You are on page 1of 4

Họ và tên :

Nguyễn Hữu Trung MSSV 1935000397


Lớp : K27NTT

Bài Kiểm Tra


Môn : Luật Dân Sự Phần 3 : Trách Nhiệm Bồi Thường Ngoài Hợp Đồng Và
Trách Nhiệm Bồi Thường Của Nhà Nước

Bài làm :

Câu 1 : Nhận định Đúng Sai, nêu cơ sở pháp lý giải thich vì sao .

1. Câu nhận định : “Sai”. Trong trường hợp tình thế cấp thiết, chủ sở hữu, chủ
thể có quyền khác đối với tài sản có thể yêu cầu bồi thường phần thiệt hại xảy
ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết và cũng có thể yêu cầu người đã
gây ra.

=>Khoản 3 Điều 171 BLDS 2015 quy định: “Gây thiệt hại trong tình thế
cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối
với tài sản. ... Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 595 quy định: “Người đã gây
ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người
bị thiệt hại

2. Câu nhận định : “Sai”. Không phải lúc nào người chưa thành niên gây ra thiệt
hại cũng do cha, mẹ hoặc người giám hộ bồi thường.

Theo điều 586 Bộ luật dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của cá nhân:

=>Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện
về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như
người đã thành niên. Đây là những người chưa đủ năng lực hành vi dân sự.

Xuất phát từ vai trò trách nhiệm của cha, mẹ dạy dỗ giáo dục con cái nên trong
trường hợp con chưa đủ 15 tuổi thì cha mẹ có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt
hại, nếu như tài sản cha, mẹ không đủ để bồi thường nếu con có tài sản riêng thì lấy

1
tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Tuy nhiên, trong thời gian đang học tại
trường học đang quản lý trực tiếp nhưng có lỗi trong việc quản lý người dưới 15
tuổi để người đó gây ra thiệt hại thì trường học có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
(Điều 599 Bộ luật dân sự 2015)

Ví dụ : Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian sinh hoạt, học tập tai
trường, thì nhà trường trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải
bồi thường thiệt hại xảy ra. CSPL: Khoản 1 Điều 599 BLDS 2015

3. Câu nhận định : “Sai”. Người sử dụng người làm công phải bồi thường thiệt
hại do người làm công gây ra trong khi thực hiện công việc được giao.
Trường hợp người làm công, gây ra thiệt hại khi thực hiện những công việc
không được giao thì người sử dụng lao động làm công không có trách nhiệm
bồi thường thiệt hại; trách nhiệm bồi thường thuộc về người làm công,
CSPL: Điều 600 BLDS 2015

4. Câu nhận định : “ Sai”. Khi nhiều người cùng gây thiệt hại thì phải liên đới
bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Người bị thiệt hại có quyền yêu
cầu một trong những người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
CSPL: Điều 587 BLDS 2015.

5. Câu nhận định : “Đúng”. Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức gây ra theo quy định của Luật
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. CSPL: Điều 598 BLDS 2015
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 14 Luâ ̣t trách nhiê ̣m bồi thường của
nước thì: “Cơ quan hành chính trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có
hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại là cơ quan có trách nhiệm bồi
thường.”
Do đó, cơ quan hành chính quản lý trực tiếp của người thi hành công vụ gây ra
thiê ̣t hại phải có trách nhiê ̣m bồi thường.

Câu 2 : - Công an quận A tạm giữ B do B có hành vi trộm cắp . Trong quá trình
điều tra xét hỏi C đã có hành vi xét hỏi đánh anh B gây thương tích nhập viện . Tòa
án có bản án tuyên hủy quyết định tạm giữ . Thưc tế B không có hành vi trộm cắp
tài sản . B tiến hành khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại .

- Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại : Công an quận A trong
lúc thi hành công vụ C đã có hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ
gây thiệt hại cho B:
=>B tiến hành khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiêt hại
Theo : Điều 2 (LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC
2017)
Đối tượng được bồi thường:

2
Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành
công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định
tại Luật này
Theo : Điểm a Khoản 1 Điều 7 (LTNBTCNN 2017)
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
1. Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:
a) Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công
vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều này;

=>C đã có hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại cho
B:
=> Tuy có hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ
=> Nhưng chưa có văn bản yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình
sự (mà chỉ có bản án tuyên tạm đình chỉ tạm giư)
Theo : khoản 1, 2, 3 Điều 9 (LTNBTCNN 2017) Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi
thường trong hoạt động tố tụng hình sự
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự quy
định tại Điều 18 của Luật này bao gồm:
1. Bản án của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ người bị thiệt hại thuộc
trường hợp được bồi thường.
2. Quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xác định rõ người bị thiệt hại
thuộc trường hợp được bồi thường.
3. Văn bản khác theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đáp ứng điều
kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.

Câu 3 :
1 . Thiệt hại xây ra trong tình hướng trên :
A giao xe cho B rủa việc này B đồng ý nhận xe chịu trách nhiệm quản lý xe
và rửa ; C là người làm công của B nhưng chưa có mệnh lệnh và giao việc
mà chỉ làm theo thói quen theo hàng ngày, tự ý điều khiên xe gây thiệt hại
cho D hậu quả .
=> D tử vong tai chỗ .
Trường hợp người làm công, gây ra thiệt hại khi thực hiện những công việc
không được giao thì người sử dụng lao động làm công không có trách nhiệm
bồi thường thiệt hại; trách nhiệm bồi thường thuộc về người làm công.
CSPL: Điều 600 BLDS 2015

3
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác
chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả
thuận khác.
2. Chủ thể A là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho B có thỏa
thuận .
- C là người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp
luật => phải bồi thường thiệt hại cho chi D
- A và B là chủ sở hữu, ngươi chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao
độ có lỗi trong viêc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu sử dụng trái
pháp luật (không khóa xe cẩn thận, không dặn dò, không đề phòng hâu quả
xây ra) . Thì phải liên đới bồi thường thiệt hại .
- Theo khoản 4 Điều 601(BLDS 2015) Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra:
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật
thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi
thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có
lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì
phải liên đới bồi thường thiệt hại”.//

 Như Vậy A và B sẽ có một phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho D mà C
gây ra.//

You might also like