You are on page 1of 3

TÌNH HUỐNG 3

Do là bạn bè nên ông Lee C., quốc tịch Hàn quốc, và người đại diện theo
pháp luật của Công ty D. là ông Han K. có thỏa thuận miệng làm việc với nhau
từ ngày 01/3/2013. Công ty D. đã làm thủ tục xin giấy phép lao động cho ông
Lee C. với vị Trí “Quản lý công trình”, thời hạn từ 04/7/2013 đến 03/7/2015,
và giấy phép lao động đã được cấp gia hạn lần 01 với thời gian làm việc từ
ngày 04/7/2015 đến 09/6/2017.
Tuy nhiên, hai bên không ký HĐLĐ mà theo ông Lee C. trình bày, ông Han
K. chỉ chuyển HĐLĐ qua email cho ông Lee, nhưng ông Lee đã xóa mất email
đó.
Vào ngày 26/7/2015, ông Lee C. nhận được cuộc gọi của ông Han K. nói
ông đừng đến Công ty làm việc. Ông Lee C. vẫn đến Công ty D., nhưng Công
ty D. đã không cho ông vào làm việc. Và từ ngày đó đến nay, ông Lee C.
không được làm việc tại Công ty D. và ông cũng không nhận được bất kỳ văn
bản nào về việc cho ông nghỉ việc.
Công ty D. trình bày là Công ty chỉ xin giùm giấy phép lao động để ông
Lee C. được cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam do ông Lee C. có nhu cầu sống và
làm việc tại Việt Nam. Nhưng sau khi đến Việt Nam, ông Lee C. không làm
việc gì cho Công  ty D., do đó không có quan hệ lao động nào phát sinh giữa
Công ty D. và ông Lee C.

a) Có tồn tại mối quan hệ lao động do Luật Lao động điều chỉnh giữa ông
Lee
Có tồn tại mối quan hệ lao động do Luật Lao động điều chỉnh giữa ông Lee
C và Công ty D. Vì:
- Theo Điều 13 bộ luật lao động 2019 quy định về Hợp đồng lao động thì
cho thấy có tồn tại mối quan hệ do Luật Lao động điều chỉnh giữa ông Lee C
và Công ty D., quan hệ lao động ấy có thể là giữa người lao động làm công ăn
lương với người sử dụng lao động (mối quan hệ lao động cá nhân) dựa theo
việc “ông Han K. chỉ chuyển HĐLĐ qua email cho ông Lee”. Mặt khác, Công
ty D. đã làm thủ tục xin giấy phép lao động cho ông Lee C. với vị trí “Quản lý
công trình”, thời hạn từ 04/7/2013 đến 03/7/2015, và giấy phép lao động đã
được cấp gia hạn lần 01 với thời gian làm việc từ ngày 04/7/2015 đến
09/6/2017 (Theo khoản 1 và khoản 3 Điều 5 nghị định 152/2020 về dử dụng
người lao động nước ngoài của nhà thầu).
- Tuy nhiên, theo ông Lee C. trình bày, ông Han K (người đại diện theo
pháp luật của công ty D.) chỉ chuyển HĐLĐ qua email cho ông Lee, nhưng ông
Lee đã xóa mất email đó, vậy không có thỏa thuận nào về mặt pháp lý đối với
cả ông Lee C và công ty D. vì chưa có hành vi giao kết HĐLĐ (Theo khoản 1
Điều 14 bộ luật lao động 2019). Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 20 mục 6 nghị
định 152/2020 thì công ty D. tuy đã xin giấy phép lao động cho ông Lee C
nhưng lại không cho ông Lee C làm việc, nhận lương theo giấy phép lao động
đã được cấp vì vậy các cơ quan có thẩm quyền có quyền thu hồi giấy phép lao
động của ông Lee C. Đồng thời, theo khoản 1 và khoản 3 Điều 5 Nghị định
152/2020 về sử dụng người lao động nước ngoài của nhà thầu thì Công ty D.
khi xin giấy phép lao động cho ông Lee C phải có trách nhiệm kê khai và báo
cáo, theo dõi và quản lý người lao động nước ngoài thực hiện các quy định của
pháp luật về người lao động nước ngoài, ở đây là ông Lee C. Tuy nhiên, nếu
ông Lee C là người lao động của công ty D. thì khi bị thôi việc là trái pháp luật
thì ông Lee C và cũng không nhận được bất kỳ văn bản nào về việc cho ông
nghỉ việc thì ông Lee C phải trình báo tại cơ quan quản lý lao động tại địa
phương nơi công ty D. trụ sở, hoặc ít nhất phải có văn bản gửi các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền tại địa phương nhưng ông Lee C hoàn toàn không có minh
chứng nào để chứng minh rằng ông Lee C đã và đang làm việc công ty D..
b) Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, hãy giải quyết vụ việc
này
- Hòa giải: Theo luật pháp hiện nay thì có thể giải quyết trường hợp này
bằng cách hòa giải giữa 2 bên, vì chưa ký kết hợp đồng với nhau nên ông Lee
C có thể đề nghị công ty D ký kết hợp đồng lao động khác để thực hiện đúng
trách nhiệm quản lý người lao động và để bảo vệ quyền lợi người lao động là
ông Lee C.
- Không hòa giải:
+ Theo quy định khoản 2 Điều 156 BLLD 2019, giấy phép lao động của
ông Lee C đã hết hiệu lực vì hợp đồng đã chấm dứt.
+ Nếu ông Lee C vẫn tiếp tục làm việc tại Việt Nam mà không có giấy
phép lao động thì ông Lee C sẽ bị buộc phải xuất cảnh theo quy định của
khoản 2 Điều 153 BLLD 2019.
+ Công ty D. không phải chịu hậu quả pháp lý và không phải bồi thường
cho ông Lee C vì đã chấm dứt hợp đồng lao động với ông Lee theo điểm a
khoản 1 Điều 36 BLLD 2019. Hơn nữa, công ty D. đã xin giấy phép lao động
cho ông Lee C, tuân thủ quy định tại điều 152 BLLD 2019 về điều kiện tuyển
dụng, sử dụng lao động nước ngoài.

You might also like