You are on page 1of 23

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM.
NHÓM: 01.
LỚP: N02.TL1.

Đề bài: Tìm hiểu về quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm tài
sản hoặc bảo hiểm con người. Phân tích một số tình huống thực tế về tranh
chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản hoặc bảo hiểm con người.

Hà Nội, 2023
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

Môn: Luật Kinh doanh bảo hiểm

Lớp: N02- TL1

Nhóm: 01
Đề bài 02: Tìm hiểu về quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản
hoặc bảo hiểm con người. Phân tích một tình huống thực tế về tranh chấp hợp
đồng bảo hiểm tài sản hoặc bảo hiểm con người” ( nhóm chọn đối tượng là bảo
hiểm tài sản)

Bảng đánh giá mức độ làm việc của từng cá nhân:


Đánh
STT Họ và tên MSSV Chữ ký Đánh giá của GV
giá

1 460111 A
Trần Văn Bắc

2 460115 A
Nguyễn Đăng Duy

Trần Hương Giang


3 460119 A

4 Trịnh Thị Thu Hà 460121 A

( Nhóm trưởng )

5 Nguyễn Lâm Bảo Ngọc 460137 A

6 Đoàn Thị Thu 460146 A

7 Đặng Hải Yến 460153 A

8 460240 A
Trần Minh Quang

9 Phạm Chi Sinh 460242 A

10 Chaphialee Yialeng 460365 A

11 Nguyễn Trung Hiếu 460413 A

- Kết quả điểm bài viết:


Xác nhận của nhóm trưởng
+ Giáo viên chấm thứ nhất:....

+ Giáo viên chấm thứ hai:......

- Kết quả điểm thuyết trình:...... Trịnh Thị Thu Hà

- Giáo viên cho thuyết trình :......

- Điểm kết luận cuối cùng:.....

- Giáo viên đánh giá cuối cùng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................
NỘI DUNG...........................................................................................................
Chương I: Khái quát về bảo hiểm tài sản và quyền lợi có thể được bảo
hiểm trong bảo hiểm tài sản............................................................................
1. Khái quát về bảo hiểm tài sản..................................................................
2. Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản......................
Chương II: Quy định của pháp luật về quyền lợi có thể được bảo hiểm
trong bảo hiểm tài sản......................................................................................
1. Điều kiện phát sinh quyền lợi có thể được bảo hiểm.............................
2. Quy định pháp luật về quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo
hiểm tài sản....................................................................................................
Chương III. Phân tích một tranh chấp HĐBH tài sản...............................13
KẾT LUẬN........................................................................................................14

1
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BLDS: Bộ luật Dân sự


KDBH: Kinh doanh bảo hiểm
HĐBH: Hợp đồng bảo hiểm
DNBH: Doanh nghiệp bảo hiểm

2
MỞ ĐẦU
Bảo hiểm tài sản là bộ phận quan trọng của bảo hiểm phi nhân thọ. Bảo
hiểm tài sản được hình thành và phát triển từ nhu cầu tất yếu của cuộc sống.
Một trong những vấn đề được người tham gia bảo hiểm tài sản quan tâm nhất
là quyền lợi được bảo hiểm. Việc có tồn tại quyền lợi có thể được bảo hiểm
trong HĐBH tài sản sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các bên trong tranh chấp
và ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hợp đồng. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề
này, nhóm em xin phân tích đề bài: “Tìm hiểu về quyền lợi có thể được bảo
hiểm trong bảo hiểm tài sản hoặc bảo hiểm con người. Phân tích một tình
huống thực tế về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản hoặc bảo hiểm con
người.”

NỘI DUNG

Chương I: Khái quát về bảo hiểm tài sản và quyền lợi có thể được bảo
hiểm trong bảo hiểm tài sản

1. Khái quát về bảo hiểm tài sản


a. Khái niệm bảo hiểm tài sản.
Bảo hiểm tài sản là bảo hiểm cho nghĩa vụ dân sự của người được bảo
hiểm khi có sự kiện bảo hiểm mà nghĩa vụ dân sự đó phát sinh.
b. Một số nội dung về bảo hiểm tài sản.
Thứ nhất, đối tượng bảo hiểm: là tài sản theo quy định tại Điều 105
BLDS năm 2015, bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Thứ hai, số tiền bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm và DNBH,
chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài thỏa thuận trong HĐBH để bảo
hiểm cho tài sản và thiệt hại trên cơ sở yêu cầu của bên mua bảo hiểm.

3
Thứ ba, theo quy định tại Điều 47, Điều 48 và Điều 49 Luật KDBH
năm 2022 thì có 3 loại hợp đồng bao gồm: HĐBH tài sản trên giá trị, HĐBH
tài sản dưới giá trị và HĐBH trùng.
Thứ tư, quan hệ bảo hiểm tài sản là quan hệ bồi thường. Trách nhiệm
trả tiền bồi thường bảo hiểm của DNBH phát sinh khi có sự kiện bảo hiểm
xảy ra, được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại
thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế. Số tiền bồi thường
không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong
HĐBH. Ngoài ra, DNBH, chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài còn phải
trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý theo thỏa thuận
trong HĐBH. Theo Điều 50 Luật KDBH năm 2022, DNBH, chi nhánh
DNBH phi nhân thọ nước ngoài không chịu trách nhiệm bồi thường trong
trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do
bản chất vốn có của tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong HĐBH.
Thứ năm, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là chỉ được phép tham gia bảo
hiểm cho tài sản tối đa là giá trị của tài sản. 1 Mục đích nhằm giúp các chủ sở
hữu khắc phục hậu quả tổn thất của tài sản bằng cách chi trả một khoản tiền
đủ để chủ sở hữu khôi phục lại tình trạng của tài sản ngay trước khi tổn thất
xảy ra. Khi tham gia bảo hiểm cho tài sản, các chủ sở hữu cần kê khai đúng
giá trị của tài sản. Giá trị của tài sản đó là giá trị thực tế hay giá trị tại thời
điểm tham gia bảo hiểm và các chủ sở hữu chỉ được phép tham gia bảo hiểm
tối đa là giá trị của tài sản. Nếu cho phép tham gia với số tiền bảo hiểm cao
hơn giá trị tài sản, giả sử khi xảy ra tổn thất toàn bộ, công ty bảo hiểm sẽ chi
trả toàn bộ số tiền bảo hiểm, lúc này chủ sở hữu không những khôi phục lại
được vai trò là công cụ đề phòng, hạn chế tổn thất cho xã hội.

1
Điều 59 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022

4
2. Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm được đưa ra nhằm loại bỏ
khả năng bảo hiểm cho tài sản của người khác, hoặc cố tình gây thiệt hại hoặc
tổn thất để thu lợi từ một hợp đồng bảo hiểm. Do vậy trong bảo hiểm tài sản
tại khoản 3 Điều 44 Luật KDBH quy định: “ Tại thời điểm xảy ra tổn thất,
bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được
bảo hiểm.”

Người tham gia bảo hiểm tài sản được hưởng bảo hiểm khi đối tượng được
bảo hiểm gặp tổn thất, rủi ro ứng với hợp đồng bảo hiểm đã ký trước đó. Như
vậy, thực chất của quan hệ bảo hiểm tài sản là người mua bảo hiểm chuyển
giao tổn thất sang DNBH nếu có rủi ro xảy ra đối với tài sản bảo hiểm. Muốn
DNBH gánh chịu phần tổn thất tài chính thay mình, người mua bảo hiểm hoặc
người được bảo hiểm phải chứng minh họ có quyền lợi được bảo hiểm.

Pháp luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam không đưa ra khái niệm về
quyền lợi được bảo hiểm và cũng không có khái niệm quyền lợi được bảo
hiểm trong bảo hiểm tài sản. Tuy nhiên Khoản 1 Điều 44 Luật Kinh doanh
bảo hiểm 2022 có nêu “Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, bên mua bảo
hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm khi có quyền sở hữu; quyền khác đối
với tài sản; quyền chiếm hữu, quyền sử dụng của người không phải là chủ sở
hữu.” Tức là, các quyền quyền sở hữu; quyền khác đối với tài sản; quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu là những
quyền mà thông qua đó, người mua bảo hiểm chứng minh được quyền lợi
được bảo hiểm của mình với tài sản bảo hiểm.

5
Chương II: Quy định của pháp luật về quyền lợi có thể được bảo hiểm
trong bảo hiểm tài sản

1. Điều kiện phát sinh quyền lợi có thể được bảo hiểm
Theo Khoản 1 Điều 44 Luật KDBH Năm 2022 trong HĐBH tài sản,
quyền lợi có thể được bảo hiểm của bên mua bảo hiểm khi tham gia vào quan
hệ bảo hiểm tài sản được phát sinh khi họ chứng minh được các quyền sau
đây của mình đối với tài sản được bảo hiểm:
a. Quyền sở hữu:
Căn cứ theo điều 158 BLDS 2015 quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định
của luật. Trong đó: Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản 1 cách
trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản; Quyền sử dụng
là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản; Quyền định
đoạt là quyền chuyển giao sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc
tiêu hủy tài sản.
Trước tiên chúng ta cần làm rõ tại sao nhà nước lại chọn quyền sở hữu tài
sản là quyền được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản. Như định nghĩa của
quyền sở hữu tài sản theo quy định tại Điều 158 BLDS 2015 thì chủ thể sở
hữu tài sản của bản thân có quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.
Trong trường hợp tài sản xảy ra hư hỏng đối với tài sản đó thì người bị thiệt
hại sẽ là chủ sở hữu tài sản đó. Vì thế chủ sở hữu sẽ không thể nào mong
muốn tài sản của bản thân mình xảy ra hư hỏng hay chịu rủi ro. Nói một cách
khác “lợi ích kinh tế” tài sản mang lại hay “tổn thất tài chính” do rủi ro đối
với tài sản gây ra là nội dung cơ bản thể hiện quyền lợi có thể được bảo hiểm
trong mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và đối tượng tài sản được bảo
hiểm.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Luật KDBH 2022 có quy định: “Kinh doanh
bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi

6
mô chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm
đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bồi
thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong
hợp đồng bảo hiểm”. Theo đó có thể thấy rủi ro của người được bảo hiểm
chính là điều được bảo hiểm, nếu tài sản thuộc quyền sở hữu của bên mua bảo
hiểm xảy ra rủi ro thì sẽ được bên bán bảo hiểm bảo hiểm tài sản đó theo
những điều khoản đã được quy định rõ ràng và cụ thể trong HĐBH.
b. Quyền khác đối với tài sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 159 BLDS năm 2015, thì quyền khác đối
với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc
quyền sở hữu của chủ thể khác, bao gồm: quyền đối với bất động sản liền kề;
quyền hưởng dụng; quyền bề mặt.
Thứ nhất, quyền đối với bất động sản liền kề: là quyền được thực hiện
trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ
cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác
(gọi là bất động sản hưởng quyền). 2 Đa số quyền đối với bất động sản liền kề
sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Còn đối với những trường hợp
khi mà các bên không có thỏa thuận thì quyền đối với bất động sản liền kề sẽ
được thực hiện theo nguyên tắc do pháp luật quy định. Đối với các trường
hợp có sự thay đổi về sử dụng, khai thác bất động sản thuộc quyền sở hữu của
người khác dẫn đến thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản đó thì
chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền sẽ cần phải thông báo trước cho
chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trong một thời hạn hợp lý mà pháp luật
quy định.
Thứ hai, quyền hưởng dụng: Pháp luật nước ta quy định các cá nhân, pháp
nhân đều có thể là chủ thể của quyền hưởng dụng. Đối với quyền này chủ thể
có quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi của tài sản thuộc sở hữu của

2
Điều 245 Bộ luật Dân sự năm 2015

7
chủ thể khác thì cũng không muốn xảy ra sự cố bảo hiểm với tài sản mà mình
đang được khai thác và hưởng lợi từ tài sản đó mang lại và đồng thời khi sự
kiện bảo hiểm xảy ra thì bản thân của người có quyền khác đối với tài sản sẽ
phải gánh chịu những tổn thất hay thiệt hại mà tài sản gây ra. Vì thế người có
quyền khác đối với tài sản có quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm
tài sản. Ví dụ về quyền hưởng dụng: anh A cho anh B sử dụng ngôi nhà của
mình để buôn bán nhằm mục đích kiếm lợi nhuận thì việc anh sẽ có quyền
mua bảo hiểm cho ngôi nhà đó và khi xảy ra vấn đề bảo hiểm thì anh B có thể
sẽ được bảo hiểm.
Thứ ba, quyền bề mặt: Thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo
quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời
hạn của quyền sử dụng đất. Còn đối với trường hợp quyền bề mặt được xác
định theo thỏa thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt
thì mỗi bên sẽ có quyền chấm dứt quyền bề mặt bất cứ lúc nào nhưng phải
thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là sáu tháng.
c. Quyền chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu tài sản
Thứ nhất, về quyền lợi được bảo hiểm của người chiếm hữu không phải
là chủ sở hữu tài sản được quy định tại khoản 1 điều 44 Luật KDBH 2022, cụ
thể đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể
được bảo hiểm khi có quyền chiếm hữu tài sản.
Thứ hai, quyền chiếm hữu là một quyền năng của quyền sở hữu quy
định tại Điều 186 BLDS năm 2015 về quyền chiếm hữu của chủ sở hữu được
thực hiện việc quản lý; nắm giữ tài sản theo ý chí của mình trong giới hạn mà
pháp luật cho phép. Tuy nhiên người chiếm hữu tài sản có thể không phải chủ
sở hữu tài sản đó đựa trên việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật quy định tại
điều 187 và 188 của bộ luật này. Cụ thể người khác có thể được chiếm hữu tài
sản khi được chủ sở hữu cho phép thông qua việc ủy quyền hoặc giao dịch
dân sự; theo quy định của pháp luật. Ví dụ : Chị C cho anh D thuê nhà của
mình. Anh D có quyền chiếm hữu nhà thuê theo hợp đồng cho thuê nhà,

8
nhưng không có quyền định đoạt nhà thuê đó. Trong trường hợp anh D muốn
mua bảo hiểm cho căn nhà thuê cần có sự đồng ý từ chị C là chủ sở hữu.
Như vậy người không phải là chủ sở hữu tài sản có thể được bảo hiểm
quyền lợi của mình đối với tài sản đó, nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu và
tuân thủ các điều kiện của hợp đồng bảo hiểm. Quyền lợi được bảo hiểm
trong bảo hiểm tài sản là quyền được nhận tiền bồi thường hoặc được khôi
phục lại tài sản khi tài sản bị thiệt hại do các rủi ro được quy định trong hợp
đồng bảo hiểm.
d. Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu tài sản

Trong bảo hiểm tài sản, quyền sử dụng của người không phải chủ sở
hữu tài sản là một trong những đối tượng được hưởng quyền lợi có thể được
bảo hiểm của HĐBH tài sản được quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật KDBH
năm 2022.
Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu được quy định tại
Điều 191 BLDS năm 2015: “Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng
tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, người có quyền sử dụng cho dù có phải là chủ sở hữu của tài
sản đó hay không trong quá trình sử dụng cũng có thể gặp những rủi ro nhất
định. Với người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng, nếu làm tổn
thất, mất mát hay hư hỏng tài sản thì sẽ có trách nhiệm phải bồi thường cho
chủ sở hữu. Khi tài sản bị thiệt hại với tư cách là người sử dụng họ phải gánh
chịu tổn thất xảy ra đối với tài sản. Vì vậy họ được quyền mua bảo hiểm cho
tài sản để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

2. Quy định pháp luật về quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm
tài sản
a. Nghĩa vụ chứng minh quyền lợi có thể được bảo hiểm của người mua
bảo hiểm

9
Người tham gia bảo hiểm được hưởng bảo hiểm khi đối tượng được
bảo hiểm gặp tổn thất. Thực chất của quan hệ bảo hiểm tài sản là bên mua bảo
hiểm chuyển giao tổn thất sang DNBH tài sản. Như vậy, muốn DNBH gánh
chịu tổn thất tài chính thay mình, bên mua bảo hiểm phải chứng minh họ có
quyền lợi tài chính đối với tài sản bảo hiểm. Hoặc có thể hiểu rằng có một
mối quan hệ nhất định được pháp luật công nhận giữa người tham gia bảo
hiểm và đối tượng được bảo hiểm. Biểu hiện của mối quan hệ này thông qua
quyền chiếm hữu, quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền khác đối với tài
sản. Và một câu hỏi được đặt ra là bên mua bảo hiểm phải chứng minh quyền
lợi được bảo hiểm vào thời điểm nào khi tham gia quan hệ bảo hiểm tài sản?
Theo Khoản 3, Điều 44 Luật KDBH năm 2022: “Tại thời điểm xảy ra
tổn thất, bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm phải có quyền lợi có
thể được bảo hiểm”. Do đó bên mua bảo hiểm bắt buộc phải chứng minh
quyền lợi có thể được bảo hiểm ở cả hai thời điểm là thời điểm giao kết
HĐBH và thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm. Vì:
Thứ nhất, bản chất của quan hệ bảo hiểm tài sản là sự chuyển giao tổn
thất. Tại thời điểm giao kết HĐBH, bên mua bảo hiểm không có quyền lợi tài
chính đối với tài sản bảo hiểm, tức là họ sẽ không có rủi ro từ tài sản. Hay nói
cách khác, bên mua bảo hiểm đang chuyển giao thứ mà họ không có sang cho
DNBH. Nếu vậy thì DNBH sẽ không có cơ sở để giao kết HĐBH.
Thứ hai, tại thời điểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên mua bảo
hiểm không chứng minh được quyền lợi được bảo hiểm đối với tài sản bảo
hiểm tức là khi đó họ không có bất kì tổn thất nào từ tài sản nữa, và lúc này
một điều hiển nhiên là DNBH cũng không phải gánh chịu rủi ro.
Như vậy, trong bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm phải chứng minh
quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với tài sản ở cả hai thời điểm. Có như vậy
thì khi xảy ra tổn thất họ mới được nhận được bồi thường từ DNBH.
b. Mối quan hệ giữa quyền lợi có thể được bảo hiểm và hiệu lực của
HĐBH tài sản

10
Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời
điểm giao kết hợp đồng.
Để được pháp luật thừa nhận và bảo vệ khi tham gia quan hệ HĐBH,
các bên tham gia giao kết HĐBH phải tuân thủ những điều kiện mà pháp luật
quy định. Trường hợp các bên không tuân thủ các điều kiện của pháp luật thì
HĐBH sẽ vô hiệu. Theo quy định tại Điều 25 Luật KDBH năm 2022, một
trong những yếu tố dẫn đến HĐBH bị vô hiệu là bên mua bảo hiểm không có
quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết HĐBH.
Có thể nói rằng, đối với loại hình bảo hiểm tài sản, sự tồn tại của đối
tượng bảo hiểm (tài sản được bảo hiểm) và quyền lợi được bảo hiểm có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu tài sản bảo hiểm không thuộc sở hữu của
người mua bảo hiểm thì người mua bảo hiểm không thể có quyền lợi tài chính
đối với tài sản, vì thế họ không được phép mua bảo hiểm cho tài sản. Một
người không có lợi ích tài chính liên quan đến tài sản mà lại mua bảo hiểm
cho tài sản đó thì thực chất đây là hành vi đánh bạc, hành vi này bị pháp luật
nghiêm cấm.3 Vì thế, khi tiến hành giao kết HĐBH tài sản, nếu người mua
bảo hiểm không chứng minh được quyền lợi được bảo hiểm đối với tài sản
bảo hiểm thì HĐBH sẽ bị vô hiệu.
Theo quy định của pháp luật, bên mua bảo hiểm không có quyền lợi
được bảo hiểm có thể thuộc các trường hợp sau:
Thứ nhất, bên mua bảo hiểm không phải là chủ sở hữu hợp pháp đối
với tài sản bảo hiểm. Sự vô hiệu của HĐBH trong trường hợp này dựa trên cơ
sở: để chứng minh quyền lợi được bảo hiểm, người mua bảo hiểm phải căn cứ
vào quyền sở hữu của mình đối với tài sản. Bởi vì, mọi tài sản đều gắn liền
với quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng của chủ thể nào đó. Chỉ
những chủ thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu, điều kiện của pháp luật mới được
tham gia giao kết HĐBH tài sản. Nếu một người không phải là chủ sở hữu

3
Trần Vũ Hải, Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư pháp, 2006, tr. 24,
25.

11
hoặc không được chủ sở hữu tài sản ủy quyền thì sẽ không có lợi ích tài chính
đối với tài sản, do vậy không được phép mua bảo hiểm cho tài sản đó.
Thứ hai, bên mua bảo hiểm không phải là người đang chiếm hữu, sử
dụng hợp pháp tài sản đó. Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu có ba
quyền năng đối với tài sản: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Trong quá trình
thực hiện quyền sở hữu, chủ sở hữu tài sản có thể chuyển giao một số quyền
của mình thông qua các hợp đồng dân sự như hợp đồng ủy quyền, hợp đồng
cho thuê, hợp đồng góp vốn,... Các hình thức chuyển giao này nếu tuân thủ
đúng quy định của pháp luật sẽ được Nhà nước công nhận và bảo vệ. Nếu
việc chiếm hữu, sử dụng tài sản không dựa trên những căn cứ mà pháp luật
quy định sẽ không được coi là hợp pháp. Điều này đồng nghĩa với việc, chủ
thể này sẽ không thể có lợi ích tài chính hợp pháp đối với tài sản, vì vậy họ
không được phép mua bảo hiểm cho tài sản đó. Nếu các chủ thể này tiến hành
mua bảo hiểm cho tài sản mà họ không có quyền chiếm hữu, sử dụng hợp
pháp đối với tài sản đó thì HĐBH nếu được giao kết sẽ bị vô hiệu.
Thứ ba, theo quy định của pháp luật, HĐBH vô hiệu thì các điều khoản
được thỏa thuận trong hợp đồng không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. Các bên
phải chấm dứt thực hiện hợp đồng, quay lại tình trạng pháp lý ban đầu và
hoàn lại cho nhau những gì đã nhận.4 Như vậy, điều này được hiểu là, nếu
HĐBH mới xác lập, chưa thực hiện thì các bên không được thực hiện; nếu
HĐBH đang được thực hiện thì không được tiếp tục thực hiện. Đối với
HĐBH vô hiệu, DNBH phải hoàn trả lại cho bên mua bảo hiểm các khoản phí
đã thu; bên mua bảo hiểm phải trả cho DNBH các khoản tiền, chi phí liên
quan đến việc định giá tài sản, thiết lập, soạn thảo hợp đồng (nếu có). Khi
HĐBH vô hiệu, pháp luật cũng quy định bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi
thường.5

4
Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015
5
Khoản 4 Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015

12
Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm tại
thời điểm có sự kiện bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi được bảo hiểm xảy ra trong
trường hợp bên mua bảo hiểm không còn là chủ sở hữu (hoặc người chiếm
hữu, sử dụng) hợp pháp đối với tài sản do tài sản đã được chuyển giao cho
chủ thể khác hoặc do tài sản bảo hiểm không còn tồn tại.
Theo quy định của Luật KDBH thì bên mua bảo hiểm chỉ có thể là chủ
sở hữu tài sản hoặc người trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản. Vì vậy, nếu tài
sản bảo hiểm đã được tặng cho, chuyển nhượng, tức có sự thay đổi chủ sở
hữu thì lúc này người mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo
hiểm. Trong trường hợp này, DNBH và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận
chấm dứt HĐBH hoặc chuyển nhượng HĐBH cho chủ sở hữu mới. Tức là
bên mua bảo hiểm tiến hành chuyển giao tài sản kèm theo cả việc chuyển
nhượng HĐBH cho chủ tài sản mới. Nếu thực hiện như trên thì chủ sở hữu
mới mới có thể được nhận tiền bồi thường từ DNBH khi có sự kiện bảo hiểm
xảy ra (vì DNBH chỉ có nghĩa vụ bồi thường cho chủ sở hữu hoặc người đang
chiếm hữu, sử dụng hợp pháp tài sản bảo hiểm tại thời điểm xảy ra sự kiện
bảo hiểm). Nếu việc chuyển giao tài sản không kèm theo việc chuyển nhượng
HĐBH thì về nguyên tắc, HĐBH sẽ bị chấm dứt vì người mua bảo hiểm trong
HĐBH không còn có thể bị thiệt hại về tài chính từ tài sản bảo hiểm.
Đối với trường hợp tài sản bảo hiểm không còn trong quá trình thực
hiện HĐBH (do những rủi ro không thuộc phạm vi bảo hiểm gây mất mát,
phá hủy) nên chủ sở hữu không còn quyền sở hữu đối với tài sản và cũng
không còn lợi ích tài chính từ tài sản, HĐBH cũng phải chấm dứt hiệu lực
pháp lý kể từ thời điểm tài sản bảo hiểm không còn tồn tại.

Chương III. Phân tích một tranh chấp hợp dồng bảo hiểm tài sản.

1. Tóm tắt vụ việc.

13
Trong vụ việc tranh chấp HĐBH giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị
Hồng C (sau đây gọi là bà C) và bị đơn là công ty Cổ phần B trong bản án số
04/2023/LĐ-PT ngày 19/05/2022. Theo đó, bà C là chủ doanh nghiệp tư nhân
khai thác hải sản T, là chủ tàu cá KG 94622 TS. Bà C đã mua bảo hiểm của
Tổng công ty B thời gian bảo hiểm từ ngày 25/02/2020 đến ngày 24/02/2021.
Bà C cũng đã nộp đủ phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên
trước, trong và sau thời điểm giao kết hợp đồng, ông G Tiến Dũng là nhân
viên tư vấn bảo hiểm và Tổng công ty B đã không có bất kỳ giải thích, hướng
dẫn về các khoản bảo hiểm, điều khoản loại trừ bảo hiểm của hợp đồng cho
bà C.
Khoảng 20 giờ ngày 27/3/2020, khi tàu cá của bà C đang khai thác,
đánh bắt cá thì bị nước bên ngoài tràn vào tàu. Mọi thuyền viên trên tàu đều
tập chung bơm điện nhưng khoảng 06 giờ sau tàu vẫn không cạn nước. Đến
khoảng 03 giờ sáng ngày 28/3/2020 thì tàu bị chìm. Sau khi được cứu giúp,
ông V là thuyền viên đã trình báo vụ việc với Đồn biên phòng Tây Yên.
Ngày 30/3/2020 bà C đã làm đơn yêu cầu Tổng công ty B bồi thường
bảo hiểm theo như HĐBH đã ký kết và nộp đầy đủ các thủ tục, xuất trình đủ
giấy tờ theo quy định để được thanh toán số tiền bảo hiểm là một tỷ đồng.
Tuy nhiên Tổng công ty B đã từ chối bồi thường với lý do: tàu cá chìm
nhưng không có chứng cứ để xác định nguyên nhân thuộc điều khoản loại trừ
nguyên nhân không rõ ràng căn cứ theo Khoản 1 Điều 48 Luật KDBH dựa
trên kết luận giám định của Công ty TNHH giám định Liên Châu Lục đồng
thời đây cũng trùng với điều khoản loại trừ hợp đồng như hai bên đã ký kết.
Đồng thời tàu cũng vi phạm quy định lắp đặt thiết bị giám sát, khai thác thủy
sản không có giấy phép, tổn thất thuộc trường hợp loại trừ bảo hiểm. Tại thời
điểm xảy ra tổn thất, tàu cá của bà C cũng vi phạm về văn bằng chứng chỉ khi
thiếu 01 người có bằng thợ máy theo quy định tại thông tư 22/2018.
2. Quan điểm của nhóm trong việc giải quyết vụ việc:

14
Về việc giải thích các điều khoản có trong hợp đồng có thể thấy: tại
thời điểm xảy ra sự cố đắm, chìm vào ngày 27/3/2020 thì tàu vẫn còn trong
thời hạn được bảo hiểm. Đồng thời đồn biên phòng Tây Yên cũng kết luận
“đây là tai nạn ngoài ý muốn, không có dấu hiệu tội phạm nào liên quan đến
hủy hoại tài sản”. Bên cạnh đó, Tổng công ty B đã không thực hiện đúng
nghĩa vụ giải thích điều kiện, điều khoản bảo hiểm và cũng không có chứng
cứ chứng minh việc giải thích khi giao kết HĐBH.
Đối với điều khoản loại trừ trách nhiệm bồi thường, do điều khoản
loại trừ ghi trong hợp đồng không nằm trong các trường hợp loại trừ được quy
định điều khoản bảo hiểm thân tàu cá được ban hành theo quyết định số
0001/2017-BM/HH ngày 01/01/2017 của Tổng giám đốc Tổng công ty cổ
phần B nên việc từ chối chi trả bảo hiểm thân tàu cá đối với bà C, hay việc
không chấp nhận bồi thường của Tổng công ty B là chưa hợp lý.
 Căn cứ bồi thường:

Căn cứ pháp lý: Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17,
Điều 19, Điều 21, Điều 29, Điều 48 Luật KDBH năm 2000.
Theo đó, đối với các điều khoản loại trừ trách nhiệm được quy định
trong HĐBH thì doanh nghiệp phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi
giao kết hợp đồng. Do đó, việc không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm
trong trường hợp này là hợp lý vì Tổng công ty B đã không có bất cứ sự giải
thích nào đối với các điều khoản này. Có thể thấy đây là hành vi vi phạm
nghiêm trọng của Tổng công ty B đối với nghĩa vụ giải thích, trách nhiệm
cung cấp thông tin khi thực hiện giao kết hợp đồng được quy định tại Điều 17
và Điều 19 Luật KDBH 2000.
Điều 21 Luật KDBH đã thể hiện được phần nào sự bảo vệ của pháp luật
đối với người mua bảo hiểm trong trường hợp HĐBH có điều khoản không rõ
ràng thì điều khoản đó sẽ được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo
hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế DNBH luôn là chủ thể đưa ra hợp đồng nên các

15
điều khoản trong đó cũng khó có thể “giải thích có lợi” một cách rõ rệt cho
người mua bảo hiểm.
Qua đây, nhóm cũng đưa ra một số các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ
thống pháp luật bảo hiểm hiện nay: hiện nay nước ta chưa có văn bản pháp
luật nào quy định rõ về các hành vi được coi là trục lợi bảo hiểm; nghĩa vụ
của các đối tượng có liên quan trong quá trình thực hiện bảo hiểm nhằm
phòng chống trục lợi bảo hiểm; .... Kẽ hở trong Luật KDBH cũng như chưa
có hành làng pháp lý đầy đủ đã tạo điều kiện cho trục lợi bảo hiểm phát triển.
Yếu tố quan trọng nhất là thời gian, theo quy định của Luật KDBH khi nhận
được đầy đủ hồ sơ, chứng từ chỉ trong vòng 15 ngày phải giải quyết bồi
thường, nếu từ chối bồi thường phải có văn bản
Thứ nhất, sửa đổi Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 41/ 2009/ NĐ- CP/ của
Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực KDBH "Phạt 70 triệu đồng
đối với tổ chức, cá nhân có hành vi gian dối, giả mạo các tài liệu trong hồ sơ
yêu cầu yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm”.
Thứ hai, bồi dưỡng cán bộ về năng lực, hiểu biết, kỹ năng xử lý tình
huống phát sinh mọi giai đoạn của quá trình bảo hiểm trục lợi bảo hiểm diễn
ra trong mọi giai đoạn của quan hệ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Doanh
nghiệp KDBH cần ý thức được việc nâng cao năng lực chuyên môn, đầu tư
phát triển trình độ công nghệ của hệ thống, giám sát, theo dõi, quản lý công
tác cán bộ hoạt động của các đại lý, môi giới bảo hiểm. Rủi ro trong bảo
hiểm, thiệt hại đã xảy ra từ những khâu yếu kém nhất trong hoạt động Hành
vi này cần được pháp luật nghiêm trị, nghiên cứu để phòng chống, ngăn chặn
trục lợi, giảm bớt thiệt hại cho nhân dân.
 Qua đây, nhóm cũng đưa ra một số các biện pháp nhằm hoàn
thiện hệ thống pháp luật bảo hiểm hiện nay:

Hiện nay nước ta chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ về các
hành vi được coi là trục lợi bảo hiểm; nghĩa vụ của các đối tượng có liên quan

16
trong quá trình thực hiện bảo hiểm nhằm phòng chống trục lợi bảo hiểm; ....
Kẽ hở trong Luật KDBH cũng như chưa có hành làng pháp lý đầy đủ đã tạo
điều kiện cho trục lợi bảo hiểm phát triển. Yếu tố quan trọng nhất là thời gian,
theo quy định của Luật KDBH khi nhận được đầy đủ hồ sơ, chứng từ chỉ
trong vòng 15 ngày phải giải quyết bồi thường, nếu từ chối bồi thường phải
có văn bản.
Thứ nhất, sửa đổi Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 41/ 2009/ NĐ- CP/
của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực KDBH "Phạt 70 triệu
dồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi gian dối, giả mạo các tài liệu trong
hồ sơ yêu cầu yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm”.
Thứ hai, bồi dưỡng cán bộ về năng lực, hiểu biết, kỹ năng xử lý tình
huống phát sinh mọi giai đoạn của quá trình bảo hiểm trục lợi bảo hiểm diễn
ra trong mọi giai đoạn của quan hệ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Doanh
nghiệp KDBH cần ý thức được việc nâng cao năng lực chuyên môn, đầu tư
phát triển trình độ công nghệ của hệ thống, giám sát, theo dõi, quản lý công
tác cán bộ hoạt động của các đại lý, môi giới bảo hiểm. Rủi ro trong bảo
hiểm, thiệt hại đã xảy ra từ những khâu yếu kém nhất trong hoạt động Hành
vi này cần được pháp luật nghiêm trị, nghiên cứu để phòng chống, ngăn chặn
trục lợi, giảm bớt thiệt hại cho nhân dân.

KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên đã cho chúng ta hiểu rõ về quyền lợi có thể
được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản. Bảo hiểm tài sản luôn gắn liền với xã
hội loài người vì bảo hiểm sẽ giúp người tham gia có một chỗ dựa tinh thần,
sự đảm bảo về vật chất để duy trì cuộc sống, phát triển xã hội. Đồng thời
nghiên cứu tình huống về tranh chấp phát sinh từ HĐBH tài sản trên thực tế
cho chúng ta thấy những tranh chấp này do rất nhiều nguyên nhân khác nhau,
có thể là do sự thiếu hiểu biết của khách hàng cũng có thể do sự quy định
chưa hợp lý của pháp luật. Nhưng dù là bất kỳ nguyên nhân nào đi nữa thì

17
những tranh chấp xảy ra đều ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của xã hội và là
nguyên nhân kìm hãm sự phát triển. Để có một thị trường bảo hiểm nói chung
và bảo hiểm tài sản nói riêng phát triển thì cần có sự đóng góp của từng người
dân, của nhà nước và của toàn xã hội. Bên cạnh đó cần có hệ thống pháp luật
hoàn chỉnh cùng các quy định cụ thể, chi tiết để mỗi người tham gia ký kết,
mỗi doanh nghiệp thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Có như vậy
thì tương lai của ngành này mới đảm bảo được ý nghĩa đích thực của nó đối
với con người và xã hội loài người.

18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015.
2. Luật kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022
3. Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000
4. Hoàng Mạnh Cừ, Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi và vấn đề xác
định thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, Tạp chí Kiểm sát, số
14/2012, tr.47-49.
5. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Cẩm nang bảo hiểm nhân thọ và cẩm
nang bảo hiểm phi nhân thọ, 2009. Nguồn: avi.org.vn
6. Phạm Văn Tuyết, Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật
Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2007.
7. Trần Vũ Hải, Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb. Tư pháp, 2006, tr. 24, 25.
8. Bản án số 04 ngày 19/05/2003 của TAND tỉnh Kiên Giang hợp đồng
bảo hiểm – Tranh chấp về bảo hiểm
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta1290198t1cvn/chi-tiet-ban-an
9. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?
dDocName=MOFUCM090191 ; truy cập 12h30 ngày 13/12/2023

19
20

You might also like