You are on page 1of 4

1.2.

Các yếu tố để nhận diện hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019

Có 4 yếu tố tiêu biểu để nhận diện hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019

Yếu tố thứ nhất, việc thiết lập quan hệ lao động dựa trên nguyên tắc trung thực, bình
đẳng và tự nguyện trong sự thoả thuận chung giữa người sử dụng lao động và người lao
động. Mối quan hệ này được tạo ra dựa trên nguyên lý công bằng và tự nguyện, cho
phép cả hai bên thu được lợi ích từ sự hợp tác của nhau.

Cụ thể hơn trong mối quan hệ hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động
được thiết lập thông qua thỏa thuận chung về các điều khoản của hợp đồng. Điều này
bao gồm các chi tiết cụ thể về giờ làm việc, tiền lương hoặc tiền thưởng, cũng như các
nhiệm vụ mà người lao động phải hoàn thành trong quá trình làm việc. Ngoài ra, hợp
đồng nêu rõ các lợi ích mà người lao động sẽ nhận được khi làm việc. Về phần người sử
dụng lao động, người mà sẽ nhận được sức lao động nhờ vào việc trả lương hay tiền
công cho người lao động. Vì thế, bản chất hợp đồng lao động là một thỏa thuận thương
mại giữa người sử dụng lao động và người lao động liên quan đến việc trao đổi sức lao
động. Mọi thỏa thuận trong hợp đồng phải bao gồm những quy định vừa mang tính pháp
lý, vừa dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, thiện chí, hợp tác và tôn trọng quyền
và lợi ích của các bên. Sức lao động là thứ luôn gắn liền với người lao động, do đó khi
người sử dụng lao động mua hàng thông qua hợp đồng lao động thì cái mà họ sở hữu là
quá trình lao động của người lao động thông qua gian quy định trên hợp đồng lao động,
trình độ và trách nhiệm của người lao động. “Quá trình lao động đó được thể hiện thông
qua việc người lao động thực hiện một công việc nhất định (đó chính là việc làm). Việc
làm là đối tượng của hợp đồng lao động và là một trong những dấu hiệu quan trọng để
nhận diện quan hệ lao động cá nhân (hay còn gọi là quan hệ việc làm)” 1. Vì thế, “việc
làm” được coi là đối tượng quan trọng trong hợp đồng lao động, và cũng là yếu tố nhận
diện hợp đồng lao động so với các hợp đồng khác.

Yếu tố thứ hai, về tiền lương và trả công.

1
Ls Lê Thị Hằng, Đặc điểm hợp đồng lao động là gì? Phân tích đặc điểm của hợp đồng lao động?,
[https://luatminhkhue.vn/dac-diem-hop-dong-lao-dong-la-gi---phan-tich-dac-diem-cua-hop-dong-lao-dong--.aspx],
29/09/2023
Theo bộ luật lao động năm 1994 đã quy định “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa
người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động,
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.Sau đó, trong bộ luật lao động
năm 2012 đã quy định lại như sau “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao
động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.Nhìn chung điểm tạo nên sự khác biệt đáng
kể nằm ở hai cụm từ “trả công” và “trả lương”. Vì vậy mà ở bộ luật lao động năm 2019
quy định “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao
động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi
bên trong quan hệ lao động”qua đó thấy được bộ luật năm 2019 là sự hợp nhất của bộ luật
lao động năm 1994 và năm 2012. Nguyên nhân đáng kể dẫn đến sự thay đổi bởi khái
niệm của hai cụm từ “trả công” và “trả lương”.

“trả công”là một vấn dề mà doanh nghiêp luôn quan tâm trong quá trình doanh nghiệp tồn
tại và phát triển.Việc trả công bao gồm: lương, thưởng, và các đãi ngộ phi vật chất. Việc
trả công được chia làm hai hình thức cơ bản đó là trả công vật chất và trả công phi vật
chất. Trả công vật chất gồm: lương, thưởng, khoản trợ cấp, và bảo hiểm, …. Trả công phi
vật chất là những trả công mang tính tinh thần như đánh giá, công nhận năng lực, thành
tích, động viên, và bao gồm cả môi trường làm việc, điều kiện làm việc,… tạo cơ hội
thăng tiến trong công việc của người lao động2.

“tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được
trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc” theo quy đinh của bộ luật
lao động năm 1994. Đối với bộ luật lao động năm 2012 đã quy định “tiền lương là khoản
tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa
thuận”. Tại bộ luật lao động năm 2019 tiếp tục đưa ra định nghĩa “tiền lương” như những
văn bản luật trước đó.

Nhìn chung, tại khoản 1 điều 13 của bộ luật lao động năm 2019 đã định nghĩa khái quát
và đầy đủ hơn về hai thuật ngữ “trả công” và “trả lương”.

Yếu tố thứ 3 cùng là sự quản lý, giám sát và điều hành của một bên.
2
TS. Trần Việt Hùng, Bài 7 trả công lao động,
[https://eldata11.topica.edu.vn/HocLieu/MAN305/PDF%20slide/MAN305_Bai7_v2.0014101210.pdf], 17/11/2023
Việc quản lý, điều hành và giám sát của người sử dụng lao động nhầm đảm bảo rằng
người lao động phải hoàn thành công việc, nhiệm vụ đầy đủ và chính xác trong thời gian
đã được quy định trên hợp đồng lao động. “Nhờ có hoạt động giám sát, kiểm tra, người sử
dụng lao động có thể nắm bắt được tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Đồng
thời, hoạt động giám sát, kiểm tra còn tạo ra môi trường làm việc nghiêm túc, có trách
nhiệm hơn của người lao động”3 vì vậy người sử dụng lao động cần phải giám sát quá
trạng thái làm việc của người lao động bởi điều này có thể gây ra sự thất thoát đối với
người sử dụng lao động. Các yếu tố được nêu bên trên là đặt điểm quan trọng để phân biệt
và nhận diện hợp đồng lao động và các hợp đồng dân sự khác từ đó có thể bảo vệ được
quyền và lợi ích của cả hai bên trong hợp đồng lao động.

Yếu tố cuối cùng và là yếu tố đáng chú ý nhất vì khi đó trong bất kì hợp đồng nào có tên
gọi khác hợp đồng lao động nhưng trong hợp đồng vẫn có 3 yếu tố trên thì vẫn được xem
là hợp đồng lao động.

Một trong những điểm mới tại khoản 1 điều 13 của bộ luật lao động năm 2019 đã quy
định rằng “Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện
về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì
được coi là hợp đồng lao động”. Qua đó thấy được tại bộ luật lao động năm 2019 đã mở
rộng phạm vi điều chỉnh và xóa bỏ được ranh giới mong manh giữ việc có tồn tại hay
không tồn tại của hợp đồng lao động. Khi so sánh với bộ luật đồng lao động năm 2012 thì
khái niệm đã có sự thay đổi đáng kể ở việc bỏ đi các yếu tố bắt buộc “theo hợp đồng lao
động”mà chỉ còn nhấn mạnh ở hai yếu tố “sự quản lý giám sát một bên” và “trả công, tiền
lương”

Nhìn tổng quan thì đây là một quy định mới hoàn toàn, và thể hiện tính thích ứng với tình
hình xã hội hiện nay khi mà phần lớn hợp đồng được ký với các tên khác nhau để người
sử dụng lao động trốn tránh việc đóng bảo hiểm cũng như về vấn đề tiền lương, thì bộ lao
động năm 2019 đã giải quyết triệt để được các vấn đề như trên.

3
Ls Nguyễn Văn Dương, Quyền và nghĩa vụ quản lý lao động của người sử dụng lao động,
[https://luatduonggia.vn/quyen-quan-ly-lao-dong-cua-nguoi-su-dung-lao-dong/], 29/09/2023
TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Ngô Hoàng (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), Tổng
quan về bộ luật lao động năm 2019, [so3 (mi chuan) can_Layout 1.qxd
(hocvientuphap.edu.vn)], 17/11/2023.

You might also like