You are on page 1of 5

Bà Ngọc (quốc tịch Mỹ) và Công ty L ký kết liên tiếp 3 hợp đồng lao

động. Hợp đồng lần thứ nhất có thời hạn 3 tháng; hợp đồng thứ hai có
thời hạn 3 tháng; hợp đồng thứ ba có thời hạn 6 tháng (từ ngày 04/09/2020
đến ngày 03/03/2021). Cả ba hợp đồng trên, bà Ngọc đều làm việc với chức
danh là Giám đốc phát triển kinh doanh, mức lương 88.000.000 đồng/1
tháng. Công ty giải thích nguyên nhân của việc ký ba hợp đồng này là theo
yêu cầu của công việc và do bà Ngọc không cung cấp giấy tờ để công ty xin
giấy phép lao động cho bà.

Ngày 05/02/2021 Ban giám đốc và công đoàn công ty báo cáo kết
quả hoạt động trong năm tài chính 2020, công ty không đạt mục tiêu đề ra.
Do đó, công ty L buộc phải áp dụng biện pháp cắt giảm chi phí của năm
2021, thực hiện qua việc điều chuyển, ngưng tuyển hay không tái ký hợp
đồng với một số nhân sự được thông qua Ban chấp hành công đoàn của
công ty.

Ngày 10/02/2021 lãnh đạo công ty và BCH công đoàn thông qua
phương án sử dụng lao động đối với bộ phận phát triển kinh doanh, xác
định công việc của bà Ngọc sẽ do bà Hà - Tổng giám đốc phụ trách. Ngày
12/02/2021, bà Hà có buổi làm việc với bà Ngọc, nội dung là: lao động
nước ngoài làm việc tại Việt Nam buộc phải có giấy phép lao động nhưng
suốt thời gian bà Ngọc làm việc tại công ty, bà không bổ túc bất kỳ hồ sơ
cá nhân như hộ chiếu, sổ tạm trú, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc,
bằng cấp; theo kế hoạch hoạt động kinh doanh của công ty cơ cấu lại nhân
sự công ty buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động với bà Ngọc, không ký
hợp đồng mới và thông báo hợp đồng thời vụ 6 tháng đã hết kết thúc vào
ngày 03/03/2021; bà Ngọc đồng ý và đề nghị công ty cung cấp quyết định
nghỉ việc bằng song ngữ để thực hiện việc nộp hồ sơ tại Mỹ.

Ngày 12/02/2021, công ty L ra thông báo số 01/2021/TB-HCNS với


nội dung như sau: Hợp đồng thời vụ giữa bà Ngọc và Công ty sẽ kết thúc
đúng thời hạn, kể từ ngày 04/3/2021. Bà Ngọc có trách nhiệm bàn giao
công việc và tài sản, thiết bị cho các cá nhân/bộ phận liên quan theo đúng
quy định của công ty. Các khoản lương và phụ cấp (nếu có) sẽ được tính
đến hết ngày 03/3/2021 sau khi hoàn tất các thủ tục bàn giao.

Vào ngày 03/03/2021, bà Ngọc đã bàn giao toàn bộ công việc, hồ sơ
tài liệu để nghỉ việc, có xác nhận của Tổng Giám đốc công ty.

Tuy nhiên, sau đó bà Ngọc nhận thấy việc ký kết hợp đồng lao động
và chấm dứt dứt hợp đồng lao động của công ty đối với bà là không đúng
pháp luật. Do vậy bà Ngọc yêu cầu công ty phải nhận bà Ngọc trở lại làm
việc, bồi thường cho bà Ngọc hai tháng tiền lương, trả lương trong những
ngày không được làm việc (tính đến ngày xét xử sơ thẩm), bồi thường
khoản tiền do vi phạm thời hạn báo trước (45 ngày lương theo hợp đồng
lao động).

Công ty cho rằng hợp đồng lao động với bà Ngọc đã chấm dứt.
Công ty không có nhu cầu tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với bà Ngọc.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tình hình kinh doanh gặp
khó khăn nên Công ty cũng đã tiến hành tái cơ cấu, tổ chức lại lao động, vị
trí công việc của bà Ngọc không còn, công việc của bà Ngọc sẽ do Tổng
Giám đốc phụ trách. Do vậy, việc chấm dứt hợp đồng lao động của công ty
đối với bà Ngọc hoàn toàn đúng quy định của pháp luật lao động. Công ty
không chấp nhận các yêu cầu của bà Ngọc.

a. Anh/chị hãy nhận xét về việc giao kết các hợp đồng lao động
nêu trên giữa bà Ngọc và Công ty L?
b. Theo quy định hiện hành, các yêu cầu của bà Ngọc có cơ sở để
chấp nhận không? Vì sao?

Giải:
- NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
+ Người nước ngoài được giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn
nhiều lần nên việc ký kết hợp đồng trên là không vi phạm, Bà Ngọc có quốc
tịch Mỹ muốn làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 151
BLLĐ 2019 tuy nhiên bà Ngọc lại không có giấy phép lao động. --> Bà Ngọc
vị phạm điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cần xử lý
theo pháp luật.
+ Ngoài ra, giữa công ty L và bà Ngọc đã ký kết liên tiếp ba hợp đồng
lao động: Hợp đồng lần thứ nhất có thời hạn 3 tháng; hợp đồng thứ hai có thời
hạn 3 tháng; hợp đồng thứ ba có thời hạn 6 tháng (từ ngày 04/09/2020 đến
ngày 03/03/2021). Cả ba hợp đồng trên, bà Ngọc đều làm việc với chức danh là
Giám đốc phát triển kinh doanh, mức lương 88.000.000 đồng/1 tháng. Cả ba
hợp đồng đều là hợp đồng xác định thời hạn. Tuy nhiên theo điểm c khoản 2
Điều 20 BLLĐ 2019 thì công ty L và bà Ngọc phải ký kết hợp đồng thứ ba là
hợp đồng không xác định thời hạn. Do đó, việc bà Ngọc ký kết ba hợp đồng
với loại hợp đồng xác định thời hạn là vi phạm quy định của pháp luật.
+ Theo 3 HĐLĐ đã ký kết giữa bà Ngọc và công ty L thì bà Ngọc được
tuyển dụng với chức danh “Giám đốc phát triển kinh doanh”; thời gian làm
việc thực tế của bà kể từ ngày ký kết hợp đồng thứ nhất (04/03/2020) đến ngày
03/3/2021; Do công ty không đạt được mục tiêu đã đề ra nên phải áp dụng biện
pháp cắt giảm chi phí của năm 2021, thực hiện qua việc điều chuyển, ngưng
tuyển hay không tái ký hợp đồng với một số nhân sự được thông qua Ban chấp
hành công đoàn của công ty, trong đó có chức danh của bà Ngọc. Việc chấm
dứt công việc của bà Ngọc là do thay đổi về tổ chức, hoạt động của công ty và
đã được công ty dự báo trước, không phải là trường hợp chấm dứt HĐLĐ một
cách đột ngột và trái pháp luật. Vì công ty L đã thông báo trực tiếp và bà Ngọc
đã đồng ý nên việc chấm dứt HĐLĐ với bà Ngọc của công ty L là đúng theo
quy định của pháp luật và không thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp
đồng trái pháp luật được quy định tại khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 36 BLLĐ
2019. Theo khoản 1, khoản 3 Điều 41 BLLĐ 2019 thì những yêu cầu của bà
Ngọc là những nghĩa vụ của NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái
pháp luật, mà việc chấm dứt hợp đồng thứ 3 của công ty L là đúng theo quy
định tại điểm c khoản 2 Điều 36, không vi phạm về thời hạn báo trước đối với
HĐLĐ có xác định thời hạn. Vì vậy, những yêu cầu của bà Ngọc là không phù
hợp, công ty chỉ phải thanh toán các khoản lương và phụ cấp (nếu có) tính đến
hết ngày 03/3/2021.
- NGƯỜI LAO ĐỘNG
+ Người nước ngoài được giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn
nhiều lần nên việc ký kết hợp đồng trên là không vi phạm, Bà Ngọc có quốc
tịch Mỹ muốn làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 151
BLLĐ 2019 tuy nhiên bà Ngọc lại không có giấy phép lao động. Theo khoản 3
Điều 153 BLLĐ 2019 “NSDLĐ sử dụng NLĐ nước ngoài làm việc cho mình
mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”. Vì
vậy, công ty L phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Ngoài ra, giữa công ty L và bà Ngọc đã ký kết liên tiếp ba hợp đồng
lao động: Hợp đồng lần thứ nhất có thời hạn 3 tháng; hợp đồng thứ hai có thời
hạn 3 tháng; hợp đồng thứ ba có thời hạn 6 tháng (từ ngày 04/09/2020 đến
ngày 03/03/2021). Cả ba hợp đồng trên, bà Ngọc đều làm việc với chức danh là
Giám đốc phát triển kinh doanh, mức lương 88.000.000 đồng/1 tháng. Cả ba
hợp đồng đều là hợp đồng xác định thời hạn. Tuy nhiên theo điểm c khoản 2
Điều 20 BLLĐ 2019 thì công ty L và bà Ngọc phải ký kết hợp đồng thứ ba là
hợp đồng không xác định thời hạn. Do đó, việc công ty L ký kết ba hợp đồng
với loại hợp đồng xác định thời hạn là vi phạm quy định của pháp luật.
- TÒA ÁN
+ Người nước ngoài được giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn
nhiều lần nên việc ký kết hợp đồng trên là không vi phạm Bà Ngọc có quốc
tịch Mỹ muốn làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 151
BLLĐ 2019 tuy nhiên bà Ngọc lại không có giấy phép lao động. --> Bà Ngọc
vị phạm điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cần xử lý
theo pháp luật. Và theo khoản 3 Điều 153 BLLĐ 2019 “NSDLĐ sử dụng NLĐ
nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý
theo quy định của pháp luật.”. Vì vậy, công ty L cũng bị xử lý theo quy định
của pháp luật.
+ Công ty L và bà Ngọc đã ký kết liên tiếp ba hợp đồng lao động: Hợp
đồng lần thứ nhất có thời hạn 3 tháng; hợp đồng thứ hai có thời hạn 3 tháng;
hợp đồng thứ ba có thời hạn 6 tháng (từ ngày 04/09/2020 đến ngày
03/03/2021). Cả ba hợp đồng trên, bà Ngọc đều làm việc với chức danh là
Giám đốc phát triển kinh doanh, mức lương 88.000.000 đồng/1 tháng. Cả ba
hợp đồng đều là hợp đồng xác định thời hạn. Có thể thấy, bà Ngọc có quốc tịch
Mỹ nhưng lại không có giấy phép lao động và việc bà Ngọc được thuê làm
Giám đốc phát triển kinh doanh trong doanh nghiệp nhưng trong tình huống lại
không có đề cập doanh nghiệp này có vốn nhà nước hay không nên tạm thời
xét cả 2 trường hợp trên không thuộc trong trường hợp được ký nhiều hợp đồng
lao động có xác định thời hạn. Vì vậy, theo điểm c khoản 2 Điều 20 BLLĐ
2019 thì công ty L và bà Ngọc ký kết 3 hdld xác định thời hạn là trái pháp luật.
+ Theo 3 HĐLĐ đã ký kết giữa bà Ngọc và công ty L thì bà Ngọc được
tuyển dụng với chức danh “Giám đốc phát triển kinh doanh”; thời gian làm
việc thực tế của bà kể từ ngày ký kết hợp đồng thứ nhất (04/03/2020) đến ngày
03/3/2021; Do công ty không đạt được mục tiêu đã đề ra nên phải áp dụng biện
pháp cắt giảm chi phí của năm 2021, thực hiện qua việc điều chuyển, ngưng
tuyển hay không tái ký hợp đồng với một số nhân sự được thông qua Ban chấp
hành công đoàn của công ty, trong đó có chức danh của bà Ngọc. Việc chấm
dứt công việc của bà Ngọc là do thay đổi về tổ chức, hoạt động của công ty và
đã được công ty dự báo trước, không phải là trường hợp chấm dứt HĐLĐ một
cách đột ngột và trái pháp luật. Vì công ty L đã thông báo trực tiếp và bà Ngọc
đã đồng ý nên việc chấm dứt HĐLĐ với bà Ngọc của công ty L là đúng theo
quy định của pháp luật và không thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp
đồng trái pháp luật được quy định tại khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 36 BLLĐ
2019. Theo khoản 1, khoản 3 Điều 41 BLLĐ 2019 thì những yêu cầu của bà
Ngọc là những nghĩa vụ của NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái
pháp luật, mà việc chấm dứt hợp đồng thứ 3 của công ty L là đúng theo quy
định tại điểm c khoản 2 Điều 36, không vi phạm về thời hạn báo trước đối với
HĐLĐ có xác định thời hạn. Vì vậy, những yêu cầu của bà Ngọc là không phù
hợp, công ty chỉ phải thanh toán các khoản lương và phụ cấp (nếu có) tính đến
hết ngày 03/3/2021.

You might also like