You are on page 1of 78

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

CHƯƠNG 3
SẢN PHẨM BẢO HIỂM
KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG 3
3.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM
3.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại sản phẩm bảo hiểm:
3.1.4. Chu kỳ sống của sản phẩm bảo hiểm
3.2. BẢO HIỂM TÀI SẢN
3.2.1. Khái niệm, đặc trưng của bảo hiểm tài sản
3.2.3. Một số nghiệp vụ bảo hiểm tài sản
3.3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
3.3.1. Khái niệm, đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự
3.3.3. Nguyên tắc xác định bồi thường trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự
3.3.4. Một số nghiệp vụ bảo hiểm tài sản bảo hiểm trách nhiệm dân sự
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI
3.4.1. Khái niệm, đặc trưng, phân loại của bảo hiểm con người
3.4.4. Một số nghiệp vụ bảo hiểm con người
2
3.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM

3.1.1. Khái niệm sản phẩm bảo hiểm

SPBH là sự cam kết của DNBH đối với bên mua bảo hiểm về việc bồi
thường hay trả tiền bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Nội dung cơ bản của một hợp đồng bảo hiểm thường bao gồm:

+ Đối tượng bảo hiểm.

+ Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm.

+ Rủi ro được bảo hiểm và rủi ro loại trừ.

+ Thời hạn bảo hiểm.

+ Mức phí bảo hiểm và phương thức nộp phí.

+ Các qui định về giải quyết bồi thường và xử lý tranh chấp nếu có.
3
3.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM

3.1.1. Khái niệm sản phẩm bảo hiểm

Trên góc độ Marketing, đề cập đến SPBH là phải đề cập đến


SPBH đầy đủ - tức là sản phẩm, là tập hợp của nhiều yếu tố đi
kèm, nó bao gồm tất cả những gì người mua nhận được chứ
không đơn thuần chỉ là những gì mà doanh nghiệp bán.
Điều này có nghĩa là khái niệm SPBH gồm 3 cấp độ:
+ Cấp độ 1 là thành phần cốt lõi (sản phẩm theo ý tưởng): Là các
bảo đảm bảo hiểm - những lợi ích cơ bản mà khách hàng nhận
được khi mua bảo hiểm.

4
3.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM

3.1.1. Khái niệm sản phẩm bảo hiểm

Điều này có nghĩa là khái niệm SPBH gồm 3 cấp độ:


+ Cấp độ 2 là thành phần hiện hữu (sản phẩm hiện thực): Là
những yếu tố như tên gọi của sản phẩm, đặc tính nổi trội của sản
phẩm...
+ Cấp độ 3 là thành phần gia tăng (sản phẩm bổ sung): Gồm các
yếu tố thuộc về dịch vụ trong và sau khi bán như: Thái độ phục
vụ, phương thức thanh toán, uy tín của sản phẩm trong khách
hàng, các dịch vụ đề phòng hạn chế tổn thất…

5
3.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM

3.1.2. Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm


3.1.2.1. Đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ:
a./ Tính vô hình:
 SPBH là sản phầm vô hình, người mua không thể cảm nhận được SPBH thông
qua các giác quan của mình, việc nắm bắt giá trị, giá trị sử dụng, chất lượng
sản phẩm là khó khăn đối với số đông công chúng, khách hàng bảo hiểm.
b./ Tính không thể tách rời và không thể cất trữ:
 Tính không thể tách rời nghĩa là việc tạo ra sản phẩm dịch vụ bảo hiểm trùng
với việc tiêu dùng sản phẩm đó.
 Tính không thể cất trữ nghĩa là khả năng thực hiện dịch vụ bảo hiểm vào một
thời điểm nào đó sẽ không thể cất vào kho dự trữ để sử dụng vào một thời
điểm khác trong tương lai.
6
3.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM

3.1.2. Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm

c./ Tính không đồng nhất:


 Mỗi khách hàng có sở thích, thói quen không giống nhau do sự khác
nhau về khu vực địa lý, sự khác nhau về tâm sinh lý, kinh nghiệm trải
qua việc sử dụng nhiều lần... nên họ có những yêu cầu, đánh giá về chất
lượng dịch vụ khác nhau.
d./ Tính không được bảo hộ bản quyền.
Sản phẩm bảo hiểm còn là sản phẩm dễ bị bắt chước. Trên thực tế, hầu
hết các sản phẩm dịch vụ thường không có bản quyền. Do đó, các
DNBH cạnh tranh có thể bán hợp pháp các SPBH của các DN khác

7
3.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM

3.1.2. Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm

3.1.2.2. Đặc điểm riêng của sản phẩm bảo hiểm:


a, SPBH là sản phẩm không mong đợi
b, SPBH là sản phẩm của chu trình hạch toán đảo ngược
c, SPBH là sản phẩm có hiệu quả xê dịch
d. SPBH là loại sản phẩm bán hàng loạt

8
3.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM

3.1.3. Phân loại sản phẩm bảo hiểm


3.1.3.1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
a. Theo phương thức tham gia bảo hiểm
- Bảo hiểm cá nhân
- Bảo hiểm nhóm
b. Theo mức độ rủi ro bảo hiểm: 
* Bảo hiểm trong trường hợp tử vong
- Bảo hiểm tử kỳ 
- Bảo hiểm trọn đời 
* Bảo hiểm trong trường hợp sống (Bảo hiểm sinh kỳ)
* Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp
9
3.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM

3.1.3. Phân loại sản phẩm bảo hiểm

3.1.3.1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ


c. Phân loại theo thời hạn hợp đồng
Theo thời hạn hợp đồng thì có những sản phẩm bổ sung đi kèm
cho sản phẩm chính, đây là những sản phẩm có thời hạn chỉ 1
năm, hết 1 năm lại tái tục hợp đồng
d. Phân loại theo đặc tính tham gia chia lãi
- Nhóm các sản phẩm tham gia chia lãi
- Nhóm các sản phẩm không tham gia chia lãi:
10
3.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM

3.1.3. Phân loại sản phẩm bảo hiểm


3.1.3.1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
e. Phân loại theo loại hình sản phẩm (kết cấu sản phẩm)
- Nhóm các sản phẩm chính
- Nhóm các sản phẩm bổ trợ
- Nhóm các sản phẩm riêng lẻ
- Nhóm các sản phẩm trọn gói
f. Phân loại theo phương thức phân phối sản phẩm
- Nhóm các sản phẩm phân phối qua kênh phân phối truyền thống
- Nhóm các sản phẩm phân phối qua kênh phân phối “phản hồi trực
tiếp”
11
3.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM

3.1.3. Phân loại sản phẩm bảo hiểm

3.1.3.2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

a. Phân loại theo đối tượng bảo hiểm

- Nhóm sản phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ

- Nhóm sản phẩm bảo hiểm tài sản

- Nhóm sản phẩm trách nhiệm dân sự

b. Phân loại theo nhóm khách hàng

- Nhóm các sản phẩm dành cho các cá nhân

- Nhóm các sản phẩm dành cho các tổ chức (cho nhu cầu công việc):

12
3.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM
3.1.3. Phân loại sản phẩm bảo hiểm
3.1.3.2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
c. Phân loại theo loại hình sản phẩm (kết cấu sản phẩm)
- Nhóm các SPBH riêng lẻ
- Nhóm các SPBH trọn gói
d. Phân loại theo phương thức phân phối sản phẩm
- Nhóm các sản phẩm phân phối qua kênh phân phối truyền thống
- Nhóm các SP phân phối qua kênh phân phối “phản hồi trực tiếp”:
e. Phân loại theo hình thức triển khai sản phẩm
- Nhóm các sản phẩm bắt buộc
- Nhóm sản phẩm không bắt buộc (sản phẩm tự nguyện):
13
3.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM

3.1.4. Chu kỳ sống của sản phẩm bảo hiểm

Sản phẩm bảo hiểm, cũng như các sản phẩm khác đều được coi là
có một “chu kỳ sống” hay một “vòng đời” nhất định.
- Trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm
- Trong giai đoạn tăng trưởng
- Trong giai đoạn trưởng thành
- Trong giai đoạn suy thoái

14
3.2. BẢO HIỂM TÀI SẢN
3.2.1. Khái niệm bảo hiểm tài sản
Theo điều 40, mục 3, chương II, Luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN
Việt Nam: Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản (bao gồm
vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền) và các quyền tài sản.
Như vậy, bảo hiểm tài sản là thể loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm
là tài sản và các quyền tài sản.
* Tài sản là đối tượng bảo hiểm bao gồm nhiều chủng loại khác nhau,
mỗi chủng loại lại có tính năng, mục đích sử dụng, môi trường hoạt
động, bảo quản … khác nhau
* Quyền tài sản được bảo hiểm có thể là quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng tài sản.
15
3.2. BẢO HIỂM TÀI SẢN

3.2.2. Đặc trưng bảo hiểm tài sản

3.2.2.1. Quyền tham gia bảo hiểm tài sản

Bất kỳ tài sản nào cũng gắn với quyền sở hữu của chủ tài sản. Theo
bộ luật dân sự Việt Nam điều 164 thì quyền sở hữu bao gồm quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu
theo quy định của pháp luật

Để bảo vệ tài sản trước những rủi ro tổn thất, chủ sở hữu có thể thoả
thuận với công ty bảo hiểm đảm bảo cho các tài sản của mình. Như
vậy, việc tham gia bảo hiểm tài sản là các chủ sở hữu hoặc người
được uỷ quyền
16
3.2. BẢO HIỂM TÀI SẢN

3.2.2. Đặc trưng bảo hiểm tài sản

3.2.2.2. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo giá trị tài sản
Khi tham gia bảo hiểm tài sản, các chủ sở hữu phải kê khai đúng
giá trị của tài sản.
Giá trị của tài sản đó là giá trị thực tế hay giá trị thị trường tại
thời điểm tham gia bảo hiểm và các chủ sở hữu chỉ có quyền tham
gia bảo hiểm tối đa bằng giá trị tài sản.

17
3.2. BẢO HIỂM TÀI SẢN

3.2.2. Đặc trưng bảo hiểm tài sản


3.2.2.2. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo giá trị tài sản
Giá trị của đối tượng bảo hiểm là một yếu tố cơ bản quyết định đến việc
thoả thuận về số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm.
Về nguyên tắc, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chấp nhận giao kết hợp đồng
bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối đa là bằng giá trị đối tượng bảo hiểm.
 Hợp đồng bảo hiểm dưới giá trị có số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá
trị của đối tượng bảo hiểm (STBH < GTBH)
 Hợp đồng bảo hiểm trên giá trị có số tiền bảo hiểm lớn hơn giá
trị của đối tượng bảo hiểm (STBH > GTBH)
18
3.2. BẢO HIỂM TÀI SẢN
3.2.2. Đặc trưng bảo hiểm tài sản
3.2.2.3. Nguyên tắc bồi thường
Nội dung cốt lõi của nguyên tắc bồi thường được thể hiện ở 3 điểm
chính là Căn cứ bồi thường; Mục đích bồi thường và hình thức bồi thường.
• Về căn cứ bồi thường
Trong bảo hiểm tài sản, căn cứ để DNBH bồi thường cho bên được bảo
hiểm là giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm và nơi
xảy ra tổn thất và thiệt hại thực tế của bên được bảo hiểm trừ trường hợp
có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Số tiền mà bên được bảo hiểm nhận được không bao giờ lớn hơn thiệt
hại thực tế mà bên được bảo hiểm gánh chịu.

19
3.2. BẢO HIỂM TÀI SẢN

3.2.2. Đặc trưng bảo hiểm tài sản


3.2.2.3. Nguyên tắc bồi thường
• Về mục đích bồi thường

Mục đích của nguyên tắc bồi thường là không cho phép việc kiếm
lời không hợp lý từ quan hệ bảo hiểm, từ đó nhằm ngăn chặn những
hành vi gian lận, trục lợi, làm giàu bất chính từ các hợp đồng bảo hiểm
tài sản.
Trong mọi trường hợp, DNBH không chấp nhận bồi thường cho bên
được bảo hiểm một số tiền lớn hơn thiệt hại thực tế của bên được bảo
hiểm trong sự kiện bảo hiểm.

20
3.2. BẢO HIỂM TÀI SẢN

3.2.2. Đặc trưng bảo hiểm tài sản


3.2.2.3. Nguyên tắc bồi thường
• Về hình thức bồi thường
Đối với bảo hiểm tài sản, Luật kinh doanh bảo hiểm cho phép
DNBH và bên mua bảo hiểm thỏa thuận một trong những hình
thức bồi thường sau:
+ Sửa chữa tài sản bị thiệt hại
+ Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác
+ Trả tiền bồi thường
Khoản 1, điều 47, Luật kinh doanh bảo hiểm
21
3.2. BẢO HIỂM TÀI SẢN

3.2.2. Đặc trưng bảo hiểm tài sản

3.2.2.3. Nguyên tắc bồi thường


- Vận dụng nguyên tắc “thế quyền” trong bảo hiểm tài sản
Theo nguyên tắc này, DNBH sau khi trả tiền cho người được bảo
hiểm sẽ được phép “thế quyền” bên được bảo hiểm để yêu cầu
người thứ ba có trách nhiệm trong tổn thất tài sản, chi trả lại phần
tổn thất của tài sản thuộc trách nhiệm của người thứ ba đó.

22
3.2. BẢO HIỂM TÀI SẢN

3.2.2. Đặc trưng bảo hiểm tài sản


3.2.2.3. Nguyên tắc bồi thường
- Vận dụng nguyên tắc bồi thường đối với bảo hiểm trùng
Bảo hiểm trùng là trường hợp cùng một tài sản tham gia bảo hiểm với
cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm tại nhiều công ty bảo hiểm khác nhau
Theo mục 3, điều 44, khoản 2, Luật kinh doanh bảo hiểm nước CHXHCN
Việt Nam quy định: "Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm
trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách
nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số
tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng
số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt
hại thực tế của tài sản".
23
3.2. BẢO HIỂM TÀI SẢN

3.2.2. Đặc trưng bảo hiểm tài sản


3.2.2.3. Nguyên tắc bồi thường
- Vận dụng nguyên tắc bồi thường đối với bảo hiểm trùng
Cách tính số tiền bồi thường của từng hợp đồng bảo hiểm sẽ được
thực hiện như­sau:
Bước 1: Xác định trách nhiệm bồi thường độc lập của từng hợp đồng
bảo hiểm (independent liability). Đó là số tiền bồi thường mà từng
hợp đồng đã phải chi trả nếu như­ không tồn tại các hợp đồng bảo
hiểm khác.
Bước 2: Xác định tổng trách nhiệm bồi thường độc lập của các hợp
đồng bảo hiểm (A)
24
3.2. BẢO HIỂM TÀI SẢN

3.2.2. Đặc trưng bảo hiểm tài sản


3.2.2.3. Nguyên tắc bồi thường
- Vận dụng nguyên tắc bồi thường đối với bảo hiểm trùng
Bước 3: So sánh tổng trách nhiệm bồi thường độc lập (A) và giá trị thiệt
hại của đối tượng bảo hiểm (B). Sẽ phát sinh các trường hợp với các
cách tính toán số tiền bồi thường sau:
- Trường hợp A ≤ B : thì số tiền bồi thường của từng hợp đồng bảo hiểm
bằng trách nhiệm bồi thường độc lập của hợp đồng đó
- Trường hợp A > B : thực hiện việc chia sẻ trách nhiệm bồi thường.
Việc thực hiện chia sẻ bồi thường được áp dụng theo công thức sau:
Chia sẻ bồi thường đối với bảo hiểm trùng (công thức tổng quát)
25
3.2. BẢO HIỂM TÀI SẢN

3.2.2. Đặc trưng bảo hiểm tài sản


3.2.2.3. Nguyên tắc bồi thường
- Vận dụng nguyên tắc bồi thường đối với bảo hiểm trùng
Trách nhiệm bồi thường độc lập của
Giá trị thiệt hợp đồng đó
Số tiền bồi thường
hại của đối
của từng hợp đồng = *
tượng bảo Tổng trách nhiệm bồi thường độc lập
bảo hiểm (1)
hiểm của các hợp đồng bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm của hợp đồng đó


Giá trị thiệt
Số tiền bồi thường
hại của đối
của từng hợp đồng = * Tổng số tiền bảo hiểm của các hợp
tượng bảo
bảo hiểm (2) đồng bảo hiểm
hiểm

26
3.2. BẢO HIỂM TÀI SẢN

3.2.2. Đặc trưng bảo hiểm tài sản

3.2.2.3. Nguyên tắc bồi thường


- Vận dụng nguyên tắc bồi thường đối với bảo hiểm trùng

Ví dụ: Một chiếc xe ôtô có giá trị 300 triệu VNĐ được bảo hiểm bởi hai hợp
đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới với cùng điều kiện bảo hiểm:

+ Hợp đồng 1, với doanh nghiệp bảo hiểm A, số tiền bảo hiểm: 200 triệu VNĐ

+ Hợp đồng 2, với doanh nghiệp bảo hiểm B, số tiền bảo hiểm: 300 triệu VNĐ

Trong một vụ tai nạn, thiệt hại xảy ra với chiếc xe ôtô đó là 50 triệu VNĐ,
thuộc trách nhiệm bồi thường của cả hai hợp đồng bảo hiểm.

Yêu cầu: Xác định mức bồi thường cho từng hợp đồng

27
1. Căn cứ theo trách nhiệm bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm
Trách nhiệm bồi thường độc lập và tổng trách nhiệm bồi thường của
các hợp đồng bảo hiểm
ĐVT: Triệu đồng
Hợp đồng Trách nhiệm bồi thường độc lập
1 = (200/300)*50 = 33,33
2 = (300/300)*50 = 50
Tổng trách nhiệm bồi thường 83,33
- Số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm
ĐVT: Triệu đồng
Hợp đồng Số tiền bồi thường của từng hợp đồng

1 =(33,33/83,33)*50 = 20
2 = (50/83,33)*50 = 30
Tổng số tiền bồi thường 50 

28
2. Căn cứ theo số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm.
Số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm
ĐVT: Triệu đồng

Hợp đồng Số tiền bồi thường của từng hợp đồng

1 =50* 200/(200+300) = 20
2 = 50* 300/(200+300) = 30
Tổng số tiền bồi thường 50 

29
3.2. BẢO HIỂM TÀI SẢN

3.2.2. Đặc trưng bảo hiểm tài sản

3.2.2.4. Phương pháp bồi thường


Trong bảo hiểm tài sản các bên có thể thỏa thuận về việc áp
dụng phương pháp trả tiền trên cơ sở đánh giá giá trị thiệt hại của
đổi tượng bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm
sửa chữa, khôi phục lại đối tượng bảo hiểm hoặc thay thế đối
tượng bảo hiểm.
Việc lựa chọn phương pháp bồi thường sẽ phụ thuộc vào loại
đối tượng bảo hiểm, dạng tổn thất phát sinh

30
3.2. BẢO HIỂM TÀI SẢN

3.2.2. Đặc trưng bảo hiểm tài sản


3.2.3.5. Vấn đề quyền lợi có thể được bảo hiểm và chuyển nhượng
hợp đồng bảo hiểm
Quyền lợi có thể được bảo hiểm là khái niệm gắn liền với một chủ
thể trong hợp đồng bảo hiểm tài sản – bên mua bảo hiểm. Người được
coi là có quyền lợi có thể bảo hiểm nếu họ là người được hưởng lợi khi
tài sản được bảo hiểm không xẩy ra tổn thất và phải gánh chịu thiệt hại
khi tài sản đó bị tổn thất.
Vào thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm, người được bảo hiểm chỉ có
quyền yêu cầu DNBH bồi thường và được nhận bồi thường của DNBH
nếu chứng minh được họ là người có quyền lợi có thể được bảo hiểm
31
3.2. BẢO HIỂM TÀI SẢN

3.2.3. Một số nghiệp vụ bảo hiểm tài sản


3.2.3.2. Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới

* Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm:


Giá trị bảo hiểm được xác định theo giá trị thị trường của xe hay
bộ phận xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu – Khấu hao (nếu có)
* Phí bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới xác định trên cơ sở tỷ
lệ phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm thỏa thuận.

32
3.2. BẢO HIỂM TÀI SẢN

3.2.3. Một số nghiệp vụ bảo hiểm tài sản


3.2.3.2. Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới

* Bồi thường của bảo hiểm


- Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế

STBT = Giá trị thiệt hại thực tế * ( STBH / GTBH )


- Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế
STBT < = Giá trị thực tế của xe

33
3.2. BẢO HIỂM TÀI SẢN

3.2.3. Một số nghiệp vụ bảo hiểm tài sản


3.2.3.2. Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
Ví dụ: Chủ xe A có chiếc xe Toyoto Corola 4 chỗ ngồi giá trị thực tế
của xe tại thị trường VN là 850 triệu đồng. Chủ xe tham gia toàn bộ
theo giá trị thực tế. Trong thời hạn bảo hiểm xe bị tai nạn thuộc phạm vi
bảo hiểm. Thiệt hại tính theo chi phí sửa chữa như sau:
Thân vỏ : 200 triệu đồng
Động cơ: 150 triệu đồng
Theo bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe doanh nghiệp bảo hiểm quy định:
Tỷ lệ tổng thành thân vỏ là 53,5%
Tỷ lệ tổng thành động cơ là 15,5%
Hỏi: Số tiền bồi thường tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả cho
chủ xe là bao nhiêu?

34
3.3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
3.3.1. Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự là phần trách nhiệm mà luật dân sự quy


định người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
dân sự của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường cho
người bị hại phần thiệt hại do mình gây ra.

35
3.3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
3.3.1. Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Theo cách hiểu thông thường, trách nhiệm dân sự bao gồm trách
nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại.
+ Nghĩa vụ dân sự được hiểu là việc mà theo quy định của pháp
luật thì một hoặc nhiều chủ thể phải làm hoặc không được làm
một công việc nào đó vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác.
+ Thiệt hại phải bồi thường của người chịu trách nhiệm dân sự có
thể bao gồm cả thiệt hại về vật chất lẫn thiệt hại về tinh thần.

36
3.3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
3.3.1. Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Trong thực tế, trách nhiệm dân sự được thể hiện dưới hai dạng: Trách
nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm dân sự theo hợp đồng

- Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm phát sinh giữa
những chủ thể không có quan hệ hợp đồng hoặc nếu có quan hệ hợp
đồng thì việc phát sinh trách nhiệm dân sự cũng không liên quan đến
việc thực hiện hợp đồng đó.
- Trách nhiệm dân sự theo hợp đồng được xác định dựa trên cơ sở thoả
thuận giữa người này (hoặc bên này) với người khác (hoặc bên khác)
trong hợp đồng.

37
3.3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
3.3.1. Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại hình bảo hiểm đảm bảo cho
trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba
theo quy định của pháp luật
BHTNDS là một loại bảo hiểm theo đó, để đổi lấy phí bảo hiểm của
người tham gia bảo hiểm, người bảo hiểm cam kết bồi thường phần
trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm theo cách thức và mức
độ đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.

38
3.3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

3.3.2. Đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự


3.3.2.1. Đối tượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang tính trừu
tượng
+ Đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự - trách nhiệm bồi
thường của người được bảo hiểm với người thứ ba
+ Khi thiết lập hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, đối tượng bảo
hiểm chưa xuất hiện, là rất trừu tượng, chưa xác định được giá trị bảo
hiểm.

39
3.3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
3.3.2. Đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự
3.3.2.2. Phương thức bảo hiểm có giới hạn hoặc không có giới hạn
* Bảo hiểm có giới hạn trách nhiệm: 
Trách nhiệm của nhà bảo hiểm là có giới hạn khi trong hợp đồng bảo
hiểm trách nhiệm dân sự, số tiền bảo hiểm được ấn định trước.
Bời vì:
Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm bồi thường theo pháp luật của người
được bảo hiểm đối với thiệt hại của bên thứ ba nên có nhiều trường hợp
khi giao kết hợp đồng bảo hiểm không định lượng trước được về giá trị
thiệt hại tối đa của đối tượng bảo hiểm có thể phát sinh trong một sự cố
cũng như trong thời hạn bảo hiểm.
40
3.3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

3.3.2. Đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự


3.3.2.2. Phương thức bảo hiểm có giới hạn hoặc không có giới hạn
* Bảo hiểm có giới hạn trách nhiệm: 

Giới hạn trách nhiệm thường được phân biệt đối với thiệt hại về người
và thiệt hại về tài sản của bên thứ ba
Đối với thiệt hại về người, mức trách nhiệm được tính cho mỗi
người /1 sự cố và có thể đi kèm tổng mức trách nhiệm /1 sự cố.
Đối với thiệt hại về tài sản, mức trách nhiệm thường được tính cho
mỗi cũng như­mọi thiệt hại về tài sản của một cũng như­nhiều người thứ
ba trong một sự cố.

41
3.3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
3.3.2. Đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự
3.3.2.2. Phương thức bảo hiểm có giới hạn hoặc không có giới hạn
* Bảo hiểm có giới hạn trách nhiệm: 
Phương pháp xác định số tiền bồi thường của bảo hiểm đối với các hợp
đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự thông thường phải theo trình tự sau:
Bước 1: Xác định số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm phải trả
cho bên thứ ba - Trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm (ký
hiệu là A)
Bước 2: Xác định số tiền bồi thường của bảo hiểm bằng cách so sánh số
tiền bồi thường mà người được bảo hiểm phải trả cho bên thứ ba (A) và
mức trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm (ký hiệu là B):
Nếu A < B; số tiền bồi thường của bảo hiểm = A
Nếu A ≥ B; số tiền bồi thường của bảo hiểm = B
42
Thiệt hại của bên thứ ba bao gồm:
Thiệt hại về TS: Bao gồm tài sản bị mất, hư hỏng, bị hủy hoại, thiệt hại liên
quan đến việc sử dụng tài sản và các chi phí hợp lý để ngăn ngừa, hạn chế và
khắc phục thiệt hại.
Thiệt hại về con người
Thiệt hại về sức khỏe người thứ 3
- Các chi phí hợp lý cho công việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khỏe và
chức năng bị mất hoặc giảm sút
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc bệnh nhân và
khoản tiền cấp dưỡng cho người mà bệnh nhân có nghĩa vụ nuôi dưỡng
- Khoản thu nhập bị mất hoặc giảm sút của người đó
- Thu nhập bị giảm sút do chênh lệch thu nhập trước và sau khi điều trị tai nạn
- Thu nhập bị mất do người thứ 3 phải điều trị nội trú.
- Khoản tiền bù đắp về tinh thần.
Thiệt hại về tính mạng
- Chi phí chăm sóc, cứu chữa người thứ 3 trước khi chết
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng
43
- Trợ cấp cho những người mà người thứ 3 phải nuôi dưỡng
3.3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Thiệt hại thực tế của người thứ ba = Thiệt hại về Tài sản + Thiệt hại
về người
Khi đó:
STBT = Mức độ lỗi của người được BH * Thiệt hại thực tế của bên
thứ ba
Trong trường hợp có cả lỗi của người khác gây thiệt hại cho bên thứ ba thì
STBT = ( Mức độ lỗi của người được BH + Lỗi của người khác) *
Thiệt hại thực tế của bên thứ ba

44
Bài tập BH TNDS
Trong một vụ tai nạn giao thông, hai xe máy A và B va quệt nhau. Thiệt hại của
các bên theo giám định như sau:
- Xe máy A bị thiệt hại 50% giá trị. Lái xe A bị thương, chi phí khám chữa bệnh
là 2.000.000 đồng. Bồi thường tinh thần là 500.000 đồng.
Xe máy B bị thiệt hại 30% giá trị. Lái xe B bị thương, vào viện điều trị 15 ngày,
chi phí khám chữa bệnh là 3.000.000 đồng.
Giá trị thực tế của xe máy A là 40.000.000 đồng. Giá trị thực tế của xe máy B là
30.000.000 đồng.
Thu nhập thực tế của lái xe A là 9.000.000 đồng/ tháng.
Thu nhập thực tế của lái xe B là 7.000.000 đồng/ tháng.
Xe A có lỗi 80% và xe B có lỗi 20%
Hai xe máy A và B mua BHTNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tương
ứng tại hai công ty bảo hiểm X và Y với mức trách nhiệm về tài sản là
50.000.000 đồng/vụ; về con người là 20.000.000 đồng/người/vụ. Biết rằng mỗi
ngày nằm viện, nạn nhân được bồi dưỡng 0,1% mức trách nhiệm về người.
Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm X và Y cho
ông A và B.
Xe máy A (1điểm) Xe máy B (1điểm)
Thiệt hại về TS: 40 trđ * 50% = 20 trđ Thiệt hại về TS: 30 trđ * 30% = 9 trđ
Thiệt hại về con người: 2.500.000 đồng Thiệt hại về con người: 6.800.000 đồng
+ Viện phí: 2.000.000 đồng + Khám chữa bệnh: 3.000.000 đồng
+ Bồi thường tinh thần: 500.000 đồng +Bồi dưỡng: 20trđ*0,1%*15 = 300.000 đồng
  + Thiệt hại thu nhập: 7.000.000 * (15/30) =
3.500.000 đồng
Tổng thiệt hại: 22.500.000 đồng Tổng thiệt hại: 15.800.000 đồng

Sau khi xác định được thiệt hại của mỗi bên, căn cứ vào mức độ lỗi của các bên
đó, bảo hiểm tiến hành bồi thường như sau:
Số tiền TNDS của chủ xe A đối với xe B như sau: (1điểm)
- Về tài sản: 9.000.000 đồng * 80% = 7.200.000 đồng
- Về con người: 6.800.000 đồng * 80% = 5.440.000 đồng
Tổng STBT của doanh nghiệp bảo hiểm X với chủ xe A là 12.640.000 đồng
Xe máy A (1điểm) Xe máy B (1điểm)
Thiệt hại về TS: 40 trđ * 50% = 20 trđ Thiệt hại về TS: 30 trđ * 30% = 9 trđ
Thiệt hại về con người: 2.500.000 đồng Thiệt hại về con người: 6.800.000 đồng
+ Viện phí: 2.000.000 đồng + Khám chữa bệnh: 3.000.000 đồng
+ Bồi thường tinh thần: 500.000 đồng +Bồi dưỡng: 20trđ*0,1%*15 = 300.000 đồng
  + Thiệt hại thu nhập: 7.000.000 * (15/30) =
3.500.000 đồng
Tổng thiệt hại: 22.500.000 đồng Tổng thiệt hại: 15.800.000 đồng

Số tiền TNDS của chủ xe B đối với xe A như sau: (1điểm)


- Về tài sản: 20.000.000 đồng * 20% = 4.000.000 đồng
- Về con người: 2.500.000 đồng * 20% = 500.000 đồng
Tổng STBT của doanh nghiệp bảo hiểm Y với chủ xe B là 4.500.000 đồng
Bài tập BHTNDS
Một hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm có thoả thuận như­sau:
- Đối với thiệt hại về tài sản: Mức trách nhiệm: 25.000 $/ 1 sự cố
- Đối với thiệt hại về sức khoẻ, tinh thần con người: Giới hạn trách nhiệm:
20.000 $/ 1 người. ; Mức khấu trừ: 2000$ / 1 sự cố.
Xảy ra 1 sự cố bảo hiểm, lỗi 75% thuộc về người được bảo hiểm và 25%
lỗi thuộc về người thứ ba.

Chi phí khám chữa bệnh và


Tổn thất về tài sản của các nạn nhân
thu nhập mất mát của bên thứ ba

Nạn nhân Chi phí Mất mát Nạn nhân


Vỏ xe Nội thất
(bên thứ ba) chữa bệnh thu nhập (bên thứ ba)

A 15.000 3.000 A 10.000 12.000


B 12.000 5.000 B 10.000 9.000
C 11.000 9.000 C 20.000 15.000
D 16.000 8.000 D 15.000 10.000
Xác định trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm đối với
bên thứ ba và số tiền bồi thường của người bảo hiểm trả cho người
được bảo hiểm.

Trách nhiệm bồi


thường của người Số tiền bồi thường
Thiệt hại ($) được bảo hiểm ($) của bảo hiểm ($)

Nạn
nhân Con Con Con
Tài sản Tài sản Tài sản
(bên thứ người người người
ba)
A 18.000 22.000 13.500 16.500 11.500 16.500
B 17.000 19.000 12.750 14.250 10.750 14.250
C 20.000 35.000 15.000 26.250 13.000 25.000
D 24.000 25.000 18.000 18.750 16.000 18.750
3.3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Ví dụ 1: Trong một vụ tai nạn giao thông, hai xe máy A và B va


quệt nhau. Sự kiện đó làm bị thương 1 người đi xe đạp.
Thiệt hại của các bên theo giám định như sau:
Xe máy A bị thiệt hại 30% giá trị. Lái xe A bị thương, vào viện điều
trị 10 ngày, khi xuất viện thanh toán viện phí là 500.000 đồng
Xe máy B bị thiệt hại 70% giá trị. Lái xe B bị thương, vào viện điều
trị 40 ngày, khi xuất viện thanh toán viện phí là 3.000.000 đồng
Xe đạp bị hỏng, thiệt hại 200.000 đồng. Người lái xe đạp bị thương
nhẹ, tổng thiệt hại về con người là 300.000 đồng

50
3.3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Giá trị thực tế của xe máy A là 20.000.000 đồng


Giá trị thực tế của xe máy B là 30.000.000 đồng
Thu nhập thực tế của lái xe A là 900.000 đồng/ tháng
Thu nhập thực tế của lái xe B là 1.500.000 đồng/ tháng
Xe A có lỗi 60% và xe B có lỗi 40%
Hai xe máy A và B mua BHTNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ
ba tương ứng tại hai công ty bảo hiểm X và Y với mức trách nhiệm
về tài sản là 30.000.000 đồng/vụ; về con người là 12.000.000
đồng/người/vụ. Biết rằng mỗi ngày nằm viện, nạn nhân được bồi
dưỡng 0,1% mức trách nhiệm về người.
Hỏi: Xác định số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm X và Y
51
cho ông A và B
3.3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

3.3.2. Đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự


3.3.2.2. Phương thức bảo hiểm có giới hạn hoặc không có giới hạn
* Bảo hiểm không giới hạn trách nhiệm

Trách nhiệm của người được bảo hiểm phát sinh bao nhiêu thì nghĩa vụ
bồi thường của nhà bảo hiểm là bấy nhiêu
3.3.2.3. Sự gắn kết và tính độc lập trong mối quan hệ giữa người
bảo hiểm, người được bảo hiểm và bên thứ ba.
- Sự gắn kết
- Tính độc lập

52
3.3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
3.3.3. Nguyên tắc xác định bồi thường trong bảo hiểm TNDS
Khi xác định mức độ thanh toán bồi thường cho người được bảo hiểm,
người bảo hiểm cũng áp dụng nguyên tắc bồi thường
Theo nguyên tắc này, số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm, cũng
như­ người thứ ba có thể nhận được tối đa chỉ bằng thiệt hại của họ
trong sự kiện bảo hiểm
Thực hiện nguyên tắc bồi thường đòi hỏi phải áp dụng một số biệp pháp
cần thiết trong những trường hợp đặc biệt.
+ Thứ nhất: Thế quyền.
+ Thứ hai: Biện pháp chia sẻ trách nhiệm bồi thường được sử dụng
trong trường hợp bảo hiểm trùng.
53
3.3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
3.3.3. Nguyên tắc xác định bồi thường trong bảo hiểm TNDS

Nếu sự kiện bảo hiểm làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của nhiều
hợp đồng bảo hiểm, việc chia sẻ trách nhiệm bồi thường được giải quyết
như­sau:

+ Xác định trách nhiệm bồi thường độc lập của từng hợp đồng bảo hiểm
+ Xác định tổng trách nhiệm bồi thường độc lập của các hợp đồng bảo
hiểm (A)

+ So sánh tổng trách nhiệm bồi thường độc lập của các hợp đồng bảo
hiểm (A) và số tiền (trách nhiệm) bồi thường của người được bảo hiểm
cho người thứ ba hoặc bên thứ ba (B).

54
3.3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
3.3.3. Nguyên tắc xác định bồi thường trong bảo hiểm TNDS

a) Trường hợp A ≤ B : số tiền bồi thường của từng hợp đồng bảo hiểm
bằng trách nhiệm bồi thường độc lập của hợp đồng đó.

b) Trường hợp A > B: thực hiện việc chia sẻ trách nhiệm bồi thường.
Thông thường áp dụng công thức sau:

Số tiền bồi Số tiền bồi thường của Trách nhiệm bồi thường độc lập của
thường của người được bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm đó
= *
từng hợp đồng cho người thứ ba Tổng trách nhiệm bồi thường độc
bảo hiểm (hoặc bên thứ ba) lập của các hợp đồng bảo hiểm

55
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI
3.4.1. Khái niệm bảo hiểm con người
Bảo hiểm con người là loại bảo hiểm có mục đích chi trả những
khoản tiền đã thỏa thuận trước cho người được bảo hiểm hoặc người
thụ hưởng bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra những sự kiện tác động
đến chính bản thân người được bảo hiểm.
Những rủi ro này là tai nạn, bệnh tật, ốm đau, tử vong, tuổi già và
những bấp bênh khác về tuổi thọ con người

56
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI
3.4.2. Phân loại bảo hiểm con người
3.4.2.1. Phân loại rủi ro được bảo hiểm
a. Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ tử kỳ: BH cho sự cố tử vong của người được bảo
hiểm. Thời hạn hợp đồng bảo hiểm được xác định rõ, nếu sự cố tử vong
thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra trong thời hạn đó, người bảo hiểm sẽ trả
số tiền bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Bảo hiểm trọn đời: Loại bảo hiểm nhân thọ này có đặc tính cơ bản là
bảo hiểm cho sự cố tử vong của người được bảo hiểm.
Thời hạn hợp đồng bảo hiểm không được xác định, kể từ thời điểm bắt
đầu hiệu lực bảo hiểm thì sự cố tử vong thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra
bất kỳ thời diểm nào, người bảo hiểm sẽ trả số tiền bảo hiểm thoả thuận
trong hợp đồng bảo hiểm
57
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI
3.4.2. Phân loại bảo hiểm con người
3.4.2.1. Phân loại rủi ro được bảo hiểm
a. Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm sinh kỳ: Loại bảo hiểm nhân thọ này có đặc tính cơ bản là bảo
hiểm cho sự kiện sống của người được bảo hiểm.
Thời hạn hợp đồng bảo hiểm được xác định rõ, nếu người được bảo hiểm
sống đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, người bảo hiểm sẽ trả số tiền bảo
hiểm thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Niên kim nhân thọ: Loại bảo hiểm nhân thọ này có đặc tính cơ bản là bảo
hiểm cho sự kiện sống của người được bảo hiểm.
Người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để từ một thời điểm thoả
thuận trong hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ trả khoản tiền bảo
hiểm định kỳ theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm (có thể trả trong
một thời hạn nhất định hoặc cho đến khi người được bảo hiểm chấm dứt
58
cuộc sống).
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI
3.4.2. Phân loại bảo hiểm con người
3.4.2.1. Phân loại rủi ro được bảo hiểm
a. Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp: Loại bảo hiểm nhân thọ này có đặc tính
cơ bản là bảo hiểm đồng thời cho cả sự kiện sống và tử vong của người
được bảo hiểm.
Thời hạn hợp đồng bảo hiểm được xác định rõ, nếu người được bảo
hiểm bị chết trong thời hạn bảo hiểm hoặc sống dến thời điểm đáo hạn
hợp đồng, người bảo hiểm đều trả số tiền bảo hiểm theo thoả thuận
trong hợp đồng bảo hiểm.
Bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư
Bảo hiểm liên kết đầu tư là loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có khả
năng đáp ứng đồng thời nhu cầu chuyển giao hậu quả tài chính của rủi
ro và nhu cầu đầu tư của người mua bảo hiểm 59
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI

3.4.2. Phân loại bảo hiểm con người


3.4.2.1. Phân loại rủi ro được bảo hiểm
b. Bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ là lại hình bảo hiểm chỉ liên quan đến các rủi ro
như bệnh tật, tai nạn, mất khả năng lao động và cả tử vong.
Đặc điểm của loại hình bảo hiểm này là không liên quan đến tuổi thọ
của con người.

60
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI
3.4.2. Phân loại bảo hiểm con người
3.4.2.1. Phân loại rủi ro được bảo hiểm
b. Bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm tai nạn : Loại bảo hiểm này có đặc tính cơ bản là bảo hiểm
cho sự cố tai nạn của người được bảo hiểm.
Các hợp đồng bảo hiểm được thiết kế nhằm bảo đảm cho những hậu quả
khác nhau của sự cố tai nạn có thể xảy ra với con người như là chết,
thương tật vĩnh viễn, thương tật tạm thời.
Bảo hiểm bệnh tật: Loại bảo hiểm phi nhân thọ này có đặc tính cơ bản
là bảo hiểm sự cố bệnh tật của người được bảo hiểm.
Các hợp đồng bảo hiểm được thiết kế nhằm bảo đảm cho những hậu quả
của bệnh tật, ốm đau như là: bị chết, phải nằm viện, phẫu thuật, phát
sinh chi phí y tế…
61
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI

3.4.2. Phân loại bảo hiểm con người


3.4.2.1. Phân loại rủi ro được bảo hiểm
c. Các nghiệp vụ tương tự bảo hiểm con người
• Các tổ chức chơi “họ”

Các tổ chức này là các nhóm người góp chung vốn và được một công ty
quản lý. Đến kỳ hạn ấn định sau khi trừ đi các chi phí quản lý công ty
này thực hiện phân chia số vốn còn lại cho những người sống sót của
hội, hoặc phân chia cho những người kế thừa của những người đã chết.

62
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI

3.4.2. Phân loại bảo hiểm con người


3.4.2.1. Phân loại rủi ro được bảo hiểm
c. Các nghiệp vụ tương tự bảo hiểm con người
• Các nghiệp vụ tồn tích vốn

Đó là các hợp đồng qua đó, những người tham gia đóng góp phí định kỳ
cho một công ty tồn tích vốn (công ty bảo hiểm tiết kiệm).

Công ty này cam kết sẽ trả cho người góp vốn một khoản ấn định theo
hợp đồng vào thời điểm đáo hạn hợp đồng hoặc thông qua việc rút thăm
định kỳ.

63
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI

3.4.2. Phân loại bảo hiểm con người


3.4.2.2. Phân loại bảo hiểm con người theo thời hạn bảo hiểm
• Các hợp đồng bảo hiểm con người ngắn hạn

Đó là các cam kết bảo hiểm, trong đó người được bảo hiểm trả phí bảo
hiểm cho một thời hạn ngắn thông thường là 1 năm. Người bảo hiểm
cam kết thanh toán trợ cấp khi rủi ro xẩy ra trong bảo hiểm đó.
• Các hợp đồng bảo hiểm con người dài hạn

Đó là các cam kết bảo hiểm, trong đó người được bảo hiểm trả phí bảo
hiểm cho một thời hạn dài thông thường là 5, 10, 20 … năm. Người bảo
hiểm cam kết thanh toán trợ cấp khi rủi ro xẩy ra trong bảo hiểm đó.

64
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI
3.4.2. Phân loại bảo hiểm con người
3.4.2.3. Phân loại bảo hiểm con người theo kỹ thuật quản lý
•Các nghiệp vụ bảo hiểm con người được quản lý theo kỹ thuật phân
chia
Đây là cách quản lý nhằm cân bằng các khoản thu và chi của một hợp
đồng bảo hiểm trong một thời hạn ngắn thường là 1 năm trở xuống. Sở
dĩ phải quản lý theo kỹ thuật phân chia là vì các rủi ro được bảo hiểm
trong nghiệp vụ này có tính chất tương đối ổn định và độc lập với tuổi
thọ con người.

+ Các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ: Bảo hiểm tai nạn,
bệnh tật, ốm đau và bảo hiểm tử vong trong ngắn hạn

+ Đôi khi trong bảo hiểm nhân thọ, các bảo hiểm trong trường hợp tử
vong cũng được quản lý kỹ thuật phân chia

65
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI

3.4.2. Phân loại bảo hiểm con người


3.4.2.3. Phân loại bảo hiểm con người theo kỹ thuật quản lý
•Các nghiệp vụ bảo hiểm con người được quản lý theo kỹ thuật tồn
tích vốn
Tồn tích là cách quản lý không nhằm cân bằng hợp đồng từng năm mà
cân bằng nhiều năm, số năm có thể rất cao. Nhà bảo hiểm sử dụng các
cam kết dài hạn, kéo dài trong một thời kỳ mà người được bảo hiểm
không còn nợ phí đối với người bảo hiểm, đồng thời người bảo hiểm
luôn nằm giữa số tiền cần thiết để thực hiện mọi chi trả trong tương lai.
+ Các hợp đồng dài hạn thuộc loại hưu trí
+ Các hợp đồng dài hạn có mục đích trợ cấp
66
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI
3.4.3. Đặc trưng bảo hiểm con người
3.4.3.1. Đối tượng của bảo hiểm con người là tính mạng, sức khỏe,
khả năng lao động và tuổi thọ con người.
Tính mạng, sức khỏe, khả năng lao động và tuổi thọ của con người là vô
giá. Vì vây, Bảo hiểm con người không nhằm mục đích khôi phục lại
giá trị của đối tượng bảo hiểm khi gặp rủi ro, mà có mục đích chi trả
những khoản tiền bảo hiểm theo quy định của hợp đồng bảo hiểm nhằm
đem lại sự ổn định về cuộc sống của con người.
Về bản chất: Số tiền bảo hiểm là sự thể hiện mức trách nhiệm cao nhất
của người bảo hiểm trong hợp đồng, khi xẩy ra các sự kiện được bảo
hiểm. Đó không phải là sự biểu hiện giá trị của đối tượng bảo hiểm.
67
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI

3.4.3. Đặc trưng bảo hiểm con người


3.4.3.2. Tính phức tạp trong quan hệ giữa người tham gia bảo hiểm,
người được bảo hiểm và người thụ hưởng
Người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm và người được hưởng
quyền lợi bảo hiểm là những người khác nhau.
Vì đặc tính của sự kiện bảo hiểm liên quan tới sự sống của con người
nên pháp luật và các nhà bảo hiểm rất thận trọng trong giao kết và thực
hiện hợp đồng bảo hiểm nhằm ngăn ngừa trục lợi, rủi ro đạo đức.
Việc giao kết hợp đồng bảo hiểm phải tuân theo quy định về quyền lợi
có thể được bảo hiểm.

68
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI

3.4.3. Đặc trưng bảo hiểm con người


3.4.3.3. Quyền lợi của người thụ hưởng bảo hiểm trong các hợp đồng
bảo hiểm con người là độc lập nhau
Trong bảo hiểm con người, một người có thể đồng thời là người được
bảo hiểm ở nhiều hợp đồng bảo hiểm khác nhau, khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm liên quan đến trách nhiệm trả tiền bảo hiểm ở các hợp đồng bảo
hiểm.
Các khoản tiền trả trong bảo hiểm con người thường có ý nghĩa như một
khoản trợ cấp mà không mang ý nghĩa bồi thường

69
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI
3.4.3. Đặc trưng bảo hiểm con người
3.4.3.4. Sự vận hành của phần lớn các nghiệp vụ bảo hiểm con người
được tuân thủ theo nguyên tắc khoán.
Nguyên tắc bồi thường có thể được sử dụng đối với các loại nghiệp vụ
bảo hiểm con người mang đặc tính có phát sinh và xác định được hậu
quả thiệt hại về mặt vật chất, tài chính của người được bảo hiểm trong
sự kiện bảo hiểm.
Phần lớn nghiệp vụ bảo hiểm con người buộc phải (hoặc thích hợp hơn)
khi áp dụng nguyên tắc khoán trong việc chi trả tiền bảo hiểm

70
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI
3.4.3. Đặc trưng bảo hiểm con người
3.4.3.4. Sự vận hành của phần lớn các nghiệp vụ bảo hiểm con người
được tuân thủ theo nguyên tắc khoán.
• Nội dung nguyên tắc khoán
Khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm, DNBH căn cứ vào số tiền bảo hiểm
của hợp đồng đã ký kết và các quy định đã thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm để trả tiền cho người thụ hưởng. Khoản tiền này không nhằm
mục đích bồi thường thiệt hại mà chỉ mang tính chất thực hiện cam kết
của hợp đồng bảo hiểm theo mức khoán đã quy định.

71
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI
3.4.3. Đặc trưng bảo hiểm con người
3.4.3.4. Sự vận hành của phần lớn các nghiệp vụ bảo hiểm con người
được tuân thủ theo nguyên tắc khoán.
• Điểm khác biệt cơ bản giữa nguyên tắc bồi thường và nguyên tắc
khoán:
- Mục đích:
+ Mục đích của bồi thường là nhằm bù đắp thiệt hại của người được bảo
hiểm đưa họ trở lại khả năng tài chính ban đầu như trước khi gặp rủi ro
+ Mục đích của nguyên tắc khoán là trả tiền bảo hiểm như cam kết
trong hợp đồng bảo hiểm

72
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI
3.4.3. Đặc trưng bảo hiểm con người
3.4.3.4. Sự vận hành của phần lớn các nghiệp vụ bảo hiểm con người
được tuân thủ theo nguyên tắc khoán.
• Điểm khác biệt cơ bản giữa nguyên tắc bồi thường và nguyên tắc
khoán:
- Số tiền bảo hiểm
+ Nguyên tắc bồi thường: STBH phụ thuộc vào giá trị thiệt hại thực tế
của người được bảo hiểm và các điều khoản chi phối về cách tính STBH
+ Nguyên tắc khoán: STBH không phụ thuộc vào giá trị thiệt hại thực tế
của đối tượng bảo hiểm mà phụ thuộc vào STBH đã ký kết và các thỏa
thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
73
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI
3.4.3. Đặc trưng bảo hiểm con người
3.4.3.4. Sự vận hành của phần lớn các nghiệp vụ bảo hiểm con người
được tuân thủ theo nguyên tắc khoán.
• Hệ quả của nguyên tắc khoán
Hệ quả 1: Không đề cập đến vấn đề bảo hiểm trùng
Đối với cùng một người được bảo hiểm, đồng thời có thể ký kết nhiều
hợp đồng bảo hiểm con người khác nhau cho chính mình, với các số
tiền bảo hiểm bằng nhau hoặc khác nhau, tùy theo ý muốn và khả năng
tài chính để đóng góp phí bảo hiểm của anh ta
Hệ quả 2: Không áp dụng thế quyền
Nhìn chung, trong bảo hiểm con người luật pháp không cho phép áp
dụng thế quyền ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt 74
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI
Hệ quả 2: Không áp dụng thế quyền
Do không áp dụng thế quyền nên nếu có người thứ ba có lỗi trong thiệt
hại của đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm con người thì việc
trả tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm hoàn toàn độc lập với trách
nhiệm bồi thường theo pháp luật của người thứ ba.
Nếu người thứ ba đó lại được bảo hiểm bằng hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự tương ứng thì việc trả tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo
hiểm con người cũng hoàn toàn độc lập với bồi thường của hợp đồng
bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

75
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI
3.4.4. Một số nghiệp vụ bảo hiểm con người
3.4.4.1. Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là một nghiệp vụ qua đó để nhận được phí bảo hiểm
của người tham gia bảo hiểm (người ký kết hợp đồng), người bảo hiểm
cam kết sẽ trả cho một hoặc nhiều người thụ hưởng bảo hiểm một số
tiền nhất định (trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong) hoặc
trả người được bảo hiểm khi họ sống đến một thời điểm đã được ghi rõ
trên hợp đồng.

76
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI
3.4.4. Một số nghiệp vụ bảo hiểm con người
3.4.4.1. Bảo hiểm nhân thọ
Đặc trưng của bảo hiểm nhân thọ
• Thứ nhất, BHNT vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính rủi ro
• Thứ hai, BHNT đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau của
người tham gia bảo hiểm
• Thứ ba, các loại hợp đồng trong BHNT rất đa dạng và phức tạp
• Thứ tư, phí BHNT chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, vì vậy
quá trình định phí khá phức tạp
• Thứ năm, BHNT ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế –
xã hội nhất định
77
3.4. BẢO HIỂM CON NGƯỜI
3.4.4. Một số nghiệp vụ bảo hiểm con người
3.4.4.2. Bảo hiểm tai nạn và sức khỏe
3.4.4.3. Bảo hiểm sức khỏe.
3.4.4.4. Bảo hiểm hỗn hợp tai nạn và sức khỏe

78

You might also like