You are on page 1of 3

Vấn đề 2: Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra

2.1 Vì sao đã có quy định của Điều 584 mà BLDS 2015 còn có thêm quy định của
Điều 600?
Về nguyên tắc chung, người nào gây ra thiệt hại thì người đó phải tự mình bồi thường
thiệt hại và nguyên tắc này thể hiện ở khoản 1 Điều 584 BLDS 2015, theo đó:
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường,trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Ngoài nguyên tắc chung chung, BLDS 2015 còn có một số chế định đặc thù theo đó
người bồi thường không phải là người trực tiếp gây ra thiệt hại và một trong những
chế định đặc thù này là “bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra”.
Cụ thể, theo điều 600 BLDS 2015:
“Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây
ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công,
người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy
định của pháp luật”
Tóm tắt: Bản án số 285/2009/HSPT ngày 23/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh
Bình
Định;
Cao Chí Hùng là người lái xe thuê cho Công ty TNHH vận tải Hoàng Long(bị cáo) có
giấy phép lái xe hợp lệ, điều khiển xe ô tô khách tham gia giao thông ở đoạn đường có
vạch sơn liền nét nhưng điều khiển xe ô tô lấn qua phần đường bên trái, va chạm với
xe mô tô đi ngược chiều gây tai nạn làm chết anh Trần Ngọc Hải (chị Nguyễn Thị Thu
Thủy vợ anh Hải là người đại diện hợp pháp của bị hại).Trong đơn kháng cáo Công ty
TNHH vận tải Hoàng Long (bị đơn dân sự) không chấp nhận bồi thường cho bị hại;
người bị hại yêu cầu tăng mức phạt đối với bị cáo và không đồng ý nhận tiền trợ cấp
hàng tháng; bị cáo yêu cầu giảm nhẹ hình phạt.Quyết định của Tòa phúc thẩm là chấp
nhận đơn kháng cáo của bị cáo;không chấp nhận yêu cầu không bồi thường của bị đơn
dân sự, buộc Công ty Hoàng Long phải bồi thường cho bị hại là 20.500.000đ ngoài số
tiền 40.000.000 đ đã bồi thường trước; không chấp yêu cầu nhận cấp dưỡng một lần
của bị hại.
*Đối với Bản án số 285
2.2 Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về bồi thường
thiệt hại do người làm công gây ra?
Đoạn cho thất Toà án đã áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do người làm
công gây ra nằm ở phần xét thấy:
“… Bị cáo là người lái xe thuê cho Công ty TNHH vận tại Hoàng Long, nên theo quy
định tại Điều 622 và Điều 623 của Bộ luật dân sự thì Công ty TNHH vận tải Hoàng
Long phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Cao Tri Hùng gây ra trong khi thực
hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu Cao Chí Hùng là người có lỗi trong
việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật…”
2.3 Trên cơ sở Điều 600, cho biết các điều kiện để áp dụng các quy định về bồi
thường thiệt hại do người làm công gây ra.
Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
“Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây
ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công,
người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy
định của pháp luật.”
Điều kiện áp dụng Điều 600 BLDS 2015: Người gây ra thiệt hại là “người làm công”:
BLDS không định nghĩa thuật ngữ này. Nhìn chung, người làm công là người làm
công việc cho người khác và nhận tiền công, thù lao từ nhiệm vụ, công việc làm cho
người khác nhưng không phải vì vậy mà cứ làm công việc cho người khác thì được
coi là làm công. Chúng ta chỉ nên xem xét sự tồn tại của quan hệ “người làm công”
khi một người thực hiện công việc theo “mệnh lệnh”, “chỉ dẫn” của người khác; chính
quan hệ “chỉ dẫn”, “mệnh lệnh” hay “chỉ dẫn” này cho phép sự tồn tại hay không tồn
tại quan hệ người làm công. Ngoài ra, quan hệ làm công không nhất thiết phải gắn liền
với quan hệ hợp đồng lao động.Phải có thiệt hại: Tất cả các chế định bồi thường thiệt
hại ngoiaf hợp đồng đều có một điều kiện chung là phải có thiệt hại. Chế định bồi
thường thiệt hại do người làm công gây ra cũng không loại trừ “thiệt hại”.Thiệt hại
phải do người làm công gây ra “trong khi thực hiện công việc được giao”. Điều này có
nghĩa là nếu người làm công gây ra thiệt hại khi không “thực hiện công việc được
giao” thì phải tự mình chịu trách nhiệm bồi thường về thiệt hại mà mình đã gây ra
theo Điều 584 BLDS 2015.Hành vi gây thiệt hại đủ để phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho người làm công: văn bản chỉ yêu cầu có hành vi gây thiệt hại của
người làm công và không nhất thiết hành vi gây thiệt hại này có trái pháp luật không;
không nhất thiết là người gây thiệt hại có lỗi hay không. Tuy nhiên, khi bản thân hành
vi của người gây thiệt hại (người làm công) không phát sinh nghĩa vụ bồi thường đối
với người gây ra thiệt hại thì không áp dụng chế định này, nếu không sẽ có một hệ quả
pháp lý bất hợp lý. Như vậy, để phát sinh trách nhiệm bồi thường của người làm công,
trước hết phải hội tụ đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường theo Điều
584 BLDS 2015
Không cần lối của người sử dụng của người sử dụng người làm công: điều luật này
không cho phép loại trừ trách nhiệm của người sử dụng lao động (người làm công)dù
người này có lỗi hay không.
2.4 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng Điều 622 BLDS 2005 (nay là
Điều 600 BLDS 2015) để buộc Công ty Hoàng Long bồi thường (đánh giá
từng điều kiện nêu ở câu hỏi trên đối với vụ việc được bình luận).
Việc Tòa án vận dụng Điều 622 BLDS 2005( nay à Điều 600 BLDS 2015) để buộc
công ty Hoàng Long bồi thường là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì Tòa án đã dựa vào những
điều kiện được quy định ở Điều 622 BLDS 2005 (Điều 600 BLDS 2015) để áp dụng
buộc công ty Hoàng Long bồi thường cụ thể như sau:
Thứ nhất, người bồi thường thiệt hại là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải
bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra, vì vậy Công ty Hoàng Long là chủ thể
phải bồi thường thiệt hại do ông Cao Chí Hùng gây ra.
Thứ hai, người gây thiệt hại phải là người làm công: ông Hùng là người lái xe thuê
cho công ty TNHH vận tải Hoàng Long.
Thứ ba, Phát sinh “trong khi người làm công thực hiện công việc được giao”, ông
Hùng gây ra thiệt hại về tính mạng của ông Hải khi đang thực hiện công việc do công
ty Hoàng Long giao là điều khiển xe ô tô khách BKS 16L- 3411 của công ty TNHH
vận tải Hoàng Long chở khách đi từ Hải Phòng đến TP Hồ Chí Minh.
Thứ tư, phải có thiệt hại xảy ra: thiệt hại ở đây là mạng người làm cho anh Trần Ngọc
Hải chết gây tại chỗ.
Thứ năm, ông Hùng đã điều khiển xe ô tô khách tham gia giao thông ở đoạn đường có
vạch sơn liền nét nhưng điều khiển xe ô tô lấn sang làn đường bên trái, dẫn đến va
chạm với xe mô tô đi ngược chiều gây ra tai nạn là một người chết. Do đó ông Hùng
có lỗi trong việc gây ra thiệt hại

You might also like