You are on page 1of 10

Chương 1: Tổng quan về bảo hiểm

Câu 1: Rủi ro là gì? Hãy cho biết các đặc tính của rủi ro có thể được bảo hiểm.
- KN Rủi ro: là một điều không may mắn, không lường trước được khả năng xảy ra, về
thời gian và không gian xảy ra, cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả của nó.
- Các đặc tính của rủi ro có thể được bảo hiểm: Một rủi ro có thể được bảo hiểm phải
hội đủ những đặc tính sau đây:
 Tổn thất phải mang tính chất ngẫu nhiên
 Phải đo được, định lượng được về tài chính
 Phải có số lớn
 Không trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội

Câu 2: Rủi ro là gì? Hãy cho biết cách thức phân loại rủi ro.
- KN Rủi ro: là một điều không may mắn, không lường trước được khả năng xảy ra, về
thời gian và không gian xảy ra, cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả của nó.
- Cách thức phân loại rủi ro:
 Rủi ro đầu cơ: người bị ảnh hưởng vừa có thể gặp hậu quả xấu nhưng cũng có thế
đạt đc lợi ích ( cổ phiếu)
 rủi ro thuần túy: chỉ mang lại tổn thất, ko có nhân tố kiếm lời ( tai nạn giao thông)
 Rủi ro cơ bản: chỉ loại rủi ro gây hậu quả cho hàng loạt cá nhân, tổ chức trên một
phạm vi rộng.
 rủi ro riêng biệt: là những rủi ro chỉ gây thiệt hại cho một hoặc một số ít người.
o Rủi ro tài chính: là rủi ro xác định đc hậu quả bằng tiền
o rủi ro phi tài chính: là rủi ro không xác định đc hậu quả bằng tiền
 Rủi ro được bảo hiểm : là những rủi ro về thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ được
doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm. 
 rủi ro loại trừ: là những rủi ro mà người bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm,
không chấp nhận bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm nếu chúng xảy ra.

Câu 3: Tổn thất là gì? Căn cứ vào đối tượng bị thiệt hại có những loại tổn thất nào?
- KN Tổn thất: là sự thiệt hại của một đối tượng nào đó phát sinh từ một biến cố bất ngờ
ngoài ý muốn của chủ sở hữu 
- Căn cứ vào đối tượng bị thiệt hại có những loại tổn thất sau:
Tổn thất tài sản; Tổn thất con người; Tổn thất do phát sinh trách nhiệm dân sự
Câu 4:Bảo hiểm là gì? Hãy cho biết các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm.
-KN Bảo hiểm: là những quan hệ kinh tế gắn với quá trình hình thành, phân phối và sử
dụng các quỹ tiền tệ tập trung. Nhằm xử lý các rủi ro, biến cố bảo hiểm, bảo đảm cho quá
trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường
- Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm:
 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các giao dịch cần được thực hiện trên cơ sở tin
cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối
 Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan
đến, gắn liền hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo
hiểm.
 Nguyên tắc số đông: nếu thực hiện nghiên cứu trên một lượng đủ lớn đối tượng
nghiên cứu, ta sẽ tính được xác suất tương đối chính xác khả năng xảy ra trong
thực tế của một biến cố.
 Nguyên tắc bồi thường: khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường để
cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không
hơn không kém
 Nguyên tắc khoán: khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm, công ty bảo hiểm căn cứ vào
số tiền bảo hiểm của hợp đồng đã ký kết và các quy định đã thoả thuận trong hợp
đồng để trả tiền cho người thụ hưởng.
 Nguyên tắc nguyên nhân gần: là nguyên nhân chủ động và chi phối sự việc dẫn
đến tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm

Câu 5: Hãy cho biết các biện pháp để phòng tránh, hạn chế tổn thất. Lấy ví dụ minh họa?
- Mua bảo hiểm: Ví dụ, mua bảo hiểm ô tô để đảm bảo rằng nếu xe hư hỏng hoặc bị đánh
cắp, bạn sẽ được bồi thường để khắc phục hậu quả.
- Sao lưu dữ liệu: Ví dụ, có thể sao lưu dữ liệu trên máy tính cá nhân của mình lên ổ
cứng ngoài hoặc Google Drive hay Icloud. đảm bảo rằng dữ liệu của bạn không bị mất
hoặc bị hỏng trong trường hợp máy tính gặp sự cố.
- Phòng cháy chữa cháy: Ví dụ, cần cài đặt hệ thống báo cháy và cung cấp các thiết bị
chữa cháy như bình cứu hỏa để sẵn sàng đối phó với nguy cơ cháy nổ.
- Đào tạo và chuẩn bị: Ví dụ, một công ty tham gia vào một hoạt động phòng cháy chữa
cháy
Câu 6: Bảo hiểm là gì? Phân tích các đặc điểm của bảo hiểm.
-KN Bảo hiểm: là những quan hệ kinh tế gắn với quá trình hình thành, phân phối và sử
dụng các quỹ tiền tệ tập trung. Nhằm xử lý các rủi ro, biến cố bảo hiểm, bảo đảm cho quá
trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường
- Phân tích các đặc điểm của bảo hiểm:
Một là, bảo hiểm là một loại dịch vụ đặc biệt ( sản phẩm vô hình, chu trình đảo ngược)
- sản phẩm vô hình: Sản phẩm bảo hiểm, về bản chất là một dịch vụ, một lời hứa, một lời
cam kết mà công ty bảo hiểm đưa ra với khách hàng. Khách hàng đóng phí để đổi lấy
những cam kết bồi thường hoặc chi trả trong tương lai.
- chu trình đảo ngược: Khác với chu trình sản xuất hàng hóa thông thường, các doanh
nghiệp sản xuất hàng hóa hữu hình phải bỏ vốn ra trước, mua máy móc, nguyên vật liêu,
thuê nhân công thì mới sản xuất ra sản phẩm và thực hiện quy trình đưa sản phẩm đến
người tiêu dùng, khi sản phẩm đó bán được doanh nghiệp mới thu tiền về, trong khoản
tiền này bao gồm cả vốn doanh nghiệp bỏ ra và lãi doanh nghiệp nhận được. Còn doanh
nghiệp bảo hiểm không phải bỏ vốn trước, họ nhận phí bảo hiểm trước của người
tham  gia bảo hiểm đóng góp và thực hiện nghĩa vụ sau với bên được bảo hiểm khi xảy
ra sự cố bảo hiểm. 

Hai là, bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn vừa mang tính không bồi hoàn: trong thơì
gian bảo hiểm, không có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì DN bảo hiểm không phải trả tiền hay
bồi thường bảo hiểm. Nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì DNBH phải trả tiền hoặc bồi
thường bảo hiểm.

Chương 2: Hợp đồng bảo hiểm


Câu 1: Hợp đồng bảo hiểm là gì? Hãy cho biết các tài liệu cơ bản của hợp đồng bảo
hiểm.
-Hợp đồng bảo hiểm: là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo
hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả
tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra
sự kiện bảo hiểm. (Điều 12 Luật KDBH)

- Các tài liệu cơ bản của hợp đồng bảo hiểm:


 Tài liệu bao hàm các điều khoản bổ sung của hợp đồng bảo hiểm
 Các tài liệu bao hàm điều kiện riêng của hợp đồng bảo hiểm
 Ngoài những tài liệu trên, hợp đồng bảo hiểm còn có thể kèm theo những giấy tờ
khác như là văn bản sửa đổi hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm tạm
thời…
Câu 2: Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm là gì? Hãy cho biết các chủ thể của hợp đồng bảo
hiểm.
-Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm: là các bên trong hợp đồng bảo hiểm, bao gồm bên bảo
hiểm (DN bảo hiểm) và bên mua bảo hiểm ( Người tham gia bảo hiểm, người được bảo
hiểm, người được hưởng quyền lợi bảo hiểm)

- Các chủ thể của hợp đồng bảo hiểm: DNBH, người tham gia bh, người được bh,
người đc hưởng quyền lợi bh, các trung gian bh

Câu 3: Mức miễn thường trong hợp đồng bảo hiểm là gì? Mục đích của việc áp dụng
miễn thường.
- Mức miễn thường: là 1 phần số tiền tổn thất mà bên mua bảo hiểm phải tự gánh chịu
- Mục đích của việc áp dụng miễn thường:
giúp công ty BH giảm bớt gánh nặng chi trả, hạn chế thời gian, chi phí phát sinh cho
những khoản bồi thường không đáng kể.
Ngăn ngừa rủi ro đạo đức, giảm thiểu nguy cơ người tham gia bh thiếu trách nhiệm

Câu 4: Hãy cho biết nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm trong giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Giao kết hợp đồng bảo hiểm: là quá trình các bên thực hiện các nghĩa vụ và quyền
theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm.
a) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm.
b) Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu
cầu của doanh nghiệp bảo hiểm
c) Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách
nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện HĐBH theo yêu cầu của
doanh nghiệp bảo hiểm.
d) Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm;
e) Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của luật Kinh doanh
bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Câu 5: Hãy cho biết nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm trong giao kết hợp đồng bảo
hiểm.
- Giao kết hợp đồng bảo hiểm: là quá trình các bên thực hiện các nghĩa vụ và quyền
theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm
a) Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa
vụ của bên mua bảo hiểm;
b) Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao
kết hợp đồng bảo hiểm;
c) Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo
hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
d) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền BH hoặc từ chối bồi thường;
e) Phối hợp với bên mua BH để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về
những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện BH;
f) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Câu 6: Phân tích các nguyên tắc cơ bản trong xác lập hợp đồng bảo hiểm?
- Xác lập hợp đồng bảo hiểm: là quá trình thể hiện, thống nhất và thực hiện ý muốn giao
kết hợp đồng bảo hiểm bằng các hành vi pháp luật của bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm.
+ Nguyên tắc tuân thủ luật pháp; không trái đạo đức xã hội.
+ Nguyên tắc thiện chí, hợp tác và trung thực.
+ Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng.

Chương 3: Sản phẩm bảo hiểm


Câu 1: Sản phẩm bảo hiểm là gì? Hãy cho biết các đặc điểm riêng của sản phẩm bảo
hiểm.
-Sản Phẩm BH là sự cam kết của DNBH đối với bên mua bảo hiểm về việc bồi thường
hay trả tiền bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra.
-Đặc điểm riêng của sản phẩm bảo hiểm:

 SPBH là sản phẩm không mong đợi


 SPBH là sản phẩm của chu trình hạch toán đảo ngược
 SPBH là sản phẩm có hiệu quả xê dịch
 SPBH là loại sản phẩm bán hàng loạt

Câu 2: Bảo hiểm tài sản là gì? Hãy cho biết nội dung cơ bản của nguyên tắc bồi thường
trong bảo hiểm tài sản.
- Bảo hiểm tài sản là thể loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tài sản và các
quyền tài sản (bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền) và các
quyền tài sản
- Nội dung cốt lõi của nguyên tắc bồi thường được thể hiện ở 3 điểm chính là Căn
cứ bồi thường; Mục đích bồi thường và hình thức bồi thường
- Căn cứ: là giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm và nơi xảy ra
tổn thất và thiệt hại thực tế của bên được bảo hiểm trừ trường hợp có thỏa thuận
khác trong hợp đồng bảo hiểm.
- Mục đích: là không cho phép việc kiếm lời không hợp lý từ quan hệ bảo hiểm, từ
đó nhằm ngăn chặn những hành vi gian lận, trục lợi, làm giàu bất chính từ các hợp
đồng bảo hiểm tài sản.
- Hình thức: Sửa chữa tài sản bị thiệt hại, Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản
khác, Trả tiền bồi thường.

Câu 3: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì? Hãy cho biết đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm
dân sự.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: là loại hình bảo hiểm đảm bảo cho trách nhiệm dân
sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật
- Đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
 Đối tượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang tính trừu tượng
 Phương thức bảo hiểm có giới hạn hoặc không có giới hạn

Câu 4: Bảo hiểm nhân thọ là gì? Hãy cho biết các hình thức bảo hiểm nhân thọ chủ yếu.
- Bảo hiểm nhân thọ: Bao gồm những dạng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mang yếu
tố cơ bản là bảo hiểm rủi ro và thường kết hợp với yếu tố tiết kiệm trong một sản
phẩm bảo hiểm.
- Các hình thức bảo hiểm nhân thọ chủ yếu:
 Bảo hiểm nhân thọ tử kỳ
 Bảo hiểm trọn đời
 Bảo hiểm sinh kỳ
 Bảo hiểm trả tiền định kỳ (Niên kim nhân thọ)
 Bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư

Câu 5: Bảo hiểm con người là gì? Phân tích các đặc trưng của bảo hiểm con người.
- Bảo hiểm con người là loại bảo hiểm có mục đích chi trả những khoản tiền đã
thỏa thuận trước cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng bảo hiểm, trong
trường hợp xảy ra những sự kiện tác động đến chính bản thân người được bảo
hiểm.
- Phân tích các đặc trưng của bảo hiểm con người:
 Đối tượng của bảo hiểm con người là tính mạng, sức khỏe, khả năng lao động và
tuổi thọ con người
 Tính phức tạp trong quan hệ giữa người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm
và người thụ hưởng
 Quyền lợi của người thụ hưởng bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm con người
là độc lập nhau
 Sự vận hành của phần lớn các nghiệp vụ bảo hiểm con người được tuân thủ theo
nguyên tắc khoán.

Câu 6: Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa nguyên tắc bồi thường và nguyên tắc khoán?
+ Mục đích của bồi thường là nhằm bù đắp thiệt hại của người được bảo hiểm đưa họ trở
lại khả năng tài chính ban đầu như trước khi gặp rủi ro

+ Mục đích của nguyên tắc khoán là trả tiền bảo hiểm như cam kết trong hợp đồng bảo
hiểm

+ Nguyên tắc bồi thường: STBH phụ thuộc vào giá trị thiệt hại thực tế của người được
bảo hiểm và các điều khoản chi phối về cách tính STBH

+ Nguyên tắc khoán: STBH không phụ thuộc vào giá trị thiệt hại thực tế của đối tượng
bảo hiểm mà phụ thuộc vào STBH đã ký kết và các thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo
hiểm.
Chương 4: Cơ sở kỹ thuật bảo hiểm
Câu 1:Phí bảo hiểm là gì ? Hãy cho biết các bộ phận cấu thành của phí bảo hiểm?
-Phí bảo hiểm: là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm đóng cho nhà bảo hiểm để đổi lấy những
cam kết khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. 
-Các bộ phận cấu thành của phí bảo hiểm:
+ Phí thuần
+ Chí phí hoạt động
+ Thuế GTGT (nếu có)

Câu 2: Phí bảo hiểm là gì? Hãy cho biết các hình thức phân loại phí bảo hiểm.
-Phí bảo hiểm: là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm đóng cho nhà bảo hiểm để đổi lấy những
cam kết khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. 
- Các hình thức phân loại phí bảo hiểm:
- Căn cứ theo thời hạn đóng phí: Phí bảo hiểm bao gồm phí đóng 1 lần và phí đóng nhiều kỳ.
- Căn cứ theo đặc thù của loại tổ chức bảo hiểm: phí cố định và phí biến đổi
+ Phí cố định: được xác định ngay khi ký kết hợp đồng bảo hiểm và thường không thay đổi cho
dù kết quả kinh doanh của DNBH là tốt hay xấu.
+ Phí biến đổi: được áp dụng trong các tổ chức bảo hiểm tương hỗ, người tham gia bảo hiểm
thường phải đóng phí làm 2 lần: Phí đóng trước và phí đóng sau
- Căn cứ theo định phí bảo hiểm:
+ Phí bảo hiểm có tính tới nhân tố lãi suất đầu tư: Loại này thường được áp dụng đối với các sản
phẩm bảo hiểm nhân thọ
+ Phí bảo hiểm không tính tới nhân tố lãi suất đầu tư: Loại này thường được áp dụng trong các
sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe ngắn hạn.

Chương 5: Thị trường bảo hiểm


Câu 1: Kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm là gì? Hãy cho biết các kênh phân phối sản
phẩm bảo hiểm.
- Kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm: là việc DNBH sử dụng các phương pháp, kết
hợp với các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện các hoạt động nhằm đưa để đưa sản
phẩm bảo hiểm đến công chúng khách hàng.
- Các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm:
 Kênh phân phối trực tiếp: Các sản phẩm bảo hiểm được phân phối bởi các doanh
nghiệp bảo hiểm
 Kênh phân phối gián tiếp: DNBH bán sản phẩm BH cho người mua thông qua các
người mua trung gian (công ty môi giới, đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ).

Câu 2: Đại lý bảo hiểm là gì? Hãy cho biết các nhiệm vụ của đại lý bảo hiểm.
- Đại lý bảo hiểm: Là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền hợp đồng
đại lý bảo hiểm, để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định. Theo Luật kinh
doanh bảo hiểm Việt Nam (Điều 84)
- Các nhiệm vụ của đại lý bảo hiểm:
 Bán các sản phẩm bảo hiểm
 Ký kết hợp đồng
 Thu phí bảo hiểm, cấp biên lai hoặc các giấy tờ khác theo sự ủy quyền và hướng
dẫn của DNBH.
 Chăm sóc khách hàng.
 Thuyết phục khách hàng tái tục hợp đồng bảo hiểm

Câu 3: Phân tích các đặc trưng riêng của thị trường bảo hiểm
- Thị trường bảo hiểm: là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các loại sản phẩm, dịch vụ
bảo hiểm.
- Phân tích các đặc trưng riêng của thị trường bảo hiểm:
 Chủ thể tham gia phong phú, đa dạng
 Thị trường bảo hiểm là thị trường dịch vụ tài chính
 Thị trường bảo hiểm thường ra đời muộn hơn so với các thị trường khác
 Thị trường bảo hiểm là thị trường cung cấp những sản phẩm liên quan đến rủi ro,
đến sự bấp bênh.

Câu 4: Phân tích các yếu tố cơ bản cấu thành thị trường bảo hiểm
 Chủ thể tham gia trao đổi trên thị trường
 Phương tiện, hàng hóa trao đổi trên thị trường
 Điều kiện của quá trình trao đổi

You might also like