân viên. Ngoài ra, đối với
những doanh nghiệp đương đầu với các rủi ro về giá cả, lãi suất, tỷ giá nhiều (rủi ro kinh doanh),
thì sẽ có bộ phận riêng đảm đương công việc này.

Ngày nay, việc quản trị rủi ro không chỉ được quan tâm ở các doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan
tâm của bất kì tổ chức và cá nhân nào. Một tổ chức muốn phát triển bền vững thì trước hết tổ chức
đó phải tồn tại, phải được đảm bảo không bị phá hủy bởi các rủi ro có thể xảy ra bất kì lúc nào. Và
một cá nhân, dù là không có nhiều “giá trị” để bảo vệ, nhưng ít nhất cá nhân đó cũng tự có những
cách để bảo vệ cái mình đang có, dù vô thức hay ý thức nhưng chưa theo một phương pháp khoa
học.

Kết luận

Xuất phát từ các yếu tố tự nhiên cũng như kinh tế xã hội, rủi ro hình thành, tồn tại rất nhiều,
rất đa dạng xung quanh con người và có thể gây ra hậu quả tổn thất bất kì lúc nào đối với các
đối tượng khác nhau, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, và sản xuất của con người.

Con người nhận thức các rủi ro xung quanh mình và tìm cách chống đỡ bằng các phương thức
rất đa dạng. Một trong những phương thức đó là bảo hiểm.

Khi mà những người có trách nhiệm mua bảo hiểm trong doanh nghiệp tự giác quan tâm đến
và làm chủ rủi ro hơn là hài lòng bằng việc mua bảo hiểm cho chúng, họ sẽ trở thành những
“nhà quản trị rủi ro”. Quản trị rủi ro là việc quản lý giá phí toàn bộ của các rủi ro có thể bảo
hiểm hay không trong một doanh nghiệp.

HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM


MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
MỤC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
3.1. Bản chất của bảo hiểm 1. Bảo hiểm là gì? Hãy phân tích sự cần thiết của
3.1.1. Định nghĩa bảo hiểm bảo hiểm đối với nền kinh tế xã hội.
3.1.3. Bản chất của bảo hiểm 2. Hãy phân tích bản chất của bảo hiểm. Từ đó,
3.2. Sự cần thiết của bảo hiểm đối với đời sống hãy lý giải vì sao bảo hiểm chỉ mới phát triển
kinh tế - xã hội một vài năm gần đây ở nước ta?
3.2.1. Nguồn gốc của rủi ro 3. Hãy trình bày vai trò, chức năng, tác dụng của
3.2.2. Tính ưu việt của bảo hiểm trong việc xử lý rủi bảo hiểm trong nền kinh tế xã hội.
ro 4. Vì sao các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo
3.3. Vai trò - tác dụng của bảo hiểm đối với đời hiểm được coi là một định chế tài chánh trung
sống kinh tế - xã hội gian?
3.3.1. Công cụ an toàn và dự phòng 5. Phân loại bảo hiểm thương mại? Nói rõ ý nghĩa
3.3.2. Định chế tài chính trung gian của từng cách phân loại?
3.4. Phân loại bảo hiểm 6. Giải thích lý do bắt buộc của một số loại hình
3.4.1. Phân loại bảo hiểm nói chung bảo hiểm? Các hoạt động nào thường bị bắt
3.4.1.1. Bảo hiểm xã hội buộc mua bảo hiểm ? Xu hướng phát triển của
3.4.1.2. Bảo hiểm thương mại các loại Bảo hiểm bắt buộc? Liên hệ chế độ bảo
3.4.2. Phân loại bảo hiểm thương mại hiểm bắt buộc trong hệ thống Bảo hiểm thương
3.4.2.1. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm: bảo hiểm mại ở nước ta hiện nay?
tài sản, bảo hiểm con người, bảo hiểm trách nhiệm 7. Trình bày và phân tích những điều kiện để 1 rủi
dân sự ro có thể bảo hiểm.
3.4.2.2. Căn cứ vào kỹ thuật bảo hiểm: kỹ thuật phân 8. Thế nào là quyền lợi có thể bảo hiểm?
chia, kỹ thuật dồn tích 9. Hãy trình bày và phân tích các nguyên tắc hoạt
3.4.2.3. Căn cứ vào nguyên tắc chi trả: nguyen tắc động cơ bản của bảo hiểm? Của bảo hiểm phi
bồi thường, nguyên tắc khoán nhân thọ? Của bảo hiểm nhân thọ?
3.4.2.4. Căn cứ vào phương thức quản lý: bảo hiểm 10. Hãy trình bày khái quát về Đồng bảo hiểm.
tự nguyện, bảo hiểm bắt buộc 11. Hãy trình bày khái quát về Tái bảo hiểm? Phân
3.4.2.5. Căn cứ vào văn bản pháp quy hiện hành biệt sự khác nhau giữa hai hình thức đồng bảo
(luật kinh doanh bảo hiểm việt nam) hiểm và tái bảo hiểm. Các phương thức chính
3.5. Rủi ro có thể bảo hiểm của tái bảo hiểm?
3.5.1. Các điều kiện về mặt kỹ thuật 12. Mục đích của kiểm tra nhà nước đối với hoạt
3.5.2. Các điều kiện về mặt tài chính động kinh doanh bảo hiểm? Nguyên tắc và Nội
3.5.3. Các điều kiện về mặt pháp lý dung kiểm tra nhà nước đối với hoạt động kinh
3.5.4. Mô hình tam giác heinrich doanh bảo hiểm?
13. Vì sao cần thiết phải của chế định pháp lý riêng
biệt đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm?

1|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

Những mối quan hệ nào trong hoạt động bảo


hiểm là đối tượng điều chỉnh của các văn bản
pháp lý đó
Trình bày và đánh giá khung pháp lý của hoạt động
kinh doanh bảo hiểm hiện nay ở Việt nam?

Câu hỏi thảo luận nhóm


Trước tiên, thời gian tự nghiên cứu, mỗi cá nhân hãy đọc kỹ các bài đọc trong phần tài liệu cơ sở:
Sau đó, chia thành nhóm từ 5-7 người, thảo luận làm rõ các vấn đề sau:

 Hãy phân biệt bảo hiểm với cứu trợ, tiết kiệm, cá cược;
 Hãy bình luận nhận định sau: “Tăng trưởng kinh tế kéo theo sự phát triển của ngành Bảo hiểm”;

 Hãy phân biệt Bảo hiểm thương mại và Bảo hiểm xã hội;
 Hãy phân biệt Bảo hiểm nhân thọ và Bảo hiểm phi nhân thọ;

 Tại sao người ta nói Bảo hiểm không chỉ hoán chuyển rủi ro mà còn giảm thiểu rủi ro?

 Hãy phân tích Quyền lợi có thể bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo
hiểm trách nhiệm;
 Phân tích các yếu tố cấu thành môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

 Hãy phân tích mối quan hệ tương tác giữa 2 ngành: bảo hiểm thương mại và ngân hàng thương
mại.

Tình huống nghiên cứu


Trước tiên, hãy tìm hiểu về hoạt động cho thuê tài chính, sau đó, hãy trả lời những câu hỏi sau:

 Ai là người có quyền lợi có thể bảo hiểm đối với tài sản cho thuê tài chính: Công ty cho thuê tài
chính hay Khách hàng thuê tài chính? Tại sao?

 Hiện nay, một số công ty vận tải hành khách sử dụng dịch vụ thuê tài chính để đổi mới đoàn xe
của mình. Khi giao dịch với công ty đại lý của các hãng xe hơi, ngoài việc thanh toán tiền mua xe
(đa phần hoặc toàn phần bằng vốn thuê tài chính), khách hàng thuê tài chính còn phải trả phí bảo
hiểm cho hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới. Điều này có hợp lý hay không? Tại sao có/ tại sao
không?

2|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

Giáo khoa: Các nguyên tắc chung của bảo hiểm


3.1. Định nghĩa và bản chất của bảo hiểm
Cơ chế hoạt động của bảo hiểm tạo ra một "sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít"
trên cơ sở quy tụ nhiều người có cùng rủi ro thành cộng đồng nhằm phân tán hậu quả tài chính
của những vụ tổn thất. Như vậy, thực chất mối quan hệ trong hoạt động bảo hiểm không chỉ là
mối quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm mà là tổng thể các mối quan hệ
giữa những người tham gia trong cùng một cộng đồng bảo hiểm xoay quanh việc hình thành và
sử dụng quỹ bảo hiểm - một hình thức đặc biệt của các khoản dự trữ bằng tiền.
Các mối quan hệ kinh tế phát sinh gắn với việc tạo lập và phân phối quỹ bảo hiểm được thể hiện
(9) hai mặt:
← Một là, chúng nẩy sinh trong quá trình huy động phí bảo hiểm để lập quỹ bảo hiểm. Nguồn
thu hình thành quỹ bảo hiểm càng lớn khi số lượng người tham gia bảo hiểm càng đông;
← Hai là, chúng nẩy sinh trong quá trình sử dụng quỹ bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm trước hết và
chủ yếu được sử dụng để bù đắp những tổn thất cho người được bảo hiểm khi xẩy ra các rủi
ro được bảo hiểm làm ảnh hưởng đến sự liên tục của đời sống sinh hoạt và hoạt động sản
xuất kinh doanh trong nền kinh tế xã hội. Quỹ bảo hiểm còn được sử dụng trang trải các chi
phí hoạt động của chính Người bảo hiểm, tham gia vào các mối quan hệ phân phối mang
tính pháp định (thuế, phí...) và mang lại lãi kinh doanh cho Người bảo hiểm kinh doanh
(trong trường hợp là bảo hiểm thương mại).

Như vậy, thực chất bảo hiểm là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối
lại tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị nhằm hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm cho
mục đích bù đắp tổn thất do rủi ro bất ngờ gây ra cho bên được bảo hiểm, đảm bảo cho quá trình
tái sản xuất được thường xuyên và liên tục.

Theo các nhà kinh tế bảo hiểm, một định nghĩa đầy đủ và thích hợp cho bảo hiểm phải bao gồm
việc hình thành một quỹ tiền tệ (quỹ bảo hiểm), sự hoán chuyển rủi ro, và thêm nữa, phải bao
gồm cả sự kết hợp số đông các đơn vị đối tượng riêng lẻ và độc lập, chịu cùng một rủi ro như
nhau thành một nhóm tương tác.

Tuy nhiên, bảo hiểm, do đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn của con người vốn dĩ rất phong phú
và biến động, nên cũng rất đa dạng. Rất khó tìm kiếm một định nghĩa về bảo hiểm cho nhiều góc
nhìn khác nhau, tương ứng với các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Các nhà
nghiên cứu kinh tế, xã hội, các học giả bảo hiểm đã lần lượt đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau.
Có thể ghi nhận một vài định nghĩa:

3|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

Định nghĩa 1:
"Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít" (6);

Định nghĩa 2:
"Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản
tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một người thứ 3 trong
trường hợp xẩy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác:
đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các
thiệt hại theo các phương pháp của thống kê" (7);

Định nghĩa 3:
"Bảo hiểm có thể định nghĩa là một phương sách hạ giảm rủi ro bằng cách kết hợp một số lượng
đầy đủ các đơn vị đối tượng để biến tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng và có thể dự tính
được" (8);

Các định nghĩa trên hoặc quá thiên về góc độ xã hội, hoặc thiên về góc độ kinh tế cũng như kỹ
thuật và ít nhiều có sự khiếm khuyết các yếu tố cần thiết của một định nghĩa đầy đủ. Một định
nghĩa vừa đáp ứng được khía cạnh xã hội (dùng cho bảo hiểm xã hội) vừa đáp ứng được khía
cạnh kinh tế (dùng cho bảo hiểm thương mại) và vừa đầy đủ về khía cạnh kỹ thuật và pháp lý có
thể phát biểu như sau:

"Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một
khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp
này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt
hại theo các phương pháp của thống kê"(9).

3.2. Phân loại bảo hiểm


Trong hệ thống tài chính nói riêng, hệ thống kinh tế - xã hội nói chung, bảo hiểm tồn tại như là
một bộ phận cấu thành với 2 hình thức chính: Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thương mại.


Dennis Kessler, Risque No 17, Jan-Mars 1994

& (9) Monique Gaultier, Geùneùraliteù sur l'assurance, Projet d'assur, L'eùcole supeùrieur des Finances et de la Comptabiliteù de
Hanoi FFSA, Hanoi-1994.
8
( ) Nguyeãn Phong, baøi giaûng baûo hieåm taïi Ñaïi hoïc Taøi chính, Toång coâng ty baûo hieåm Vieät Nam-BAOVIET/HCM-1988, p. 14

4|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

Bảo hiểm xã hội


Khái niệm
Bảo hiểm xã hội là một chế định pháp lý bảo vệ người lao động bằng cách thông qua việc tập
trung nguồn tài chính được huy động từ người lao động, người sử dụng lao động (nếu có), cộng
với sự hỗ trợ của Nhà nước, thực hiện trợ cấp vật chất, góp phần ổn định đối tượng đời sống cho
người tham gia bảo hiểm xã hội và gia đình họ trong các trường hợp người lao động tham gia
bảo hiểm xã hội gặp rủi ro ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, rủi ro tuổi già,
làm cho gia đình bị mất hoặc giảm thu nhập bất ngờ.

Nội dung, đặc điểm của bảo hiểm xã hội


Việc thực hiện bảo hiểm xã hội ở từng quốc gia cũng rất khác nhau về nội dung tùy thuộc vào
nhu cầu bức bách của riêng từng nơi trong việc đảm bảo nhu cầu an toàn cho đời sống người lao
động, ngoài ra còn tùy thuộc vào khả năng tài chính và khả năng quản lý có thể đáp ứng.

 nước ta, hiện nay, nội dung thực hiện bảo hiểm xã hội được quy định gồm 5 chế độ bắt buộc
sau:

Ở Chế độ ốm đau (trợ cấp ốm đau và chăm sóc y tế khi ốm đau);


Ở Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Ở Chế độ trợ cấp thai sản;


Ở Chế độ hưu trí;

Ở Chế độ tiền tử.

Việc thực hiện bảo hiểm xã hội được tiến hành theo 2 hình thức: bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện
áp dụng cho 2 nhóm đối tượng khác nhau: người lao động làm công ăn lương và nhóm lao động
tự do.

Nhìn chung, bảo hiểm xã hội ở nước ta nói riêng hay ở tất cả các quốc gia thực hiện có cùng một
số đặc điểm sau:
 Trước tiên, bảo hiểm xã hội là một chế định pháp lý bắt buộc;
 Hai là, bảo hiểm xã hội là một trung tâm phân phối lại của hệ thống kinh tế - xã hội;
 Ba là, bảo hiểm xã hội được thực hiện trên một "nhóm mở" của những người lao động;
 Cuối cùng, bảo hiểm xã hội là cơ chế đảm bảo cho người lao động chống đở rủi ro của
chính bản thân (rủi ro con người).

5|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

Bảo hiểm thương mại


Nội dung, đặc điểm của bảo hiểm thương mại
Bảo hiểm thương mại là hoạt động bảo hiểm được thực hiện bởi các tổ chức kinh doanh bảo
hiểm trên thị trường bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm thương mại chỉ những hoạt động mà ở đó
các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở người được bảo hiểm đóng một khoản
tiền gọi là phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra
các rủi ro đã thỏa thuận trước trên hợp đồng.

Nội dung của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ngoài mối quan hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm
với khách hàng của mình (gọi là bên mua bảo hiểm) còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa
người bảo hiểm gốc và người nhận tái bảo hiểm khi thực hiện tái bảo hiểm và bao hàm các hoạt
động của trung gian bảo hiểm như: môi giới, đại lý...

Như đã biết, hoạt động bảo hiểm nói chung, hoạt động bảo hiểm thương mại nói riêng tạo ra
được một "sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít" trên cơ sở quy tụ nhiều người có
cùng rủi ro thành cộng đồng nhằm phân tán hậu quả tài chính của những vụ tổn thất. Số người
tham gia càng đông, tổn thất càng phân tán mỏng, rủi ro càng giảm thiểu ở mức độ thấp nhất thể
hiện ở mức phí bảo hiểm phải đóng là nhỏ nhất đủ để mỗi người đó không ảnh hưởng gì quan
trọng đến hoạt động sinh hoạt sản xuất của mình. Hoạt động theo quy luật số đông, đó là nguyên
tắc cơ bản nhất của bảo hiểm.

Bên cạnh đó, đám đông tham gia vào cộng đồng càng lớn thể hiện nhu cầu bảo hiểm càng tăng
theo đà phát triển của nền kinh tế - xã hội, những người được bảo hiểm không thể và cũng không
cần biết nhau, họ chỉ biết người quản lý cộng đồng (doanh nghiệp bảo hiểm) là người nhận phí
bảo hiểm và cam kết sẽ bồi thường cho họ khi có rủi ro tổn thất xẩy ra. Hoạt động bảo hiểm
thương mại tạo ra được một sự hoán chuyển rủi ro từ những người được bảo hiểm qua người bảo
hiểm trên cơ sở một văn bản pháp lý: Hợp đồng bảo hiểm. Điều này đã tạo ra một rủi ro mới đe
dọa mối quan hệ giữa 2 bên trên hợp đồng. Dịch vụ bảo hiểm thương mại là một lời cam kết,
liệu lúc xảy ra tổn thất, doanh nghiệp bảo hiểm có thực hiện hoặc có khả năng thực hiện cam kết
của mình hay không trong khi phí bảo hiểm đã được trả theo "nguyên tắc ứng trước". Ngược lại
các rủi ro, tổn thất được bảo hiểm được minh thị rõ ràng trên hợp đồng, liệu có sự man trá của
phía người được bảo hiểm hay không để nhận hưởng tiền bảo hiểm. Như vậy, mối quan hệ giữa
2 bên trên hợp đồng bảo hiểm gắn liền với sự tin tưởng lẫn nhau và điều này đòi hỏi phải đảm
bảo nguyên tắc cơ bản thứ hai: Nguyên tắc trung thực tối đa.

Nhìn chung, bảo hiểm thương mại có một số đặc điểm cơ bản sau:
 Trước tiên, hoạt động bảo hiểm thương mại là một hoạt động thỏa thuận (nên còn gọi là bảo
hiểm tự nguyện);

6|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

 Hai là, sự tương hổ trong bảo hiểm thương mại được thực hiện trong một "cộng đồng có
giới hạn", một "nhóm đóng";
 Ba là, bảo hiểm thương mại cung cấp dịch vụ đảm bảo không chỉ cho các rủi ro bản thân
con người mà còn cho cả rủi ro tài sản và trách nhiệm.
Phân loại bảo hiểm thương mại

Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm


Toàn bộ các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm được chia thành ba nhóm: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm
con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
 Bảo hiểm tài sản: là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm. Khi xảy ra rủi ro tổn
thất về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường
cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và mức độ đảm bảo đã thỏa
thuận trên hợp đồng.
 Bảo hiểm con người: đối tượng của các loại hình này, chính là tính mạng, thân thể, sức
khỏe của con người. Bên mua bảo hiểm tiến hành giao kết hợp đồng bảo hiểm, nộp phí bảo
hiểm để thực hiện mong muốn nếu như rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe
của người được bảo hiểm thì họ hoặc người thụ hưởng khác sẽ nhận được khoản tiền do
người bảo hiểm trả.
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát sinh do ràng buộc
của pháp luật dân sự, theo đó, người được bảo hiểm phải bồi thường bằng tiền cho người
thứ ba những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sự vận hành, hoạt động của tài
sản thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng của chính mình.

Căn cứ vào kỹ thuật bảo hiểm


Theo cách phân loại này các loại hình bảo hiểm được chia ra làm 2 loại: loại dựa trên kỹ thuật
"phân bổ" và loại dựa trên kỹ thuật "dồn tích vốn".

Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật phân bổ: là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi
ro có tính chất ổn định theo thời gian và thường độc lập với tuổi thọ con người (nên gọi là
bảo hiểm phi nhân thọ). Hợp đồng bảo hiểm loại này thường là ngắn hạn (một năm).

Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật dồn tích vốn: là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các
rủi ro có tính chất thay đổi theo thời gian và đối tượng, thường gắn liền với tuổi thọ con
người (nên gọi là bảo hiểm nhân thọ). Các hợp đồng loại này thường là trung và dài hạn (10
năm, 20 năm...).

Cũng dựa trên kỹ thuật, có thể phân loại bảo hiểm theo cách thức trả tiền, theo đó, các loại hình
bảo hiểm được chia ra làm 2 loại:
7|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng
HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

 Các loại bảo hiểm có tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc bồi thường: Theo nguyên tắc
này, số tiền mà người bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng không
bao giờ vượt quá giá trị thiệt hại thực tế mà anh ta đã phải gánh chịu. Các loại bảo hiểm này
gồm có: bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (gọi chung là bảo hiểm thiệt hại),
tuy nhiên, ngày nay người ta có xu hướng đưa cả bảo hiểm tai nạn và bệnh tật vào loại này;
 Các loại bảo hiểm có tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc khoán: Người được bảo hiểm
hoặc người thụ hưởng sẽ nhận được số tiền khoán theo đúng mức mà họ đã thỏa thuận trước
trên hợp đồng bảo hiểm với người bảo hiểm tùy thuộc và phù hợp với nhu cầu cũng như khả
năng đóng phí. Đây chính là các loại bảo hiểm nhân thọ và một số trường hợp của bảo hiểm
tai nạn, bệnh tật.

Căn cứ vào phương thức quản lý


Với cách phân loại này, các nghiệp vụ bảo hiểm thương mại được chia làm 2 hình thức: bắt buộc
và tự nguyện.
 Bảo hiểm tự nguyện: Là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được giao kết dựa hoàn toàn
trên sự cân nhắc và nhận thức của bên mua bảo hiểm. Đây là tính chất vốn có của bảo hiểm
thương mại khi nó có vai trò như là một hoạt động dịch vụ cho sản xuất và sinh hoạt con
người.
 Bảo hiểm bắt buộc: Được hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo vệ lợi ích của nạn nhân
trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Các hoạt động nguy
hiểm có thể dẫn đến tổn thất con người và tài chính trầm trọng gắn liền với trách nhiệm dân
sự (trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm sản phẩm,…) thường là đối tượng của sự bắt buộc
này.

Tuy nhiên, sự bắt buộc chỉ là bắt buộc người có đối tượng mua bảo hiểm chứ không bắt buộc
mua bảo hiểm ở đâu. Tính chất tương thuận của hợp đồng bảo hiểm được ký kết vẫn còn nguyên
vì người được bảo hiểm vẫn tự do lựa chọn nhà bảo hiểm cho mình.

Theo quy định của pháp luật hiện hành


Theo Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 01/04/2001 thì các loại hình bảo hiểm được
phép triển khai thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam gồm các loại như sau:

1. Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:


 Bảo hiểm trọn đời;

 Bảo hiểm sinh kỳ;


 Bảo hiểm tử kỳ;

8|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

d) Bảo hiểm hỗn hợp;


đ) Bảo hiểm trả tiền định kỳ;

e) Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định.

2. Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:


Ở Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người;
Ở Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;

Ở Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường
không;

Ở Bảo hiểm hàng không;


đ) Bảo hiểm xe cơ giới;

e) Bảo hiểm cháy, nổ;


 Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu;

 Bảo hiểm trách nhiệm chung;


Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;

u Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;


v Bảo hiểm nông nghiệp;

w Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định.

Phân biệt Bảo hiểm thương mại với Bảo hiểm xã hội
Các nét khác nhau tổng quát:

p Bảo hiểm thương mại được thực hiện bởi các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích cung
cấp cho xã hội một loại hàng hóa, dịch vụ “an toàn”, trên cơ sở đó, nhà bảo hiểm tìm kiếm
một khoản lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm. Trong khi đó, bảo hiểm xã hội được thực hiện bởi
cơ quan bảo hiểm xã hội  một tổ chức sự nghiệp của nhà nước nhằm chăm lo phúc lợi xã
hội. Nói cách khác, mối quan hệ của bảo hiểm thương mại nẩy sinh mang tính chất tự
nguyện, còn mối quan hệ của bảo hiểm xã hội mang tính chất bắt buộc.

q Nội dung bảo hiểm thương mại rất rộng. Bảo hiểm thương mại không chỉ đảm bảo cho các
rủi ro về con người như bảo hiểm xã hội mà còn đảm bảo các rủi ro của các đối tượng khác
như tài sản (công trình, nhà cửa, nhà xưởng, hàng hóa, phương tiện sản xuất kinh doanh và
sinh hoạt) và trách nhiệm (trách nhiệm công cộng, trách nhiệm sản phẩm,...);

9|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

r Bảo hiểm thương mại có mức phí, mức chi trả, bồi thường phụ thuộc vào thỏa thuận phù hợp
theo nhu cầu (xuất phát từ giá trị tài sản được bảo hiểm, số tiền bảo hiểm lựa chọn, mức độ
quan trọng của rủi ro,...) và khả năng của bên mua bảo hiểm, thông thường nghĩa vụ và quyền
lợi trên hợp đồng bảo hiểm là tương xứng nhau. Ngược lại, phí bảo hiểm của bảo hiểm xã hội
được xác định theo thu nhập của người lao động (theo tỷ lệ phần trăm trên lương) chứ không
theo tình trạng sức khỏe, tuổi thọ của họ;
s Mối quan hệ của người được bảo hiểm và người bảo hiểm trong bảo hiểm thương mại là có
thời hạn. Ngược lại mối quan hệ giữa người lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội là dài hạn,
trọn đời;
t Cộng đồng người được bảo hiểm của bảo hiểm thương mại là một “nhóm đóng” có giới hạn
trong một thời kỳ nhất định còn đối với bảo hiểm xã hội đó lại là một “nhóm mở” có đầu vào
và đầu ra là các thế hệ người lao động nối tiếp nhau.

Tuy nhiên, cần thấy rằng: Dù hai hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại có những
nét khác nhau như đã nêu trên nhưng sự khác biệt đó không tạo ra sự đối lập một mất một còn
mà chính nó lại tạo ra một nhu cầu cần thiết phải tồn tại song song hai hệ thống, bổ sung cho
nhau nhằm tăng sự đảm bảo tối đa cho người lao động nói riêng, cho bản thân con người nói
chung.

3.3. Cơ sỏ kỹ thuật quan trọng của bảo hiểm: thống kê


Sư ra đời và phát triển Luật số lớn
Blaise Pascal (1623-1662), nhà toán học Pháp, đã nghiên cứu các đại lượng ngẫu nhiên và chứng
minh rằng chúng bị chi phối bởi các quy luật. Năm 1731, Jacob Bernoulli (1854-1705) đưa ra
“Định lý vàng- Định lý Bernoulli” đầu tiên về Luật số lớn. Vào năm 1835, S.D.Poisson (1781-
1840) tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện định lý nói trên, đưa ra Luật số lớn (Law of large
numbers). Ngày nay, người ta thường nói đến “Luật số lớn” hơn là “Định lý Bernoulli”.

Theo Luật này, nếu số lần thực hiện phép thử càng lớn, kết quả thu được từ phép thử sẽ tiến dần
về xác suất lý thuyết xẩy ra biến cố đang xem xét. Nhắc lại trò chơi con xúc xắc mà ai cũng biết.
Con xúc xắc có sáu mặt, xác suất để xuất hiện bất cứ mặt nào cũng là 1/6, có nghĩa là như nhau
cho cả sáu mặt. Đây là xác suất lý thuyết. Nếu chúng ta tung con xúc xắc đó với số lần có giới
hạn, ví dụ tung 5 lần, khả năng xẩy ra một mặt nào đó, giả sử là mặt “6”, có thể là 1 lần, 2 lần,
tất cả các lần tung, hoặc không có lần xuất hiện nào cả. Nếu cả 5 lần đều xuất hiện thì tần suất
xuất hiện mặt “6” là 1 (5/5)) còn không lần nào xuất hiện mặt “6” thì tần suất xuất hiện trong
trường hợp này là 0 (0/5). Đây là tần suất xuất hiện biến cố trong thực tế. Rõ ràng, sai biệt giữa
xác suất lý thuyết (1/6 = 0,166..) với tần suất xuất hiện thực tế ( 0; 0,2; … ; 1) trong trường hợp

10 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

này là lớn. Nhưng nếu chúng ta tung con xúc sắc với số lần nhiều hơn rất nhiều giả sử 100 lần,
1000 lần, 10.000 lần, 1.000.000 lần thì số lần xuất hiện của mặt đang xét là “6” sẽ tiến dần về
xác suất lý thuyết tức 1/6 = 0,166 . Ta có thể xem xét rõ hơn ví dụ trên qua bảng sau:

Người ta tung 1 con xúc xắc 20 lần, 100 lần, 1000 lần và cuối cùng là 10.000 lần. Mỗi lần tung
ra, người ta chú ý đến việc xuất hiện 1 con số nhất định, chẳng hạn số 6. Các kết quả được ghi
nhận như sau:
Số lần tung ra Số lần xuất hiện Tần suất xuất hiện
20 2 0,100
100 12 0,120
1.000 175 0,175
10.000 1.653 0,165

Như vậy, nếu chúng ta thực hiện việc nghiên cứu trên một nhóm đủ lớn, chúng ta sẽ có xác suất
xảy ra một biến cố nào đó ở mức độ đủ chính xác và nói chung chúng ta có thể làm chủ được
biến cố ngẫu nhiên đó.
Một cách tổng quát ta có:

1
Xn  n ( X 1  X 2  ....  X n )   khi n  
Trong đó :
 X1, X2.... là dãy vô hạn các biến ngẫu nhiên phân bố đồng nhất độc lập (independent
identically-distributed random variables) ;

 = E(X1) = .... = E(Xn) : giá trị kỳ vọng.
Luật yếu và luật mạnh
Sau khi Luật số lớn của Bernulli và Poisson ra đời, nhiều nhà toán học khác đã tiếp tục có nhiều
đóng góp cho việc hoàn thiện Luật này, trong đó phải kể đến Chebyshev (1821-1894), Markov
(1856-1922), Borel (1871-1956), Cantelli (1875-1966) và Kolmogorov (1903-1987). Những
đóng góp này nổi bật nhất là đã đưa ra được hai dạng Luật số lớn: Luật yếu (Weak law)và Luật
mạnh (Strong law). Sự khác nhau giữa Luật yếu và Luật mạnh là giới hạn của dãy biến cố ngẫu
nhiên được quan sát và kết quả hội tụ của chúng.

Nội dung của Luật yếu: với một số dương nhỏ nhất, ta có:
lim P(     ) 1
n

11 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

Như vậy, sự hội tụ của các biến ngẫu nhiên chỉ tiến đến gần giá trị kỳ vọng, nên được gọi là hội
tụ yếu hay Luật yếu

Nội dung của Luật mạnh: sự hội tụ của các biến ngẫu nhiên hầu như chắc chắc đến giá trị kỳ
vọng nên được gọi là Luật mạnh, ta có:
P ( lim X  ) 1
n

Luật số lớn (luật yếu) và sự vận dụng trong bảo hiểm
Bảo hiểm đảm bảo cho những rủi ro ngẫu nhiên đồng nhất độc lập. Như vậy khi tập hợp
(pooling) số lớn các rủi ro này với nhau thì kết quả sẽ như thế nào?

Giả dụ rằng An và Bo mỗi người đều có thể bị tai nạn trong vòng một năm tới, với xác suất xảy
ra tai nạn là 20%, tương ứng với thiệt hại là 5 triệu đồng.
Tổn thất kỳ vọng của mỗi người là như nhau và bằng 1 triệu đồng (0,2x5 + 0,8x0 = 1)

Độ lệch chuẩn tổn thất mỗi người: Std = 0,8x(0-1)2  0,2x(5-1)2 = 2 triệu đồng

Nếu hai người này đồng ý cùng lập quỹ chung và chia sẻ đồng đều mọi tổn thất xảy ra, khi đó:
Tình huống Tổng tổn thất Mỗi người gánh chịu Xác suất
1. Cả A và B không bị 0 0 (0,8)(0,8)=0,64
2. A bị và B không 5.000.000 2.500.000 (0,2)(0,8)=0,16
3. B bị và A không 5.000.000 2.500.000 (0,8)(0,2)=0,16
4. Cả A và B đều bị 10.000.000 5.000.000 (0,2)(0,2)=0,04

Chúng ta có thể thấy rằng, việc thành lập quỹ và chia sẻ đã làm thay đổi tổn thất mà mỗi người
gánh chịu, nhất là làm giảm xác suất gánh chịu tổn thất lớn nhất và nhỏ nhất của mỗi người.
 Xác suất không ai gánh chịu tổn thất lúc này là 0,64;
 Xác suất để mỗi người gánh chịu 2,5 triệu đồng là 0,32;
 Xác suất để An hoặc Bo gánh chịu tổn thất 5 triệu đồng là 0,04 (giảm từ 0,2 xuống).

Bởi vì xác suất xảy ra tổn thất lớn nhất và nhỏ nhấùt đối với mỗi người giảm đi, nên độ lệch
chuẩn tổn thất mỗi người khi tham gia quỹ sẽ giảm

Std = 0,64x(0-1)2  0,32 x (2,5-1) 2  0,04(5 1) 2 = 2 = 1,4142

Trong khi đó, giá trị kỳ vọng vẫn không đổi và bằng 1 triệu đồng.

Nếu như có một người thứ 3, C chẳng hạn, cùng tham gia vào quỹ, khi đó xác suất để mỗi người
gánh chịu 5 triệu đồng là (0,2)(0,2)(0,2)=0,008. Như vậy, độ lệch chuẩn tổn thất của mỗi người
12 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng
HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

sẽ càng giảm khi số người tham gia càng lớn. Theo Luật số lớn, số người tham gia càng lớn (N

 ) thì độ lệch chuẩn sẽ tiến đến 0, điều nầy cũng có nghĩa tổn thất trung bình của mỗi người tiến gần

đến tổn thất kỳ vọng 1 triệu đồng hơn (lưu ý là tổn thất kỳ vọng vẫn không đổi là 1 triệu đồng).

Tham gia quyõ


Xaùc suaát

Khoâng tham gia quyõ

0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000

Toån thaát

Ngoài ra, với số người tham gia càng lớn thì phân phối xác suất tổn thất trung bình mỗi người có
dạng “hình chuông” hơn, vì thế dễ dự báo chính xác hơn. Ví dụ nhiều thành viên có thể gánh
chịu tổn thất trong khoảng 0-100.000 đồng, tổn thất trung bình (kỳ vọng) là 20.000 đồng. Nếu
không tham gia quỹ thì phân phối tổn thất của mỗi thành viên sẽ có dạng đường ghềnh (skew
curve).

Tóm lại, việc tham gia quỹ bảo hiểm đem lại 2 lợi ích: tính bấp bênh trong dự báo tổn thất của
mỗi thành viên không còn lớn (quá lớn hoặc quá nhỏ. Thông qua quỹ bảo hiểm, mỗi thành viên
không chỉ chia sẻ tổn thất (rủi ro) với nhau mà rủi ro của mỗi thành viên cũng sẽ được giảm đi.
Đây chính là “vẻ đẹp” của việc hình thành “quỹ cộng đồng” bảo hiểm, điều này thật sự quan
trọng nhưng không phải ai cũng nhận ra và đánh giá cao.

Thống kê tần suất xảy ra rủi ro


Luật số lớn trở thành cơ sở kỹ thuật quan trọng của bảo hiểm bởi vì nó chỉ ra rằng sự bất khả tiên
liệu sự cố cho mỗi trường hợp riêng lẻ nay trở thành khả tiên liệu khi kết hợp số lớn các trường hợp
tương đồng. Người bảo hiểm, như vậy, có thể đảm bảo một rủi ro hoàn toàn bấp bênh, bất trắc đối
với người được bảo hiểm. Bởi vì, anh ta không chỉ đảm bảo đơn lẻ một rủi ro cá biệt mà trên tổng
thể nhiều rủi ro đảm nhận, anh ta có thể biết được ở mức độ chính xác có thể chấp nhận

13 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

được xác suất xảy ra rủi ro đó. Vấn đề đặt ra là để tính toán được xác suất biến cố được bảo
hiểm, tổ chức bảo hiểm phải dựa trên việc thực hiện công việc thống kê một cách khoa học.

Thống kê cung cấp cho nhà bảo hiểm con số về các lần rủi ro đã xảy ra trong quá khứ và trị giá
của tổn thất. Trên cơ sở đó, nhà bảo hiểm có thể dự báo được mức độ mà anh ta sẽ phải chi trả
cho các rủi ro trong tương lai và tương ứng là số phải đóng góp từ người tham gia bảo hiểm.

Giả sử trong một thời kỳ đủ dài, quan sát và thống kê trên N đối tượng chịu tác động của cùng
một rủi ro X (biến cố X) (như vậy có N người tham gia đóng góp). Số lần xuất hiện biến cố X
(tức xảy ra rủi ro) là n; tổng giá trị tổn thất là S
Tần suất xuất Số lượng biến cố n
F= =
hiện biến cố Kích thước mẫu N

Tổn thất Tổng giá trị tổn thất S


C = =
trung bình Số lần xuất hiện n

Như vậy, trong kỳ đó nếu cùng tham gia chia sẻ tổn thất thì mỗi người phải đóng góp một khoản
là:
S S n
P= = X = CXF
N n N

Nếu N đối tượng nói trên tiếp tục hoạt động đó trong tương lai và giả định rằng các điều kiện tác
động đến rủi ro X không thay đổi thì mỗi người có thể đóng góp một khoản P tương tự ngay từ
đầu kỳ.

Tương tự dựa trên kết quả thống kê kinh nghiệm về rủi ro trong quá khứ, đồng thời phân tích
những biến động có thể có trong tương lai, nhà bảo hiểm có thể dự báo xác suất và mức trầm
trọng của rủi ro. Từ đó tính toán được mức đóng góp của từng người tham gia bảo hiểm.
Mức đóng góp được xác định chính xác hay không tùy thuộc vào dự báo có chính xác hay
không. Mà mức độ chính xác của dự báo phụ thuộc vào: kích thước của mẫu thống kê, thời gian
quan sát và việc nhận dạng chính xác các yếu tố tác động.

Vì vậy, trong quá trình hoạt động lâu dài, nhà bảo hiểm phải theo dõi thường xuyên sự biến động
của các số liệu thống kê nhằm điều chỉnh khi cần thiết phí bảo hiểm phải thu cho phù hợp với
thực tế diễn biến rủi ro tổn thất. Bởi vì số liệu thống kê được trong quá khứ và các sự cố xảy ra
trong tương lai có thể có sự chênh lệch. Để phòng tránh các chênh lệch này, nhà bảo hiểm phải
triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trên đám đông người càng lớn càng tốt.

14 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

Trên thực tế, việc tổ chức thống kê không chỉ thực hiện riêng lẻ bởi từng nhà bảo hiểm mà số
liệu thống kê còn phải được cung cấp bởi các tổ chức thống kê nghề nghiệp hoặc tổ chức thống
kê chung của kinh tế - xã hội. Cách tổ chức thống kê như vậy làm cho con số thống kê càng
chính xác hơn và đảm bảo sự thống nhất về mặt kỹ thuật giữa các nhà bảo hiểm trong cùng một
thị trường. Điều nầy cũng lý giải với một số rủi ro xã hội đặc biệt (thất nghiệp, bệnh nghề
nghiệp,…) tại sao không thể bảo hiểm đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhưng vẫn có thể
được đảm bảo bởi Nhà nước với tư cách là người quản lý toàn bộ xã hội.
3.4. Các vấn đề mang tính nguyên tắc về mặt kỹ thuật của bảo hiểm
Tập hợp số lớn các rủi ro đồng nhất
Tập hợp số lớn các rủi ro
Nội dung của quy luật số đông đã giải thích vì sao người bảo hiểm cần phải tập hợp số lớn các
rủi ro hay tập hợp được số đông người tham gia bảo hiểm. Bởi vì, khi có số đông người tham gia
thì xác suất lý thuyết xảy ra rủi ro tính trên đám đông tổng thể và xác suất xảy ra rủi ro dự kiến
của người bảo hiểm sẽ tiến dần về với nhau và như vậy số tiền mà người bảo hiểm thu trước của
những người tham gia bảo hiểm sẽ đủ bù đắp khi có tổn thất xảy ra. Vấn đề còn lại là làm thế
nào thực hiện yêu cầu này. Người bảo hiểm phải cố gắng tập hợp được số lượng tối đa người
được bảo hiểm và phải thường xuyên tìm kiếm người tham gia mới bởi vì những thành viên cũ
sẽ không tồn tại vĩnh viễn trong cộng đồng: có những hợp đồng bị hủy bỏ, người được bảo hiểm
chết, rủi ro không còn... Cần phải bổ sung "đầu vào" để bù đắp "đầu ra".
Lựa chọn rủi ro
Rủi ro đồng nhất đảm bảo cho việc bù trừ được thực hiện trong điều kiện tốt nhất. Các rủi ro
được gọi là đồng nhất nếu như:
(1). Các rủi ro có cùng một bản chất;
(2). Các rủi ro phải gắn liền với cùng một đối tượng;
(3). Các rủi ro phải có cùng mức trầm trọng.

Nhà bảo hiểm phải đảm bảo tính đồng nhất của rủi ro ngay từ trong khâu thống kê ban đầu nhằm
xác định phạm vi bảo hiểm trong sản phẩm bảo hiểm của mình. Việc đưa một rủi ro vào phạm vi
đảm bảo không chỉ phải xác định được rủi ro đó (tính toán được xác suất, mức trầm trọng) mà
kết quả tính toán đó phải nằm trong một giới hạn nhất định. Nhưng cần phải nhắc lại rằng dù gì
thì số lượng rủi ro trong giới hạn đó phải đủ lớn.

Tiếp đến, khi chấp nhận đảm bảo một rủi ro cụ thể, để đảm bảo đồng nhất của các rủi ro được
bảo hiểm, nhà bảo hiểm sẽ thực hiện như sau:

15 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

 Sắp xếp rủi ro yêu cầu bảo hiểm theo loại mà biểu phí đã xác định. Điều này tạo ra những
nhóm rủi ro với mức phí bảo hiểm tương ứng;
 Giảm phí cho rủi ro tốt hơn mức bình thường;
 Tăng phí cho rủi ro xấu hơn mức bình thường;
 Từ chối đảm bảo cho các rủi ro mà khả năng xảy ra tổn thất gần như chắc chắn.

Với cách làm như trên, quy tắc đồng nhất rủi ro đồng nghĩa với sự lựa chọn các rủi ro bảo hiểm.

Dàn trải rủi ro


Nguyên tắc này chính là thực hiện việc "không đề trứng trong cùng một giỏ". Người bảo hiểm
không thể đảm bảo cho tất cả các nông dân trong cùng một vùng chống rủi ro lũ lụt, cũng như
phải tránh việc ký kết hợp đồng bảo hiểm với tất cả các người được bảo hiểm trong cùng một
thời điểm. Phân tán rủi ro như vậy được thể hiện ở 2 mặt: dàn trải về thời gian và về không gian.
Mặt khác, sự dàn trải còn là dàn trải về giá trị.

Phân chia rủi ro


Sẽ không đủ nếu chỉ thực hiện lựa chọn và phân tán rủi ro mà còn phải tránh việc chấp nhận đảm
bảo cho một rủi ro có giá trị quá lớn. Bởi vì, trong trường hợp tổn thất, phí bảo hiểm thu được
không đủ để bù đắp: không thể chỉ một tổn thất mà có thể đe dọa cả cộng đồng bảo hiểm.

Trong tình huống này, người bảo hiểm chỉ chấp nhận đảm bảo một phần những rủi ro quan trọng
bằng cách thực hiện các kỹ thuật phân chia rủi ro: Đồng bảo hiểm và Tái bảo hiểm.
Đồng bảo hiểm
Định nghĩa
Đồng bảo hiểm là sự phân chia theo tỷ lệ đối với cùng một rủi ro giữa nhiều người bảo hiểm với
nhau qua sơ đồ sau:
Mối quan hệ trong đồng bảo hiểm

Người bảo hiểm A (25%)

Người bảo hiểm B (25%)


Người được bảo hiểm
Người bảo hiểm C (25%)

Người bảo hiểm D (25%)

Như vậy mỗi nhà đồng bảo hiểm chấp nhận một phần trăm nào đó của rủi ro, đổi lại cũng chỉ
nhận được một tỷ lệ tương ứng về phí và cũng phải chỉ trả một tỷ lệ bồi thường như thế.

16 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

Mức chấp nhận


Mức chấp nhận là số tiền tối đa mà một nhà bảo hiểm có thể chấp nhận đảm bảo đối với một rủi
ro nhất định.
Tỷ lệ phần trăm rủi ro được chấp nhận bởi mỗi nhà đồng bảo hiếm tùy thuộc vào các đặc điểm
được xác định trước. Nó bị chi phối bởi khả năng tài chính của mỗi người. Vì thế mỗi người
đồng bảo hiểm phải xác định cho mình một "Mức chấp nhận" hay còn gọi là "Mức ký kết".
Mức chấp nhận này được xác định theo loại và bản chất của rủi ro.
Phương diện pháp lý của đồng bảo hiểm
Về mặt pháp lý, bên mua bảo hiểm phải biết tất cả các nhà đồng bảo hiểm. Khi có tổn thất xảy
ra, anh ta phải thực hiện việc khiếu nại đòi bồi thường đối với mỗi người nói trên. Mỗi người
đồng bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm cho phần của mình và không phải chịu trách nhiệm cho
nhau. Như vậy, đồng bảo hiểm có thể coi là một rủi ro được đảm bảo bởi nhiều hợp đồng dưới
giá. trị.
Phương diện ứng dụng
Trong thực tế, nếu đồng bảo hiểm được thể hiện bằng hàng loạt các hợp đồng riêng lẻ thì rất bất
lợi cho người được bảo hiểm, do đó, chỉ có một hợp đồng duy nhất được thiết lập mang tên của
tất cả các nhà đồng bảo hiểm và các phần rủi ro mà họ chấp nhận đảm bảo. Bản hợp đồng này sẽ
do một trong các đồng bảo hiểm đứng ra đại diện, quản lý trong mối quan hệ với khách hàng.
Người này được gọi là Người bảo hiểm chủ trì hay Tổ chức chủ trì.

Ví dụ: Một rủi ro cần được bảo hiểm có trị giá 2.000.000 USD. Có ba tổ chức tham gia đồng
bảo hiểm. Khả năng của các tổ chức như sau:
 Tổ chức A chủ trì có mức nhân tối đa là 1.000.000 USD;
 Tổ chức B có mức nhân tối đa là 800.000 USD;
 Tổ chức C có mức nhân tối đa là 200.000 USD;

Phí bảo hiểm (phí gộp hay là phí thương mại) là 8.000 USD. Việc phân chia phí bảo hiểm và bồi
thương tổn thất giữa ba tổ chức theo bảng sau:
Đơn vị tính: USD

Số tiền bảo hiểm Phí bảo Số tiền bồi thường


Tổ chức
Mức nhận % hiểm Tổn thất bộ phận Tổn thất toàn bộ
Đồng bảo hiểm A 1.000.000 50 4.000 250.000 1.000.000
Đồng bảo hiểm B 800.000 40 3.200 200.000 800.000
Đồng bảo hiểm C 200.000 10 800 50.000 200.000

17 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

Tổng cộng 2.000.000 100 8.000 500.000 2.000.000

Tái bảo hiểm


Định nghĩa
Tái bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó môt tổ chức bảo hiểm chuyển cho một tổ chức bảo hiểm
khác một phần rủi ro mà anh ta đã chấp nhận đảm bảo. Hay nói một cách chung và dễ hiểu nhất
là: “Tái bảo hiểm là bảo hiểm lại cho bảo hiểm”.

Phương diện pháp lý


Trong tái bảo hiểm, người được bảo hiểm chỉ cần biết nhà bảo hiểm gốc ban đầu và là người duy
nhất chịu trách nhiệm đảm bảo cho rủi ro của mình chứ người được bảo hiểm không cần biết đến
người nhận tái bảo hiểm.

Sự cần thiết phải tiến hành tái bảo hiểm


Các tổ chức nhận bảo hiểm rủi ro cho các bên tham gia bảo hiểm. Đến lượt mình, các tổ chức
nhận bảo hiểm (Người bảo hiểm gốc) cũng trở thành đối tượng được bảo hiểm. Bởi vì, một khi
những tai nạn rủi ro của người được bảo hiểm xảy ra liên tục vượt quá khả năng tài chính của tổ
chức bảo hiểm gốc, sẽ gây khó khăn cho tổ chức đó và có thể đưa đến phá sản. Vì vậy một
nghiệp vụ mới xuất hiện để đảm bảo cho người bảo hiểm – đó là nghiệp vụ tái bảo hiểm.

Như vậy,“tái bảo hiểm là sự bảo hiểm cho những rủi ro mà người bảo hiểm phải gánh chịu”.
Nói cách khác, tái bảo hiểm là quá trình người bảo hiểm chuyển một phần trách nhiệm đã chấp
nhận với người được bảo hiểm cho người bảo hiểm khác bằng cách nhượng lại cho họ một phần
phí bảo hiểm qua hợp đồng tái bảo hiểm.
Sự cần thiết của tái bảo hiểm qua các lý do sau:
 An toàn: một trong những lý do để mua bảo hiểm là người được bảo hiểm muốn giảm bớt lo
âu về sự không chắc chắn của tổn thất. Mua bảo hiểm tạo ra yếu tố an tâm. Tổ chức bảo
hiểm cũng tìm kiếm sự an toàn, an tâm và đạt được những điều này bằng việc tái bảo hiểm.
 Góp phần ổn định tỉ lệ bồi thường: tổ chức bảo hiểm gốc có thể tránh sự biến động trong
các khoản chi bồi thường trong một năm và qua nhiều năm bằng việc tái bảo hiểm.

18 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

Mối quan hệ trong tái bảo hiểm

Người bảo hiểm gốc


Người được bảo hiểm Hợp đồng BH
(Người nhượng TBH )

Hợp đồng TBH

Người tái bảo hiểm


( Người nhận TBH )

Hợp đồng chuyển nhượng TBH

Người tái bảo hiểm


(Người nhận chuyển nhượng tái bảo hiểm)

 Tăng cường khả năng nhận bảo hiểm: tổ chức bảo hiểm có thể có giới hạn về tài chính đối
với mức độ rủi ro mà họ có thể chấp nhận. Vì vậy dịch vụ có thể bị từ chối hay chỉ được
chấp nhận một phần. Bằng cách tái bảo hiểm tổ chức bảo hiểm gốc có khả năng tăng năng
lực của họ để chấp nhận dịch vụ.
 Lợi ích “vĩ mô” trên thị trường bảo hiểm: một lợi ích cuối cùng là chi phí rủi ro được dàn
trải trong toàn thị trường bảo hiểm thế giới. Rất nhiều các tổ chức tái bảo hiểm hàng đầu ở
các nước như: Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Anh. Bằng việc tái bảo hiểm cho các tổ
chức này và một số tổ chức khác, rủi ro không chỉ tác động vào một nền kinh tế mà rủi ro
của một quốc gia được san sẻ trên toàn thế giới.

Phân loại hợp đồng tái bảo hiểm


Căn cứ vào tính chất các loại tái bảo hiểm, toàn bộ các hợp đồng tái bảo hiểm được phân làm ba
loại:
7. Tái bảo hiểm tạm thời hay nhiệm ý;
8. Tái bảo hiểm cố định hay bắt buộc;
9. Tái bảo hiểm dự ước hay mở sẳn;

Tái bảo hiểm tạm thời hay nhiệm ý


Đây là loại hợp đồng dùng để giải quyết việc phân tán rủi ro một cách tạm thời và cũng là một
loại hợp đồng tái bảo hiểm ra đời đầu tiên trong lịch sử tái bảo hiểm.

Hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời có những đặc điểm sau:

19 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

9. Mỗi rủi ro phát sinh muốn được các tổ chức nhận tái bảo hiểm chấp nhận phải tiến hành
một lần thương lượng và như vậy làm phát sinh chi phí lớn.
10. Điều khoản hợp đồng tái bảo hiểm không nhất thiết thống nhất với điều khoản hợp đồng
gốc. Thời hạn bắt đầu và kết thúc trách nhiệm của người nhận tái bảo hiểm có thể không
trùng với trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm gốc. Điều này sẽ dẩn đến bất lợi cho người
bảo hiểm gốc vì nếu rủi ro xảy ra nằm ngoài thời gian có hiệu lực của hợp đồng tái bảo hiểm
thì người bảo hiểm gốc phải gánh chịu toàn bộ tổn thất.
11. Cả tổ chức nhận tái bảo hiểm và tổ chức nhượng tái bảo hiểm đều có quyền tự do lựa chọn:
nhượng hay không nhượng, nhận hay không nhận rủi ro. Hoàn toàn không có sự bắt buộc
nhượng hoặc bắt buộc nhận đối với người bảo hiểm gốc và người nhận tái bảo hiểm. Vì thế
tổ chức nhận tái bảo hiểm có điều kiện để ngiên cứu kỹ và kiểm tra từng rủi ro riêng lẻ
trước khi quyết định chấp nhận hay từ chối rủi ro được đề nghị. Trong khi đó về phía tổ
chức bảo hiểm gốc hoàn toàn bất lợi khi nhượng tái bảo hiểm theo hợp đồng này, nhiều khi
còn bị các tổ chức nhân tái bảo hiểm ép phí.

Tái bảo hiểm cố định hay bắt buộc


 Theo sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, phương pháp tái bảo hiểm cho toàn
bộ tổng lượng rủi ro được bắt đầu áp dụng rộng rãi. Đó là tái bảo hiểm bắt buộc hay còn gọi
là tái bảo hiểm cố định. Trên thực tế, chỉ khi nào trách nhiệm vượt ra ngoài hợp đồng tái
bảo hiểm cố định, người ta mới thu xếp hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời.
 Tính chất của hợp đồng tái bảo hiểm cố định không cho phép tổ chức nhượng tái bảo hiểm
và tổ chức nhận tái bảo hiểm lựa chọn rủi ro.
Hợp đồng tái bảo hiểm cố định mang những đặc điểm sau:
 Có tính chất bắt buộc đối với cả bên nhượng tái bảo hiểm và bên nhận tái bảo hiểm. Khi
phát sinh các dịch vụ qui định, bắt buộc tổ chức nhượng tái bảo hiểm phải có nghĩa vụ
chuyển nhượng, đồng thời các dịch vụ tổ chức chuyển nhượng giao đều bắt buộc tổ chức
nhận tái bảo hiểm có trách nhiệm phải nhận, không được phép từ chối.
 Mang tính chất toàn diện, bao gồm tất cả các loại nghiệp vụ. Mọi nghiệp vụ tổ chức nhượng
tái bảo hiểm nhận bảo hiểm trực tiếp từ những người tham gia bảo hiểm đều có thể thu xếp
chào tái bằng một hợp đồng tái bảo hiểm cố định.
 Hợp đồng mang tính chất lâu dài, thời hạn có thể là một năm hoặc là vô hạn định.
 Khi xét thấy có vấn đề nghi vấn, không còn tiếp tục được nữa thì cả hai bên đều có quyền từ
bỏ hợp đồng nhưng phải được thông báo trước ít nhất là 30 ngày.

20 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

Tái bảo hiểm mở sẳn hay dự ước


Đây là loại tái bảo hiểm kết hợp giữa tái bảo hiểm tạm thời với tái bảo hiểm cố định. Hợp đồng
tái bảo hiểm loại này mang những đặc điểm sau:
 Tổ chức nhượng tái bảo hiểm có quyền tự do lựa chọn, tùy ý tái bảo hiểm theo phương thức
nào nhưng tổ chức nhận tái bảo hiểm bắt buộc nhận mọi dịch vụ mà tổ chức nhượng tái bảo
hiểm chuyển giao.
 Tái bảo hiểm mở sẳn không được áp dụng cho mọi nghiệp vụ tổ chức nhượng nhận bảo
hiểm mà chỉ áp dụng cho một loại nghiệp vụ đặc biệt.
 Kỳ hạn của hợp đồng tái bảo hiểm mở sẳn không nhất thiết phải trùng với kỳ hạn của hợp
đồng bảo hiểm gốc.

Các phương thức tái bảo hiểm


Để tiến hành phân tán rủi ro, các tổ chức bảo hiểm đã vận dụng nhiều phương thức tái bảo hiểm
khác nhau. Có thể chia ra làm hai phương thức tái bảo hiểm khác nhau căn cứ vào việc phân chia
quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng tái bảo hiểm, hai phương thức đó là: tái bảo
hiểm tỷ lệ và tái bảo hiểm không tỷ lệ.

Tái bảo hiểm tỷ lệ


Tái bảo hiểm tỷ lệ là tái bảo hiểm thực hiện việc phân chia rủi ro theo tỷ lệ trên số tiền bảo hiểm.
Người nhận tái bảo hiểm chấp nhận đảm bảo một tỷ lệ phần trăm xác định trên mỗi rủi ro tính
theo số tiền bảo hiểm, nhận phí bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi thường cũng theo tỷ lệ phần
trăm này. Dựa vào thời gian và cách thức xác định tỷ lệ phần trăm của mỗi bên, phương thức tái
bảo hiểm tỷ lệ được chia ra làm hai loại: Tái bảo hiểm số thành và tái bảo hiểm mức dôi.

Tái bảo hiểm số thành: Phương thức tái bảo hiểm số thành là phương thức tái bảo hiểm mà mọi
quan hệ giữa tổ chức nhượng tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm đều được phân chia theo
tỷ lệ phần trăm cố định, tỷ lệ phần trăm này được xác định ngay từ khi ký kết hợp đồng. Việc
phân bổ phí và trách nhiệm bồi thường (nếu có) giữa tổ chức nhượng tái bảo hiểm và tổ chức
nhận tái bảo hiểm đều dựa vào tỷ lệ phần trăm mà hai bên đã thỏa thuận.

Ví dụ: Tổ chức bảo hiểm X trong năm nghiệp vụ n bảo vệ các hợp đồng rủi ro hỏa hoạn của
mình bằng một hợp đồng tái bảo hiểm số thành, được xác định như sau:
 Người nhượng giữ lại 35%;
 Người nhận chịu trách nhiệm 65%;

Trong năm nghiệp vụ đã phát sinh các hợp đồng gốc với số tiền bảo hiểm (STBH), phí bảo hiểm
gốc và thiệt hại phải bồi thường như sau:

21 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

Đơn vị tính: USD


Hợp đồng gốc STBH Phí bảo hiểm gốc Thiệt hại

1 10.000.000 15.000 8.000.000

2 8.000.000 12.000 4.000.000


3 7.000.000 10.500 3.200.000

4 4.000.000 6.000 2.500.000


5 1.700.000 2.550 500.000

Phân chia trách nhiệm về số tiền bảo hiểm:


Phân chia giữa
Hợp STBH
đồng (1.000 Người nhượng tái Người nhận tái
gốc USD)
Tỷ lệ 35% Số tiền Tỷ lệ 65% Số tiền

1 10.000 35% x 10.000 3.500 65% x 10.000 6.500

2 8.000 35% x 8.000 2.800 65% x 8.000 5.200

3 7.000 35% x 7.000 2.450 65% x 7.000 4.550

4 4.000 35% x 4.000 1.400 65% x 4.000 2.600

5 1.700 35% x 1.700 595 65% x 1.700 1.105

Phân chia phí bảo hiểm gốc và số tiền bồi thường:


Đơn vị tính: USD
Phân chia phí bảo hiểm Phân bổ số tiền bồi thường
Hợp
Người Người Người Người
đồng
gốc nhượng tái nhận tái 65% nhượng tái nhận tái 65%
35% 35%
1 5.250 9.750 2.800.000 5.200.000
2 4.200 7.800 1.400.000 2.600.000
3 3.675 6.825 1.120.000 2.080.000

22 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

4 2.100 3.900 875.000 1.625.000


5 892,5 1.657,5 175.000 325.000

Tái bảo hiểm mức dôi


Theo phương thức tái bảo hiểm này trước hết tổ chức nhượng tái bảo hiểm xác định cho mình
một số tiền giữ lại nhất định, ngoài số tiền giữ lại đối với mỗi đơn vị rủi ro, phần vượt quá sẽ
được chuyển giao cho các tổ chức nhận tái bảo hiểm. Trách nhiệm bồi thường của các bên được
tính toán trên cơ sở tỷ lệ giữa số tiền của mỗi bên gánh chịu trên tổng trách nhiệm trong hợp
đồng. Trách nhiệm của mỗi tổ chức nhận tái bảo hiểm được xác định theo bội số lần mức giữ lại
của tổ chức nhượng tái bảo hiểm.

Ví dụ: Tổ chức bảo hiểm Y trong năm nghiệp vụ n bảo vệ các hợp đồng rủi ro hỏa hoạn của
mình bằng một hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi (thặng dư) được xác định như sau:

Mức giữ lại đối với:


 A – Rủi ro thông thường: 1.000.000 UM;
 B – Rủi ro công nghiệp: 500.000 UM;
 C – Rủi ro thương nghiệp: 800.000 UM;

Trách nhiệm của người nhận tái:



Hợp đồng dôi ra thứ nhất: 15 lần;

Hợp đồng dôi ra thứ hai: 20 lần;

Trong năm nghiệp vụ đã phát sinh các hợp đồng gốc với số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm và số
tiền bồi thường như sau:

Đơn vị; 1.000 USD


Số hợp đồng gốc Loại rủi ro STBH Phí gốc Trị giá thiệt hại
1 A 16.000 16 5.000
2 C 10.000 30 8.000
3 A 800 0,8 600
4 B 18.000 90 13.000
5 C 4.000 12 -
6 B 7.000 35 2.000

23 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

Phân chia trách nhiệm về số tiền bảo hiểm:


Đơn vị tính: 1.000 USD
Số Phân chia
Hợp Loại
tiền Người nhượng Mức dôi thứ 1 Mức dôi thứ 2
đồng rủi
bảo
gốc ro Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
hiểm
1 A 16.000 1.000 1/16 15.000 15/16 - -
2 C 10.000 800 0,8/10 9.200 9,2/10 - -
3 A 800 800 1/1 - - - -
4 B 18.000 500 0,5/18 7.500 7,5/18 10.000 10/18
5 C 4.000 800 1/5 3.200 4/5 - -
6 B 7.000 500 0,5/7 6.500 6,5/7 - -

Phân chia phí bảo hiểm:


Đơn vị tính: USD
Hợp Loại Phân chia
đồng rủi Phí bảo hiểm Người Mức dôi thứ Mức dôi thứ
gốc ro nhượng 1 2
1 A 16.000 1.000 15.000 -
2 C 30.000 2.400 27.600 -
3 A 800 800 - -
4 B 90.000 2.500 37.500 50.000
5 C 12.000 2.400 9.600 -
6 B 35.000 2.500 32.500 -
Phân chia số tiền bồi thường:
Đơn vị tính: 1.000 USD
Thiệt hại Phân chia
Hợp đồng Loại rủi
phải bồi Người Mức dôi Mức dôi
gốc ro
thường nhượng thứ 1 thứ 2
1 A 5.000 312,5 4.687,5 -
2 C 8.000 640 7.360 -
3 A 600 600 - -
4 B 13.000 361 5.417 7.222

24 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

5 C - - - -
6 B 2.000 143 1.857 -

Tái bảo hiểm không tỷ lệ


Phương thức tái bảo hiểm không tỷ lệ là phương thức tái bảo hiểm mà việc phân chia trách
nhiệm giữa tổ chức nhượng tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm được dựa trên cơ sở số
tiền bồi thường tổn thất. Phương thức tái bảo hiểm này bao gồm hai phương thức cụ thể:

Tái bảo hiểm vượt mức tổn thất;

Tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn thất.

Tái bảo hiểm vượt mức tổn thất


Theo phương thức tái bảo hiểm này, tổ chức nhượng tái bảo hiểm giữ lại cho mình một số tiền
bồi thường nhất định. Phần thiệt hại vượt quá số tiền bồi thường giữ lại đó tổ chức nhượng sẽ
chuyển cho các tổ chức nhận tái bảo hiểm.

Ví dụ: Công ty nhượng tái bảo hiểm xác định số tiền bồi thường giữ lại là 300.000 USD. Nếu
tổn thất xảy ra nhỏ hơn hoặc bằng 300.000 USD thì công ty nhượng tái bảo hiểm bồi thường
toàn bộ. Nếu tổn thất xảy ra lớn hơn 300.000 USD thì công ty nhượng tái bảo hiểm sẽ bồi
thường 300.000 USD, còn công ty nhận tái bảo hiểm vượt mức bồi thường chịu bồi thường phần
vượt quá 300.000 USD.

Việc phân chia trách nhiệm giữa công ty nhượng tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm
giống như việc phân chia trách nhiệm trong phương thức tái bảo hiểm thặng dư, chỉ khác ở chổ
tái bảo hiểm thặng dư dựa vào số tiền bảo hiểm, còn tái bảo hiểm vượt mức bồi thường dựa vào
số tiền bồi thường.

Trách nhiệm của tổ chức nhận tái bảo hiểm được xếp theo các lớp. Tổ chức nhận tái bảo hiểm
nhận bảo hiểm lớp nào thì khi tổn thất xảy ra sẽ bồi thường theo lớp đó.

Tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn thất


Theo phương thức tái bảo hiểm này tổ chức nhượng tái bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thường
trong trường hợp kết quả toàn bộ nghiệp vụ của tổ chức nhượng tái bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường nhỏ
hơn hoặc bằng tỷ lệ bồi thường nhất định. Phần tỷ lệ bồi thường thực tế vượt quá tỷ lệ bồi thường
giữ lại được tổ chức nhượng tái bảo hiểm chuyển giao cho các tổ chức nhận tái bảo hiểm.

Những tổ chức nhận tái bảo hiểm theo phương thức này không phải chịu trách nhiệm bồi thường
đến một tỷ lệ vô hạn. Mà tùy theo khả năng thực tế, tổ chức nhận tái bảo hiểm có thể nhận bồi
thường trong khoảng tỷ lệ phần trăm nhất định. Khi xảy ra tổn thất sẽ phải bồi thường theo tỷ lệ
nhận tái này. Trong đó tỷ lệ bồi thường được xác định:

25 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

Số tiền bồi thường


Tỷ lệ tổn thất = x 100%
Phí thu

Ví dụ: Có một hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn thất như sau:

Tổ chức nhượng tái bảo hiểm giữ lại cho mình trách nhiệm bồi thường là 60%. Tỷ lệ tổn thất
vượt quá 60% được tái bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm khác. Tổ chức nhận tái bảo hiểm khống
chế trách nhiệm nhận trong khoảng từ 60% - 150%. Với hợp đồng trên, giả sử có hai trường hợp
tổn thất xảy ra:
 Tỷ lệ tổn thất là 90%;
 Tỷ lệ tổn thất là 160%;

Việc phân chia trách nhiệm giữa tổ chức nhượng tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm được
tiến hành như sau:
 Tỷ lệ tổn thất 90%, khi đó:
 Tổ chức nhượng tái bảo hiểm bồi thường 60%;

 Tổ chức nhận tái bảo hiểm bồi thường 30%;

 Tỷ lệ bồi thường 160%, khi đó:


 Tổ chức nhượng tái bảo hiểm bồi thường 60%;

 Tổ chức nhận tái bảo hiểm bồi thường 150% - 60% = 90%;

gánhPhần còn lại: 160% - 150% = 10% tổ chức nhượng tái bảo hiểm chịu trách nhiệm
chịu.

Phí bảo hiểm trả cho tổ chức nhận tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn thất thường được tính dựa
trên cơ sở số liệu thống kê tình hình tổn thất trong 10 năm trước đó để tính ra tỷ lệ tổn thất bình
quân một năm, cộng thêm hệ số an toàn và những chi phí liên quan đến hợp đồng để tổ chức
nhận tái bảo hiểm không bị lỗ.

3.5. Hình thành và quản lý quỹ bảo hiểm


Khoản đóng góp vào quỹ bảo hiểm
Quỹ bảo hiểm được hình thành chủ yếu từ khoản đóng góp của các thành viên tham gia vào quỹ.
Căn cứ quan trọng để xác định được khoản đóng góp này là kỹ thuật thống kê và Luật số lớn.
Nhờ có thống kê và Luật số lớn mà người tổ chức quỹ bảo hiểm có thể ước tính được tổn thất
trong tương lai và phân bổ mức đóng góp của mỗi thành viên.

26 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

Tùy loại hình bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm mà khoản tiền người tham gia bảo hiểm đóng được
gọi là khoản đóng góp hay phí bảo hiểm. Tuy nhiên, dù với tên gọi gì thì xét về bản chất đó vẫn
là nghĩa vụ của người tham gia vào cộng đồng bảo hiểm.

Sau đây chúng ta sẽ cùng xem xét một thuật ngữ phổ biến, nhất là trong bảo hiểm thương mại,
đó là phí bảo hiểm.

Phí bảo hiểm, hiểu một cách khái quát nhất, là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm đóng cho nhà
bảo hiểm để đổi lấy nhữøng cam kết khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Phân loại phí bảo hiểm


Phí thuần
Là khoản tiền bên mua bảo hiểm phải đóng tương ứng với phần tổn thất gánh chịu của thành
viên này trong cộng đồng chia sẻ rủi ro. Khoản đóng góp này còn gọi là phí rủi ro hay phí thuần.
Phí thuần được tính toán bằng cách lấy tần số xuất hiện của các tổn thất nhân với giá trung bình
của tổn thất.

Chẳng hạn có 20.000 người tham gia vào quỹ bảo hiểm hỏa hoạn cho ngôi nhà của họ, mỗi hợp
đồng đảm bảo cho một ngôi nhà có giá trị trung bình 600 triệu đồng. Dựa trên kết quả thống kê,
người ta dự báo có 10 trong số các ngôi nhà sẽ bị cháy hoàn toàn trong thời gian quan sát sắp
tới, quỹ bảo hiểm như vậy dự kiến phải trả 6.000 triệu đồng như đã cam kết. Như vậy số phí
thuần được tính toán như sau:
 Xác suất xuất hiện: 10/20.000 = 0.05%;
 Giá trị trung bình tổn thất : 600 triệu đồng;
 Xác suất xuất hiện*giá trung bình = 0.05%* 600 triệu = 0.3 triệu đồng.

Như vậy mỗi người được bảo hiểm phải đóng 0.3 triệu đồng, tạo được quỹ 6000 triệu đồng để
giải quyết tổn thất trung bình năm như đã dự tính.

Phí thuần có thể được xác định bằng giá trị tuyệt đối hoặc tương đối, nếu giá trị ngôi nhà thay
đổi thì phí thuần có thể tính theo tỷ lệ. Ví dụ ngôi nhà trị giá 800 triệu thì phí thuần sẽ là 0.4
triệu.

Phí thương mại


Là khoản phí được biểu hiện trên biểu phí của các doanh nghiệp bảo hiểm. Phí thương mại bao
gồm phí thuần và các chi phí khác (gọi chung là phí quản lý). Chi phí quản lý gồm:

27 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

 Chi phí ký kết hợp đồng: bao gồm các chi phí có liên quan đến ấn chỉ và tiền hoa hồng cho
các trung gian đã đem dịch vụ về cho doanh nghiệp (môi giới, đại lý). Các doanh nghiệp
không có trung gian vẫn phải có các chi phí, và thường được đưa vào chi phí quản lý;
 Chi phí chung: thường bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp bao
gồm tiền lương nhân viên, tiền thuê trụ sở, cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc….;
 Một phần chi phí doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để đảm bảo khoản lợi tức, cũng như đáp
ứng yêu cầu của luật pháp về khả năng thanh toán.

Phí toàn phần


Là khoản phí bên mua bảo hiểm thanh toán cho nhà bảo hiểm. Tùy theo loại hình bảo hiểm và
chính sách thuế của mỗi quốc gia mà khoản phí thương mại có hoặc không có thuế đi kèm.
Chẳng hạn đối với loại hình bảo hiểm con người thì ở nhiều nước không tính thuế khi tiêu dùng
dịch vụ này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm thuần


Phí bảo hiểm thuần được tính toán phụ thuộc vào tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến tần suất xảy
ra rủi ro và mức độ của tổn thất nếu rủi ro xảy ra. Việc áp dụng kỹ thuật dồn tích hay phân bổ
dẫn đến sự khác nhau trong việc xác định yếu tố có ảnh hưởng đến phí thuần. Đối với loại hình
bảo hiểm áp dụng kỹ thuật dồn tích, một yếu tố quan trọng ngoài rủi ro đó là lãi suất kỹ thuật (lãi
suất tính phí).

Mức phí bảo hiểm thuần sau khi tính toán được áp dụng cho nhóm rủi ro đồng nhất phổ biến (rủi
ro chuẩn), trong trường hợp rủi ro thuộc nhóm rủi ro đồng nhất nhưng xoay quanh nhóm rủi ro
phổ biến (trên chuẩn hoặc dưới chuẩn) thì mức phí sẽ được tính toán điều chỉnh giảm hoặc tăng.

Quản lý quỹ bảo hiểm


Quỹ dự phòng
Bảo hiểm có chức năng quan trọng là phân phối thu nhập dưới hình thái giá trị thông qua việc trả tiền
bảo hiểm cho số ít những người không may gặp rủi ro trong số tất cả những người tham gia vào quỹ.
Để đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời thì quỹ bảo hiểm luôn dành phần lớn để đưa vào quỹ dự
phòng. Việc trích lập dự phòng của quỹ bảo hiểm cũng dựa vào thống kê và quy luật số đông.

Công tác thống kê hỗ trợ cho người quản lý quỹ bảo hiểm ghi chép được các khoản đã thu và dự
kiến được các khoản sẽ phải thanh toán trong tương, từ đó trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ.

28 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

Đầu tư tài chính


Vì bảo hiểm hoạt động bảo hiểm theo nguyên tắc “đóng trước – nhận sau” nên quỹ bảo hiểm sẽ
có thời gian nhàn rỗi, đây chính là cơ sở quan trọng của hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm.
Mặc dù khoản đóng góp của mỗi người là nhỏ nhưng với số đông người tham gia, quỹ bảo hiểm
mà các tổ chức bảo hiểm nắm giữ có thể đạt được quy mô rất lớn. Lúc này, trên thị trường tài
chính, các tổ chức bảo hiểm trờ thành nhà đầu tư “đáng gờm”. Họ không chỉ quản lý quỹ bảo
hiểm mà phát triển nó bằng nguồn thu nhập từ các hoạt động đầu tư tài chính. Từ đó, họ có thể
đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm hoặc có điều kiện làm giảm khoản đóng góp
của mỗi thành viên.

3.6. Các nguyên tắc pháp lý của hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Nguyên tắc trung thực
Đám đông tham gia vào cộng đồng bảo hiểm càng lớn thể hiện nhu cầu bảo hiểm càng tăng theo
đà phát triển của nền kinh tế - xã hội, những người mua bảo hiểm không thể và cũng không cần
biết nhau, họ chỉ biết người quản lý cộng đồng (doanh nghiệp bảo hiểm) là người nhận phí bảo
hiểm và cam kết sẽ bồi thường cho họ khi có rủi ro tổn thất xẩy ra. Hoạt động bảo hiểm thương
mại tạo ra được một sự hoán chuyển rủi ro từ những người được bảo hiểm qua người bảo hiểm
trên cơ sở một văn bản pháp lý: Hợp đồng bảo hiểm. Điều này đã tạo ra một rủi ro mới đe dọa
mối quan hệ giữa 2 bên trên hợp đồng.
 Dịch vụ bảo hiểm thương mại là một lời cam kết, liệu lúc xảy ra tổn thất, doanh nghiệp bảo
hiểm có thực hiện hoặc có khả năng thực hiện cam kết của mình hay không trong khi phí
bảo hiểm đã được trả theo "nguyên tắc ứng trước".
 Ngược lại các rủi ro, tổn thất được bảo hiểm được minh thị rõ ràng trên hợp đồng, liệu có sự
man trá của bên bảo hiểm hay không để nhận hưởng tiền bảo hiểm.

Như vậy, mối quan hệ giữa 2 bên trên hợp đồng bảo hiểm gắn liền với sự tin tưởng lẫn nhau và
điều này đòi hỏi phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản thứ hai: Nguyên tắc trung thực tối đa.

Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm


Quyền lợi có thể được bảo hiểm
Là quyền hợp pháp được mua bảo hiểm. Nói chung, một người nào đó có quyền lợi có thể được
bảo hiểm đối với một đối tượng nào đó (tài sản, trách nhiệm, con người) khi mà thiệt hại của đối
tượng này gây ra thiệt hại về mặt tài chính cho họ.
Căn cứ vào đối tượng được bảo hiểm, quyền lợi có thể được bảo hiểm được thể hiện như sau:

29 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

 Đối với tài sản: được thể hiện ở quan hệ sở hữu, chiếm hữu, khai thác, sử dụng, thuê mượn,
nhận cầm cố thế chấp, quản lý, bảo vệ trông nom tài sản;
 Đối với trách nhiệm: được thể hiện ở nghĩa vụ bồi thường do vi phạm nghĩa vụ trên hợp
đồng hoặc theo quy định của pháp luật gây thiệt hại cho người khác. Quyền lợi có thể được
bảo hiểm đối với trách nhiệm của một người không chỉ là trách nhiệm do bản thân người đó
gây ra mà còn là trách nhiệm do mình sở hữu, quản lý, giám hộ;
 Đối với con người: Mỗi người đều có quyền lợi có thể bảo hiểm không hạn chế với tính
mạng của mình. Ngoài ra, một số quan hệ khác cũng làm xuất hiện quyền lợi có thể được
bảo hiểm. Các quan hệ đó như sau: Quan hệ gia đình (vợ/chồng; cha mẹ/con…), quan hệ
nuôi dưỡng cấp dưỡng;

Chính vì hệ quả này mà trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, nhà bảo hiểm phải kiểm tra xem
giữa Người mua bảo hiểm (người tham gia bảo hiểm) và đối tượng được bảo hiểm có tồn tại
quyền lợi có thể được bảo hiểm hay không để hợp đồng bảo hiểm được coi là hợp pháp.

Kết luận

 Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là Người được bảo hiểm cam đoan trả
một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm nhằm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho
một người thứ 3 nào đó trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ được bồi thường hoặc được một
khoản tiền bảo hiểm trả bởi một bên khác: đó là Người bảo hiểm.

 Hoạt động bảo hiểm tồn tại trong nền kinh tế xã hội như là một tất yếu khách quan.
Nó được coi là một trong những phương thức hữu hiệu nhất nhằm góp phần xử lý các rủi ro
luôn tồn tại trong cuộc sống của con người.

 Thực chất bảo hiểm là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân
phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị nhằm hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm
cho mục đích bù đắp tổn thất do các rủi ro gây ra, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được
thường xuyên và liên tục.

 Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế xã hội, Bảo hiểm đóng vai trò của một công cụ an
toàn. Bên cạnh việc góp phần bù đắp tổn thất qua hoạt động bồi thường, bảo hiểm còn tác
động nâng cao ý thức đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất cho mọi thành viên trong xã hội.

 Trong hệ thống tài chính quốc gia, Bảo hiểm còn đóng vai trò của một trung gian tài
chính, góp phần tập trung và tích tụ vốn, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng.

 Đáp ứng nhu cầu đảm bảo cho các rủi ro khác nhau, bảo hiểm cũng có nhiều loại hình
đa dạng và khác nhau về đặc điểm kinh tế kỹ thuật, về pháp lý và về phương thức quản lý

30 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 3: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM

 Thống kê là cơ sở kỹ thuật quan trọng giúp cho nguyên tắc thứ nhất được đảm bảo.
Thống kê cung cấp cho nhà bảo hiểm con số các rủi ro tổn thất đã xảy ra trong quá khứ và
trị giá của nó nhằm xác định tần suất xảy ra biến cố và giá phí trung bình của rủi ro. Trên
cơ sở đó nhà bảo hiểm biết được mức độ mà anh ta sẽ phải chi trả cho các rủi ro tương ứng
là số phí phải thu từ Người được bảo hiểm.

 Để đáp ứng được yêu cầu của nguyên tắc hoạt động theo quy luật số đông, nhà bảo
hiểm phải đảm bảo các nội dung cơ bản: tập hợp được số lượng lớn các đơn vị rủi ro đồng
nhất, phải dàn trải rủi ro theo không gian và thời gian, phải phân tán rủi ro bằng cách sử
dụng các phương thức tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm.

 Việc hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm do nhà bảo hiểm thực hiện. Khoản đóng
góp trong bảo hiểm thương mại được gọi là phí bảo hiểm. Nhà bảo hiểm quản lý quỹ bảo
hiểm được hình thành thông qua việc trích lập dự phòng và đầu tư tài chính.

 Bên cạnh nguyên tắc số đông, hoạt động bảo hiểm còn phải đảm bảo các nguyên tắc
pháp lý như: nguyên tắc trung thực tối đa và quyền lợi có thể được bảo hiểm./.

HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM


MODULE 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

MODULE 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM


Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
MỤC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

4.1. Tổng quan về hợp đồng bảo hiểm 1. Định nghĩa hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo
4.1.1. Định nghĩa hợp đồng bảo hiểm hiểm cấu thành bởi các yếu tố cơ bản nào?
4.1.1.1. Bộ luật dân sự việt nam
2. Hình thức của một hợp đồng bảo hiểm? Các
4.1.1.2. Bộ luật hàng hải việt nam
văn bản cần lập khi giao kết hợp đồng bảo hiểm?
4.1.1.3. Luật kinh doanh bảo hiểm việt nam
Nội dung cơ bản của từng loại?
4.1.2. Các tính chất của hợp đồng bảo hiểm
4.1.3. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm 3. Hãy trình bày các tính chất của hợp đồng bảo
4.2. Các nguyên tắc thiết lập - thực hiện - hủy hiểm? Trong các tính chất đó, theo anh (chị), tính
bỏ, đình chỉ hợp đồng bảo hiểm chất nào là tính chất riêng có của hợp đồng bảo
4.3. Các yếu tố cấu thành hợp đồng bảo hiểm hiểm?
4.3.1. Các yếu tố liên quan đến rủi ro
4. Hãy định nghĩa "Người bảo hiểm" trên hợp
4.3.2. Phí bảo hiểm
đồng bảo hiểm. Các hình thức khác nhau của
4.3.3. Số tiền bồi thường - trả tiền bảo hiểm
Người bảo hiểm trong thị trường bảo hiểm thương
mại?
5. Hãy định nghĩa “Bên mua bảo hiểm” trên hợp
đồng bảo hiểm. Các bên có liên quan (cho ví dụ
minh họa)?
6. Hãy trình bày các thuật ngữ có liên quan đến yếu
tố "rủi ro" trên một Đơn bảo hiểm.
7. Khi nào người ta gọi là bảo hiểm dưới giá, bảo
hiểm trên giá, bảo hiểm trùng (cho ví dụ minh
họa).
8. Thế nào là bồi thường theo nguyên tắc tỷ lệ? Ý
nghĩa? Hãy cho ví dụ minh họa.
9. Thế nào là chế độ đảm bảo bảo hiểm theo rủi
ro ban đầu? Ý nghĩa? Cho ví dụ minh họa.
10. Thế nào là Miễn thường? Các hình thức của
Miễn thường? Ý nghĩa? Cho ví dụ minh họa.

1|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Câu hỏi thảo luận nhóm


Trước tiên, thời gian tự nghiên cứu, mỗi cá nhân hãy đọc kỹ các bài đọc trong phần tài liệu
cơ sở:
Sau đó, chia thành nhóm từ 5-7 người, thảo luận làm rõ các vấn đề sau:
 Hãy phân tích trường hợp áp dụng của từng hình thức: Giấy chứng nhận bảo hiểm, Đơn
bảo hiểm?
 Tại sao có những loại hình có thể tham gia bảo hiểm trùng, trong khi đó có loại hình khác
lại không thể?
 Khi có rủi ro bảo hiểm xảy ra gây thiệt hại cho Người được bảo hiểm, Người bảo hiểm có
thể có những hình thức bù đắp nào? Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bù đắp?
 Hãy phân biệt Số tiền bồi thường trên Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại và khoản trợ cấp trên
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ?

Tình huống nghiên cứu


Tình huống nghiên cứu 1
Hãy đọc kỹ các bài đọc cơ sở gíáo khoa và bài đọc thêm và trả lời những câu h i sau:
 Có lúc báo chí ở Việt Nam cho rằng “Hợp đồng bảo hiểm có tính khó hiểu là do cố tình
của các doanh nghiệp bảo hiểm”. Điều này theo bạn có đúng hay không? Tai sao đúng/
tại sao không?
 Khung pháp lý về hợp đồng bảo hiểm ở Việt Nam có những điểm nào còn bất cập? Cần
làm gì để hoàn thiện?

Tình huống nghiên cứu 2


Hãy đọc bài báo dưới đây của PV Lê Nga được đăng tải trên báo Thanh Niên gần đây:

Cẩn trọng khi mua bảo hiểm nhân thọ


TAND Tối cao tại TP.HCM hôm qua 5-12-2008 mở phiên xử phúc thẩm vụ tranh chấp tiền
bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ BHNT . Dù chỉ là một trường hợp cụ thể, nhưng qua
đó cho thấy "thượng đế" thường luôn nắm đằng lưỡi.

Vụ kiện giữa nguyên đơn là bà Huỳnh Thị Thảo và bị đơn là Công ty TNHH BHNT
Prudential Việt Nam sau đây gọi tắt là Prudential VN . Theo đơn khởi kiện, ngày 7.2.2006 bà
Thảo mua BHNT của Prudential VN cho con trai là Nguyễn Văn Nghĩa, thời hạn đóng bảo
hiểm 15 năm, giá trị hợp đồng 70 triệu đồng cho sản phẩm “Phú tích lũy định kỳ gia tăng”,
kèm theo sản phẩm bổ trợ “chết và tàn tật” là 80 triệu đồng. Bà Thảo đã đóng tiền được 1
năm 7.590.000 đồng . Tối 5.3.2006, trên đường từ Vĩnh Long về Sa Đéc Đồng Tháp , đến

2|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM

Chiếu theo Bộ luật Dân sự là


đúng
Hợp đồng BHNT này là hợp
đồng dân sự ghi nhận sự thỏa
thuận của các bên. Người mua
bảo hiểm phải có nghĩa vụ đóng
tiền bảo hiểm đúng kỳ hạn. Bên
bảo hiểm phải đền bù khi các
điều kiện bảo hiểm xảy ra như
tai nạn, bệnh tật, tử vong... Các
bên phải tuân thủ các điều kiện
đã thỏa thuận nhưng các thỏa
thuận này phải tuân thủ đúng các
quy định của Bộ luật Dân sự.
Bên cạnh đó, luật quy định các
giao dịch dân sự chỉ vô hiệu khi:
vi phạm điều cấm, trái đạo đức
xã hội, giao dịch giả tạo...

Luật không quy định khi giao kết


hợp đồng mà kê khai không đầy
đủ là vô hiệu. Vì vậy, quy định
này của hợp đồng là không có
giá trị pháp lý. (Luật sư Lê Hồng
Nguyên, Đoàn luật sư TP.HCM).

MODULE 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

cầu Cái Cam Vĩnh Long thì Nghĩa bị tai nạn giao thông, tử vong. Sau đó, bà Thảo yêu cầu
Prudential VN xem xét, đền bù quyền lợi bảo hiểm, nhưng Prudential VN từ chối không đền
bù vì cho rằng hợp đồng bảo hiểm trước đó đã vô hiệu, không có hiệu lực.
Lý do Prudential VN đưa ra là trước khi ký hợp đồng mua bảo hiểm bà Thảo đã vi phạm,
không kê khai trung thực về tình trạng sức kh e của anh Nghĩa. Vì vậy, Prudential VN chỉ trả
lại số tiền bà Thảo đã đóng. Không chấp nhận, bà Thảo đưa vụ việc ra tòa nhờ phân xử.

Tháng 8.2008, vụ kiện được TAND tỉnh Đồng Tháp đưa ra xét xử sơ thẩm. Tòa sơ thẩm áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm để xem xét vụ kiện. Theo tòa, hợp đồng BHNT của bà Thảo đã bị vô hiệu vì theo quy định của Prudential VN thì bà Thảo
phải kê khai đầy đủ, khẳng định rõ “có” hoặc “không” các câu

h i trong phần khai chi tiết về sức kh e, mà cụ thể ở câu số 7 b


: bạn đã, đang có sử dụng ma túy hoặc chất gây nghiện
không?, bà Thảo đánh dấu chéo vào ô "không"; trong khi
ngày 18.12.2001, Trung tâm y tế dự phòng Đồng Tháp ra
thông báo anh Nghĩa bị HIV. HĐXX nhận xét bà Thảo đã vi
phạm phần cam kết, khai không trung thực được quy định tại
điều 18, 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm nên tuyên bác yêu cầu
của bà Thảo đòi Prudential VN bồi thường 150 triệu đồng.

Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX nhận định bà Thảo mua
BHNT không phải vì mục đích kinh doanh, nên đây chỉ là hợp
đồng dân sự. Việc Tòa sơ thẩm áp dụng Luật Kinh doanh bảo
hiểm xem xét vụ kiện là không phù hợp. Tòa phúc thẩm cũng
cho rằng, quy định ghi trong hợp đồng “nếu kê khai không
trung thực... thì hợp đồng sẽ vô hiệu” là vi phạm pháp luật.
Bởi lẽ, hợp đồng chỉ vô hiệu khi vi phạm các điều cấm của
pháp luật, được quy định trong Bộ luật Dân sự. Ngoài những
lý do trên, do bản án sơ thẩm còn có những vi phạm tố tụng
khác nên HĐXX tuyên hủy án sơ thẩm để xét xử lại.

Theo lãnh đạo một công ty bảo hiểm, quy định ràng buộc
trong mẫu hợp đồng tranh chấp tại phiên tòa được rất nhiều
các công ty bảo hiểm sử dụng. Vì vậy, từ kết quả của vụ kiện
này, rất có thể nhiều công ty bảo hiểm sẽ phải điều chỉnh mẫu hợp đồng, liên quan đến hàng
vạn khách hàng.

3|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Yêu cầu
(10) Hãy nêu và giải thích quan điểm của cá nhân anh/chị đối với vụ việc trên.

(11) Từ đó, anh/chị có đề xuất gì đối với khung pháp lý về hợp đồng bảo hiểm thương mại
ở Việt Nam?

Giáo khoa: Hợp đồng bảo hiểm


4.1. Tổng quan về hợp đồng bảo hiểm
Định nghĩa Hợp đồng bảo hiểm
Theo Bộ Luật Dân Sự năm 2005

Hợp đồng dân sự: Hợp đồng dân sự là sự th a thuận giữa các bên về việc xác lập thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hợp đồng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm là sự th a thuận giữa các bên, theo đó bên mua
bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm
cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Điều 567 BLDS 2005 .

Sự kiện bảo hiểm: Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên th a thuận hoặc
do pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm
cho bên được bảo hiểm hoặc người nhận thế chấp tài sản trong trường hợp tài sản được
bảo hiểm bị thế chấp – Điều 346 BLDS 2005 Điều 571 BLDS 2005 .

Theo Bộ Luật Hàng Hải năm 2005


 Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người
bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc
trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng.
 Rủi ro hàng hải là những rủi ro xảy ra liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các
rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ,
ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi
ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm Điều 224 .

Theo Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm năm 2000


Ở Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm,
theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền
bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm. Điều 12

4|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Tính chất của hợp đồng bảo hiểm


Hợp đồng bảo hiểm có một số tính chất chung trong khuôn khổ những quy định của luật pháp
về hợp đồng dân sự, ngoài ra, nó còn có một số tính chất riêng biệt gắn liền với đặc trưng
kinh tế - kỹ thuật ngành bảo hiểm. Cụ thể như sau:

Hợp đồng bảo hiểm mang tính tương thuận


Hợp đồng bảo hiểm được thiết lập dựa trên sự chấp thuận của cả đôi bên trên nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng, tự do giao kết trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội.

Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ


Các bên ký kết đều có quyền và nghĩa vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và
ngược lại. Người bảo hiểm phải đảm bảo cho các rủi ro còn người được bảo hiểm phải trả phí
bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm có tính chất may rủi


Nếu không tồn tại rủi ro sự kiện bảo hiểm thì không có việc giao kết cũng như tồn tại hiệu lực
của Hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm có tính chất tin tưởng tuyệt đối
Mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người bảo hiểm được thiết lập trong tình trạng tạo ra rủi
ro cho nhau. Do đó, để tồn tại và có thể thực hiện thì hai bên phải có sự tin tưởng lẫn nhau. Tính
chất tin tưởng tuyệt đối và nguyên tắc trung thực tối đa chỉ là hai mặt của cùng một vấn đề.

Hợp đồng bảo hiểm cóù tính chất phải trả tiền
Mối quan hệ quyền và nghĩa vụ giữa hai bên thể hiện ở mối quan hệ tiền tệ. bên mua bảo
hiểm có nghĩa vụ trả tiền phí bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm khi có
sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Hợp đồng bảo hiển có tính chất gia nhập


Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng theo mẫu. Quy tắc bảo hiểm nội dung chính của Hợp
đồng do người bảo hiểm soạn thảo trước, bên mua bảo hiểm sau đọc thấy phù hợp với nhu
cầu của mình thì gia nhập vào.

Hợp đồng bảo hiểm có tính dân sự - thương mại hỗn hợp
Bên mua bảo hiểm có thể là một thể nhân hoặc pháp nhân dân sự hay thương mại, người bảo
hiểm cũng có thể là một pháp nhân dân sự hội tương hổ hay thương mại công ty bảo hiểm .
Do đó, mối quan hệ giữa họ, cụ thể là hợp đồng bảo hiểm sẽ có thể có tính dân sự hay thương
mại thuần túy hoặc dân sự - thương mại hỗn hợp.

Hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm


Hợp đồng bảo hiểm để có giá trị thì phải đảm bảo các quy định của pháp luật như sau:
 Được giao kết bởi những người có năng lực hành vi dân sự;

5|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

 Mục đích, nội dung không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
 Hai bên giao kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện;
 Hình thức hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Khả năng của các bên


Về phía người bảo hiểm, vấn đề này trở nên đơn giản và có thể gọi là một lần cho tất cả.
Công ty bảo hiểm phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, khả năng hoạt động kinh doanh
bảo hiểm do Bộ Tài chính cấp để có thể tiến hành một hoặc vài loại hình bảo hiểm nhất định
và tất nhiên, phải hoàn thành các thủ tục đăng ký hành chính cần thiết.
Về phía bên mua bảo hiểm, các quy định của luật pháp chung có liên quan đến năng lực hành
 dân sự của cá nhân và năng lực pháp luật dân sự của các pháp nhân được áp dụng. Ví dụ:
những cam kết bởi những vị thành niên, người tâm thần, những người mất năng lực hành vi
dân sự khác theo pháp luật quy định đều có thể bị hủy b .

Mục đích, nội dung của Hợp đồng bảo hiểm


Mục đích của hoạt động bảo hiểm là nhằm đảm bảo cho các đối tượng tài sản, con người,
trách nhiệm dân sự, các đối tượng khác theo luật định) đặt trong tình trạng chịu hiểm họa, do
đó, sự hiện hữu của các đối tượng hay quyền lợi có thể bảo hiểm là một trong những điều
kiện đảm bảo cho hiệu lực của hợp đồng.

Sự chấp thuận của các bên


Hiệu lực của hợp đồng có thể bị hủy b nếu như việc chấp thuận giao kết giữa hai bên có sự
lầm lẫn, bị cưỡng bức và gian lận.
Đặc biệt, sự gian lận luôn là điều bận tâm của nhà bảo hiểm bởi vì khi chấp bút chấp nhận rủi
ro họ có thể bị lừa dối trong đánh giá rủi ro bởi bên mua bảo hiểm không trung thực trong
việc khai báo.

4.2. Thiết lập - Thực hiện - đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm
4.2.1. Thiết lập hợp đồng
Những người có liên quan
Hợp đồng bảo hiểm được giao kết bởi hai bên: nhà bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Nhà bảo
hiểm là các pháp nhân đứng ra nhận bảo hiểm cho các đối tượng đang đặt trong tình trạng
chịu hiểm họa và với các hình thức pháp lý được pháp luật quy định. Riêng đối với bên mua
bảo hiểm, việc giao kết thực hiện hợp đồng bảo hiểm có thể có liên quan đến nhiều người:
người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng.

6|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Người mua bảo hiểm


Trên các văn bản quy tắc bảo hiểm hiện áp dụng ở Việt Nam người mua bảo hiểm còn được
gọi là Người tham gia bảo hiểm. Đó chính là người đứng ra giao kết hợp đồng và có nghĩa vụ
phải trả phí bảo hiểm.

Người được bảo hiểm


Hiểu theo nghĩa rộng đó là một bên trên hợp đồng bảo hiểm, hiểu theo nghĩa hẹp đó là người
mà tính mạng hoặc tài sản của họ bị rủi ro đe doạ và được đảm bảo bởi Nhà bảo hiểm.

Người thụ hưởng


Là người được hưởng tiền bảo hiểm trả hay bồi thường trong trường hợp có sự kiện bảo hiểm
xảy ra.
Trong đa số trường hợp, những tính chất khác nhau của 3 người nói trên được tập trung ở một
người duy nhất nhưng cũng có không ít trường hợp, người mua bảo hiểm, người được bảo
hiểm, người thụ hưởng có thể là những người khác nhau, mỗi người hành động theo tính chất
riêng của mình và mối quan hệ giữa họ cũng phải được quy định bởi pháp luật nhất là trong
bảo hiểm con người .

Quyền lợi có thể được bảo hiểm


Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền hợp pháp được mua bảo hiểm. Nói chung một
người nào đó có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với một đối tượng nào đó tài sản, trách
nhiệm, con người khi mà thiệt hại của đối tượng này gây ra thiệt hại về mặt tài chính cho họ.
Căn cứ vào đối tượng được bảo hiểm, quyền lợi có thể được bảo hiểm được thể hiện như sau:
 Đối với tài sản: được thể hiện ở quan hệ sở hữu, chiếm hữu, khai thác, sử dụng, thuê
mượn, nhận cầm cố thế chấp, quản lý, bảo vệ trông nom tài sản.
 Đối với trách nhiệm: được thể hiện ở nghĩa vụ bồi thường do vi phạm nghĩa vụ trên hợp
đồng hoặc theo quy định của pháp luật gây thiệt hại cho người khác. Quyền lợi có thể
được bảo hiểm đối với trách nhiệm của một người không chỉ là trách nhiệm do bản thân
người đó gây ra mà còn là trách nhiệm do mình sở hữu, quản lý, giám hộ.
 Đối với con người: Mỗi người đều có quyền lợi có thể bảo hiểm không hạn chế với tính
mạng của mình. Ngoài ra, một số quan hệ khác cũng làm xuất hiện quyền lợi có thể được
bảo hiểm. Các quan hệ đó như sau: Quan hệ gia đình vợ/chồng; cha mẹ/con… , quan hệ
nuôi dưỡng cấp dưỡng; quan hệ lao động và quan hệ tín dụng người đi vay và người cho
vay).

Chính vì hệ quả này mà trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, nhà bảo hiểm phải kiểm tra xem
giữa Người mua bảo hiểm người tham gia bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm có tồn tại
quyền lợi có thể được bảo hiểm hay không để hợp đồng bảo hiểm được coi là hợp pháp.

7|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Khai báo rủi ro khi giao kết hợp đồng


Nghĩa vụ đầu tiên của người mua bảo hiểm người tham gia bảo hiểm là phải cung cấp cho
bên bảo hiểm đầy đủ các thông tin cần thiết có liên quan đến đối tượng bảo hiểm mà anh ta
biết để bên bảo hiểm có thể đánh giá được rủi ro yêu cầu bảo hiểm, làm cơ sở cho việc th a
thuận tiếp theo đó. Việc khai báo rủi ro và yêu cầu bảo hiểm cho rủi ro đó được thực hiện trên
mẫu in sẵn do nhà bảo hiểm cung cấp gọi là Giấy yêu cầu bảo hiểm.

Trung thực tuyệt đối


Mối quan hệ giữa người bảo hiểm và bên mua bảo hiểm được thiết lập trong tình trạng tạo ra
những nghi vấn cho nhau, những nghi vấn đó là:

Về phía bên mua bảo hiểm: nghi vấn lớn nhất của họ là khi sự kiện bảo hiểm xảy ra,
doanh nghiệp bảo hiểm có tiến hành trả tiền hoặc bồi thường kịp thời và th a đáng không?


Về phía doanh nghiệp bảo hiểm: họ cũng có những nghi vấn khi chấp nhận bảo hiểm cho
một rủi ro nào đó. Bởi vì, người mua bảo hiểm thường có xu hướng khai báo rủi ro khi
giao kết hợp đồng bảo hiểm thấp hơn mức độ thực tế, và nhà bảo hiểm không thể loại trừ
nguy cơ đạo đức từ phía người mua bảo hiểm khi họ yêu cầu trả tiền hoặc bồi thường khi
có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Vì vậy, trên các văn bản pháp luật đều có quy định trách nhiệm cung cấp thông tin và khai
báo rủi ro của các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng bảo hiểm. Đồng thời, các văn bản
pháp luật cũng quy định những biện pháp trừng phạt nếu một trong các bên vi phạm quy định
về khai báo rủi ro hoặc cung cấp thông tin.

Chấp nhận bảo hiểm


Việc điền và ký vào giấy yêu cầu bảo hiểm có thể coi như là việc đưa ra một đề nghị giao kết
hợp đồng của bên người được bảo hiểm. Theo thông lệ bảo hiểm quốc tế, nếu như người mua
bảo hiểm yêu cầu, trước khi cấp đơn bảo hiểm, nhà bảo hiểm có nghĩa vụ cấp cho người mua
bảo hiểm văn bản về việc chấp nhận giao kết hợp đồng. Dù có phải trả lời chấp nhận bảo
hiểm bằng văn bản hay không, nhà bảo hiểm, sau khi nhận giấy yêu cầu bảo hiểm và phí bảo
hiểm, phải cấp đơn bảo hiểm trong thời gian nhanh nhất để đảm bảo quyền lợi cho bên mua
bảo hiểm.

Nội dung của Hợp đồng bảo hiểm


Pháp luật về bảo hiểm của các nước thông thường quy định rằng: hợp đồng bảo hiểm phải
được lập bằng văn bản và Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc Đơn bảo hiểm là bằng chứng của
việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.

8|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Giấy chứng nhận bảo hiểm hay Đơn bảo hiểm đã được cấp và có hiệu lực trên cơ sở người
bảo hiểm đã thu phí bảo hiểm.

Dù thể hiện dưới hình thức nào trong hai hình thức trên thì một hợp đồng bảo hiểm phải có
những nội dung cơ bản sau:

 Nơi, ngày tháng và giờ cấp đơn bảo hiểm;

 Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, người được bảo hiểm và người được hưởng
quyền lợi bảo hiểm;
 Những rủi ro được bảo hiểm;
 Điều kiện bảo hiểm;
 Số tiền bảo hiểm;
 Phí bảo hiểm và cách thức nộp phí;
 Nơi và các thức bồi thường hay trả tiền bảo hiểm;
 Những loại trừ.

Đơn bảo hiểm


Một đơn bảo hiểm bao giờ cũng bao gồm hai phần riêng biệt: Các điều kiện riêng và các điều
kiện chung.
 Điều kiện riêng bao gồm các điều khoản thể hiện các điều kiện đặc thù gắn liền với từng
rủi ro mà nhà bảo hiểm chấp nhận đảm bảo: ngày ký kết, tên và địa chỉ các bên, tài sản
được bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng...
 Các điều kiện chung của đơn bảo hiểm thường thể hiện những điều kiện ràng buộc chung
cho mọi hợp đồng của cùng một loại hình bảo hiểm: Mục đích của hợp đồng hay phạm vi
các rủi ro được bảo hiểm, loại trừ, nghĩa vụ của các bên, những quy định về tố quyền và
tranh chấp.

Hiện nay ở Việt Nam, hình thức đơn bảo hiểm thường áp dụng cho các loại bảo hiểm hàng
hải, bảo hiểm xây lắp...

Giấy chứng nhận bảo hiểm


Giấy chứng nhận bảo hiểm được phát hành bao giờ cùng với sự đính kèm của một văn bản
quy tắc bảo hiểm của loại hình bảo hiểm đó và nội dung của hai phần này cũng giống như
mặt trước và mặt sau của đơn bảo hiểm.

9|Page Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Giấy chứng nhận bảo hiểm là hình thức được áp dụng phổ biến ở Việt Nam cho các loại hình
bảo hiểm con người, xe cơ giới...

Thời hiệu của hợp đồng bảo hiểm


Thời hiệu của hợp đồng bảo hiểm là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó, các chủ thể người
bảo hiểm, bên mua bảo hiểm được hưởng quyền, được miễn trừ nghĩa vụ hoặc mất quyền
khởi kiện về quyền và nghĩa vụ đối với nhau trên hợp đồng bảo hiểm đó. Theo quy định hiện
hành, thời hiệu gồm có các loại sau:

 Thời hiệu hưởng quyền trên hợp đồng bảo hiểm;


 Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ;
 Thời hiệu khởi kiện.

4.2.2. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm


Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm bên bên mua bảo hiểm có những nghĩa vụ
chính như sau:
Ở Trả phí bảo hiểm;
Ở Phòng ngừa thiệt hại và thông báo sự gia tăng rủi ro hoặc hoàn cảnh thay đổi trong quá
trình thực hiện hợp đồng;
Ở Thông báo thiệt hại.

Trả phí bảo hiểm


Phí bảo hiểm là khoản tiền mà người mua bảo hiểm phải nộp cho tổ chức bảo hiểm để được
hưởng tiền bảo hiểm hoặc tiền bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Mức phí bảo hiểm do 2
bên th a thuận hoặc có thể do bên bảo hiểm qui định trước. Thời hạn nộp phí bảo hiểm có thể do
th a thuận hoặc do luật pháp quy định trong trường hợp bảo hiểm bắt buộc . Việc thanh toán phí
bảo hiểm thường là một lần vào lúc giao kết hợp đồng, đôi lúc, được thanh toán nhiều kỳ.

Trong trường hợp người mua bảo hiểm chậm thực hiện nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm khi đến kỳ
nộp phí theo th a thuận, nhà bảo hiểm được quyền ấn định một thời gian để bên mua đóng phí
bảo hiểm, nếu hết thời hạn đó mà người mua bảo hiểm vẫn không đóng phí bảo hiểm, hiệu
lực của hợp đồng bảo hiểm sẽ tự động chấm dứt.

Phòng ngừa thiệt hại và thông báo gia tăng rủi ro
Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải tuân thủ các điều kiện
ghi trong hợp đồng. Một trong những điều kiện, nghĩa vụ luôn được ghi trong hợp đồng và

10 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

hơn nữa được luật định đó là nghĩa vụ thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại, tất
nhiên, trong khả năng có thể của bên mua bảo hiểm. Vì vậy, đôi lúc người ta gọi là nghĩa vụ
"mẫn cán hợp lý".

Cũng theo quy định của pháp luật, nếu như bên mua bảo hiểm có lỗi không thực hiện các biện
pháp phòng ngừa thiệt hại, thì bên bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để bên mua bảo
hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn mà các biện pháp phòng ngừa vẫn không
thực hiện thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc không trả
tiền bảo hiểm khi thiệt hại xảy ra do các biện pháp phòng ngừa đã không được thực hiện.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm người mua bảo hiểm còn có nghĩa vụ
phải thông báo cho người bảo hiểm về tình hình thay đổi nếu có của rủi ro so với những
thông tin đã cung cấp ban đầu khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, đặc biệt là tình trạng gia tăng
rủi ro. Việc thông báo hoàn cảnh mới của rủi ro giảm hoặc tăng) có thể coi như là việc đưa ra
một đề nghị mới của người mua bảo hiểm. Đề nghị mới này không làm thay đổi hoặc chấm
dứt hợp đồng cũ đã giao kết nếu như bên mua bảo hiểm không nêu điều kiện mới đòi giảm
phí khi rủi ro giảm hoặc phía người bảo hiểm không nêu điều kiện để chấp nhận đề nghị mới
này đòi tăng phí khi rủi ro tăng). Ngược lại, hợp đồng có thể bị thay đổi hoặc hủy b bằng một
số thủ tục và trong thời hạn mà hai bên th a thuận. Nếu như bên mua bảo hiểm không thực
hiện nghĩa vụ thông báo tình trạng thay đổi rủi ro hoặc rủi ro mới phát sinh thì nhà bảo hiểm
có thể áp dụng các biện pháp chế tài tương tự như việc cung cấp thông tin không chính xác
khi giao kết hợp đồng.

Thông báo thiệt hại


Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm dẫn đến phát sinh thiệt hại, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ phải
thông báo ngay cho nhà bảo hiểm biết trong thời hạn nhanh nhất và bằng cách có thể có
được, sau đó, mới tiến hành lập thủ tục yêu cầu bồi thường gửi cho phía nhà bảo hiểm.

Việc không tôn trọng các thời hạn nói trên sẽ dẫn đến việc mất quyền được bồi thường hoặc
được trả tiền bảo hiểm, cần lưu ý rằng phía nhà bảo hiểm chỉ có thể áp dụng biện pháp truất
quyền khi chứng minh được rằng có thiệt hại phát sinh từ sự chậm trễ thông báo thiệt hại.

Quyền và nghĩa vụ của Nhà bảo hiểm


Nghĩa vụ bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm
Bởi cam kết của mình, Nhà bảo hiểm có nghĩa vụ chính là phải bồi thường hoặc trả tiền bảo
hiểm trong các trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm dẫn đến tổn thất cho người được bảo
hiểm như đã ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Nếu như hợp đồng bảo hiểm không đưa ra thời
hạn thì người bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm trong thời hạn theo quy định của pháp luật, kể

11 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm. Trong trường hợp chậm
thực hiện nghĩa vụ trả tiền đó thì người bảo hiểm phải trả cả lãi đối với số tiền chậm trả theo
lãi suất nợ quá hạn do ngân hàng nhà nước Việt nam quy định tại thời điểm trả tiền bảo hiểm
tương ứng với thời gian chậm trả.

Nghĩa vụ thông tin


Nghĩa vụ của nhà bảo hiểm là phải cung cấp đầy đủ và giải thích mọi thông tin cần thiết có
liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm, liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp các
điều khoản của hợp đồng bảo hiểm không rõ ràng, thì mọi giải thích sẽ theo hướng bảo vệ
quyền lợi của người được bảo hiểm, có nghĩa là có thể bất lợi cho nhà bảo hiểm.

Quyền của Nhà bảo hiểm


Quyền thu phí bảo hiểm: Đổi lấy việc cam kết trả tiền bảo hiểm, nhà bảo hiểm có quyền thu
phí bảo hiểm và có đầy đủ năng lực pháp lý thực hiện các biện pháp trừng phạt nếu bên mua
bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ trả phí hay các nghĩa vụ khác quy định trên hợp đồng:
đình chỉ, hủy b , chế tài, thu thêm phí...

Quyền cầu hoàn thế quyền đòi lại người thứ ba : Trong trường hợp có sự kiện bảo hiểm xảy
ra mà tổn thất của người được bảo hiểm là do lỗi của người thứ ba khác gây ra, nếu nhà bảo
hiểm đã tiến hành bồi thường cho người được bảo hiểm hay trả tiền cho người thụ hưởng thì
anh ta có "quyền cầu hoàn" lại từ người thứ ba số tiền mà mình đã trả. Để thực hiện được
quyền đó, nhà bảo hiểm có quyền yêu cầu phía người được bảo hiểm người thụ hưởng cung
cấp mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng cần thiết có liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba
gây ra thiệt hại. Trong mọi trường hợp, số tiền "cầu hoàn" không bao giờ vượt quá số tiền mà
nhà bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm người thụ hưởng .
1.2.3. Đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm có thể bị đình chỉ, hủy b trước thời hạn đã th a thuận. Khi hợp đồng bị
hủy b , thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, còn khi hợp đồng bị đình chỉ thì
hợp đồng chấm dứt vào thời điểm mà bên vi phạm nhận được thông báo đình chỉ của bên có
quyền đơn phương đình chỉ.
Đình chỉ mặc nhiên
Do không còn rủi ro: trường hợp đối tượng bảo hiểm tài sản, tính mạng... bị tổn thất toàn bộ
do một sự cố không được bảo hiểm.
Do một trong hai bên chủ thể của hợp đồng không còn năng lực pháp luật dân sự.

12 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Đình chỉ, hủy bỏ do hai bên vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng
 Bởi nhà bảo hiểm: Nhà bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ, hủy b hợp đồng nếu bên
mua bảo hiểm vi phạm các nghĩa vụ đã th a thuận trên hợp đồng hay được quy định bởi
pháp luật như: nghĩa vụ đóng phí, nghĩa vụ phòng ngừa thiệt hại, nghĩa vụ khai báo rủi
ro...

 Bởi bên mua bảo hiểm: Trường hợp rủi ro giảm và người bảo hiểm từ chối không giảm
phí.

Trong các trường hợp đơn phương đình chỉ hợp đồng, bên đơn phương đình chỉ phải thông
báo cho bên kia biết, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì theo luật định, chính người
này lại phải bồi thường cho phía bên kia.
Đình chỉ hủy bỏ do thỏa thuận giữa hai bên
Thông thường gắn liền với trường hợp thay đổi tình trạng cá nhân, gia đình hay nghề nghiệp
và th a thuận trước trên hợp đồng như: thay đổi chổ ở, công tác, thay đổi nghề nghiệp, thay
đổi quyền sở hữu...

4.3. Các yếu tố cấu thành hợp đồng bảo hiểm


Bảo hiểm phải chứa đựng 3 yếu tố cơ bản: Rủi ro, phí bảo hiểm, một khoản tiền bồi thường
hoặc tiền bảo hiểm . Và đó cũng chính là 3 yếu tố cấu thành hợp đồng bảo hiểm.
4.3.1. Các yếu tố có liên quan đến rủi ro
Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm là những đối tượng đặt trong tình trạng chịu hiểm họa mà vì nó, một
người người có quyền lợi có thể bảo hiểm phải tham gia vào một loại hình bảo hiểm nào đó.

Các đối tượng có thể bị tổn thất do các hiểm họa và vì vậy cần được bảo hiểm có thể là: con
người tính mạng, thân thể, sức kh e , tài sản và trách nhiệm dân sự phát sinh do quy định của
pháp luật.

Sự tồn tại của đối tượng bảo hiểm cũng chính là sự hiện diện của rủi ro bảo hiểm, một trong
những điều kiện đảm bảo hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

13 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm


Giá trị bảo hiểm: là trị giá bằng tiền của tài sản được bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm tùy thuộc
vào đơn bảo hiểm mà có thể được ghi hay không được ghi.
Số tiền bảo hiểm: là một phần hay toàn bộ giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản . Trong
mọi trường hợp số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm bồi thường hay trả tiền tối đa của
người bảo hiểm trong một vụ hoặc một năm tổn thất.

Mối quan hệ giữa số tiền bảo hiểm, giá trị bảo hiểm: Trên đơn bảo hiểm tài sản, thông thường
đều có biểu hiện của số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm. Mối quan hệ giữa chúng có thể có
những trường hợp sau:
Bảo hiểm đúng giá: khi số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm. Đây là trường hợp lý tưởng
nhất;
Bảo hiểm dưới giá: khi số tiền bảo hiểm nh hơn giá trị bảo hiểm;
Bảo hiểm trên giá: khi số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm;
Bảo hiểm trùng: khi tài sản được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểm với cùng điều kiện
bảo hiểm và tổng số tiền bảo hiểm trên các hợp đồng đó lớn hơn nhiều lần so với giá trị bảo
hiểm. Nói chính xác hơn đây là trường hợp bảo hiểm trên giá do bảo hiểm trùng.

Bên mua bảo hiểm về nguyên tắc mà nói, không thể kiếm lời trên hợp đồng bảo hiểm, do đó,
bảo hiểm trên giá hoặc bảo hiểm trên giá do bảo hiểm trùng cố ý đều bị cấm bởi luật pháp
của các quốc gia.
Phạm vi bảo hiểm

Là phạm vi giới hạn những rủi ro mà theo th a thuận, nếu những rủi ro đó xẩy ra đối với đối
tượng bảo hiểm, người bảo hiểm phát sinh trách nhiệm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm .

Trên các đơn bảo hiểm hoặc quy tắc chung bảo hiểm , các trường hợp được bảo hiểm được
trình bày trong điều khoản "Phạm vi bảo hiểm" và điều khoản "Loại trừ" và thông thường rủi
ro được bảo hiểm được trình bày dưới góc độ nguyên nhân phát sinh, còn góc độ thời gian và
không gian xảy ra rủi ro thường được trình bày ở các điều khoản khác.

4.3.2. Phí bảo hiểm


Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để người bảo
hiểm đảm bảo cho rủi ro của mình.

Phí bảo hiểm chính là giá cả của dịch vụ bảo hiểm. Tùy thuộc vào tính chất của tổ chức bảo
hiểm tham gia vào mà phí được gọi "phí" hay "khoản đóng góp"

14 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Trong thực tế, phí bảo hiểm có thể được ấn định bởi pháp luật trong trường hợp bảo hiểm bắt
buộc hoặc bởi sự th a thuận giữa hai bên: người bảo hiểm và bên mua bảo hiểm mà thông
thường là căn cứ vào "biểu phí" do người bảo hiểm soạn thảo trước biểu hiện của tính chất
"gia nhập" .

4.3.3. Bồi khoản bởi Nhà Bảo hiểm


Khái niệm
Bồi khoản là khoản tiền mà người bảo hiểm phải bồi thường cho Người được bảo hiểm hoặc
trả tiền cho người thụ hưởng khi rủi ro, tổn thất hoặc các trường hợp bảo hiểm khác theo th a
thuận xẩy ra đối với đối tượng bảo hiểm.

Bồi khoản thể hiện trách nhiệm của người bảo hiểm được thực hiện như đã cam kết với bên
mua bảo hiểm trên hợp đồng, thể hiện trực tiếp tác dụng của bảo hiểm: khắc phục khó khăn
tài chính, tái lập lại các quá trình sản xuất và sinh hoạt. Tùy thuộc vào loại hình bảo hiểm mà
người ta sử dụng các từ ngữ khác nhau: "Số tiền bồi thường" cho các loại hình bảo hiểm thiệt
hại tài sản, trách nhiệm dân sự , "tiền bảo hiểm" hoặc “số tiền bảo hiểm” cho các loại bảo
hiểm con người.

Ngoại trừ một vài loại hình bảo hiểm đặc biệt bảo hiểm cứu trợ, bảo trợ pháp lý với bồi
khoản là một dịch vụ cụ thể dịch vụ vận chuyển, dịch vụ pháp lý , tất cả các loại hình còn lại,
về nguyên tắc, bồi khoản phải là một khoản tiền nhất định xem lại tính chất phải trả tiền .

Các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền bồi thường (hoặc Tiền bảo hiểm được trả)
Khi xảy ra rủi ro tổn thất hoặc các trường hợp được bảo hiểm, bồi khoản được trả cao hay
thấp phụ thuộc vào một số nhân tố sau đây:
x Tổn thất thực tế;
y Số tiền bảo hiểm th a thuận khi ký kết hợp đồng;
z Phạm vi bảo hiểm th a thuận khi ký kết hợp đồng;

aa Các chế độ đảm bảo bảo hiểm nguyên tắc "tỷ lệ", nguyên tắc "rủi ro ban đầu", chế độ
Miễn thường .
Miễn thường và khấu trừ
Miễn thường là một phần số tiền tổn thất mà bên mua bảo hiểm phải tự gánh chịu. Nói cách
khác, nếu tổn thất thấp hơn hoặc bằng mức miễn thường th a thuận thì người bảo hiểm không
phát sinh nghĩa vụ bồi thường trả tiền bảo hiểm . Trong trường hợp này, coi như người được
bảo hiểm tự bảo hiểm cho chính mình. Việc áp dụng mức miến thường có thể tự nguyện hoặc

15 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

bắt buộc. Nếu như tự nguyện, phí bảo hiểm sẽ được giảm tùy thuộc vào mức miễn thường cụ
thể.

Miễn thường không khấu trừ là miễn thường mà khi giá trị tổn thất vượt mức miễn thường,
khiếu nại sẽ được giải quyết toàn bộ. Ví dụ: Một hợp đồng có mức miễn thường không khấu
trừ là 500 nghìn đồng, thì tổn thất trên 500 nghìn đồng sẽ được giải quyết toàn bộ.

Miễn thường có khấu trừ hay mức khấu trừ là miễn thường mà khi giá trị tổn thất vượt
mức miễn thường, khiếu nại sẽ được giải quyết nhưng sẽ khấu trừ mức miễn thường. Ví dụ:
Một hợp đồng bảo hiểm tài sản có mức khấu trừ là 2 triệu đồng, khi có tổn thất trên 2 triệu thì
số tiền bồi thường sẽ bớt đi 2 triệu đồng.
Bồi thường theo tỷ lệ
Áp dụng trong trường hợp bảo hiểm dưới giá. Người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được
bảo hiểm tổn thất phát sinh theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm mà hai bên th a thuận khi giao kết
hợp đồng và giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm. Trong một số trường hợp, người bảo
hiểm còn giải quyết bồi thường tổn thất theo tỷ lệ giữa phí bảo hiểm thực tế đã thu so với phí
bảo hiểm lẽ ra phải thu nếu bảo hiểm đúng giá . Ví dụ: Một tài sản có giá trị thực tế là 100
triệu đồng, tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm 80 triệu đồng, tổn thất phát sinh là 10
triệu đồng, khi dó, số tiền bồi thường sẽ là: 10 triệu x 80/100 = 8 triệu đồng.

Bồi thường thường theo tỷ lệ còn áp dụng trong trường hợp đóng góp bồi thường của các nhà
bảo hiểm trong trường hợp bảo hiểm trùng cho cùng một đối tượng bảo hiểm.

Trả tiền theo rủi ro ban đầu


Khi phát sinh sự kiện bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ trả tiền cho người được bảo hiểm căn cứ
vào số tiền bảo hiểm mà hai bên đã th a thuận lúc giao kết hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ: một
người mua bảo hiểm tai nạn cá nhân với số tiền bảo hiểm 20 triệu đồng/ người/ vụ tai nạn.
Trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng, người được bảo hiểm bị tử vong do tai nạn thuộc
phạm vi bảo hiểm. Người bảo hiểm sẽ trả cho người thụ hưởng số tiền là 20 triệu đồng.

4.4. Các tài liệu có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm
Bản mô tả quyền lợi bảo hiểm.
Trước khi chính thức ký kết hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo đầy đủ cho
bên mua bảo hiểm về những vấn đề liên quan đến phí bảo hiểm và các đảm bảo thuộc hợp
đồng chuẩn bị được ký kết. Nội dung của bản mô tả dự thảo chỉ mang tính chất tham khảo,
những nội dung khi ký kết hợp đồng bảo hiểm chính thức có thể khác so với bản mô tả.

16 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Trên thực tế, không phải lúc nào cũng cần có bản mô tả trước khi ký kết hợp đồng chính
thức, nhất là những nghiệp vụ ngắn hạn và/hoặc phổ thông.

Giấy yêu cầu bảo hiểm


Giấy yêu cầu bảo hiểm có nội dung thay đổi tùy thuộc vào loại hình bảo hiểm nhưng dù thế
nào cũng phải bao gồm các yếu tố chính nhằm cung cấp thông tin cho việc thiết lập giấy
chứng nhận bảo hiểm, có khi nó được thiết lập dưới dạng hệ thống các câu h i hoặc mẫu điền
vào chỗ trống hoặc kết hợp giữa hai hình thức nói trên.

Thông qua những thông tin trên giấy yêu cầu bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm cung cấp,
người bảo hiểm có thể đánh giá rủi ro, từ đó, hoặc là từ chối, hoặc là chấp thuận hoặc là chấp
thuận với các điều kiện nhất định. Giấy yêu cầu bảo hiểm vì vậy sẽ là một căn cứ để tiến đến
sự th a thuận giữa hai bên chứ bản thân nó chưa phải là một th a thuận, tức nó không ràng
buộc bên mua bảo hiểm lẫn người bảo hiểm. Tuy nhiên, nó sẽ là bằng chứng quan trọng khi
cần chứng minh có sự sai lệch trong việc cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm nhằm áp
dụng các biện pháp chế tài thích ứng.

Các điều kiện bảo hiểm


Các điều kiện chung: mọi điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm đều có thể thương lượng và
việc soạn thảo hợp đồng phải phù hợp với nội dung và yêu cầu chung về mặt pháp lý. Nhưng
trong đa số các trường hợp, việc soạn thảo toàn bộ nội dung của một hợp đồng cho từng
khách hàng bảo hiểm có thể làm tăng chi phí và sai sót. Chính vì vậy, để an toàn và tiết kiệm
thì các doanh nghiệp bảo hiểm thường soạn sẵn những nội dung thường gặp, gọi là “các điều
kiện chung”. Các điều kiện chung này áp dụng cho tất cả các hợp đồng cùng loại hình bảo
hiểm, trong đó về cơ bản phải có các nội dung như: rủi ro được bảo hiểm, các loại trừ, nghĩa
vụ của các bên liên quan, quy định liên quan khiếu nại bồi thường tổn thất, tranh chấp…. Các
điều kiện chung thường được các doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo và in ấn. Tuy nhiên một
số loại hình bảo hiểm và ở một số nước thì điều kiện chung do nhà nước hoặc tổ chức nghề
nghiệp bảo hiểm soạn thảo thống nhất.

Các điều kiện riêng: nội dung của các điều kiện riêng phụ thuộc vào từng khách hàng cụ thểû.
Các điều kiện riêng thường được để trống và hoàn tất khi bên mua bảo hiểm và nhà bảo hiểm
cùng ký kết hợp đồng. Những thông tin về điều kiện riêng sẽ bao gồm: họ tên và địa chỉ các
bên tham gia, đối tượng được bảo hiểm cụ thể, thời hạn hợp đồng, số tiền bảo hiểm, các
nghĩa vụ đặc biệt có thể có đối với người được bảo hiểm….

Các điều kiện đặc biệt: được làm phụ lục cho điều kiện chung của một số hợp đồng nhằm
đảm bảo sự phù hợp với các đặc thù riêng của một số loại rủi ro chi tiết cụ thể. Các điều kiện

17 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

đặc biệt có thể làm thay đổi một số điểm tại các điều khoản trong điều kiện chung, song,
không được vi phạm các quy định chung của pháp luật

Sửa đổi bổ sung


Đây là văn bản do bên mua bảo hiểm và nhà bảo hiểm cùng thống nhất ký kết nhằm điều
chỉnh, sửa đổi một số nội dung của hợp đồng ban đầu. Đối với những hợp đồng dài hạn và tái
tục trong nhiều năm thì các sửa đổi bổ sung là rất cần thiết. Những nội dung có liên quan đến
sửa đổi bổ sung có thể bao gồm: thông tin về người được bảo hiểm, các yếu tố làm thay đổi
khả năng tổn thất v.v..

Giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời


Trong khi chờ đợi hợp đồng hoàn tất hoặc việc đánh giá rủi ro được tiến hành đầy đủ, doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ cung cấp cho bên mua bảo hiểm một văn bản xác nhận đảm bảo tạm thời
có giá trị ngay và trong thời gian ngắn sau khi đã nhận được khoản phí ứng trước. Các đảm
bảo trong giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời có nhiều hạn chế hơn hợp đồng chính thức và
chỉ đảm bảo trong thời gian tạm thời tương đối ngắn.

Giấy chứng nhận bảo hiểm


Đối với một số loại hình bảo hiểm, nhất là là bảo hiểûm bắt buộc thì giấy chứng nhận bảo
hiểm là tài liệu chứng minh cho việc đã tham gia bảo hiểm.

Thông báo phí và hóa đơn thu phí


Trong trường hợp phí bảo hiểm được thanh toán nhiều kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ gửi
thông báo về việc thanh toán phí cho kỳ tiếp theo khi sắp hết hạn đảm bảo. Nếu hợp đồng
thuộc dạng tái tục thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng sẽ thông báo khi hợp đồng sắp hết hạn.

Sau khi nộp phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm sẽ được nhận một giấy xác nhận đã nộp tiền
hoặc hóa đơn. Cùng với sự phát triển của hệ thống thanh toán qua ngân hàng thì việc nhận
hóa đơn trực tiếp sẽ không phổ biến nhiều nữa, vì lúc đó thông báo của ngân hàng là bằng
chứng cho việc đã nộp phí bảo hiểm.

Kết luận
r Mối quan hệ hoán chuyển rủi ro giữa người được bảo hiểm và nhà bảo hiểm phải được
thể hiện dưới hình thức văn bản. Đó chính là hợp đồng bảo hiểm. Đơn bảo hiểm hoặc
Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng cụ thể của hợp đồng bảo hiểm.
s Hợp đồng bảo hiểm là sự th a thuận giữa bên mua bảo hiểm gọi là người được bảo hiểm
với bên bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp

18 | P a g e Biên soạn: Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng


HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM
MODULE 4: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

nhận rủi ro trên cơ sở thu phí bảo hiểm của người được bảo hiểm để nhận trách nhiệm bồi
thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bất ngờ thuộc trách nhiệm bảo hiểm gọi là
sự kiện bảo hiểm .

u Việc giao kết, thực hiện Hợp đồng bảo hiểm phải tôn trọng các quy định của các văn bản
pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng bảo hiểm nói riêng: hình thức của hợp
đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể hợp đồng, các yếu tố cấu thành nên hợp
đồng đối tượng bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, phạm vi bảo
hiểm, loại trừ.. .

You might also like