You are on page 1of 26

LUẬT DÂN SỰ

CÂU HỎI ĐÚNG, SAI. GIẢI THÍCH


CHƯƠNG I: NGHĨA VỤ
1. A cho B vay 500 tr. Da den hen tra tien nhung B dang o nuoc ngoai khong the hoan
tra tien nen da uy quyen cho C va duoc C dong y. Tuy nhien, C da bo tron. B phia
chiu trach nhiem nghia vu dan su voi A. TRẢ LỜI: ĐÚNG. Vì: theo điều 283
BLDS 2015 “ bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực
hiện nghĩa vụ nhưng vẫn chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Vì vậy, B ủy quyền cho C
trả tiền cho A nhưng C không thực hiện nên B chịu trách nhiệm nghĩa vụ dân sự với
A là phải hoàn trả 500 triệu cho A.
2. Nhiều người có nghĩa vụ với một người thì họ có nghĩa vụ dân sự liên đới với nhau.
TRẢ LỜI: SAI. Vì theo điều 288, khoản 1 BLDS 2015 nhiều người cùng phải thực
hiện nghĩa vụ và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có
nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ.
3. Nghia vu cua cac ben trong quan he nghia vu la cac nghia vu phat sinh tu hop dong.
TRẢ LỜI: ĐÚNG. Vì theo điều 275 BLDS 2015 căn cứ phát sinh nghĩa vụ là từ
hợp đồng, hành vi pháp lý đơn phương, thực hiện công việc không có ủy quyền,…,
và hợp đồng dân sự là căn cứ phổ biến và chủ yếu nhất làm phát sinh nghĩa vụ .
4. Chuyen giao quyen yeu cau thuc hien nghia vu va chuyen giao nghia vu deu dan
den cham dut bien phap bao dam thuc hien nghia vu do. TRẢ LỜI: SAI. Vì theo
điều 368 thì chuyển giao quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ biện pháp bảo đảm vẫn
được thực hiện, còn điều 371 thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao
thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt.
5. Chuyen giao nghia vu la thuc hien nghia vu thong qua nguoi thu 3. TRẢ LỜI: SAI.
Vì theo điều 370 BLDS 2015 việc chuyển giao nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ
thông qua người thứ ba là 2 quan hệ tồn tại nhiều điểm khác nhau. Khi bên có
nghĩa vụ ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa
vụ vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền trong trường hợp người thứ ba
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
6. Doi tuong cua nghia vu la khach the cua quan he nghia vu. TRẢ LỜI: SAI. Vì theo
khoản 1 đối tượng trong quan hệ nghĩa vụ dân sự gồm 3 loại: tài sản, công việc
phải thực hiện, công việc không đc thực hiện và khoản 2, điều 276 BLDS 2015 Đối
tượng của quan hệ nghĩa vụ dân sự là những gì các bên chủ thể tác động vào để qua
đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhằm mục đích thỏa mãn những nhu cầu,
nguyện vọng, mong muốn của mình hoặc hướng tới việc bảo vệ quyền, lợi ích của
một chủ thể nào đó. Điều luật xác định đối tượng và điều kiện để là đối tượng của
quan hệ nghĩa vụ.
7. A vay tien B co the chap quyen su dung dat de dam bao thuc hien nghia vu. Duoc
su dong y cua B, A da chuyen nghia vu cua minh cho C, nhung van cam ket the
chap quyen su dung dat cua minh de dam bao thuc hien nghia vu. Bien phap the
chap nay van co hieu luc. TRẢ LỜI: ĐÚNG. Vì: theo điều 371 BLDS 2015 là
chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo
đảm đó chấm dứt trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Ở đây là trường hợp có thỏa
thuận khác. A đã chuyển giao nghĩa vụ của mình cho C nhưng vẫn cam kết thế chấp
quyền sử dụng đất, tức vẫn đảm bảo biện pháp bảo đảm nên biện pháp thế chấp này
vẫn có hiệu lực.
8. Viec chuyen giao quyen yeu cau phai co su dong y cua nguoi co nghia vu. TRẢ
LỜI: SAI Vì theo khoản 2, điều 365 BLDS 2015 việc thay đổi chủ thể có quyền
hoàn toàn không gây ra bất cứ một sự thay đổi nào về nội dung nghĩa vụ phải thực
hiện của bên có nghĩa vụ. Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo cho
bên cho nghĩa vụ biết bằng văn bản, không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
9. Viec chuyen giao nghia vu phai co su dong y cua ben co quyen.TRẢ LỜI: ĐÚNG.
Vì theo khoản 1, điều 370 BLDS 2015 trong việc chuyển giao nghĩa vụ, chỉ sau khi
có sự đồng ý của người có quyền về việc thay đổi người có nghĩa vụ thì việc
chuyển giao nghĩa vụ mới có hiệu lực. Đây là sự khác biệt giữa chuyển giao quyền
yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ.
10.Thuc hien yeu cau thong qua nguoi thu 3 la truong hop nguoi co quyen thuc hien
quyen yeu cu thong qua nguoi dai dien. TRẢ LỜI: ĐÚNG (vì chủ thể của quan hệ
nghĩa vụ không thay đổi, người có nghĩa vụ khi không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước người có quyền
ban đầu)
11.Khi khong co thoa thuan ve thoi han, ben co nghia vu phai thuc hien nghia vu co
doi tuong la tien vao bat ky thoi diem nao cho ben co quyen. TRẢ LỜI: SAI. Vì
theo khoản 2, điều 285 BLDS 2015, nếu trong quan hệ nghĩa vụ đó pháp luật có
quy định về thời hạn thì các bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn
pháp luật quy định hoặc nếu pháp luật không quy định thì có thể trả bất cứ lúc nào
nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
12.Dia diem thuc hien nghia vu phu thuoc vao noi cu tru cua nguoi co quyen. TRẢ
LỜI: SAI. Vì theo khoản 1 điều 277 BLDS 2015 địa điểm thực hiện nghĩa vụ do
các bên thỏa thuận.
13.Ben co nghia vu chi thuc hien nghia vu khi ben co quyen yeu cau. TRẢ LỜI: SAI.
Vì một căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự nếu có các điều kiện nhất định thì khi
chủ thể bên kia thực hiện các điều kiện đó thì chủ thể có hành vi pháp lý đơn
phương phải thực hiện nghĩa vụ mà không cần chủ thể bên kia yêu cầu.
14.Khi mot trong hai ben quan he nghia vu chet thi nghia vu duong nhien cham dut.
TRẢ LỜI: SAI. Điều 372 BLDS 2015 Khi các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy
định về việc nghĩa vụ phải do chính bên có nghĩa vụ thực hiện mà cá nhân chết
hoặc pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt tồn tại thì nghĩa vụ mớichấmdứt. Khi các
bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nvụ được thực hiện chỉ dành cho
cá nhân hoặc pháp nhân, chủ thể khác là bên có quyền mà cá nhân, pháp nhân, chủ
thể khác chấm dứt thì nvụ cũng chấm dứt
15.Ben co nghia vu phai thuc hien xong toan bo nghia vu thi nghia vu moi cham dut.
TRẢ LỜI: SAI. Vì theo điều 373 BLDS 2015 có trường hợp bên có nghĩa vụ thực
hiện được một phần nghĩa vụ nhưng phần nghĩa vụ còn lại được bên có quyền miễn
cho việc thực hiện
16.Nhung tai san duoc quy dinh tai dieu 105 bo luat dan su 2015 duong nhien la doi
tuong cua nghia vu dan su.TRẢ LỜI: SAI. Vì phải thỏa mãn khoản 1, điều 276, tài
sản có thể giao dịch được, những công việc có thể thực hiện mà pháp luật không
cấm, không trái đạo đức xã hội.
17.Khi cac ben trong quan he nghia vu deu co nghia vu voi nhau thi duoc bu tru nghia
vu cho nhau.TRẢ LỜI: SAI. Vì theo điều 379 BLDS 2015 thì trong một số trường
hợp như tại khoản 1,2,3,4 của điều luật này thì không được phép bù trừ nghĩa
vụ,nghĩa vụ không được bù trừ.
18.Truong hop nghia vu dan su phat sinh tu hanh vi phap ly don phuong, nguoi co
nghia vu phai thuc hien theo dung y chi cua chu the co hanh vi phap ly don phuong
neu khong se bi xac dinh vi pham nghia vu.TRẢ LỜI: SAI. Điều 275 BLDS 2015
Vì không được coi là vi phạm nghĩa vụ mà nó sẽ không phát sinh quan hệ nghĩa vụ
giữa các bên. Hành vi pháp lý đơn phương là ý chí của 1 bên, người trước khi chết
để lại di chúc nhưng người được thừa kế có quyền muốn hay không muốn nhận.
19.Hieu luc cua nghia vu bo sung phu thuoc vao hieu luc cua nghia vu chinh. TRẢ
LỜI: ĐÚNG. Vì nghĩa vụ bổ sung có chức năng bảo đảm, thay thế cho nghĩa vụ
chính, nếu thời hạn nghĩa vụ chính chấm dứt thì thời hạn nghĩa vụ bổ sung cũng
đương nhiên chấm dứt.
20.Hanh vi phap ly don phuong luon lam phat sinh nghia vu doi voi nguoi khac. TRẢ
LỜI: SAI. Điều 275 BLDS 2015 Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự,
trong đó thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình hoặc bên còn lại trong quan hệ.
21.Tinh Y dang trong tinh trang lu lut nghiem trong do bao so 11gay ra, to chuc A va B
thoa thuan cuu tro dong bao, A co nhiem vu cung cap luong thuc, to chuc B cung
cap tau thuyen. Nhung vi thoi tiet, to chuc A khong kip dap ung, B co phai chiu
nghia vu lien doi voi A. TRẢ LỜI: B không phải chịu nghĩa vụ liên đới với A.
22.Nghia vu dan su cham dut do het thoi hieu khoi kien. TRẢ LỜI: SAI. Vì theo điều
372 BLDS 2015 thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết là nghĩa vụ chấm dứt giống như
thời hiệu được ủy quyền.
23.Nghia vu phat sinh tren co so thoa thuan giua cac ben. TRẢ LỜI: SAI. Vì theo điều
275 BLDS 2015 , nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, hành vi pháp lý đơn phương,
thực hiện công việc không có ủy quyền,….
24.A va B hop tac voi nhau cung ky hop dong kinh doanh voi C trong thoi han 1 nam
nhung chi moi 8 thang thi A va B da tự ý hủy hợp đồng giua chừng.C co quyen kien
nghị nhung chi yeu cau A boi thuong khong. TRẢ LỜI: (Đ288 BLDS) Thực hiện
nghĩa vụ dân sự liên đới:
Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có
quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện
toàn bộ nghĩa vụ.
Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu
những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ
đối với mình.vì vậy ông C có quyền yêu cầu 1 mình A bồi thường.
Điều 587 BLDS. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra
Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới
bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây
thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác
định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
CHƯƠNG II: HỢP ĐỒNG
25.Thuc hien cong viec khong co uy quyen la mot loai hop dong khi nguoi co cong
viec biet ma khong phan doi.TRẢ LỜI: SAI. Vì với tinh thần tương thân, tương ái
vì cộng đồng, có nhiều trường hợp cá nhân đã tự ý, tự nguyện thực hiện công việc
của người khác mà không dựa trên cơ sở hợp đồng .
26.Trả lời chấp nhận hợp đồng trễ hẹn thì không có giá trị pháp lý . TRẢ LỜI: SAI.
Điều 394 Và có ngoại lệ, trả lời trễ vì có lý do khách quan, bên đề nghị biết, thông
báo chấp nhận có hiệu lực.
27.Bên đề nghị được quyền rút lại đề nghị gioa kết hợp đồng sau khi bên được đề nghị
nhân được đề nghị nếu trong nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng có đưa ra điều
kiện rút lai và trên thực tế có đăng ký đó phát sinh . TRẢ LỜI : SAI. Vì theo điểm
b, khoản 1 điều 389 BLDS 2015, bên đề nghị được rút lại đề nghị trước khi bên
được đề nghị trả lời chấp nhận.
28.Trước ngày 30-9-2019. Nếu hết thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng mà
bên B vẫn giữ im lặng thì coi như chấp nhận giao kết hợp đồng TRẢ LỜI : SAI. Vì
theo khoản 2, điều 393 BLDS 2015 quy định “ Sự im lặng của bên được đề nghị
không…”. Im lặng chưa chắc là đồng ý
29.Mọi thỏa thuận của các chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đều là hợp đồng.
TRẢ LỜI: SAI. Vì: đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại điểm a,b,b khoản 1 điều 117
BLDS 2015 điều kiện năng lực pháp luật, năng lực hành vi, tự nguyện, không vi
phạm điều cấm của luật
30.Người tham gia giao kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. TRẢ
LỜI:ĐÚNG. Vì: theo điểm Điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định điều kiện chủ thể tham gia giao kết hợp đồng như sau: “Chủ thể có năng lực
pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác
lập”.
31.Hợp đồng vay tài sản luôn mang tính chất đền bù. TRẢ LỜI:SAI. Vì: Tính chất đền
bù trong hợp đồng vay thể hiện ở việc trả lãi. Theo tinh thần điều 463 BLDS năm
2015 thì hợp đồng về tài sản sẽ không đền bù nếu như các bên không có thỏa thuận
gì về việc trả lãi. Việc trả lãi được coi là ngoại lệ và chỉ dược áp dụng nếu như
trong hợp đồng có thể hiện hoặc pháp luật có quy định.
32.Hợp đồng tặng cho có điều kiện là hợp đồng có tính chất đền bù. TRẢ LỜI:
ĐÚNG. Vì theo khoản 1 Điều 462 BLDS 2015 . VD: ông A (là bố) tặng ông B ( là
con) xe ô tô con với điều kiện ông B không được bán. Điều kiện tặng cho này là
trái quy định của pháp luật vì trong hợp đồng tặng cho, bên tặng cho giao tài sản và
phải chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho. Do đó, điều kiện không được
bán này dẫn đến sự hạn chế quyền sở hữu, định đoạt đối với ông B.
33.Hợp đồng song vụ là hợp đồng có đền bù. TRẢ LỜI: SAI. Vì: theo khoản 1 điều
402 BLDS 2015 thì hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ với
nhau, có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ : hợp đồng gửi giữ xe
34.Hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ sẽ vô hiệu. TRẢ LỜI: SAI. Vì: theo điều
402 BLDS 2015 thì hiệu lực hợp đồng chính không phụ thuộc vàohợp đồng phụ.
hợp đồng phụ có chức năng hỗ trợ, bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng chính,
hợp đồng phụ được thực hiện khi hợp đồng chính không được thực hiện hoặc chỉ
được thực hiện một phần khi đến hạn. Hợp đồng chính không áp dụng biện pháp
bảo đảm.
35.Chủ thể có năng lực giao kết hợp đồng là chủ thể có đủ năng lực hành vi dân sự.
TRẢ LỜI: SAI. Vì theo điểm a, khoản 1 điều 117 BLDS 2015 cá nhân, tổ chức
tham gia giao kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật dân
sự phù hợp với từng loại hợp đồng.
36.Hợp đồng giao kết do bị lừa dối vẫn có thể có hiệu lực. TRẢ LỜI: ĐÚNG. Vì: theo
điều 127 BLDS 2015 khi 2 bên giao kết hợp đồng 1 bên phát hiện mình bị lừa dối
nhưng vẫn chấp nhận mình bị lừa dối thì hợp đồng vẫn có hiệu lực.
37.Hợp đồng được giao kết bởi người không có thẩm quyền đại diện thì vô hiệu. TRẢ
LỜI:SAI. Vì theo khoản 2, điều 408 BLDS 2015 có những trường hợp ngoại lệ
người có thẩm quyền đại diện biết mà không phản đối
38.Hợp đồng không đáp ứng điều kiện về hình thức thì vô hiệu. TRẢ LỜI: SAI. Vì
dựa theo điều 129 BLDS 2015 trừ trường hợp : giao dịch được xác lập theo quy
định bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định pháp luật, vi phạm quy
định về công chứng,…
39.Thực hiện công việc không có ủy quyền là một dạng của hợp đồng khi người có
công việc biết mà không phản đối. TRẢ LỜI: SAI. Vì với tinh thần tương thân,
tương ái vì cộng đồng, có nhiều trường hợp cá nhân đã tự ý, tự nguyện thực hiện
công việc của người khác mà không dựa trên cơ sở hợp đồng.
40.Bên đưa ra lời đề nghị có thể sửa đổi nội dung đề nghị ngay cả khi bên được đề
nghị đã nhận được đề nghị. TRẢ LỜI: SAI. Vì theo điểm a, khoản 1 điều 389
BLDS 2015 bên đề nghị không được quyền thay đổi bản đề nghị nếu bên được đề
nghị đã nhận được bản đề nghị đó. Bên đề nghị được rút lại đề nghị trước khi bên
được đề nghị trả lời chấp nhận.
41.Hợp đồng giao kết do bị lừa dối vẫn có thể có hiệu lực. TRẢ LỜI: ĐÚNG. Vì theo
điều 127 BLDS 2015 thì nếu bên thỏa thuận giao dịch dân sự do bị lừa dối mà
không yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự vẫn có
hiệu lực.
42.Quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng là lời đè nghị giao
kết hợp đồng. TRẢ LỜI: SAI. Vì theo khoản 1 điều 386 BLDS 2015 thì quảng cáo
là đề nghị nếu như có các nội dung cụ thể và rõ ràng.
43.Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại trả lời chấp nhận giao kết khi bên
đề nghị đã nhận được trả lời chấp nhận của bên được đề nghị. TRẢ LỜI: SAI. Vì
theo điều 397 BLDS 2015 thì bên đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong
trường hợp: Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút
lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; Còn bên được đề
nghị không thể rút lại trả lời chấp nhận vì bên đề nghị đã nhận được.
44.Nếu các bên không có thỏa thuận điều kiện đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng thì một bên không được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
TRẢ LỜI: SAI Vi theo khoản 1, điều 428 BLDS 2015 không có thỏa thuận nhưng
bên vi phạm đã vi phạm nghĩa vụ cơ bản.
45.Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. TRẢ LỜI: SAI. Vì được quy định
tại khoản 1, điều 401 BLDS 2015 trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên
quan có quy định
46. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu bên kia vi phạm hợp đồng. TRẢ LỜI: SAI.
Vì theo Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015, không có thỏa thuận nhưng bên vi phạm đã
vi phạm nghĩa vụ cơ bản
47.Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nếu quyền sử dụng đất là đối tượng của
biện pháp thế chấp tài sản liền với đất đó cũng thuộc tài sản thế chấp. TRẢ LỜI:
SAI. Vì theo điều 325 BLDS 2015 thì chủ sở hữu đất và tài sản đất là hai chủ thể
khác nhau.
48.Nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng có quy định im lặng là chấp nhận đè nghị thì
khi hết thời hạn trả lời chấp nhận mà bên được đề nghị vẫn im lặng thì coi như chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng. TRẢ LỜI: SAI. Vì: theo khoản 2, điều 393 BLDS
2015 quy định “…”. Im lặng chưa chắc là đồng ý.
49.A cho B vay một khoản tiền và cầm cố cho B một chiếc xe gắn máy để bảo đảm
nghĩa vụ trả tiền vay. Nếu hợp đồng vay tiền giữa A và B bị vô hiệu thì hợp đồng
cầm cố xe gắn máy cũng vô hiệu. TRẢ LỜI: SAI. Vì theo khoản 2, diều 410 BLDS
2005 việc hợp đồng vay tiền giữa a và b vô hiệu không mặc nhiên làm hợp đồng
cầm cố xe gắn máy vô hiệu.
50.Nếu thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đén chậm vì lý do khách quan mà bên
đề nghị biết hoặc phải biết lý do khách quan này thì thông báo thì chấp nhận giao
kết hợp đồng vẫn có hiệu lực. TRẢ LỜI: SAI. Vi: theo khoản 2, điều 394 Bộ Luật
dân sự 2015 có quy định “ Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến
chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan
này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên
đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị”. Có
trường hợp ngoại lệ.
51.Nếu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì hợp đồng đó không làm phát sinh quyền
và nghĩa vụ giữa các bên kể từ thời điểm bản án tòa án tuyên có hiệu lực pháp luật.
TRẢ LỜI: SAI. Vì theo khoản 1 điều 401 BLDS 2015 hợp đồng vô hiệu không có
hiệu lực từ thời điểm giao kết, chứ không phải tòa án tuyên vô hiệu.
52.Nếu A và B tự nguyện giao kết hợp đồng thì hợp đồng đó có giá trị bắt buộc thực
hiện đối với các bên. TRẢ LỜI: SAI. Vì: theo điều 117 BLDS 2015 hợp đồng có
giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên là phải có Chủ thể tham gia hợp đồng
phải có năng lực hành vi dân sự, Nội dung, mục đích của hợp đồng không vi phạm
điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội, Các bên hoàn toàn tự nguyện
trong việc giao kết, xác lập hợp đồng, hình thức – điều kiện hợp đồng.
53.Hợp đồng chuyển quyền yêu cầu là hợp đồng ủy quyền. TRẢ LỜI: SAI. Vì: chuyển
quyền yêu cầu là dạng bán không còn chịu trách nhiệm, yêu cầu đại diện thực hiện
thay
54.Rủi ro đối với tài sản được chuyển từ bên bán sang cho bên mua khi bên mua nhạn
được hàng. TRẢ LỜI: SAI. Vì theo khoản 1, điều 441 BLDS trừ trường hợp tài sản
bị hư hỏng, nhận hàng chậm trễ do điều kiện thời tiết, tình trạng giao thông,....
55.Bên mua phải chịu rủi ro đối với khuyết tật của tài sản kết từ khi bên bán giao hàng
xong cho bên mua.TRẢ LỜI: SAI. Vì theo khoản 1, điều 441 BLDS có những
khuyết tật ẩn(thiết bị kỹ thuật) hoặctrong thời gian bảo hành.
56.Đối tượng của hợp đồng vận chuyển tài sản là tài sản. TRẢ LỜI: SAI. Vì: theo
điều 530 BLDS 2015 Đối tượng của hợp đồng vận chuyển tài sản có thể là các loại
động sản gồm: tài sản các loại, gia súc, gia cầm… có thể được vận chuyển bằng các
phương tiện giao thông.
57.Trong thời gian vận chuyển do mưa lớn, đường sạt lỡ xe không thể lưu hành, bên
vận chuyển phải đi tuyến khác xa hơn làm phát sinh thêm nhiều chi phí thì bên vận
chuyển có quyền thu thêm cước vận chuyển. TRẢ LỜI: SAI. Vì theo điều 535
BLDS 2015 thì đây là trong trường hợp bất khả kháng cả hai bên đều không mong
muốn và trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì bên vận chuyển
không có quyền yêu cầu thu thêm cước phí.
58.Bên vận chuyển phải chịu những rủi ro phát sinh trong thời gian vận chuyển đối với
tài sản. TRẢ LỜI: ĐÚNG. Vì theo điều 534 BLDS có quy định về nghĩa vụ của
bên vận chuyển. Rủi ro thuộc về chủ sở hữu.
59.Hợp đồng vay có hiệu lực khi bên cho vay giao tài sản cho bên vay. TRẢ LỜI: SAI.
Vì: theo điều 463 BLDS 2015 hợp đồng vay do các bên thỏa thuận.
60.Khi các bên thỏa thuận lãi suất vay vượt quá 20%/năm thì hợp đồng vay vô hiệu.
TRẢ LỜI: SAI. Vì: theo khoản 1, điều 468 BLDS có quy định về lãi suất cho vay
do các bên thỏa thuận. Chỉ vô hiệu về điều khoản lãi suất.
61.Hợp đồng vay bắt buộc phải có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. TRẢ
LỜI:SAI. Vì: theo điều 463 BLDS 2015 hợp đồng vay không bắt buộc có biện
pháp bảo đảm
62.Khi hai bên không thỏa thuận chất lượng tài sản trong hợp đồng mua bán thì hợp
đồng mua bán vô hiệu. TRẢ LỜI: ĐÚNG. Vì: hợp đồng vi phạm các điều kiện có
hiệu lực được quy định tại điều 117 BLDS, vi phạm ở nội dung hợp đồng tại điều
398 BLDS các điều khoản hợp đồng.
63.Hiệu lực của hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng. TRẢ LỜI:
SAI. Vì: theo điều 117 BLDS thì phải có đầy đủ các điều kiện về chủ thể, sự tự
nguyện, nội dung và hình thức thì hợp đồng mới có hiệu lực.
64.Hợp đồng vô hiệu tương đối là mang phạm vi từng phần. TRẢ LỜI: SAI. Vì theo
điều 130 BLDS 2015 hợp đồng vô hiệu tương đối cũng có thể là phạm vi toàn bộ,
tùy theo trường hợp xác định.
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
65.Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng vô hiệu; (SAI
không vô hiệu trong trường hợp biện pháp bảo đảm đã thực hiện một phần hoặc
toàn bộ nghĩa vụ nhằm mục đích hoàn trả tài sản, trừ TH có thỏa thuận khác, khoản
1 Điều 15 NĐịnh 163)
66.Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt biện pháp bảo đảm;(SAI
trong trường hợp giao dịch bảo đảm chưa được thực hiện. Căn cứ theo Khoản 1
Điều 15 của Nghị định 163/2006/NĐ – CP về giao dịch bảo đảm)
67.Nghĩa vụ bảo đảm vô hiệu không làm nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu;(SAI về
nguyên tắc chung là đúng nhưng pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, 2
bên có thể thỏa thuận nếu biện pháp bảo đảm vô hiệu thì nghĩa vụ trong hợp đồng
chính cũng vô hiệu, khoản 2 Điều 15 NĐ 165)
68.Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản;(SAI: bảo lãnh có thể là
công việc phải thực hiện, tín chấp là uy tín, điều 335 và điều 344 BLDS 2015)
69.Tài sản bảo đảm có thể không thuộc sở hữu của bên bảo đảm( SAI: Tài sản bảo
đảm vẫn phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và chỉ loại trừ hai biện pháp
bảo đảm là cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu. Theo quy định tại khoản 1 Điều 295
Bộ luật Dân sự 2015 về Tài sản bảo đảm)
70.Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, tài sản bảo đảm có thể bị xử lý khi
nghĩa vụ chưa đến hạn(ĐÚNG: Theo điều 299 BLDS 2015 thì các bên có thỏa
thuận thì tài sản bảo đảm bị xử lý khi đến hạn, còn nếu không có thỏa thuận thì tài
sản bị xử lý khi nghĩa vụ chưa đến hạn)
71.Nếu biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực thì sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng với
người thứ ba( SAI: Theo khoản 1, điều 297 BLDS 2015 đã đưa ra hai căn cứ để
biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba là đăng ký biện
pháp bảo đảm và nắm giữ hay chiếm giữ tài sản)
72.Cầm cố bất động sản có hiệu lực kể từ thời điêm đăng ký( SAI:Điều 310 BLDS
2015 phụ thuộc theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Cầm cố có hiệu
lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản)
73.Giao dịch bảo đảm phải được xác lập bằng văn bản( SAI: Xác lập giao dịch bằng
văn bản đó là điều kiện cơ bản để hình thành giao dịch nhưng biện pháp kí cược có
thể có hình thức lời nói điều 329 BLDS 2015)
74.Trừ cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ buộc
bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc sở hữu của mình đảm bảo cho nghĩa vụ mà họ
thực hiện( SAI: Theo khoản 1 điều 295 BLDS 2015 tài sản bảo đảm phải thuộc
quyền sở hữu của bên bảo đảm)
75.Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm sẽ được bán đấu
giá( SAI: Khoản 1 điều 303 BLDS 2015 tài sản bảo đảm thuộc sở hữu bên bảo đảm
và tài sản cầm cố, thế chấp mới đem đi bán đấu giá còn lại dựa vào thỏa thuận hai
bên)
76.Bên được bảo lãnh có tài sản đủ để thực hiện nghĩa vụ đến hạn thì bên bảo lãnh
không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình( ĐÚNG: Theo khoản 1, điều 342
BLDS 2015)
77.Tài sản ký cược thuộc sở hữu của bên nhận bảo đảm vi phạm nghĩa vụ(SAI: theo
khoản 1 điều 329 BLDS 2015 Tài sản ký cược thuộc sở hữu của bên nhận ký cược,
bên cho thuê động sản như cho thuê truyện nhưng nếu bên thuê vi phạm nghĩa vụ
thì trước hết bên cho thuê phải đòi lại tài sản thuê không được xử lí ngay tài sản)
78.Trừ trường hợp cầm giữ và bảo luu quyền sở hữu, bên bảo đảm được sử dụng tài
sản không thuộc quyền sở hữu để làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nếu được
sự đồng ý của chủ sở hữu( ĐÚNG: Theo khoản 1 điều 295 BLDS 2015, Tài sản bảo
đảm vẫn phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và chỉ loại trừ hai biện pháp
bảo đảm là cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu. Điều này được giải thích rằng, khi
đưa tài sản trở thành đối tượng của các biện pháp bảo đảm phải đảm bảo tài sản đó
thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Quy định này loại bỏ phần nào đó rủi ro cho bên
nhận bảo đảm).
79.Nghĩa vụ được bảo đảm luôn là nghĩa vụ của bên bảo đảm(SAI: Nghĩa vụ được bảo
đảm phải gồm có nghĩa vụ của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm)
80.Một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ phải đáp ứng hai điều kiện: tài sản phải thuộc
sở hữu của bên có nghĩa vụ và phải có giá trị lớn hơn giá trị các nghĩa vụ được bảo
đảm( SAI: Theo khoản 1 điều 296 BLDS 2015 đó là theo nguyên tắc chung nhưng
pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên và phải đáp ứng 4 điều kiện )
Thứ nhất: Tài sản bảo đảm vẫn phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và chỉ
loại trừ hai biện pháp bảo đảm là cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu.
Thứ hai: Tài sản có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được.
Thứ ba: Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa
vụ được bảo đảm.
Thứ tư: Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành tương
tương lai.
81.Bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm khi bên có nghĩa vụ không thực
hiện nghĩa vụ(SAI. Theo khoản 1 điều 300 BLDS 2015 bên nhận bảo đảm có
nghĩa vụ phải thông báo bằng văn bản trước một thời gian hợp lý dù bên nghĩa vụ
không thực hiện nghĩa vụ ).
82.Nếu bên bảo lãnh cầm cố tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì
khi bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ, bên nhận bảo lãnh co quyền xử lý tài sản
cầm cố( SAI: Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó. Trường hợp bên bảo
lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu
cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại).
83.Hình thức miệng (bằng lời nói) không được công nhận trong tất cả các giao dịch
bao đảm;(SAI. Biện pháp kí cược có thể có hình thức lời nói khoản 1 điều 329
BLDS 2015)
84. Hình thức giao dịch bảo đảm có đăng ký chỉ áp dụng cho thế chấp tài sản;(SAI.
Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác dựa trên điều 117 BLDS 2015)
85. Người xử lý tài sản bảo đảm phải là bên nhận bảo đảm (bên có quyền trong quan
hệ nghĩa vụ được bảo đảm);(SAI. Ví dụ như bán đấu giá tài sản điều 451)
86. Tài sản bảo đảm chỉ bị xử lý khi bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ;
(SAI do thỏa thuận của các bên có thể xử lí tài sản trước thời hạn thực hiện nghĩa
vụ nếu rơi vào khoản 1,2,3 điều 299 BLDS)
87. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết;(SAI: phụ thuộc theo thỏa
thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Ví dụ: cầm cố có hiệu lực kể từ thời điểm
chuyển giao ts điều 309 BLDS 2015)
88.Cầm cố có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai có hiệu lực tại thời điểm
tài sản đó được hình thành; (SAI. Vì theo khoản 1 điều 310 BLDS 2015 đối với
biện pháp cầm có thời điểm có hiệu lực là khi chuyển giao vật và bản chất là phải
có sự nắm giữ của bên nhận cầm cố; do đó, TSHTTTL ko thể là đối tượng của biện
pháp cầm cố)
89. Bên thế chấp chỉ có quyền đưa tài sản thế chấp tham gia giao dịch khi có sự thỏa
thuận đồng ý của bên nhận thế chấp;(SAI điều 321 BLDS 2015 không cần có sự
đồng ý nếu là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh…)
90.Quyền sử dụng đất là đối tượng của cầm cố, thế chấp có tài sản gắn liền thì tài sản
gắn liền với đất đó cũng thuộc tài sản cầm cố, thế chấp;(SAI. Về bản chất cẩm cố là
chuyển giao bản thân của tài sản còn thế chấp là chuyển gioa các giấy tờ chứng
minh tình trạng pháp lí của tài sản, Điều 716)
91.Trong trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm thuộc sở
hữu của bên có quyền (bên nhận bảo đảm) để họ có quyền xử lý tài sản bảo đảm;
(SAI. Đối với bảo lãnh thì nếu bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ thì bên bảo lãnh với phải thực hiện nghĩa vụ điều 300 khoản 1 BLDS
2015)
92.Bên nhận bảo đảm có thể dùng tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ cho bên bảo
đảm.(SAI: được thay thế nếu có sự vi phạm khoản 1 điều 300 BLDS 2015 )
93.Cũng như cầm cố, tài sản đặt cọc, ký cược thuộc sở hữu của bên nhận bảo đảm
trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ;(SAI theo khoản 2 điều 359 trong
kí cược nếu bên thuê vi phạm nghĩa vụ thì trước hết bên cho thuê phải đòi lại ts
thuê không được xử lí ngay tài sản)
94.Tải sản hình thành trong tương lai chỉ có thể là đối tượng của biện pháp cầm cố, thế
chấp;(SAI: TSHTTTL không phải đối tượng của cầm cố vì bản chất của cầm cố
phải có sự chuyển giao và nắm giữ tài sản)
95.Cũng như cầm cố, đặt cọc và ký cược có hiệu lực từ thời điểm bên đặt cọc, bên ký
cược chuyển giao tài sản đặt cọc, ký cược cho bên nhận đặt cọc, nhận ký cược;
(SAI. Hiệu lực của hợp đồng phụ thuộc theo thỏa thuận của các bên khác với cầm
cố điều 401 BLDS 2015)
96.Trong trường hợp một cá nhân dùng uy tín cá nhân hoặc uy tín của một tổ chức mà
họ là người đại diện để bảo đảm nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ, nếu được bên có
quyền chấp nhận thì đó là bảo đảm bằng biện pháp tín chấp;(SAI: uy tín của cá
nhân không thể dùng để áp dụng biện pháp tín chấp, căn cứ theo bản chất của tín
chấp)
97.Giao dịch bảo đảm chỉ được xác lập giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ
dân sự;(SAI trong trường hợp 1 ts bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ)
98.Ký quĩ là biện pháp bảo đảm được áp dụng cho bảo đảm nghĩa vụ có chủ thể là các
tổ chức;(SAI. Có thể áp dụng đối với cá nhân)
99.Hộ gia đình nghèo có thể được vay tín chấp nếu đại diện của hộ là thành viên của
một tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở;(ĐÚNG người đại diện của hộ gia đình
nghèo phải là thành viên của tổ chức mới có thể được tổ chức đó bằng uy tín của
mình để bảo đảm cho nghĩa vụ vay)
100.Một cá nhân có thể thực hiện nhiều khoản vay tín chấp nếu họ thuộc diện nghèo
và là thành viên của nhiều tổ chức chính trị – xã hội;(ĐÚNG pháp luật không có
quy định rằng một cá nhận là thành viên của nhiều tổ chức chính trị xã hội chỉ được
xác lập 1 khoản vay, với mục đích nhằm hỗ trợ, nâng cao đời sống cho nhân dân,
nếu 1 cá nhân là người của nhiều tổ chức chính trị xã hội thì có thể dùng uy tín của
nhiều tổ chức mà mình là thành viên để thực hiện hợp đồng vay)
101.Trong trường hợp bên được bảo lãnh có tài sản đủ để thực hiện nghĩa vụ vi phạm
thì bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình;(câu này em
chưa được chắc chắn lắm vì đề bài có sử dụng vi phạm em nghĩ rằng câu này là
SAI cô ạ vì nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo đảm không có khả năng về
tài sản thì sẽ làm phát sinh nghĩa vụ của bên bảo lãnh, vì bên được bảo lãnh đã vi
phạm hợp đồng. Do vậy,nếu sau đó bên được bảo lãnh có ts đủ để thực hiện nghĩa
vụ thì sẽ hoàn lại cho bên bảo lãnh)
102.Một người đang thực hiện khoản vay tín chấp mà có tài sản để bảo đảm thì phải
thay đổi sang biện pháp bảo đảm bằng tài sản;(SAI vì theo tinh thần của Điều 372
về tín chấp thì biện pháp tín chấp thực chất là 1 biện pháp dùng để hỗ trợ và nâng
cao công tác xã hội nhằm giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn)
103. Các bên trong hợp đồng thuê có đối tượng là bất động sản có thể áp dụng biện
pháp ký cược nếu có thỏa thuận;(SAI đối tượng của kí cược chỉ có thể là động sản.
Căn cứ theo mục đích của kí cược là bên thuê phải trả lại tài sản thuê. Còn đối với
bất động sản có liê quan đến các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lí nên chủ sở
hữu được bảo vệ tối ưu nên sẽ không áp dụng kí cược)
104.Về nguyên tắc, tài sản ký cược có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị tài sản thuê, trừ
khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác;(ĐÚNG về nguyên tắc
chung nhằm bảo vệ lợi ích của bên cho thuê pháp luật quy định tài sản dùng để kí
cược phải có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị tài sản thuê, tuy nhiên pháp luật tôn
trọng thỏa thuận của các bên)
105.Nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới giữa
họ;(SAI nếu có thỏa thuận bảo lãnh theo từng phần độc lập)
106.Các bên có thể thỏa thuận khác với qui định của pháp luật về trách nhiệm dân sự
khi một trong hai bên quan hệ đặt cọc vi phạm nghĩa vụ.(ĐÚNG vì việc quy định
của pháp luật đối với biện pháp đặt cọc nhằm nâng cao việc giao kết và thực hiện
hợp đồng
CHƯƠNG IV: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
107.Người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác thì trong mọi trường
hợp đều phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. TRẢ LỜI: SAI. Vì theo khoản
2 điều 584 BLDS 2015 thì có những trường hợp không chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại như: sự kiện bất khả kháng (khoản 1 điều 156) hoặc hoàn toàn do
lỗi của bên bị thiệt hại.
108.Khi một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác thì hành đó là hành
vi trái pháp luật. TRẢ LỜI: SAI. Vì: gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không
phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Nói rộng hơn thì thực hiện hành vi gây
thiệt hại cho người khác trong các trường hợp sau thì không bị coi là trái pháp luật:
Có sự kiện bất khả kháng. Ví dụ bão làm mái tôn của nhà anh A bay qua nhà anh B
gây thiệt hại cho anh B về tài sản. Hành vi của A không là hành vi trái pháp luật…
Người gây thiệt hại trong các trường hợp: Phòng vệ chính đáng (khoản 1 – Điều
594 BLDS 2015), tình thế cấp thiết (khoản 1 – Điều 595 BLDS 2015)…
Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi.
Người gây thiệt hại nhưng do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Ví dụ: Anh A, B, C thực hiện công việc tháo dỡ nhà của anh D theo quyết
định cưỡng chế tháo dỡ của UBND cấp có thẩm quyền.
109.Chứng minh lỗi của người gây thiệt hại là nghĩa vụ của bên bị thiệt hại. TRẢ LỜI:
SAI. Vì theo khoản 1 điều 584 BLDS 2015 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại quy định: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, người bị thiệt hại không có
nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên gây thiệt hại, góp phần giảm bớt gánh nặng chứng
minh của người bị thiệt hại.
110. Chứng minh thiệt hại là nghĩa vụ của người gây thiệt hại. TRẢ LỜI: SAI. Vì theo
khoản 1 điều 584 BLDS 2015 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
quy định: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Nguyên tắc trong
pháp luật tố tụng dân sự là nghĩa vụ chứng minh thuộc vềngười yêu cầu. Do vậy,
trong thực tiễn áp dụng, người có yêu cầu BTTH có nghĩa vụ chứng minh người
gây thiệt hạicó lỗi, tạo ra một trách nhiệm pháp lý quá lớn, khó thực thi cho
ngườibị thiệt hại trong nhiềutrườnghợp
5. Thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ tính từ thời điểm
người bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản có
thiệt hại. TRẢ LỜI: SAI. Vì theo điều 588 BLDS 2015 thời hiệu khởi kiện yêu cầu
bồi thường là kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích
hợp pháp của mình bị xâm phạm chứ không nhất thiết là tính từ thời điểm bị xâm
phạm.
111. Chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe mà người gây thiệt hại phải chi trả cho bên
thiệt hại chỉ căn cứ vào hóa đơn bệnh viện. TRẢ LỜI: SAI. Vì theo khoản 1 điều
590 BLDS 2015 người gây thiệt hại phải chi trả cho bên thiệt hại về: chi phí cho
việc cứu chữa, hồi phục, bồi dưỡng, thu nhập thực tế bị mất, chi phí và thu nhập bị
mất của người chăm sóc. Ngoài ra còn có bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó
phải gánh chịu.
112. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm chỉ áp dụng đối với cá
nhân. TRẢ LỜI: SAI.Vì theo điều 592 BLDS 2015 thiệt hại do danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm áp dụng cho cá nhân và pháp nhân, chủ thể khác.
113. Mọi hành vi xâm phạm đến sức khỏe của cá nhân đều phải bồi thường tổn thất
tinh thần. TRẢ LỜI: SAI. Vì theo khoản 1 điều 590 BLDS 2015 thì xâm phạm đến
sức khỏe không chỉ bồi thường tổn thất về tinh thần mà còn phải bồi thường chi
phí cho việc cứu chữa, hồi phục, bồi dưỡng, thu nhập thực tế bị mất, chi phí và thu
nhập bị mất của người chăm sóc,…
114. Trách nhiệm btth chỉ áp dụng trách nhiệm đối với cá nhân. TRẢ LỜI: SAI. Vì
ngoài tnbtth đối với cá nhân, trong các trường hợp pháp nhân gây ra thiệt hại vẫn
phải chịu trách nhiệm btth. Ví dụ điều 597, 600, 606, 607. Ngoài ra chứng minh có
chủ thể đặc biệt là nhà nước nếu gây thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm btth (điều
598 DLDS 2015)
115. Khi một thiệt hại xảy ra do tác động bởi nhiều hành vi khác nhau sẽ làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhiều người. TRẢ LỜI: SAI. Vì theo điều 587
BLDS 2015 Pháp nhân cũng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của mình
gây ra trong khi thưc hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao.
Ví dụ: Một nhóm người của pháp nhân trong quá trình thực hiện công việc được
pháp nhân giao nhưng do cẩu thả làm thất lạc hàng hóa nhưng pháp nhân vẫn phải
có nghĩa vụ bồi thường trước.
116. Người có trách nhiệm btth thực hiện trách nhiệm tài sản của mình. TRẢ LỜI:
SAI. Vì theo khoản 1, điều 585 BLDS 2015 thì không nhất thiết phải bồi thường
bằng tài sản của mình mà vẫn có thể bồi thường bằng việc thực hiện một công việc.
117. Trách nhiệm btthnhđ chỉ áp dụng cho những chủ thể không là chủ thể trong cùng
một quan hệ hợp đồng. TRẢ LỜI: SAI. Vì theo điều 584 BLDS 2015 Ap dụng
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là chủ thể trong cùng một quan hệ
hợp đồng. Ví dụ: A – B có kí kết hợp đồng lao động, trong quá trình lao động A
đánh B nằm viện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng.
118. Do A xúi giục B đã gây ra thiệt hại cho C. Trường hợp này chỉ có B chịu trách
nhiệm btth. TRẢ LỜI:
+ Trường hợp 1: Nếu xúi giục là hành vi trực tiếp gây ra hành vi gây thiệt hại mà B
không có ý chí độc lập, mất nlhvds thì A chịu trách nhiệm btth
+ Trường hợp 2: Nếu B có ý chí độclập, đầy đủ nlhvds thì B chịu trách nhiệm btth.
119. A đang nuôi B bị mất năng lực hành vi dân sự, C gây ra tai nạn xe máy cho A
chết. Trường hợp này C phải nuôi B cho đến khi B chết
+ Trường hợp 1: Theo khoản 1, điều 591 BLDS 2015 C phải nuôi B nhưng phải
xem xét B có trong trường hợp được hưởng cấp dưỡng
+ Trường hợp 2: Theo khoản 2 điều 593 thì C có nghĩa vụ cấp dưỡng cho B từ thời
điểm A chết.
120.Trách nhiệm btbh là trách nhiệm gắn liền với nhân thân người bị thiệt hại. TRẢ
LỜI: SAI.Vì trách nhiệm btth là trách nhiệm gắn liền với nhân thân và tài sản.
121.Tổ chức bảo hiểm phải thanh toán bảo hiểm khi người mua bảo hiểm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thnhđ. TRẢ LỜI: SAI. Vì trách nhiệm hoàn trả, ai gây thiệt
hại thì trả. Chủ thể chịu trách nhiệm chính không phải tất cả
122.Nghĩa vụ cho trả tiền cấp dưỡng của người gây thiệt hại chỉ áp dụng trong trường
hợp người bị thiệt hại chết khi đang nuôi dưỡng con chưa thành niên. TRẢ LỜI:
SAI.Vì theo điểm b, khoản 2, điều 593 BLDS 2015 còn thiếu trường hợp đã thành
niên nhưng không có khả năng lao động.
123.Các bên trong btthnhđ không thể tự thỏa thuận làm thay đổi trách nhiệm. TRẢ
LỜI: SAI. Vì theo khoản 1 điều 585 BLDS 2015 các bên có thể tự thỏa thuận về
mức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc.
124.Nếu được người bị thiệt hại đồng ý, bên gây thiệt hại không phải btth. TRẢ
LỜI:ĐÚNG. Vì theo khoản 2 điều 584 BLDS 2015 nếu có thỏa thuận hoặc luật có
quy định thì bên gây thiệt hại không phải bồi thường
125.Người đã nhận bồi thường thu nhập bị giảm hoặc bị mất thì không có quyền yêu
cầu người gây thiệt hại chi trả tiền cấp dưỡng cho con chưa thành niên của mình.
TRẢ LỜI: ĐÚNG. Vì theo khoản 2, điều 593 BLDS 2015 trong trường hợp người
bị thiệt hại chết thì mới có quyền yêu cầu người gây thiệt hại chi trả tiền cấp dưỡng
cho con chưa thành niên của mình.
126.Lỗi không phải là điều kiện quyết định trách nhiệm bồi thường của người gây
thiệt hại. TRẢ LỜI: ĐÚNG. Vì theo điêu 602 BLDS 2015 Bồi thường thiệt hại do
làm ô nhiễm môi trường không nhất thiết cần có yếu tố lỗi.
127.Không có thiệt hại thì không có btth. TRẢ LỜI: ĐÚNG. Vì theo khoản 1 điều 584
BLDS 2015 “ người nào có hành vi….”.
128.Người có lỗi vô ý thì được giảm mức bồi thường. TRẢ LỜI: SAI. Vì theo khoản 2
điều 585 BLDS 2015 nếu lỗi vô ý đó gây thiệt hại quá lớn về trước mắt và lâu dài
thì mới được xem xét giảm mức bồi thường.
129.Người nào tước đoạt tính mạng của người khác mà đã bị xử lý hình sự thì không
chịu trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. TRẢ LỜI: SAI. Vì theo điều 584, 591
BLDS 2015 Người nào tước đoạt tính mạng của người khác mà đã bị xử lý hình sự
thì vẫn phải chịu bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng của người khác (chi
phí thuốc men, an táng, cấp dưỡng)
130.Giá trị thiệt hại tính tại thời điểm bị thiệt hại. TRẢ LỜI: SAI. Vì theo khoản 3,
điều 585 BLDS 2015 có thể yêu cầu tòa án thay đổi cho phù hợp với thực tế phát
sinh.
131.Người đã được bồi thường thiệt hại về sức khỏe thì không được btth về tính mạng
sau khi họ chết. TRẢ LỜI: ĐÚNG. Vì sau khi người bị thiệt hại đã được bồi
thường thiệt hại về sức khỏe thì nghĩa vụ người gây thiệt hại coi như kết thúc.
132.Thiệt hại phải do hành vi con người gây ra thì mới chịu trách nhiệm btth. TRẢ
LỜI: SAI. Vì còn có trường hợp do cây cối( điều 604), súc vật gây ra theo điều 603
BLDS 2015.
133.Người có hành vi trực tiếp gây thiệt hại là người chịu trách nhiệm btth. TRẢ LỜI:
SAI. Vì theo khoản 2, điều 596 khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích
khiến người khác mất khả năng nhận thức, buộc làm theo ý chí của người cố ý gây
thiệt hại thì người đó bồi thường.
134.Thời hạn bồi thường phụ thuộc vào thiệt hại còn hay mất. TRẢ LỜI: SAI. Vì có
thể khôi phục lại mà thiệt hại vẫn phải bồi thường.
135.Nếu người có nghĩa vụ btth mà chậm thực hiện hoặc không thưc hiện nghĩa vụ bồi
thường thì bị áp dụng lãi xuất quá hạn tính theo giá trị nghĩa vụ bồi thường. TRẢ
LỜI: ĐÚNG. Vì theo điều 357 khoản 2 số tiền lãi trên khoản tiền chậm trả luôn
được tính là một khoản bồi thường mà người có quyền không phải chứng minh có
thiệt hại thực tế xảy ra. Tiền luôn được coi là tài sản sinh lợi, vì vậy bên có quyền
được hưởng tiền lãi chậm trả để bù đắp khoản sinh lợi lẽ ra được hưởng trong thời
gian chậm trả đó.
136.Người nào có hành vi xâm phạm tài sản bị hủy hoại thì phải bồi thường toàn bộ
giá trị tài sản bị hủy hoại. TRẢ LỜI: ĐÚNG. Vì theo khoản 1 điều 584 xâm phạm
tài sản thì phải bồi thường.
137.Nếu A gây thiệt hại tài sản cho B và tài sản đó là tài sản bảo hiểm thì B được tổ
chức bảo hiểm thanh toán giá trị tài sản bị thiệt hại, còn A có trách nhiệm hoàn lại
giá trị đó cho tổ chức bảo hiểm. TRẢ LỜI:
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
CHƯƠNG: HỢP ĐỒNG
TÌNH HUỐNG: Tháng 01 năm 2017, do cần tiền để đầu tư, sản xuất, kinh doanh,
vợ chồng anh Linh, chị Lan đến gặp anh Kiên để vay tiền hoặc nhờ anh vay giúp
khoản tiền 1 tỷ đồng thời hạn 6 tháng. Lợi dụng tình trạng của vợ chồng anh chị,
anh Kiên nhận lời vay hộ tại Ngân Hàng X nhưng yêu cầu anh, chị phải thế chấp tài
sản của mình để bảo lãnh việc sẽ trả nợ ngân hàng khi đến hạn. Đồng ý yêu cầu của
anh Kiên, vợ, chồng anh chị Linh không ngần ngại ký tất cả các loại giấy tờ khi anh
Kiên đưa ra. Tháng 10/2017, vợ, chồng anh, chị nhận được tống đạt giấy tờ của Tòa
án Quận Y về việc ngân hàng X khởi kiện do vi phạm hợp đồng bảo lãnh cho anh
Kiên vay số tiền 3 tỷ đồng. Do đến nay anh Kiên đã đi biệt tích khỏi nơi cư trú nên
ngân hàng yêu cầu anh, chị phải trả khoản tiền nói trên thay cho anh Kiên. Ngân
hàng có xuất trình được toàn bộ giấy tờ minh chứng cho việc anh Linh, chị Lan, đã
thế chấp toàn bộ nhà đất của mình để bảo lãnh cho khoản nợ của anh Kiên, đồng
thời, đã thông báo việc phát sinh nghĩa vụ trả nợ này cho anh, chị trong một thời
hạn nhất định nhưng anh, chị không đồng ý trả nợ.
Câu hỏi:
Hãy cho biết có bao nhiêu hợp đồng được xác lập trong tình huống trên? Đặt tên
gọi cho các hợp đồng đó, nêu căn cứ pháp lý điều chỉnh các hợp đồng đó?
Giải thích quy định của khoản 3 Điều 336 BLDS 2015 và liên hệ với tình huống
trên?
Anh Linh, chị Lan có phải chịu trách nhiệm khoản nợ tỷ đồng mà anh Kiên vay
khhông?Tạisao?

GIẢI
Câu 1. Hãy cho biết có bao nhiêu hợp đồng được xác lập trong tình huống trên?
Đặt tên gọi cho các hợp đồng đó, nêu căn cứ pháp lý điều chỉnh các hợp đồng đó?
Theo tình huống nêu trên để xác định được có bao nhiêu hợp đồng được xác lập.
Chúng ta phải xác định được chủ thể, đối tượng, phạm vi, nghĩa vụ bảo đảm của
hợp đồng. Có thể nói có 4 hợp đồng được xác lập trong tình huống nêu trên.
Hợp đồng vay giữa anh Kiên( bên vay) và Ngân Hàng X( bên cho vay) theo Điều
463, BLDS 2015.
Hợp đồng vay giữa anh chị Linh Lan( bên vay) và anh Kiên( bên cho vay)
Hợp đồng bảo lãnh hợp đồng xác lập ba bên (anh Linh, chị Lan( bên bảo lãnh) với
anh Kiên(được bảo lãnh) với ngân hàng X(nhận bảo lãnh)). Theo quy định khoản 1,
điều 335, BLDS 2015.
Hợp dồng thế chấp giữa Linh Lan( bên thế chấp) và ngân hàng X ( bên nhận thế
chấp).
Câu 2. Giải thích quy định khoản 3, điều 336 Bộ luật dân 2015 liên hệ với tình -
Khoản 3, điều 336, Bộ luật dân 2015
Bảo lãnh có thể sử dụng tài sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ thay cho Kiên
Theo quy định khoản 3, Điều 336, Bộ luật Dân năm 2015, để bảo đảm thực nghĩa
vụ bảo lãnh (của bên bảo lãnh), bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm tài sản,
bao gồm thế chấp tài sản Tuy nhiên, cần giải thích thêm, viêc bổ sung hình thức
thế chấp tài sản để bảo đảm thực nghĩa vụ bảo lãnh không đồng nghĩa với việc Bộ
luật Dân năm 2015 khơng thừa nhận hình thức thế chấp tài sản để bảo đảm thực
nghĩa vụ người khác.
Bởi lẽ, có hai hình thức thế chấp tài sản
Thứ nhât: Về thời điểm bên nhận thế chấp quyền xử lý tài sản bảo đảm: Trường
hợp chấp tài sản để bảo đảm thực nghĩa vụ người khác thời điểm bên có nghĩa vụ
khơng thực nghĩa vụ bảo đảm .
Thứ hai: Về nghĩa vụ bảo đảm: Trường hợp chấp tài sản để bảo đảm thực nghĩa vụ
người khác, nghĩa vụ bảo đảm bên chấp. Trong đó, hình thức chấp tài sản để bảo
đảm thực nghĩa vụ bảo lãnh, nghĩa vụ bảo đảm nghĩa vụ bên chấp (mà cụ thể, nghĩa
vụ bảo lãnh). Bảo lãnh có thể sử dụng tài sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ
thay cho Kiên
Anh Linh, chị Lan có phải chịu trách nhiệm khoản nợ tỷ đồng mà anh Kiên vay
không? Tại sao?
Anh chị Linh Lan có chịu nghĩa vụ . Vì LinhLan là bên bảo lãnh( bên đc bảo lãnh
không trả nợ ). Thực hiện nghĩa vujtrar nợ thay cho Ngân hàng X.
Hậu quả: Linh Lan có quyền đòi Kiên thực hiện nghĩa vụ lại cho mình vì mình đã
thực hiện nghĩa vụ cho Kiên
TÌNH HUỐNG: Ngày 10/10/2019, Linh bán cho Hưng 100 cái laptop với giá
8tr500 . Thời gian giao hàng từ ngày 11 đền 15/10/2019, nếu 2 bên không thực hiện
đúng thì phải trả cho bên kia 50tr
Do cần nơi lưu trữ số lượng máy tính lớn nên Hưng đã ký với Phong về nhà kho A
từ ngày 11 đến 20/10/2019 với giá 15 tr.
Bà Nhung mua 50 máy laptop từ Hưng với giá 9tr500. Thời gian giao hàng từ ngày
16 đến 20/10/2019 nếu một trong hai bên không thực hiện đượcthỏa thuận thì trả
cho bên kia 30 tr.
Bà Linh đến thời hạn giao hàng nhưng không giao đúng thời hạn mà giao vào ngày
25/10/2019.
Cho nên Hưng không có số lượng máy tính để giao cho Nhung nên Hưng yêu cầu
Linh trả lại cho Hưng 50tr và 30 tr cho Nhung và 15tr cho Phong( tiền đặt cọc kho)
GIẢI
50tr và 30tr là số tiền dùng để làm gì?
Là tài sản đền bù của 2 hợp đồng dân sự
Hung yêu cầu Linh làm các quyền trên đúng, sai? Giải thích
Có 2 trường hợp:
+ Việc Hung yêu cầu Nhung bồi thường 50tr là thỏa mãn vì theo những thỏa thuận
ở trên khoản 3 điều 585 BLDS 2015.
+Việc giao kết hợp đòng xuất phát từ 2 bên sau khi kết thúc nghĩa vụ của hợp đòng
này chấm dứt mới bắt đầu với 1 chủ thể mới. việc Hưng ký với Nhung mà không
có trong thỏa thuận của Hung với Linh nên Linh không có nghĩa vụ phải bồi
thường thiệt hại cho 2 chủ thể trên mà chỉ bồi thường đúng số tiền là 50tr theo thỏa
thuận của Linh và Hưng ngày 10/10/2019
Về tài sản 30tr và15tr đó là sự thỏa thuận của Hung với Nhung, Phong. Vậy Hưng
phải tự bồi thường với số tài sản như trên
CHƯƠNG: BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
TÌNH HUỐNG: Ngày 10/2/2017, ông K có kí hợp đồng đặt cọc số tiền 500 triệu
đồng với bà L để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng mua bán căn hộ T1 thuộc dự
án đầu tư Louis HZ với tổng số tiền là 6 tỷ đồng. Trong hợp đồng đặt đọc, ông K có
thỏa thuận sau khi giao cho bà L số tiền đặt cọc 500 triệu nói trên, ngày 10/3/2017,
ông K sẽ thanh toán cho bà L số tiền 3,5 tỷ đồng và hai bên sẽ tiến hành kí hợp
đồng mua bán tại phòng công chứng X. Số tiền còn lại, ông sẽ nợ lại bà đến
10/4/2017. Hai bên thực hiện đúng cam kết cho tới ngày 10/4/2017, do không còn
nhu cầu sử dụng căn hộ cũng như không có đủ tiền để thanh toán ông K có đề nghị
với bà L hủy hợp đồng mua bán đã công chứng. Hai bên đã tiến hành hủy hợp đồng
theo sự thỏa thuận nhất trí cao. Tuy nhiên, sau khi hủy hợp đồng (10/4/2017) bà L
mới hoàn trả cho ông K số tiền là 3.5 tỷ đồng. Đến nay là ngày 20/2/2018, sau
nhiều lần liên hệ với bà L để yêu cầu bà trả số tiền 500 triệu đặt cọc trước đó, bà L
vẫn không thay đổi quyết định “không trả vì cho rằng, ông K đã vi phạm thỏa thuận
trong hợp đồng đặt cọc, số tiền đó thuộc về bà”.
Hỏi:
Nhận định và hành động của bà L đúng hay sai? Tại sao?
Anh/chị hãy giải quyết tình huống trên theo quy định của pháp luật?
TRẢ LỜI:
Câu 1
Ông K bên bảo đảm
Bà L bên nhận bảo đảm
Biện pháp bảo đảm:đặt cọc
Tài sản bảo đảm: 500tr
Nghĩa vụ được bảo đảm: Giao kết hợp đồng mua bán
Hành vi bà L là sai. Vì ông K muốn hủy hợp đồng do không có khả năng thanh
toán( điều 425) và khi ông K đề nghị hủy hợp đồng thì bà L cũng đồng ý hủy hợp
đồng( điều 427). Và nếu tình huống nêu là giao kết và thực hiện hợp đồng thì ông
K mới có nghĩa vụ phải trả tiền đặt cọc cho bà L.
Câu 2
Giair quyết tình huống
Bà L phải trả cho ông K số tiền đặt cọc là 500tr. Hai bên có thể tự thỏa thuận về
thời gian trả tiền

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


----------o0o-----------
HỢP ĐỒNG MUA BÁN CÀ PHÊ
Số /20....../HĐMB

- Căn cứ Bộ Luật Dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông
qua ngày 08 tháng 12 năm 2015;
Hôm nay, ngày 07 tháng 10 năm 2019, tại ............. Chúng tôi gồm có:
Bên Bán (Bên A):
Ông/Bà:........................................ Sinh năm:............
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:............................ Do CA................. Cấp
ngày..../...../.....
Địa chỉ thường trú:..................................................................
Hiện cư trú tại:...................................................................
Số điện thoại liên hệ:...............................
Bên Mua (Bên B):
Ông/Bà: Đặng Ngọc Minh Sinh năm: 2000
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: 352385103 Do CA Tỉnh An Giang . Cấp
ngày
27 / 05/2014
Địa chỉ thường trú: 13/3 Trần Nguyên Hãn, phường Mỹ long, thành phố Long Xuyên,
tỉnh An
Giang
Hiện cư trú tại: 13/3 Trần Nguyên Hãn, phường Mỹ long, thành phố Long Xuyên, tỉnh
An
Giang
Số điện thoại liên hệ: 0948 776 570
Hai bên A và B thống nhất thoả thuận nội dung Hợp đồng như sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ GIÁ CẢ

ST Tên hàng hoá Đơn Số Đơn Thành tiền


T vị lượng giá (VNĐ)
(VNĐ
)
1 Cà phê nhân Kg 1 tấn 60000 60 000 000
Culi Robusta đồng
đồng/k
g
Cộng tiền hàng Bằng chữ:
Sáu mươi
triệu đồng
Tổng tiền 60 000 000
thanh toán đồng

ĐIỀU 2: CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ


+ Độ ẩm cà phê nhân Culi Robusta: 12,5% tối đa
+ Tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ: 2% tối đa
+ Tỷ lệ tạp chất: 0.5 % tối đa
+ Tỷ lệ hạt lạ: 0.5% tối đa
+ Kích cỡ hạt: 90% sàn 18; 10% sàn 16
+ Xuất xứ: Đắk Lắk, Việt Nam
+ Quy cách đóng gói: 60kg trong bao đay
Điều 2. GIÁ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
1. Giá
Bên A chấp nhận bán hàng hóa đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này cho Bên B với tổng
giá
tiền là 60 000 000 VNĐ (Bằng chữ: Sáu mươi triệu đồng Việt Nam Đồng).
Số tiền trên đã bao gồm: thuế giá trị gia tăng
Và chưa bao gồm: chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp
Trong đó:
Chi phí vận chuyển từ kho xưởng của bên A đến địa điểm nhận và chi phí bốc dỡ từ xe
xuống
khi Bên Bán vận chuyển hàng hoá đến địa điểm nhận do bên B chịu.
2 Phương thức thanh toán
Bên B có thể thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng hoặc thanh toán trực tiếp
bằng tiền
mặt
Khi Bên B thanh toán tiền hàng, Bên A có nghĩa vụ ghi hoá đơn, chứng từ chứng nhận
việc đã
thanh toán của Bên B theo qui định của pháp luật.
3. Thời hạn thanh toán:
Bên B thanh toán tiền cho bên A trước ngày 22/11/2019 với số tiền là: 60 000 000 đồng
(Bằng
chữ: Sáu mươi triệu đồng).
ĐIỀU 3: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
1.Thời hạn thực hiện Hợp đồng
Hợp đồng này được thực hiện kể từ ngày bên A và bên B ký kết và chấm dứt khi bên A
hoàn
thành các nghĩa vụ về tài sản cho bên B, đồng thời bên B hoàn thành các nghĩa vụ về
thanh toán
cho bên A theo quy định tại hợp đồng này.
+Thời hạn bên A giao tài sản cho bên B là: 15 ngày, kể từ ngày 10/10/2019 đến hết ngày
25/10/2019 Trong đó, bên A phải giao cho Bên B 1 tấn cà phê nhân Culi Robusta với
chất lượng
đã xác định tại Điều 2 Hợp đồng này muộn nhất là vào ngày 27/10/2019
+ Nếu như bên A giao hàng thiếu so với hợp đồng nhưng vẫn còn thời hạn giao hàng thì
bên A vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu trong thời hạn còn lại.
+ Nếu Bên A có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả
kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác (Điều 302 BLDS).
+ Bất khả kháng có thể do hiện tượng thiên nhiên: Lũ, lụt, hỏa hoạn, động đất, sóng
thần ..
- Bất khả kháng có thể do hiện tượng xã hội: Chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình
công, cấm vận, thay đổi của chính phủ …
- Có thể đưa ra các sự kiện chính bản thân mình:,mất điện, hỏng máy…bên cung cấp vật
tư chậm trễ giao hàng là sự kiện bất khả kháng để miễn trách nhiệm.

+Thời hạn bên B thanh toán cho bên A là: kể từ ngày bên A và bên B ký kết đến ngày
27/11/2019
Trong trường hợp việc thực hiện hợp đồng bị gián đoạn bởi những trường hợp khách
quan, tình
thế cấp thiết, thì bên A phải báo cho bên B biết để hai bên cùng thỏa thuận.
2.Địa điểm và phương thức giao nhận:
- Bên A có trách nhiệm giao 1 tấn cà phê nhân Culi Robusta với chất lượng đã xác định
tại Điều
2 Hợp đồng này cho bên B một lần tại địa điểm 13/3 Trần Nguyên Hãn, phường Mỹ
long, thành
phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
- Khi nhận hàng, bên B có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ.
Nếu
phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng thì lập biên bản tại chỗ, yêu
cầu
bên A xác nhận.
- Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đay, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về
nhập
kho mới phát hiện có vi phạm thì phải lập biên bản, đồng thời gởi cho bên A trong thời
hạn 7
ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 10 ngày nếu bên A đã nhận được biên bản mà không
có ý kiến
gì thì xem như phải đồng ý chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.
- Khi nhận hàng, người nhận phải có đủ:
+ Giấy chứng minh nhân dân của bên mua.
+ Phiếu xuất kho của bên bán
ĐIỀU 4: QUYỀN NGHĨA VỤ CỦA BÊN BÁN
- Bên A chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng đối với toàn bộ các sản phẩm do Bên
A cung
cấp cho tới khi hàng đến khi B đã nhận và kiểm tra hàng.
- Bên A có nghĩa vụ giao hàng cho Bên B theo quy định tại Điều 1 hợp đồng này
- Bên A có nghĩa vụ cung cấp mọi chỉ dẫn cần thiết đối với việc bảo quản, sử dụng hàng
hoá
theo quy định của Hợp đồng này cho Bên mua.
-Sau Khi kiểm tra, bên B phải thông báo về tình trạng hàng hóa, về các khiếm khuyết
của hàng hóa mà bên B biết. Nếu như bên B không thông báo thì bên A không phải chịu
trách nhiệm đối với những khiếm khuyết này.
-Nếu như bên B không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi bên A giao hàng theo
thỏa thuận thì bên A có quyền giao hàng và bên B phải nhận hàng theo hợp đồng.
Các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật .
ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN MUA
- Bên mua có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ chi phí theo quy định tại Điều 2 và Điều 3
Hợp đồng
này
- Tổ chức tiếp nhận nhanh, an toàn, dứt điểm cho lô hàng.
- Các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật .
Điều 5. Cam đoan của các bên
1. Bên A cam đoan:
- Thông tin về tài sản đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
- Tài sản thuộc trường hợp được bán tài sản theo quy định của pháp luật;
- Tại thời điểm giao kết hợp đồng này: Tài sản không có tranh chấp; Tài sản không bị kê
biên để
bảo đảm thi hành án;
- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
- Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng này.
2. Bên B cam đoan:
- Những thông tin về bên B đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
- Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản nêu tại Điều 1 của hợp đồng này và các giấy tờ về
quyền sử
dụng, quyền sở hữu tài sản (nếu có);
- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
- Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này
ĐIỀU 6: THANH LÝ HỢP ĐỒNG
Sau 3 ngày kể từ ngày hai Bên đã thực hiện đầy đủ và nghiểm chỉnh các Điều khoản
trong Hợp
đồng này, mà không có vướng mắc gì thì Hợp đồng coi như đã được thanh lý.
ĐIỀU 7: PHẠT HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Đối với Bên Bán:
-Nếu Bên Bán không giao hàng đúng thời hạn quy định tại Hợp đồng này thì sẽ bị phạt
số tiền
là 0,05% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.
-Nếu Bên Bán không giao đủ hàng đúng số lượng và chất lượng theo quy định tại Hợp
đồng này
thì sẽ phải cung cấp tiếp hàng hoá theo đúng quy định và bị phạt số tiền là 0,05% Tổng
giá trị
hàng hoá bị vi phạm cho 01 ngày chậm.
Đối với bên mua:
-Nếu Bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán theo qui định tại Hợp đồng
này thì sẽ
bị phạt số tiền là 0,05% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.
-Nếu Bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ tiếp nhận hàng theo qui định của Hợp
đồng này
thì sẽ bị phạt số tiền là 0,05% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.
ĐIỀU 9: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong qúa trình thực hiện Hợp đồng này nếu xảy ra bất kỳ sự bất đồng nào, Bên nảy
sinh bất
đồng sẽ thông báo cho bên kia bằng văn bản. Hai bên sẽ thương lượng để giải quyết các
bất
đồng đó. Trường hợp các bên không tự thương lượng được thì sự việc sẽ được đưa ra
giải quyết
theo qui định của pháp luật.
ĐIỀU 8: CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này sẽ được chấm dứt trong các trường hợp sau:
-Khi các Bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng này.
-Khi một Bên vi phạm hợp đồng dẫn đến Hợp đồng không thể thực hiện được thì phía
Bên kia
có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
- Hợp đồng có thể được chấm dứt do sự thỏa thuận của các Bên.
ĐIỀU 9: HIỆU LỰC THI HÀNH
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký, và chỉ được coi là kết thúc khi các Bên đã hoàn
thành
các nghĩa vụ của mình trong Hợp đồng. Trong trường hợp một Bên muốn sửa đổi các
điều khoản
trong hợp đồng thì phải thông báo cho Bên kia biết trước ít nhất là 03 ngày và cùng nhau
thoả
thuận lại những điểm cần thay đổi với sự đồng ý của hai Bên.
Hợp đồng này được lập thành 2 bản, mỗi Bên giữ 1 bản, các bản có giá trị pháp lý như
nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN BÁN ĐẠI DIỆN BÊN MUA

You might also like