You are on page 1of 1

2.3.

Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành

Hiện nay, quy định Pháp luật nhận diện HĐLĐ có nhiều điểm mới, mở rộng phạm
vi đối tượng điều chỉnh. Nếu Bộ luật Lao động 2012 quy định tiêu chuẩn lao động, quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động,quan hệ lao động, các
mối liên hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động, Bộ luật Lao động 2019 mở
rộng thêm đối tượng người làm việc có quan hệ lao động, số tiêu chuẩn riêng, một
phương thức giao kết HĐLĐ mới.

Việc đổi mới làm khái niệm ‘có quan hệ lao động’ mở rộng đảm bảo người sử dụng
lao động phải nghiêm túc trong quá trình sử dụng lao động. Những trường hợp dù không
kí kết hợp đồng lao động, hai bên thỏa thuận, có nội dung thể hiện việc làm có trả công,
tiền lương, quản lý, điều hành, giám sát của bên sử dụng lao động điều có thể được xem là
hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy vẫn còn
một số bất cập trong Bộ luật Lao động. Nhằm giải quyết các bất cập này, nhóm tác giả đề
xuất một số kiến nghị sau:

Một là, để tránh tình trạng bên NSDLĐ gây khó khăn, không rõ ràng trong việc
giao kết HĐLĐ với NLĐ, không thực hiện giao kết HĐLĐ mà vẫn sử dụng lao động, làm
mất quyền lợi của NLĐ như trường hợp của ông Lê P H trong bản án số 38/2017/LĐ-PT
ngày 15/12/2017, cần ban hành Nghị định quy định mới đối với các trường hợp tương tự
với trường hợp của ông Lê P H, như là phải thực hiện giao kết HĐLĐ hoặc tạm ngưng
hợp tác cho đến khi HĐLĐ được ký kết.

Hai là, Bộ Lao động-Thương binh Xã hội cần ban hành Nghị định quy định chi tiết
hướng dẫn thi hành BLLĐ 2019, Nghị định quy định quyền, trách nhiệm NSDLĐ, NLĐ
liên quan đến việc thực hiện lao động.1

1
Tiểu luận: Nhận diện Hợp đồng Lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019-Nguyễn Thị
Hiền, Bùi Thúy Hiền,Nguyễn Văn Phúc Hậu, Phạm Minh Hiếu-Trường Đại học Bách
khoa Thành phố Hồ Chí Minh-Trang26

You might also like