You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ – LUẬT

KHOA LUẬT KINH TẾ

TIỂU LUẬN

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT


VỀ CHUYỂN QUYỀN YÊU CẦU NGƯỜI THỨ BA BỒI HOÀN TRONG
BẢO HIỂM TÀI SẢN

GV: ThS. Luật sư TRẦN THỊ CHI LAN

SVTH: HUỲNH LÊ THẢO TRANG

MSSV: K195022007

TP. HCM tháng 01/2023


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 2
1. Cơ chế chuyển giao quyền trong trong pháp luật dân sự và nguyên tắc thế
quyền trong bảo hiểm tài sản ........................................................................................ 2
1.1. Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 ............................................................... 2
1.2. Theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 ............................................ 2
1.3. Bản chất và mục đích của chế định chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi
hoàn (nguyên tắc thế quyền) ......................................................................................... 3
1.4. Nội dung của chế định bồi hoàn trong bảo hiểm ............................................... 6
2. Cơ sở phát sinh của chế định chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn .... 7
2.1. Hợp đồng bảo hiểm ............................................................................................ 7
2.1.1. Điều kiện về năng lực hành vi của chủ thể tham gia ................................... 8
2.1.2. Điều kiện về mục đích và nội dung của hợp đồng bảo hiểm ....................... 8
2.1.3. Điều kiện về tính tự nguyện của chủ thể tham gia hợp đồng ...................... 9
2.1.4. Điều kiện về hình thức của hợp đồng bảo hiểm .......................................... 9
2.1.5. Điều kiện về đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản ............................ 10
2.2. Sự kiện bảo hiểm đã xảy ra và không thuộc trường hợp loại trừ ..................... 11
2.3. Tồn tại trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên thứ ba ................................. 12
2.3.1. Thiệt hại do con người trực tiếp gây ra ..................................................... 13
2.3.2. Thiệt hại do tài sản gây ra ......................................................................... 13
2.4. Doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho người được
bảo hiểm ...................................................................................................................... 15
Tiểu kết Chương I ........................................................................................................ 17
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN
QUYỀN YÊU CẦU NGƯỜI THỨ BA BỒI HOÀN TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN
........................................................................................................................................... 18
1. Bản án số 1013/2017/DS-PT ngày 15/11/2017 của Toà án nhân dân Tp. Hồ Chí
Minh............................................................................................................................... 18
2. Bản án số 172/2018/DS-PT ngày 18/9/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau .
................................................................................................................................. 19
Tiểu kết Chương II ....................................................................................................... 21
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 23
1

LỜI MỞ ĐẦU

Thế quyền hay “Subrogation” có nghĩa là “thay thế”; từ này bắt nguồn từ cùng một
gốc Latin với từ quen thuộc hơn là “subrogate”. Từ điển Law Dictionary định nghĩa thế
quyền là “một người thanh toán hoặc đảm nhận một nghĩa vụ mà người khác phải chịu
trách nhiệm chính”, nhưng định nghĩa này không đủ rộng.

Trong quá trình tìm cách làm rõ khái niệm về việc thế quyền, bài viết dựa vào định
nghĩa của Từ điển Luật Longman, theo đó, thế quyền đề cập đến một biện pháp khắc phục
nhằm đảm bảo rằng các quyền được chuyển từ người này sang người khác dưới các quy
định của pháp luật1. Ví dụ, quyền của doanh nghiệp bảo hiểm yêu bên bên thứ ba thực hiện
bồi thường mà người được bảo hiểm lẽ ra có thể thực thi đối với bên thứ ba. Thế quyền
thường được định nghĩa là một học thuyết cho phép một bên (A) “đứng vào vị trí” của bên
kia (B) nhằm mục đích thu hồi số tiền mà A đã trả trước cho B.

Trong “A dictionary of law” (Ấn bản thứ 6), do Oxford University Press biên tập,
thế quyền được định nghĩa là một người thay thế một người khác, qua đó thực hiện các
quyền hợp pháp của người được thay thế. Do đó, một doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường
cho người được bảo hiểm có thể thay thế người được bảo hiểm để yêu cầu bên thứ ba gây
ra thiệt hại bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả cho sự kiện bảo
hiểm đã xảy ra.

Các định nghĩa nêu trên đã đưa ra những hiểu biết ban đầu về khái niệm của thế
quyền, tuy nhiên, nhận thức về khái niệm thôi là chưa đủ, theo đó, cần phải phân tích ý
nghĩa sâu xa của thế quyền, tức cần làm rõ thế quyền về mặt bản chất.

Vì vậy, bài viết sau đây sẽ nhằm mục đích phân tích và làm rõ bản chất của thế
quyền, một quyền có thể được bảo lưu của doanh nghiệp bảo hiểm, trong khoa học pháp lý
Việt Nam; qua đó đánh giá một cách cơ bản nhất về thực tiễn áp dụng thế quyền của cơ
quan Tư pháp Việt Nam.

1
Curzon L.B và Richards P.H, Từ điển Longman Dictionary of Law (Ấn bản thứ 7). Edinburgh: Pearson Longman
(2007), tr.559.
2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Cơ chế chuyển giao quyền trong trong pháp luật dân sự và nguyên tắc thế
quyền trong bảo hiểm tài sản
1.1. Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015

Dưới góc độ pháp lý, chuyển giao quyền yêu cầu trong pháp luật dân sự2 là khi chủ
thể nhận chuyển giao, thay thế bên có quyền, tham gia vào quan hệ dân sự với đầy đủ tư
cách chủ thể của bên có quyền yêu cầu trước đó. Bằng cách này, mối quan hệ trước đó giữa
bên có quyền và bên có nghĩa vụ sẽ chấm dứt, và đồng thời, bên có quyền sau khi chuyển
giao quyền của mình cũng không phải chịu trách nhiệm cho việc thực hiện nghĩa vụ của
bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp bên chuyển quyền và bên thế quyền có yêu cầu khác3.

Về bản chất, việc chuyển giao quyền giữa bên có quyền và bên thế quyền sẽ không
làm thay đổi nội dung của quan hệ giữa các bên, điều này đồng nghĩa rằng, bên thế quyền
chỉ có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ phát sinh trong phạm vi của quan hệ
trước đó giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ. Bên cạnh đó, việc chuyển giao giữa bên
có quyền và bên thế quyền không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ4. Tuy nhiên, bên
chuyển giao quyền cần phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc
chuyển giao này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác5. Trong trường hợp bên có
nghĩa vụ không được thông báo bằng văn bản về việc chuyển giao quyền, và đồng thời,
bên thế quyền cũng không có bằng chứng xác thực về việc tồn tại một thỏa thuận chuyển
giao quyền, thì bên có nghĩa vụ có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên thế
quyền. Mặt khác, nếu bên có nghĩa vụ không nhận được thông báo bằng văn bản về việc
chuyển giao quyền, và đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêu cầu thì
lúc này, bên có nghĩa vụ có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ với người thế quyền.

1.2. Theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm 2022

Tương tự với cơ chế chuyển giao quyền trong quan hệ dân sự, bản chất của chế định
chuyển giao quyền yêu cầu bồi hoàn hay nguyên tắc thế quyền trong quan hệ bảo hiểm tài
sản cũng được hiểu là: Khi người được bảo hiểm bị thiệt hại về tài sản (đối tượng của bảo
hiểm), nếu họ đang trong một mối quan hệ bảo hiểm tài sản với một doanh nghiệp bảo
2
Khoản 1 Điều 365 Bộ luật dân sự 2015 về Chuyển giao quyền yêu cầu “Bên có quyền yêu cầu thức hiện nghĩa vụ có
thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp…”.
3
Điều 367 Bộ luật dân sự 2015 về việc Không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu.
4
Khoản 2 Điều 365 Bộ luật dân sự 2015 về Chuyển giao quyền yêu cầu “Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền
yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu
không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.”
5
Khoản 2 Điều 365 Bộ luật dân sự 2015.
3

hiểm, thì họ có quyền yêu cầu doanh nghiệp này tiến hành trả tiền bảo hiểm. Tuy nhiên,
nếu thiệt hại của bên được bảo hiểm là do bên thứ ba gây ra, thì lúc này, doanh nghiệp bảo
hiểm có quyền yêu cầu người gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp đã trả cho
người bị thiệt hại6. Sở dĩ doanh nghiệp bảo hiểm có quyền này là bởi, doanh nghiệp bảo
hiểm không có trách nhiệm phải gánh chịu nghĩa vụ bồi thường cho tổn thất gây ra bởi một
người thực hiện hành vi trái pháp luật. Từ góc độ pháp lý, có thể hiểu, khi một chủ thể thực
hiện hành vi trái pháp luật và gây thiệt hại cho người khác, dù là trong hay ngoài quan hệ
hợp đồng, họ vẫn có trách nhiệm phải bồi thường đối với thiệt hại mà mình gây ra.

Việc xem xét mối quan hệ giữa bảo hiểm tài sản và chế định bồi thường thiệt hại là
cần thiết trong việc xác định trách nhiệm bồi thường của bên thứ ba khi có thiệt hại xảy ra.
Bởi một khi bên thứ ba không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên được bảo
hiểm, thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không có căn cứ để thực hiện quyền yêu cầu bên thứ
ba bồi hoàn.

Ngoài ra, sau khi doanh nghiệp bảo hiểm thế quyền yêu cầu bồi hoàn từ người được
bảo hiểm, thì theo nguyên tắc của việc thế quyền, người được bảo hiểm không còn bất cứ
quyền và nghĩa vụ liên quan đến bên thứ ba nữa. Lúc này, kế thừa từ quy định chuyển giao
quyền của pháp luật dân sự, doanh nghiệp bảo hiểm có toàn quyền của người được bảo
hiểm trước đó để tham gia vào quan hệ dân sự với bên thứ ba, và người được bảo hiểm
cũng không còn là chủ thể trong quan hệ bồi thường.

1.3. Bản chất và mục đích của chế định chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi
hoàn (nguyên tắc thế quyền)
a) Bản chất của chế định yêu cầu người thứ ba bồi hoàn

Về mặt bản chất, chế định yêu cầu bồi hoàn không đơn giản chỉ là việc yêu cầu bên
thứ ba bồi thường thiệt hại. Theo đó, Điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về
các nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, trong đó quy định rằng số tiền
bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không được vượt quá thiệt hại thực tế trong
sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Do đó, chế
định yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm còn là biện pháp thông qua nguyên lý hoạt động của
nguyên tắc bồi thường trong giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, từ đó đảm bảo người

6
Điểm a, khoản 1, Điều 54 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 về Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn “1. Khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm, trường hợp người thứ ba có trách nhiệm bồi thường do hành vi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm thì
thực hiện như sau:
a) Sau khi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trả tiền bồi thường,
người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp đã bồi thường;”
4

được bảo hiểm không thể nhận được số tiền chi trả nhiều hơn giá trị tổn thất mà họ gánh
chịu, và họ không thể kiếm lợi từ tổn thất đó. Bởi vì, không nên xem bảo hiểm là công cụ
để chuyển đổi sự bất hạnh, rủi ro hiểm họa sang hoạt động kiếm lời của người được bảo
hiểm. Như vậy, bằng chế định này, sau khi nhận được tiền bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo
hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển cho doanh nghiệp bảo hiểm quyền yêu
cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp đã bồi thường.

Trong thực tế, đã có trường hợp mà tại đó, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chi trả phần
còn lại của tiền bảo hiểm vì trước đó, bên được bảo hiểm đã nhận được một khoản tiền bồi
thường từ bên thứ ba gây thiệt hại, và tòa án đã theo hướng công nhận việc giảm trừ tiền
bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm này. Cụ thể, vào hồi 9 giờ ngày 08/01/2018, tàu cá
số hiệu QB-93192-TS do anh Ng làm chủ đang trên đường đánh bắt hải sản vùng biển
ngoài khơi Việt Nam về đất liền để bán hải sản. Khi đến toạ độ 17°49'00N + 106°40'00E,
cách cửa sông G thuộc thị xã B, tỉnh Quảng Bình 10 hải lý thì bị tàu hàng H 86 đâm chìm,
mất hoàn toàn. Sự việc đã được Bộ đội Biên phòng Cảng G lập biên bản điều tra vụ việc
va chạm. Sau đó do có sự bảo lãnh của B Hải Phòng, qua thương lượng, ngày 28/02/2018
phía tàu H 86 đã đồng ý hỗ trợ cho anh Ng chủ tàu QB-93192-TS bị tổn thất với số tiền
1.240.000.000 đồng. Sau khi vụ tai nạn xảy ra, anh Ng chủ tàu cá QB-93192-TS đã báo
cáo cho cán bộ khai thác của B Quảng Bình biết (thông qua ông H là đại lý và ông H1 là
cán bộ B Quảng Bình), gặp lãnh đạo B Quảng Bình trực tiếp báo cáo và làm mọi thủ tục
cần thiết để yêu cầu thanh toán 3.000.000.000 đồng tiền bảo hiểm theo Giấy chứng nhận
bảo hiểm số 3637.

Ở vụ việc trên, tòa án cấp phúc thẩm đã nhận định theo hướng tuân theo nguyên tắc
bồi thường trong giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm8, rằng số tiền bồi thường mà
người được bảo hiểm nhận không được vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Ở Giấy chứng nhận bảo hiểm
tàu cá số 363, các bên không có thỏa thuận khác về việc thực hiện nguyên tắc bồi thường,
vì vậy hướng tiếp cận của tòa án tỉnh Quảng Bình là phù hợp.

Ngoài ra, chế định thế quyền trong bảo hiểm cũng kế thừa quy định của pháp luật
dân sự đối với phạm vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm. Cụ thể,
doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được đòi bên thứ ba bồi hoàn đúng với số tiền mà doanh nghiệp
đã chi trả cho người được bảo hiểm mà không được yêu cầu cao hơn hoặc thấp hơn.

7
Bản án số 26/2019/DS-PT ngày 18 tháng 10 năm 2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình.
8
Khoản 3, Điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022.
5

Bên cạnh đó, Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 vẫn kế thừa các quy định của Luật
kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi, bổ sung 2010, 2019) về việc áp dụng chế định bồi
hoàn đối với duy nhất bảo hiểm phi nhân thọ. Theo đó, nguyên tắc thế quyền chỉ được áp
dụng đối với tổn thất cho tài sản, và không áp dụng cho sức khỏe hay con người. Vấn đề
này có thể được giải thích như sau: Thứ nhất, nguyên tắc bồi thường là một trong những
nguyên tắc nền tảng và quan trọng trong pháp luật bảo hiểm, và nguyên tắc này được coi
là cơ sở của học thuyết thế quyền; Thứ hai, quan hệ bồi thường là quan hệ đặc trưng và chỉ
xuất hiện trong bảo hiểm bảo hiểm, còn đối bảo hiểm về sức khỏe hay tính mạng, ta chỉ có
thể xét mức trách nhiệm tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu. Do đó, vì bảo hiểm
sức khỏe/tính mạng không tồn tại quan hệ bồi thường, vì vậy học thuyết thế quyền sẽ không
được áp dụng đối với loại bảo hiểm này.

b) Mục đích của chế định yêu cầu người thứ ba bồi hoàn

Mục đích của quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn là nhằm đảm bảo doanh nghiệp
bảo hiểm có thể thu hồi lại số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo
hiểm khi tổn thất xảy ra. Khi doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu một bên thứ ba bồi thường
thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm được cho là đang thế quyền của người được bảo hiểm
trong việc đòi bồi thường thiệt hại và, do đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có quyền và lợi ích
pháp lý tương tự như người được bảo hiểm để yêu cầu bên thứ ba gây ra thiệt hại bồi
thường. Tính công bằng và đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ pháp luật bảo hiểm
và quan hệ pháp luật dân sự (bồi thường thiệt hại) được lý giải dựa trên các lý do sau:

Về phía doanh nghiệp bảo hiểm: doanh nghiệp bảo hiểm không thể từ chối chi trả
cho người được bảo hiểm đơn thuần trên cơ sở người được bảo hiểm đã yêu cầu bên thứ
ba gây thiệt hại bồi thường. Bởi, nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm
phát sinh trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm giao kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người
được bảo hiểm, không liên quan đến quan hệ bồi thường giữa người được bảo hiểm và bên
thứ ba. Tuy nhiên, trong trường hợp người được bảo hiểm đã yêu cầu và đã được bên gây
thiệt hại bồi thường đầy đủ thì doanh nghiệp bảo hiểm không còn trách nhiệm phải thực
hiện chi trả tiền bảo hiểm trên cơ sở áp dụng nguyên tắc bồi thường trong giao kết và thực
hiện hợp đồng bảo hiểm.

Về phía bên thứ ba gây thiệt hại: bên thứ ba này cũng không thể từ chối trách nhiệm
bồi thường trên cơ sở cho rằng doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoặc phải bồi thường cho người
được bảo hiểm, vì nghĩa vụ bồi thường của bên thứ ba này phát sinh trên quan hệ dân sự,
cụ thể là quan hệ ngoài hợp đồng.
6

Về phía người được bảo hiểm: người được bảo hiểm cũng không thể nhận khoản
tiền bồi thường từ các bên nhiều hơn thiệt hại hay tổn thất thực tế đã xảy ra. Nói cách khác,
nếu người được bảo hiểm đã nhận được đầy đủ khoản bồi thường từ bên thứ ba, thì người
này không thể yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục chi trả tiền bảo hiểm. Nếu doanh
nghiệp bảo hiểm đã chi trả tiền bảo hiểm, thì người này có trách nhiệm chuyển quyền yêu
cầu bên thứ ba bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Chế định yêu cầu bồi hoàn là phương pháp nhằm ngăn chặn người được bảo hiểm
nhận được sự bù đắp tổn thất vượt quá việc bồi thường ngang giá trị tổn thất. Do đó, chế
định này còn được xem là sự mở rộng và là hệ quả của nguyên tắc bồi thường.

1.4. Nội dung của chế định bồi hoàn trong bảo hiểm

Chế định này trên thực tế thường được áp dụng cho các loại hợp đồng mang tính
bồi thường như hợp đồng bảo hiểm tài sản, hay hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự (gọi
chung là hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ). Đối với bảo hiểm con người, nếu người được
bảo hiểm chết, bị thương tật hay ốm đau do hành vi gián tiếp hay trực tiếp của người thứ
ba thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm trên cơ sở là hợp
đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, đối với bảo hiểm con người, doanh nghiệp bảo hiểm không có
quyền yêu cầu người thứ ba gây ra sự kiện bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền bảo hiểm mà
doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả, hay nói cách khác là nguyên tắc thế quyền không được
áp dụng cho bảo hiểm con người9.

Nội dung của chế định bồi hoàn có thể được các bên trong quan hệ pháp luật bảo
hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc được soạn sẵn trong các quy tắc về sản
phẩm bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, thông thường, doanh nghiệp
bảo hiểm sẽ ít đưa nội dung về thế quyền vào hợp đồng bảo hiểm vì nó có thể trở thành
điều khoản thừa nếu trên thực tế, sự kiện bảo hiểm xảy ra không do bên thứ ba gây ra. Thay
vào đó, doanh nghiệp bảo hiểm thường chọn cách tiếp cận khác – phổ biến cho bên mua
bảo hiểm biết về chế định này. Đồng thời, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ lồng vào điều khoản
thanh toán quy định về mức khấu trừ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép trừ
từ tiền bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm đã xảy ra mà người được bảo hiểm không có văn
bản chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn cho doanh nghiệp (trong trường hợp tồn tại quan hệ
bồi thường thiệt hại). Mức khấu trừ trong trường hợp này có thể là một con số cụ thể hoặc
được tính trên % tổn thất mà người mua bảo hiểm phải gánh chịu khi sự kiện bảo hiểm xảy
ra,

9
Lý do của việc áp dụng này đã được giải thích tại Phần trên, vì vậy, Phần này sẽ không giải thích lại.
7

2. Cơ sở phát sinh của chế định chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn

Theo Điều 20 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền
yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả. Tuy nhiên, doanh
nghiệp bảo hiểm không đương nhiên thực hiện quyền này, theo đó, về mặt pháp lý, một số
điều kiện cần được đáp ứng trước khi doanh nghiệp được trao quyền yêu cầu người thứ ba
bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp đã chi trả: (i) Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh; (ii) Sự
kiện bảo hiểm xảy ra và không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; (iii) Tồn
tại trách nhiệm bồi thường thiệt hại; và (iv) Doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện chi trả
tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm.

2.1. Hợp đồng bảo hiểm

Theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, trách nhiệm bảo hiểm phát
sinh khi: (i) Tồn tại một hợp đồng bảo hiểm hoặc các bằng chứng giao kết hợp đồng khác
như Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc Đơn bảo hiểm; và (ii) Bên mua bảo hiểm đã đóng phí
bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng. Như vậy, một trong
những điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp bảo hiểm có thể thực hiện quyền yêu cầu bên
thứ ba bồi hoàn chính là sự hình thành của trách nhiệm bảo hiểm.

Thông thường, có thể hiểu bảo hiểm là cơ chế gánh chịu rủi ro của doanh nghiệp
bảo hiểm thay cho bên mua bảo hiểm. Bằng cách này, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng
phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm, hay chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện
trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra theo thỏa thuận. Và hợp đồng bảo hiểm chính
là văn bản nhằm ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về việc thực hiện cơ chế này.

Từ góc độ pháp lý, hợp đồng bảo hiểm được hiểu là sự thoả thuận giữa bên mua
bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước
ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng
phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
theo thỏa thuận trong hợp đồng10. Như vậy, hợp đồng bảo hiểm được coi là căn cứ của
quan hệ bảo hiểm. Nói cách khác, hợp đồng bảo hiểm đóng vai trò là sự ràng buộc đối với
các bên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.

Như đã đề cập, quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn không phải là quyền đương
nhiên được trao cho doanh nghiệp bảo hiểm. Theo đó, trách nhiệm bảo hiểm của doanh

10
Khoản 16, Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022.
8

nghiệp bảo hiểm với người được bảo hiểm phải phát sinh, và cơ sở của nghĩa vụ này chính
là hợp đồng bảo hiểm.

Cũng như các hợp đồng dân sự khác, hợp đồng bảo hiểm chỉ trở thành “sự ràng
buộc” về mặt trách nhiệm và nghĩa vụ đối với các bên khi và chỉ khi nó có hiệu lực pháp
lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Luật kinh doanh bảo hiểm không có quy định
về điều kiện phát sinh hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, do đó, các điều kiện chung về hợp
đồng dân sự sẽ được áp dụng. Theo đó, một hợp đồng bảo hiểm sẽ có hiệu lực khi đáp ứng
các yêu cầu sau:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
trong trường hợp luật có quy định.”11

2.1.1. Điều kiện về năng lực hành vi của chủ thể tham gia

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo
hiểm thì bên bán bảo hiểm chỉ có thể là một tổ chức có tư cách pháp nhân và được phép
hoạt động kinh doanh bảo hiểm gọi là doanh nghiệp bảo hiểm.

Đối với bên mua bảo hiểm: khác với bên bán bảo hiểm, bên mua bảo hiểm là bất kỳ
cá nhân hoặc tổ chức nào có nhu cầu bảo hiểm về một đối tượng nhất định (trong các hợp
đồng bảo hiểm tự nguyện) hoặc trong các trường hợp pháp luật bắt buộc phải tham gia bảo
hiểm về một trách nhiệm dân sự nhất định (bảo hiểm bắt buộc).

Tuy vậy, các cá nhân, tổ chức này muốn tham gia vào hợp đồng bảo hiểm thì buộc
phải có năng lực chủ thể. Nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi đầy đủ theo quy định
của pháp luật dân sự. Nếu là tổ chức thì người giao kết hợp đồng bảo hiểm phải là người
đại diện hợp pháp của tổ chức đó.

2.1.2. Điều kiện về mục đích và nội dung của hợp đồng bảo hiểm

11
Điều 117 Bộ luật dân sự 2015.
9

Một hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực pháp luật nếu mục đích và nội dung của hợp
đồng không vi phạm các điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.

“Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện
những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng
đồng thừa nhận và tôn trọng.”12

2.1.3. Điều kiện về tính tự nguyện của chủ thể tham gia hợp đồng

Điều kiện này được coi là sự cụ thể hóa của nguyên tắc cơ bản trong pháp luật dân
sự về việc tôn trọng và đảm bảo tính tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận của các chủ thể
khi tham gia các quan hệ dân sự cũng như ngăn chặn các hành vi lừa dối, cưỡng ép đối với
việc giao kết các hợp đồng tự nguyện.

Vì vậy, nếu việc tham gia vào hợp đồng cũng như các cam kết khác về nội dung
trong hợp đồng không xuất phát từ ý nguyện đích thực của các bên thì hợp đồng đó được
coi là được thiết lập không dựa trên sự tự nguyện của các chủ thể.

Các trường hợp không có sự tự nguyện bao gồm: bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, xác
lập hợp đồng trong trạng thái không nhận thức và điều khiển hành vi.

2.1.4. Điều kiện về hình thức của hợp đồng bảo hiểm

Theo quy định của pháp luật, hợp đồng bảo hiểm phải được các bên giao kết dưới
hình thức văn bản. Trong trường hợp các bên không tuân thủ thì theo yêu cầu của bên mua
bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc cả hai thì Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác
quyết định buộc các bên thực hiện đúng quy định về mặt hình thức của giao dịch đó trong
một thời hạn, quá thời hạn đó mà các bên không thực hiện thì hợp đồng vô hiệu, trừ các
trường hợp:

“1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn
bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần
ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết
định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc
về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba
nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định

12
Điều 123 Bộ luật dân sự 2015.
10

công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện
việc công chứng, chứng thực.”13

2.1.5. Điều kiện về đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu của pháp luật bảo hiểm đối với hợp
đồng bảo hiểm tài sản, đối tượng bảo hiểm của loại hợp đồng này phải:

Thứ nhất, đối tượng bảo hiểm phải tồn tại tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm
tài sản, bởi đây được coi là một trong những điều kiện để hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực
theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022.

Có thể thấy quy định này của Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 bắt nguồn từ trường
hợp vô hiệu hợp đồng dân sự do có đối tượng không thể thực hiện được14. Bởi, đối tượng
của hợp đồng là một trong những thành tố cấu thành hợp đồng, và đồng thời là một trong
những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Do vậy, đối tượng hợp đồng phải tồn tại trên
thực tế hoặc phải xác định được. Bản chất của quy định này đối với hợp đồng bảo hiểm tài
sản chính là không thể giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản có đối tượng bảo hiểm là tài sản
chưa hình thành hoặc không có thực trên thực tế.

Thứ hai, theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, trách nhiệm bảo hiểm
sẽ phát sinh khi tồn tại hợp đồng bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí cho doanh
nghiệp bảo hiểm. Do đó, đối tượng bảo hiểm phải được định giá, tức xác định giá trị. Bởi
lẽ, phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản được xác định theo tỷ lệ phần trăm trên
giá trị của tài sản được bảo hiểm, và đồng thời, giá trị của tài sản được bảo hiểm cũng là
điều khoản xuất hiện trong nội dung của một hợp đồng bảo hiểm hoàn chỉnh. Bên cạnh đó,
việc xác định giá trị của tài sản được bảo hiểm cũng giúp xác định được số tiền bảo hiểm
hay giới hạn trách nhiệm bảo hiểm. Ngoài ra, xác định được số tiền bảo hiểm cũng góp
phần giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm tính toán được mức phí bảo hiểm phù hợp, qua đó
đảm bảo tính khả thi về kinh tế cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.

Ngoài ra, hợp đồng bảo hiểm cần phải đảm bảo không vướng vào các trường hợp sẽ
bị tuyên vô hiệu theo quy định của Điều 25 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022:

“a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao
kết hợp đồng bảo hiểm;

13
Điều 129 Bộ luật dân sự 2015.
14
Điều 408 Bộ luật dân sự 2015 về Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được.
11

b) Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;

c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo
hiểm đã xảy ra;

d) Mục đích, nội dung hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức
xã hội;

đ) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước
ngoài và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo;

e) Bên mua bảo hiểm là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân
sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự;

g) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên
không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp mục đích giao kết
hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn
làm cho mục đích của việc giao kết hợp đồng vẫn đạt được;

h) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp quy định tại Điều
22 của Luật này;

i) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép;

k) Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao
kết hợp đồng bảo hiểm;

l) Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức quy định tại Điều 18
của Luật này.”

2.2. Sự kiện bảo hiểm đã xảy ra và không thuộc trường hợp loại trừ

Như đã đề cập, điều kiện thứ hai để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện quyền yêu
cầu bên thứ ba bồi hoàn chính là sự kiện bảo hiểm như đã thỏa thuận trong hợp đồng phải
xảy ra, và không thuộc trường hợp được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Bởi, doanh nghiệp
bảo hiểm phải có nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm thì mới có quyền yêu cầu bên thứ ba bồi
hoàn.

Theo quy định của khoản 2 Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm, nguyên tắc của hoạt
động kinh doanh bảo hiểm chính là: doanh nghiệp bảo hiểm thay người được bảo hiểm
chấp nhận rủi ro, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo
12

hiểm trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Như vậy, có thể thấy, một trong những
điều kiện mang tính quyết định để doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành chi trả tiền bảo hiểm
cho người được bảo hiểm chính là sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng phải
xảy ra. Quy định này về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn đều hoàn toàn phù hợp với bản chất của
cơ chế bảo hiểm.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự kiện bảo hiểm xảy ra vẫn chưa đủ để cấu
thành nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Theo đó, nếu hợp đồng
bảo hiểm hay quy tắc bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm có tồn tại điều khoản về loại
trừ trách nhiệm bảo hiểm15, thì cần đảm bảo rủi ro xảy ra không nằm ngoài phạm vi bảo
hiểm được quy định; hoặc việc thực hiện nghĩa vụ của các bên là đầy đủ theo quy định của
pháp luật cũng như hợp đồng nhằm tránh trường hợp điều khoản loại trừ trách nhiệm được
áp dụng.

2.3. Tồn tại trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên thứ ba

Sau khi đã đảm bảo các điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện
nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm, chúng ta sẽ tiến hành xét đến điều kiện quyết định cho việc
thực hiện quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn của doanh nghiệp bảo hiểm.

Việc xem xét sự tồn tại của trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thứ ba trong
tiến trình xác định liệu doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn
hay không là vô cùng cần thiết, và có thể coi là giai đoạn bắt buộc. Theo đó, nếu sự phát
sinh của thiệt hại không được gán cho một chủ thể thứ ba, thì doanh nghiệp bảo hiểm đương
nhiên không có cơ sở để yêu cầu một chủ thể khác bồi hoàn cho tiền bảo hiểm mà doanh
nghiệp bảo hiểm đã chi trả cho người được bảo hiểm.

Như đã đề cập tại Mục 1, chế định bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự được
coi là một trong những cơ sở hình thành của quyền yêu cầu bên thứ ba bồi hoàn của doanh
nghiệp bảo hiểm. Bởi, bản chất của bồi thường thiệt hại là yêu cầu bên gây thiệt hại bù đắp
tổn thất đối với người bị thiệt hại, và đây cũng là nguyên tắc mà pháp luật về kinh doanh
bảo hiểm hướng đến khi đặt ra quyền yêu cầu bồi hoàn cho phía doanh nghiệp bảo hiểm.
Nói cách khác, bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên gây thiệt hại bồi thường cho tổn thất
mà bên bị thiệt hại phải chịu, và doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm phải gánh
chịu tổn thất do bên thứ ba gây ra.

15
Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 về Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
13

Tuy nhiên, khi xét cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong
pháp luật dân sự đương thời, có thể thấy các nhà làm luật ghi nhận song song 02 nguyên
nhân gây ra thiệt hại: do người gây ra và do tài sản gây ra.

2.3.1. Thiệt hại do con người trực tiếp gây ra

Đối với thiệt hại do người gây ra, Bộ luật dân sự 2015 tiếp cận theo 02 hướng: bên
gây thiệt hại là bên bồi thường và bên gây thiệt hại không phải bên bồi thường.

Khi bên gây thiệt hại cũng là bên bồi thường, Điều 584 Bộ luật dân sự quy định như
sau: “1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường,
trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Theo đó, Bộ luật dân
sự 2015 đã theo hướng bỏ yếu tố lỗi khi xem xét căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Mặt khác, Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 đã có sự thay đổi so
với Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi, bổ sung 2010, 2019) khi không xem xét yếu
tố lỗi trong việc áp dụng nguyên tắc thế quyền. Đây được xem là thay đổi tương thích với
quy định của pháp luật dân sự.

Khi bên gây thiệt hại không phải là bên bồi thường, Bộ luật dân sự 2015 có các quy
định như sau: Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, Bồi thường thiệt hại do
người thi hành công vụ gây ra, hoặc Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học
nghề gây ra 16. Đối với các trường hợp trên, người gây thiệt hại và người bồi thường là 02
chủ thể khác nhau.

2.3.2. Thiệt hại do tài sản gây ra

Đối với thiệt hại do tài sản gây ra, Bộ luật dân sự có quy định như sau: “3. Trường
hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”.
Có thể thấy, bên cạnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con người gây ra, Bộ luật dân sự
2015 còn theo hướng ghi nhận thiệt hại do tài sản gây ra, và trong một số trường hợp, dù
chủ sở hữu không có lỗi thì vẫn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại
nếu các cấu thành của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này không thỏa
quy định của khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 201517. Ngoài ra, pháp luật dân sự còn liệt

16
Điều 597, 598 và 600 Bộ luật dân sự 2015.
17
“2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do
sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy
định khác”
14

kê một số trường hợp mà tại đó, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường khi tài sản
gây thiệt hại như, Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Bồi thường thiệt
hại do súc vật gây ra, Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra, Bồi thường thiệt hại do nhà
cửa, công trình xây dựng khác gây ra18.

Như vậy, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự đương
thời ghi nhận trách nhiệm bồi thường khi thiệt hại gây ra bởi con người và tài sản thuộc sở
hữu của con người.

Mặt khác, quy định về bồi hoàn trong Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 thế nhưng
vẫn đang cho thấy rằng Luật này chỉ đang tập trung vào thiệt hại do con người, bằng hành
vi của mình, trực tiếp gây ra thiệt hại cho bên được bảo hiểm, cụ thể: “4. Nguyên tắc thế
quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có
hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm.
Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm
sức khỏe19”; “e) Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã bồi thường cho người được bảo
hiểm đối với thiệt hại về tài sản; lợi ích kinh tế hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hoặc
nghĩa vụ theo pháp luật; trách nhiệm dân sự do người thứ ba gây ra20”; “1. Khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm, trường hợp người thứ ba có trách nhiệm bồi thường do hành vi gây thiệt
hại cho người được bảo hiểm thì…21”

Về quy định này, có thể thấy Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 không có sự thay đổi
theo hướng công nhận quyền của doanh nghiệp bảo hiểm về việc yêu cầu bên thứ ba bồi
hoàn đối với thiệt hại do tài sản thuộc sở hữu của con người gây ra so với Luật kinh doanh
bảo hiểm 2000 (sửa đổi, bổ sung 2010, 2019). Đồng thời, tương tự Luật kinh doanh bảo
hiểm 2000, Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 tiếp tục không công nhận quyền yêu cầu bồi
hoàn của doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp bên gây thiệt hại và bên bồi thường là
hai chủ thể khác nhau. Như vậy, khi đối chiếu với quy định của Bộ luật dân sự, có thể thấy
quyền của doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chưa được đảm bảo. Theo đó, nếu bên gây thiệt hại
không là bên bồi thường hoặc khi tài sản của một người thứ ba gây ra thiệt hại, dù người
thứ ba này không có lỗi nhưng thiệt hại cũng không hoàn toàn đến từ sự kiện bất khả kháng

18
Điều 601, 603, 604, và 605 Bộ luật dân sự 2015.
19
Khoản 4 Điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022.
20
Điểm e, khoản 1, Điều 20 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022.
21
Khoản 1, Điều 54 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022.
15

hay lỗi cố ý của người được bảo hiểm, thì việc doanh nghiệp bảo hiểm phải gánh chịu cho
rủi ro cho người được bảo hiểm là không phù hợp với lẽ công bằng.

Bên cạnh đó, trong khi Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi, bổ sung 2010,
2019) xác định yếu tố lỗi là một trong những yếu tố cấu thành quyền yêu cầu bên thứ ba
bồi hoàn, thì Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 đã bỏ đi yếu tố này22. Nếu Luật kinh doanh
bảo hiểm 2000 xác định yếu tố lỗi là cấu thành của nguyên tắc thế quyền thì việc Luật này
chỉ tập trung vào 01 nguyên nhân dẫn đến thiệt hại là tương đối phù hợp. Tuy nhiên, như
đã đề cập, Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 trên thực tế không còn công nhận yếu tố lỗi là
cấu thành của quyền yêu cầu bồi hoàn, vì vậy, việc kế thừa hoàn toàn cách tiếp cận của
Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 là chưa hợp lý và không phù hợp với lẽ công bằng.

Như vậy, có thể thấy, phạm vi áp dụng của chế định bồi hoàn trong pháp luật bảo
hiểm còn hạn chế so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật
dân sự. Sự hạn chế này trên thực tế có thể ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của doanh
nghiệp bảo hiểm khi doanh nghiệp này phải gánh chịu rủi ro đến từ hành vi vi phạm pháp
luật của chủ thể khác.

Ở pháp, chế định yêu cầu bên thứ ba bồi hoàn được các nhà làm luật ghi nhận tại
Điều L121-12 Bộ luật bảo hiểm như sau “Công ty bảo hiểm đã trả tiền bồi thường bảo
hiểm sẽ được thế quyền, trong phạm vi số tiền bồi thường này, có các quyền của người
được bảo hiểm để yêu cầu bồi hoàn từ bên thứ ba, những người bằng hành vi của mình đã
gây ra thiệt hại làm phát sinh trách nhiệm của công ty bảo hiểm” (tạm dịch)23. Như vậy,
nếu căn cứ vào quy định này thì Bộ luật bảo hiểm của Pháp dường như chỉ ghi nhận “quyền
yêu cầu bồi hoàn” đối với chủ thể bằng hành vi của họ, đã trực tiếp khiến sự kiện bảo hiểm
xảy ra. Tuy nhiên, tại một án lệ về bảo hiểm của Pháp, Tòa án đã theo hướng công nhận
quyền yêu cầu bồi hoàn của doanh nghiệp bảo hiểm dù nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt
hại là tài sản24.

2.4. Doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho người được
bảo hiểm

22
Điều 54 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022.
23
Article L121-12, Insurance Code
https://www.legifrance.gouv.fr/codes/section_lc/LEGITEXT000006073984/LEGISCTA000006142679/, truy cập
ngày 05/01/2023.
24
Đỗ Văn Đại – Nguyễn Thị Khánh Ngân (2022), “Chuyển quyền yêu cầu bồi thường trong pháp luật bảo hiểm”, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp (06), tr.16-23.
16

Quyền yêu cầu bên thứ ba bồi hoàn là một quyền của doanh nghiệp bảo hiểm và
quyền này chỉ phát sinh sau khi doanh nghiệp bảo hiểm đã tiến hành trả tiền bồi thường
cho người được bảo hiểm căn cứ vào sự kiện bảo hiểm đã xảy ra25.

Chiếu theo bản chất của chế định bồi hoàn nêu tại Mục 1.3, doanh nghiệp bảo hiểm
về thực tế phải thực hiện cam kết của mình về việc gánh chịu rủi ro cho người được bảo
hiểm trước khi tiến hành yêu cầu người thứ ba bồi hoàn đối với số tiền bảo hiểm đã chi trả.
Yêu cầu này về mặt lý thuyết và thực tế đều hoàn toàn phù hợp, bởi, số tiền mà doanh
nghiệp bảo hiểm yêu cầu bên thứ ba bồi hoàn không được vượt quá tiền bảo hiểm mà doanh
nghiệp đã chi trả. Nếu doanh nghiệp trên thực tế chưa chi trả tiền bảo hiểm, thì việc yêu
cầu bồi hoàn là không khả thi và có thể gây bất lợi đối với bên thứ ba. Bởi thực tiễn chưa
ghi nhận hình thức nào là căn cứ đảm bảo rằng doanh nghiệp bảo hiểm chắc chắn sẽ chi trả
đủ số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp cam kết sau khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Vì vậy, việc
cho phép doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu bên thứ ba bồi hoàn trong khi doanh nghiệp này
chưa thực hiện cam kết theo hợp đồng bảo hiểm là không hợp lý.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp bảo hiểm còn ghi nhận việc áp dụng nguyên tắc
thế quyền trước hoặc sau khi bên được bảo hiểm được bồi thường đối với tổn thất mà họ
phải gánh chịu. Đối với trường hợp này, nguyên tắc thế quyền có thể được áp dụng trước
khi bên thứ ba thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, theo đó, doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả tiền bảo hiểm trước, và sau đó thế quyền của bên bị thiệt hại,
tiến hành yêu cầu bên gây thiệt hại bồi hoàn. Mặt khác, nguyên tắc thế quyền vẫn có thể
được áp dụng ngay cả khi bên thứ ba đã tiến hành bồi thường cho bên bị thiệt hại, và số
tiền bồi thường đúng bằng với tổn thất trên thực tế của bên bị thiệt hại. Lúc này, doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ áp dụng chế định bồi hoàn và từ đó không phải chi trả tiền bảo hiểm
đối với bên được bảo hiểm, trừ trường hợp hợp đồng bảo hiểm có quy định khác về số tiền
bồi thường.

25
Bạch Thị Nhã Nam (2019), Nhận diện bản chất pháp lý của hoạt động chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong Luật
kinh doanh bảo hiểm, Tạp chí Tòa án nhân dân (19), tr.17-25.
17

Tiểu kết Chương I

Chương I của đề tài đã đề cập cũng như trình bày các vấn đề lý luận về quyền yêu
cầu bên thứ ba bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản. Bên cạnh đó cũng đề cao, nói lên được tầm
quan trọng của cơ chế bồi hoàn đối trong quan hệ bảo hiểm cũng như quan hệ dân sự.

Cơ chế bồi hoàn được coi là một quyền hợp pháp và có thể bảo lưu của doanh nghiệp
bảo hiểm, bên cạnh đó cũng là biện pháp nhằm đảm bảo hợp đồng bảo hiểm không bị lạm
dụng để trở thành công cụ trục lợi cho bên được bảo hiểm. Cụ thể, quyền yêu cầu bồi hoàn
của doanh nghiệp bảo hiểm được xây dựng dựa trên việc tuân thủ nguyên tắc bồi thường
và nguyên tắc quyền lợi được bảo hiểm trong giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Nói cách khác, nếu người được bảo hiểm đã nhận được tiền bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo
hiểm cho thiệt hại mà họ phải gánh chịu từ hành vi của người thứ ba, thì theo nguyên tắc
thế quyền, người được bảo hiểm sẽ phải chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn cho doanh nghiệp
bảo hiểm. Lúc này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có toàn quyền của người được bảo hiểm và
trở thành chủ thể trong mối quan hệ bồi thường thiệt hại với bên thứ ba, và người được bảo
hiểm lúc này sẽ không còn là chủ thể trong quan hệ bồi thường kể trên.

Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm
phải chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm sau khi doanh nghiệp bảo
hiểm đã chi trả tiền bảo hiểm đối với sự kiện bảo hiểm do người thứ ba gây ra. Tuy nhiên,
Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành vẫn chưa điều chỉnh đối với trường hợp người được
bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao. Trên thực tế, để đối phó với hành vi này,
các doanh nghiệp bảo hiểm thường chọn cách lồng ghép điều khoản về mức khấu trừ khi
người được bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao quyền bồi hoàn.

Tuy nhiên, dù Luật kinh doanh bảo hiểm đã được sửa đổi, khắc phục một số nhược
điểm mà Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 mang lại, thế nhưng một số điểm bất lợi đối
với doanh nghiệp bảo hiểm vẫn còn tồn tại. Có thể kể đến như việc ghi nhận các nguyên
nhân gây thiệt hại cho người được bảo hiểm – một trong những cơ sở phát sinh của quyền
yêu cầu bồi hoàn.

Để có cái nhìn toàn diện hơn về cơ chế bồi hoàn, Chương II của bài viết sẽ nhằm
liệt kê và phân tích một vài bản án đã áp dụng cơ chế bồi hoàn, và từ đó so sánh tính mới
của Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 so với Luật kinh doanh bảo hiểm 2000.
18

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN
QUYỀN YÊU CẦU NGƯỜI THỨ BA BỒI HOÀN TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN

1. Bản án số 1013/2017/DS-PT ngày 15/11/2017 của Toà án nhân dân Tp. Hồ Chí
Minh

“Ngày 12/04/2013 đã xảy ra vụ cháy lớn tại Tổng kho Sacombank và tiêu hủy một
phần hàng hóa phân bón các loại của Công ty M đang lưu tại kho. Ngày 19/6/2013, Sở
Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Dương có Công văn số 573/CSPCCC (P2)
về việc ““Thông báo kết quả điều tra vụ cháy Tổng kho Sacombank” và xác định nguyên
nhân vụ cháy như sau: “Do trên đường dây dẫn điện cung cấp điện cho đèn cao áp chiếu
sáng thuộc kho số 1 theo hướng Nam-Bắc. Vị trí này có tọa độ cách tường hướng Bắc 2,8m,
cách tường hướng Đông 27m đã xảy ra sự cố chạm chập điện (ngắn mạch). Sự cố ngắn
mạch phát sinh hồ quang mang năng lượng cao đốt cháy vỏ cách điện, làm nóng cháy lõi
dây dẫn điện tạo hạt đồng nóng chảy mang nhiệt độ cao (>15000C) văng ra gây cháy các
vật liệu dễ cháy (nhựa, giấy…), từ đây đám cháy phát triển đi các hướng và gây cháy lớn.””
Ngày 07/8/2013, Công ty Cổ phần Điều chỉnh V báo cáo kết quả giám định và tính toán số
tiền mà Công ty B phải bồi thường cho Công ty M là 220.218.710 đồng. Ngày 03/10/2013,
Công ty B đã chi trả cho Công ty M tiền bồi thường bảo hiểm là 220.218.710 đồng.

Theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 17 và Khoản 1 Điều 49 Luật Kinh doanh
bảo hiểm 2000, Điều 577 Bộ luật Dân sự, Công ty M ký Giấy chuyển quyền số 001/GCQ-
2013 ngày 26/11/2013 về việc chuyển toàn bộ quyền và lợi ích của mình cho Tổng Công ty
Bảo hiểm B (nay gọi là Bảo hiểm B) trong việc truy đòi trách nhiệm từ Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn T và
Công ty T – trách nhiệm của bên thứ ba đối với vụ tổn thất.”26

Ở vụ việc trên, thiệt hại đối với tài sản đã được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả đầy
đủ dựa trên Giấy chứng nhận bảo hiểm số BDU1/D05.F1.12.HD.94. Tuy nhiên, dù doanh
nghiệp bảo hiểm đã nhận được Giấy chuyển quyền bồi hoàn từ phía người được bảo hiểm,
thế nhưng doanh nghiệp này không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm
đã chi trả. Theo đó, Tòa cấp phúc thẩm nhận định, vì bên thứ ba (chủ sở hữu hệ thống tải
điện) đã thực hiện đúng các quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, và sự cố
trên xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước. Vì vậy, Tòa án đã theo hướng
không công nhận quyền yêu cầu bên thứ ba bồi hoàn của doanh nghiệp bảo hiểm.

26
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta235479t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 06/01/2023.
19

Thực tế, theo pháp luật dân sự, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ (bao gồm hệ
thống tải điện) phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu tài sản của họ gây ra thiệt hại cho
người khác, dù chủ sở hữu không có lỗi27. Vì vậy, việc loại trừ trách nhiệm bồi hoàn của
chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là chưa thuyết phục, nhưng sự chưa thuyết phục này
là do Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 ghi nhận yếu tố lỗi là một điều kiện để quyền
yêu cầu bồi hoàn phát sinh. Có thể thấy, tại thời điểm Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000
được ban hành, Bộ luật dân sự 1995 vẫn còn hiệu lực, và văn bản này yêu cầu yếu tố lỗi là
một trong các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, bộ luật
dân sự 2015 đã theo hướng bỏ yếu tố lỗi trong các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hợp đồng cũng như ngoài hợp đồng. Chính vì vậy, việc Luật kinh
doanh bảo hiểm bản sửa đổi, bổ sung 2010, 2019 duy trì yếu tố lỗi đối với người thứ ba để
doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện quyền yêu cầu bồi hoàn là không tương thích với quy
định của Bộ luật dân sự hiện hành. Hơn nữa, việc Luật kinh doanh bảo hiểm chưa bao quát
hết các trường hợp trong đó có thiệt hại do tài sản gây ra (như bản án trên) có thể gây thiệt
hại cho doanh nghiệp bảo hiểm. Dù là kinh doanh rủi ro, tuy nhiên, đối với các sự cố mà
pháp luật dân sự quy định người chịu trách nhiệm là người không có lỗi hoặc không trực
tiếp gây thiệt hại, thì quyền của doanh nghiệp bảo hiểm phải được đảm bảo.

Đối với quy định mới của Luật kinh doanh bảo hiểm 2022, mặc dù luật này đã bỏ
yếu tố lỗi trong các điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện quyền yêu cầu bồi hoàn,
tuy nhiên, phạm vi xác định thiệt hại mà Luật này đặt ra vẫn như cũ, chưa bao quát hết các
trường hợp mà pháp luật dân sự ghi nhận28.

2. Bản án số 172/2018/DS-PT ngày 18/9/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau

“Ngày 14/9/2016, chị Phan Thiên Ng có mua bảo hiểm xe cơ giới với loại hình bảo
hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện của xe ô tô biển số 51F.90405 của Công ty bảo hiểm
B (viết tắt là Công ty bảo hiểm), thời hạn bảo hiểm là 01 năm. Ngày 22/6/2017, ông Th là
cha chị Ng đã điều khiển xe đến nghỉ tại Khách sạn H, đến sáng ngày 23/6/2017 thì phát
hiện xe ô tô biển số 51F.90405 do ông Th quản lý bị hư hỏng phần đầu xe nên trình báo
công an. Công an giao thông thành phố C có thụ lý vụ việc thì xác định được là vào lúc 07
giờ 46 phút ngày 23/6/2017 anh Võ Ngọc Gi là tài xế của Khách sạn H điều khiển xe ra
vào đụng vào trụ cột của khách sạn Đ làm cho xe bị hư hỏng. Chị Ng đã làm đơn khởi kiện
yêu cầu bà Ngô Thị Kim H – Chủ doanh nghiệp tư nhân H phải bồi thường thiệt hại cho
chị Ng với số tiền chi phí sửa chữa xe là 270.041.000 đồng và tiền thiệt hại xe trong thời

27
Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 về Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
28
Nhận định này đã được phân tích tại Chương I, vì vậy Chương này sẽ không nhắc lại.
20

gian sửa chữa không hoạt động được là 46.000.000 đồng. Do xe của chị Ng có mua bảo
hiểm nên trong thời gian khởi kiện, Công ty bảo hiểm đã bồi thường số tiền sửa chữa xe
cho chị Ng là 270.041.000 đồng nên chị Ng đã chuyển quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
cho Công ty bảo hiểm yêu cầu bà H phải bồi thường thiệt hại cho Công ty bảo hiểm.”29

Ở bản án trên, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã theo hướng công nhận quyền yêu
cầu bồi hoàn của doanh nghiệp bảo hiểm B, theo đó, Tòa án cấp phúc thẩm đã yêu cầu bà
H, chủ khách sạn H và chủ của anh Gi (tài xế gây thiệt hại cho tài sản được bảo hiểm bởi
doanh nghiệp bảo hiểm B), tiến hành bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Hướng giải quyết của Tòa phúc thẩm cho thấy cách hiểu về mặt bản chất của cơ chế
bồi hoàn. Theo đó, anh Gi là người gây thiệt hại cho tài sản của chị Ng, vì vậy, trong trường
hợp này doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm phải gánh chịu tổn thất bởi một bên
thứ ba gây ra. Bên cạnh đó, anh Gi là người lao động dưới sự quản lý của doanh nghiệp tư
nhân H (do bà H làm chủ), đã gây thiệt hại trong lúc thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng lao
động – điều khiển xe của khách ra khỏi nhà xe của khách sạn. Chiều theo quy định của
Điều 597 Bộ luật dân sự 2015, pháp nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của
mình gây ra trong lúc thực hiện nhiệm vụ pháp nhân giao. Như vậy, hướng giải quyết của
Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã đáp ứng các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm
(người thứ ba gây thiệt hại có lỗi) và pháp luật dân sự (người bị thiệt hại có quyền yêu cầu
pháp nhân bồi thường đối với thiệt hại gây ra bởi người của pháp nhân trong lúc thực hiện
nhiệm vụ pháp nhân giao).

29
https://docplayer.vn/145231368-T%C3%B2a-%C3%A1n-nh%C3%A2n-d%C3%A2n.html, truy cập ngày
06/01/2023.
21

Tiểu kết Chương II

Từ 02 bản án kể trên, có thể thấy, yêu cầu về yếu tố lỗi của Luật kinh doanh bảo
hiểm 2000 (sửa đổi, bổ sung 2010, 2019) đã và đang hạn chế phạm vi thực hiện quyền đòi
bồi hoàn của doanh nghiệp bảo hiểm. Nói cách khác, yêu cầu về yếu tố lỗi trong một số
trường hợp đã trở thành rào chắn, khiến các doanh nghiệp bảo hiểm phải ngậm ngùi gánh
chịu những loại tổn thất mà theo pháp luật dân sự, một bên thứ ba khác mới chính là chủ
thể có trách nhiệm bồi thường.

Mặt khác, hướng tiếp cận của Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 đã mang tính mềm
mỏng hơn, giúp các doanh nghiệp bảo hiểm bảo toàn quyền lợi của mình trong các tình
huống mà tại đó, người gây thiệt hại thậm chí không có lỗi. Tuy nhiên, nội dung của Luật
2022 vẫn đang được thể hiện chưa rõ ràng, và vẫn có thể gây ra nhiều cách hiểu khác nhau
trong thực tiễn xét xử của các tòa án cũng như các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp khác.

Ngoài ra, Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 vẫn chưa ghi nhận các trường hợp mà tại
đó, sự kiện bảo hiểm phát sinh do tài sản gây ra. Đối với những trường hợp này, doanh
nghiệp bảo hiểm vẫn đang là bên chịu nhiều tổn thất hơn (bản án số 1013/2017/DS-PT
ngày 15/11/2017 của Toà án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh).
22

KẾT LUẬN

Qua đề tài trên, có thể khẳng định rằng cơ chế bồi hoàn đã thỏa mãn các quy định
của nguyên tắc bồi thường và nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm trong giao kết và
thực hiện hợp đồng bảo hiểm, cụ thể là hợp đồng bảo hiểm tài sản. Theo đó, người được
bảo hiểm sẽ chỉ nhận được tiền bồi thường đúng với giá trị thiệt hại mà họ phải gánh chịu,
và, sau khi chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm, người được bảo
hiểm sẽ rút khỏi quan hệ bồi thường với người thứ ba.

Ngoài ra, Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 đã theo hướng bỏ yếu tố lỗi trong việc
thực hiện quyền yêu cầu bồi hoàn của doanh nghiệp bảo hiểm so với Luật kinh doanh bảo
hiểm. Có thể thấy sự thay đổi này đã theo hướng tương thích với quy định của pháp luật
dân sự hiện hành. Tuy nhiên, quy định về quyền yêu cầu bồi hoàn tại Điều 54 vẫn tiếp tục
đặt ra rào chắn đối với các tổn thất gây ra bởi tài sản, và theo GS. Đỗ Văn Đại, đây được
cho là sự hạn chế của Luật kinh doanh bảo hiểm so với Bộ luật dân sự.

Về lâu dài vẫn chưa rõ với sự mềm mỏng trong cách hiểu và cách áp dụng, các Tòa
án sẽ có hướng đi chủ yếu như thế nào về việc thực hiện quyền yêu cầu bồi hoàn của daonh
nghiệp bảo hiểm, tuy nhiên, về mặt lý thuyết, các quy định hiện hành về quyền thực hiện
yêu cầu bồi hoàn của doanh nghiệp bảo hiểm đang cho thấy sự không đối trọng trong quan
hệ bảo hiểm, khi lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm trong các trường hợp thiệt hại phát
sinh từ các nguyên nhân mà Luật kinh doanh bảo hiểm chưa ghi nhận đang chưa được đảm
bảo.
23

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Văn bản pháp luật
1. Bộ luật dân sự 2015.
2. Bộ luật bảo hiểm Pháp.
3. Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi, bổ sung 2010, 2019).
4. Luật kinh doanh bảo hiểm 2022.
II. Sách, tạp chí
1. Bùi Thị Hằng Nga, Pháp luật kinh doanh bảo hiểm (sách chuyên khảo).
2. Bạch Thị Nhã Nam, Nhận diện bản chất pháp lý của hoạt động chuyển quyền yêu
cầu bồi hoàn trong Luật kinh doanh bảo hiểm, Tạp chí Tòa án nhân dân.
3. Đỗ Văn Đại – Nguyễn Thị Khánh Vân, Chuyển quyền yêu cầu bồi thường trong
pháp luật bảo hiểm, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
III. Tài liệu trên trang thông tin điện tử
1. Bản án số 26/2019/DS-PT ngày 18 tháng 10 năm 2019 của Tòa án nhân dân tỉnh
Quảng Bình.
2. Bản án số 1013/2017/DS-PT ngày 15/11/2017 của Toà án nhân dân Tp. Hồ Chí
Minh.
3. Bản án số 172/2018/DS-PT ngày 18/9/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau.
4. Curzon L.B và Richards P.H, Từ điển Longman Dictionary of Law (Ấn bản thứ 7).

You might also like