You are on page 1of 3

6.

2: Hoàn cảnh như trong vụ việc trên có được Luật trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của Nhà nước điều chỉnh không? Vì sao?
Hoàn cảnh như trong vụ việc trên được Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà
nước điều chỉnh bởi vì:
Căn cứ quy định tại Điều 1 về phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân,
tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản
lý hành chính, tố tụng và thi hành án; thiệt hại được bồi thường; quyền,
nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; cơ quan giải quyết bồi thường;
thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường; phục hồi danh dự; kinh phí bồi
thường; trách nhiệm hoàn trả; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong
công tác bồi thường nhà nước.
Điều 2 Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước quy định về đối tượng được
bồi thường: “ Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người
thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy
định tại Luật này.”
Cũng theo khoản 1 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước căn cứ
phát sinh trách nhiệm bồi thường phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện.
Thứ nhất, có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành
công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng: Trong tình huống này các bị
cáo đã thực hiện hành vi trái pháp luật khi đã dùng nhục hình vượt quá giới hạn trong
quá trình điều tra bị hại đây là một hành vi trái pháp luật. Phía người nhà của anh Kiều
cũng có những khoản yêu cầu bồi thường thiệt hại tương ứng như thiệt hại về tính
mạng, yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần,…
Thứ hai, có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước theo quy định của Luật này: Thiệt hại thực tế và bị hại phải gánh
chịu là thiệt hại về tinh thần khi anh Kiều bị xâm phạm tính mạng.
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại: Theo
kết luận của cơ quan điều tra thì hành vi của các bị cáo khi đã dùng gậy cao su đánh
vào anh Kiều,... dùng các biện pháp nhục hình khác là nguyên nhân trực tiếp gây nên
cái chết cho bị hại.
Như vậy các điều kiện nhằm áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước đã
hội tụ đủ.
Bên cạnh đó, trong trường hợp này xét đến cùng thì hành vi của các bị cáo cũng xuất
phát từ nhiệm vụ, công việc được giao. Các bị cáo có lỗi, trong trường hợp này lỗi có
thể là vô ý hoặc cố ý trong việc thi hành công vụ nhưng Luật trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của Nhà được ghi nhận cả hai yếu tố này. Hơn nữa, người bị thiệt hại là người
yếu thế hơn cho nên họ cần được bảo vệ một cách xác đáng. Việc áp dụng Luật trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nhà nước nhằm giúp cho bị hại có những khoản bồi
thường thiệt hại cao hơn, việc thực hiện các nghĩa vụ này cũng được tiến hành một
cách nhanh chóng, thuận lợi.

6.3 Nếu hoàn cảnh tương tự xảy ra sau khi BLDS 2015 có hiệu lực hướng giải
quyết có khác trong vụ án không? Vì sao?
Nếu hoàn cảnh tương tự xảy ra sau khi BLDS 2015 có hiệu lực hướng giải quyết sẽ
khác trong vụ án. Bởi vì:
BLDS 2015 có quy định rõ ràng hơn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người thi
hành công vụ gây ra được ghi nhận tại Điều 598: “Nhà nước có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra theo quy
định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”
Thứ hai, tại Điều 597 BLDS: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của
mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi
thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn
trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.” Quy định này không giới hạn hoạt
động gây ra thiệt hại nên hoàn toàn có thể áp dụng cho hoạt động công vụ và cũng
không khoanh vùng chủ thể gây ra thiệt hại vì BLDS sử dụng thuật ngữ “ người” gây
ra thiệt hại nên cũng có thể áp dụng cho chủ thể gây thiệt hại là người thi hành công vụ.
Như vậy, để pháp nhân bồi thường thiệt hại phải chứng minh được các điều kiện sau
đây:
- Có thiệt hại thực tế (trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao): Trong
trường hợp này có thiệt hại về tinh thần khi các bị cáo đang thực hiện công việc
của mình theo sự phân công.
- Có hành vi trái pháp luật: Mặc dù các bị cáo đang thi hành công vụ nhưng lại có
hành vi trái pháp luật khi đã dùng nhục hình vượt quá giới hạn xâm phạm đến
tính mạng của chủ thể khác
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi của các bị cáo là
dùng gậy cao su đánh vào đầu anh Kiều dẫn đến hậu quả là anh Kiều tử vong.
Thế nhưng nếu Nhà nước với vai trò là pháp nhân để bồi thường thiệt hại thì
việc các bị cáo phải thực hiện trách nhiệm bồi hoàn là thực sự cần thiết bởi vì
điều này góp phần răn đe, ngăn chặn các chủ thể khác “ lấy danh nghĩa” Nhà
nước để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, danh dự của người khác.
Vì vậy, nếu vụ án trên xảy trong trong bối cảnh sau khi BLDS 2015 có hiệu lực thì
việc áp dụng sẽ có những thay đổi cơ bản và khác biệt so với hướng giải quyết của
Tòa án trong trường hợp trên.

You might also like