You are on page 1of 2

2.

3 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành

2.3.1 Bất cập tại khoản 3 điều 18 của bộ luật lao động

Bất cập: theo quy định tại khoản 3 điều 18 của bộ luật lao động năm 2019: “Người giao
kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động bao gồm người được ủy quyền
theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, để có thể kiểm chứng về nội dung: “người được
ủy quyền theo quy định của pháp luật” thì còn một vài điểm bất cập. Bởi vì, căn cứ theo
quy định tại khoản 1 điều 140 Bộ luật dân sự năm 2015: “ Thời hạn đại diện được xác
định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của
pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật”. Như vậy, nếu một cái nhân hoặc tổ chức
muốn ủy quyền cho một cái nhân hoặc một tổ chức khác đứng ra giao kết hợp đồng lao
động thì theo quy định của pháp luật là phải có văn bản ủy quyền cụ thể. Trong thực tế,
điều này dường như đã trở thành một bất cập trong luật lao động, vì người ủy quyền
thường dùng lời nói thay vì văn bản cụ thể để ủy quyền cho người được ủy quyền. Điều
này có thể dẫn đên nguyên nhân là người ủy quyền có thể sẽ trốn tránh trách nhiệm theo
quy định của luật lao động đối với người lao động khi xảy ra tai nạn lao động, đặc biệt
hơn là những tai nạn liên quan đến tính mạng của người lao động. Theo bản án
08/2022/LĐ-PT ngày 15/06/2022 về tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại do tai nạn lao
động, bên phía công ty TNHH MTV D đã nhờ cai thầu công trình là ông Phạm Hoàng H
nhận thợ vào làm việc. Vào thời điểm đó, nạn nhân là ông Chung Văn Đ được cai thầu
nhận vào làm việc, ông Đ làm việc tại công trình trong khoảng 3 tuần thì xảy ra tai nạn
lao động dẫn đến tử vong. Nhưng bên phía công ty TNHH MTV D không đồng ý bồi
thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân theo quy định của pháp luật, bởi vì công ty cho
rằng đây không phải là hợp đồng lao động giữa công ty và ông Đ. Trong khi đó, trong
khoảng 3 tuần ông Đ làm việc tại công trình vẫn chịu sự quản lý, và nhận tiền công từ
công ty thông qua cai thầu công trình và theo khoản 1 điều 6 “các quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng lao động” và theo khoản 2 điều 14 “Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao
động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng” thì giữa cai thầu H và ông
Đ vẫn có quan hệ lao động. Trong trường hợp này ông H là người được ủy quyền nhưng
không có bất kì văn bản cụ thể nào dẫn đến khó khăn trong việc xác thực hợp đồng lao
động.

You might also like