You are on page 1of 4

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT LUẬT LAO ĐỘNG

5. Phân tích các điều kiện để người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam?
Anh/chị đánh giá như thế nào về những điều kiện này?

CSPL: Điều 151 BLLĐ 2019

1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài
và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức
khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa
được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.

2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người
lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều
lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao
động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế
mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

So với điều kiện đối với công dân Việt Nam để tham gia vào quan hệ lao động với tư
cách người lao động, điều kiện đặt ra cho người nước ngoài làm việc ở Việt Nam có
phần chặt chẽ hơn. Về điều kiện trình độ, trong Nghị định 152/2020, yêu cầu có ít
nhất từ 3-5 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với
vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam. Với quy
định như vậy, pháp luật Việt Nam đã tạo nên hành lang pháp lý vừa có thể thu hút lao
động nước ngoài chất lượng cao, đồng thời, đảm bảo cơ hội việc làm cho công dân
trong nước.

6. Tại sao pháp luật lao động lại điều chỉnh mối quan hệ lao động tập thể?

Pháp luật lao động điều chỉnh các mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động
với người lao động và các quan hệ liên quan đến lao động,… trong đó có quan hệ lao
động tập thể, bởi lẽ:

Thứ nhất, căn cứ vào Điều 1 BLLĐ 2019 đối tượng điều chỉnh của Luật lao động gồm
các quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Mà mối quan hệ lao động tập thể là mối quan hệ liên quan trực tiếp tới quan hệ lao
động. Cụ thể là quan hệ lao động giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động;
giữa tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở với người sử dụng lao động; giữa tổ
chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở với tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

Thứ hai, xét ở khía cạnh xã hội thì quan hệ lao động tập thể tồn tại một cách khách
quan, là lẽ hiển nhiên. Vì quan hệ xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ lao động,
mà bản chất con người bao giờ cũng là “sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. Thế
nên trong quan hệ lao động, người lao động không chỉ làm việc một mình mà còn phải
làm việc trong môi trường tập thể gồm nhiều người lao động khác. Tóm lại, lao động
tập thể đã phát sinh từ lao động cá nhân.

Thứ ba, trong thời đại của sự phát triển kinh tế, các doanh nghiệp, tổ chức lớn ngày
càng nhiều với số lượng người lao động đông đảo, nên việc quan hệ lao động tập thể
được điều chỉnh bởi pháp luật lao động là tất yếu. Điều này có ý nghĩa để bảo vệ
quyền lợi của người lao động, hài hòa lợi ích của các bên, hạn chế và phòng ngừa
tranh chấp lao động.

Tình huống 3

Grab là công ty cung cấp ứng dụng vận tải kết nối giữa tài xế và khách hàng.
Để được ký hợp đồng tham gia sử dụng dịch vụ này, Grab yêu cầu tài xế phải đảm
bảo những điều kiện nhất định (như không có tiền án, tiền sự…). Trong quá trình
thực hiện hợp đồng, các tài xế phải tuân theo những yêu cầu của Grab như: mặc
đồng phục của Grab, về việc nhận, hủy cuốc xe, về thái độ phục vụ đối với khách
hàng… Trong quan hệ này, các tài xế sử dụng xe riêng của mình. Grab chỉ cung cấp
ứng dụng đặt xe từ phía khách hàng cho tài xế, và trừ vào chiết khấu của mỗi tài xế
theo chuyến đi. Grab là phía quản lý về việc đặt xe của khách hàng, giá cước, chỉ
định tài xế đón khách, thu tiền. Trường hợp tài xế có những vi phạm nhất định hoặc
bị khách hàng đánh giá thấp về chất lượng dịch vụ ở một mức nhất định sẽ bị Grab
cắt hợp đồng bằng cách khóa tài khoản.
Hiện nay, quan hệ giữa tài xế và Grab chưa được coi là quan hệ lao động nên
các tài xế sẽ không được công ty chi trả các loại bảo hiểm theo quy định của pháp
luật như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cũng như trong các
trường hợp chấm dứt hợp đồng thì các tài xế sẽ không được hưởng những phúc lợi
cơ bản.
Bạn có ý kiến gì về việc điều chỉnh của pháp luật lao động đối với quan hệ giữa
tài xế với Grab?
Pháp luật lao động hiện nay chưa có sự điều chỉnh đối với quan hệ giữa tài
xế với Grab để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tài xế.

Theo khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019: “Hợp đồng lao động là sự
thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả
công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ
lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể
hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một
bên thì được coi là hợp đồng lao động.”

Theo điều luật trên, trường hợp các bên thỏa thuận bằng tên gọi khác, một
hợp đồng không phải là hợp đồng lao động nhưng có thể hiện các nội dung về việc
làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên đối với
bên còn lại thì cũng được coi là hợp đồng lao động. Theo đó, hợp đồng hợp tác
giữa công ty cung cấp ứng dụng vận tải kết nối giữa tài xế và khách hàng (Grab)
với tài xế đang mang những dấu hiệu của một hợp đồng lao động (tài xế phải tuân
theo một cách nghiêm ngặt những yêu cầu của Grab, Grab quản lý chặt chẽ về việc
đặt xe của khách hàng, giá cước, chỉ định tài xế đón khách, thu tiền, Grab cung cấp
ứng dụng đặt xe từ phía khách hàng cho tài xế và trừ vào chiết khấu của mỗi tài xế
theo chuyến đi, trường hợp tài xế có những vi phạm nhất định hoặc bị khách hàng
đánh giá thấp về chất lượng dịch vụ ở một mức nhất định sẽ bị Grab cắt hợp đồng
bằng cách khóa tài khoản). Nhưng sự điều chỉnh của pháp luật lao động đối với
quan hệ này khá là hạn chế vì chưa có nhiều điều khoản để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người làm việc không có quan hệ lao động.

Mối quan hệ giữa tài xế và công ty xe công nghệ là Grab chưa thể gọi tên, là
mối quan hệ mà pháp luật hiện nay chưa thể điều chỉnh được vì mô hình nền kinh
tế hợp đồng dựa trên nền tảng cung ứng dịch vụ của các lao động tự do, những
người làm việc trong những vị trí tạm thời và linh hoạt, không chịu sự kiểm soát
khắt khe của người thuê lao động. Tuy nhiên, các tài xế vẫn phải tuân thủ những
nghiêm ngặt từ phía công ty và bị phụ thuộc vào hãng.

Việc Grab không chi trả các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật như
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cũng như các trường hợp
chấm dứt hợp đồng thì các tài xế không nhận được những phúc lợi cơ bản. Việc
không nhận trách nhiệm này của Grab ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Ví dụ trong
đợt dịch Covid, nhiều tài xế bị ảnh hưởng, nằm trong diện được chính phủ trợ cấp.
Grab đang kinh doanh thu lợi nhuận nhưng trách nhiệm an sinh xã hội lại đẩy cho
Nhà nước là điều không hợp lý.

Vậy nên, pháp luật lao động cần có sự điều chỉnh đối với quan hệ giữa tài xế
với Grab, cần bổ sung các điều khoản về tiền lương, quy định một mức lương tối
thiểu để bảo vệ tài xế, pháp luật lao động cần mở rộng sự điều chỉnh và nhìn nhận
mối quan hệ giữa tài xế và Grab công bằng hơn, quy định về các loại bảo hiểm
cũng như những phúc lợi cơ bản mà tài xế được nhận trong trường hợp chấm dứt
hợp đồng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tài xế khi tham gia lao động.

You might also like