You are on page 1of 2

TÌNH HUỐNG 4

a) Có tồn tại mối quan hệ lao động do Luật Lao động điều chỉnh giữa ông Lee C
và Công ty D. không?
Khoản 5 Điều 3 BLLĐ 2019: “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong
việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao
động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ
lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể”
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP: “...sau khi người lao động
nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao
động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp
luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động”

Như vậy, QHLĐ giữa ông Lee C và Công ty D chỉ phát sinh khi tồn tại sự thỏa thuận
giữa hai bên về “việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động” (khoản 1 Điều 13 BLLĐ 2019) thông qua
HĐLĐ.
Theo Điều 14 BLLĐ 2019 quy định về hình thức HĐLĐ, về nguyên tắc, HĐLĐ phải
được giao kết bằng văn bản, hình thức lời nói chỉ được áp dụng đối với HĐLĐ có thời
hạn dưới một tháng (trừ 3 trường hợp ngoại lệ)
Trong tình huống, HĐLĐ giữa ông Lee C và Công ty D có thời hạn từ 4/7/2013 đến
3/7/2015, đồng thời được gia hạn từ 4/7/2015 đến 9/6/2017
 Thời hạn trên 1 tháng và không thuộc 3 trường hợp ngoại lệ.
 HĐLĐ phải giao kết dưới hình thức văn bản.
 Việc ông Lee C và ông Han K đại diện Công ty D thỏa thuận miệng với nhau
không được xem là một HĐLĐ hợp pháp; đồng thời hai bên không ký HĐLĐ mà
chuyển HĐLĐ qua email (đã xóa)
Như vậy, không có căn cứ, tài liệu nào chứng minh rằng ông Lee C và Công ty D đã
ký kết HĐLĐ để phát sinh QHLĐ “được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa
thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi
ích hợp pháp của nhau” (Điều 7 BLLĐ 2019)
=> Không tồn tại mối quan hệ lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động
VN.
!! b) Theo quy định pháp luật lao động hiện hành, hãy giải quyết vụ việc này

Căn cứ khoản 2 Điều 13 BLLĐ 2019: “Trước khi nhận người lao động vào làm việc
thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động”
Như đã trình bày ở câu trên, không có căn cứ chứng minh có HĐLĐ hợp pháp, do đó
không tồn tại QHLĐ giữa ông Lee C và Công ty D.
 Việc ông Lee C làm việc ở Công ty D đến ngày 26/7/2015 là không đúng pháp
luật.

Vì vốn dĩ không tồn tại QHLĐ, do đó việc Công ty D yêu cầu ông Lee C dừng làm
việc không vi phạm Điều 39 BLLĐ 2019 về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp
luật.
Như vậy, pháp luật lao động hiện hành không công nhận QHLĐ giữa hai bên và vì thế
Công ty D không phải phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 41 BLLĐ 2019.

You might also like