You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM

KHOA QUẢN TRỊ

BUỔI THẢO LUẬN LẦN THỨ NHẤT

MÔN HỌC: HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

GVHD: Nguyễn Tấn Hoàng Hải

Lớp: QTL47A1

Nhóm thực hiện: Nhóm 6

1. Phạm Hoàng An 2253401020004 Nội dung


2. Trần Ngọc Gia An 2253401020005 Thuyết trình
3. Nguyễn Kỳ Anh 2253401020019 Powerpoint
4. Nguyễn Phương Anh 2253401020022 Thuyết trình
5. Nguyễn Quỳnh Anh 2253401020023 Thuyết trình
6. Nguyễn Ngọc Gia Bảo 2253401020030 Nội dung
7. Đặng Thị Tuyết Chi 2253401020037 Nội dung
8. Trần Thị Bích Đào 2253401020044 Powerpoint
9. Đinh Ngọc Điệp 2253401020047 Powerpoint
10. Võ Xuân Hạ 2253401020067 Nội dung

TPHCM, 2024

1
MỤC LỤC

Khái quát: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận (BLDS 2005)..................................3
1. Góc độ văn bản........................................................................................................3
2. Thực tiễn xét xử.......................................................................................................3
3. Quan điểm cá nhân..................................................................................................3
Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận (BLDS 2015).....................................................3
1. Góc độ văn bản:.......................................................................................................3
2. Thực tiễn xét xử:......................................................................................................5
3. Pháp luật nước ngoài:..............................................................................................8
4. Quan điểm cá nhân:..............................................................................................12

2
Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận

Khái quát: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận (BLDS 2005)
1. Góc độ văn bản
- Nội dung chuyển giao quy định tại Điều 315, Điều 317 BLDS 2005. Chưa quy
định rõ về việc sau khi chuyển giao bên có nghĩa vụ ban đầu có còn nghĩa vụ với
bên có quyền hay không.
2. Thực tiễn xét xử
- Vụ việc thứ nhất: ông Bá, bà Vân nhận giao cho ông Thành 77 tấn cà phê sau đó
ông Bá, bà Vân chuyển giao nghĩa vụ này cho 5 người khác. Tòa phúc thẩm và tòa
sơ thẩm yêu cầu ông Bá, bà Vân phải có nghĩa vụ với ông Thành, còn Tòa Giám
đốc thẩm theo hướng là ông Bá, bà Vân phải liên đới thực hiện nghĩa vụ với 5
người ông bà đã chuyển giao.
- Vụ việc thứ hai: bà Phượng vay tiền của bà Tú sau đó bà Phượng đã có thỏa
thuận và chuyển giao nghĩa vụ trả nợ lại cho bà Ngọc. Tòa án sơ thẩm xét xử bà
Phượng được chấm dứt nghĩa vụ trả tiền và nghĩa vụ thuộc về bà Ngọc có nghĩa
vụ trả số tiền còn thiếu cho bà Tú.
Như vậy ta có thể thấy trong thực tiễn xét xử, vấn đề này chưa được phân định và
giải quyết một cách rõ ràng.
3. Quan điểm cá nhân
- Theo quan điểm cá nhân, đồng ý với theo hướng xét xử của vụ việc thứ 2, tức là
bên có nghĩa vụ sau khi đã chuyển giao quyền theo thỏa thuận thì sẽ không còn
nghĩa vụ với bên có quyền. Bởi lẽ, khi đã có thỏa thuận, tức là bên thế nghĩa vụ đã
đồng ý với việc chuyển giao quyền, thì bên thế nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ
thay thế cho bên chuyển giao. Vậy thì đó bên chuyển giao có quyền chấm dứt
nghĩa vụ của mình là hợp lí. Mặt khác, khi bên có quyền đã đồng ý việc chuyển
giao nghĩa vụ thì họ phải chịu trách nhiệm về quyết định về quyết định này. Nếu
xét thấy bên thế nghĩa vụ không đủ khả năng hoặc không có khả năng thì bên có
quyền hoàn toàn có thể không đồng ý với việc chuyển giao nghĩa vụ.
- Quan điểm trên cũng có nghĩa đồng ý với quan điểm của Bộ nguyên tắc
Unidroit: “Người có quyền có thể giải phóng nghĩa vụ cho người có nghĩa vụ ban
đầu”. Như vậy người có quyền có thể giải phóng hoàn toàn nghĩa vụ cho người có
nghĩa vụ ban đầu.

Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận (BLDS 2015)


1. Góc độ văn bản:
Ngoài việc chuyển giao quyền yêu cầu, bên chuyển giao có thể chuyển giao nghĩa
vụ nếu bên thế quyền đồng ý. Giữa hai bên có thể có những thỏa thuận riêng về
vấn đề này.Việc chuyển giao nghĩa vụ được quy định tại Điều 370 trong Bộ luật
dân sự 2015 như sau:

3
Điều 370. Chuyển giao nghĩa vụ
1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được
bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có
nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa
vụ.
- Việc chuyển giao nghĩa vụ thì chủ thể sẽ được thay đổi. Bên chuyển giao nghĩa
vụ trong trường hợp này sẽ trở thành bên có nghĩa vụ. Tuy nhiên nếu muốn thực
hiện việc chuyển giao nghĩa vụ thì cần tới sự đồng ý, xác nhận của bên có quyền.
Trong trường hợp như nghĩa vụ đó gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ thì
việc chuyển giao nghĩa vụ sẽ không thể thực hiện được.
- Trong trường hợp chuyển giao nghĩa vụ cũng giống như chuyển giao quyền, việc
chuyển giao nếu có biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm đó cũng cần được
chuyển giao để bên thực hiện nghĩa vụ được thực hiện một cách nhanh chóng yêu
cầu về chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được quy định tại Điều 371
như sau:
Điều 371. Chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm
Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo
đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
- Chuyển giao nghĩa vụ dân sự làm chấm dứt quan hệ giữa bên có nghĩa vụ ban đầu,
phát sinh nghĩa vụ của người nhận chuyển giao với bên có quyền nên việc chuyển
giao nghĩa vụ dân sự phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Thứ nhất, việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự buộc phải được sự đồng ý của bên
có quyền. Bởi lẽ, khi bên có nghĩa vụ thay đổi thì bản thân bên có quyền sẽ phải
quan tâm đến quyền lợi của mình thông qua việc đánh giá khả năng thực hiện
nghĩa vụ của bên thể nghĩa vụ.
+Thứ hai, nghĩa vụ được chuyển giao phải là những nghĩa vụ có hiệu lực pháp lý
và phải không thuộc những trường hợp pháp luật không cho phép chuyển giao
nghĩa vụ (những nghĩa vụ gắn liền với nhân thân, nghĩa vụ đang có tranh chấp,
nghĩa vụ mà pháp luật quy định hoặc các bên thỏa thuận không được chuyển
giao…).
- Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự có hiệu lực sẽ làm chấm dứt mối quan hệ pháp
lý giữa bên có nghĩa vụ với bên có quyền và làm phát sinh mối quan hệ pháp lý
giữa người thế nghĩa vụ với bên có quyền. Theo đó, người thế nghĩa vụ sẽ trở
thành người có nghĩa vụ, phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trước bên mang
quyền.
- Khi chuyển giao nghĩa vụ, bên đã chuyển giao không phải chịu trách nhiệm về
hành vi không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của bên thế nghĩa vụ
trước bên có quyền, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác.
Hình thức chuyển giao nghĩa vụ dân sự:
BLDS 2015 không quy định về hình thức chuyển giao nghĩa vụ.

4
- Tuy nhiên từ các nguyên tắc cơ bản và các hình thức giao kết hợp đồng trong giao
lưu dân sự và thương mại, có thể hiểu việc chuyển giao nghĩa vụ cũng được thực
hiện thông qua hai hình thức là bằng văn bản hoặc bằng lời nói.
- Đối với trường hợp có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp hay đối tượng của
nghĩa vụ là những tài sản do Nhà nước quản lý, kiểm soát thì việc chuyển giao
nghĩa vụ cần phải được thể hiện bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực,
đăng ký hoặc phải xin phép.
Phương thức chuyển giao nghĩa vụ dân sự: bao gồm được thực hiện theo thỏa
thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Về chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận:
Cần có sự thống nhất ý chí của người có nghĩa vụ ban đầu và người thế nghĩa vụ.
Sẽ không có chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận nếu người thế nghĩa vụ không
đồng ý về việc này, họ sẽ không trở thành người có nghĩa vụ đối với người có
quyền nếu họ không đồng ý. Chuyển giao nghĩa vụ do đó là một thỏa thuận giữa
người có nghĩa vụ ban đầu và người thế nghĩa vụ nhằm thực hiện một nghĩa vụ
đang tồn tại vì lợi ích của người có quyền và làm chấm dứt trách nhiệm của người
có nghĩa vụ ban đầu với người có quyền.
2. Thực tiễn xét xử:
Các bản án liên quan đến chuyển giao nghĩa vụ dân sự:

2.1 Bản án 15/2018/DS-ST ngày 20/04/2018 về tranh chấp chuyển giao nghĩa
vụ
 Cấp xét xử: Sơ thẩm
 Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
 Trích dẫn nội dung: “Chuyển giao nghĩa vụ giữa bà T và bà T được các bên
thực hiện tự nguyện, nội dung thỏa thuận không trái pháp luật, không trái đạo
đức xã hội; hình thức phù hợp với quy định của pháp luật nên hợp pháp và có
giá trị thi hành đối với các bên. Đủ căn cứ để xác định bà T khởi kiện yêu cầu
bà T trả số tiền mà bà T nhận trả thay là quan hệ “Tranh chấp về chuyển giao
nghĩa vụ”
2.2 Bản án 335/2019/DS-PT ngày 23/12/2019 về tranh chấp chuyển giao nghĩa
vụ
 Cấp xét xử: Phúc thẩm
 Cơ quan xét xử: Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau

5
 Trích dẫn nội dung: “Sau khi ký bão lãnh, ông C có viết và ký nội dung cam kết
nếu đến ngày 20/02 al ông Cường không thanh toán nợ thì ông C sẽ thanh toán
cho ông T và bà B. Đến thời hạn cam kết, ông C không nhận được thông báo từ
phía ông Cường về việc đã trả tiền cho ông T và bà B, do vậy bị đơn đã thực
hiện một phần nghĩa vụ trả tiền cho ông T và bà B bằng 50.000.000 đồng, điều
đó cho thấy trên thực tế kể từ sau ngày hết hạn cam kết ngày 20/02 al thì trách
nhiệm trả tiền cho ông T và bà B đã được chuyển giao cho ông C, do đó việc
ông C yêu cầu được đối chất với ông Cường để làm rõ việc ông Cường đã trả
tiền cho ông T và bà B hay chưa xét thấy là không cần thiết.”
2.3 Bản án 25/2019/DS-PT ngày 12/03/2019 về tranh chấp dân sự chuyển
giao nghĩa vụ
 Cấp xét xử: Phúc thẩm
 Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp
 Trích dẫn nội dung: “ông TH cũng thống nhất và thừa nhận trước đây ông có nợ
ông H 1.300.000.000 đồng, trong khi ông H cũng có nợ bà O 1.300.000.000
đồng nên vào ngày 05/3/2016 cả ba bên gồm ông, bà O và ông H cùng lập
“Giấy xác nhận cam kết thanh toán nợ”, theo đó các bên thỏa thuận với nhau là
ông có nghĩa vụ trả cho bà O số tiền 1.300.000.000 đồng thay cho ông H trong
thời hạn 13 tháng cộng với tiền lãi 10.000.000đ/tháng và ông không còn nợ ông
H số tiền 1.300.000.000 đồng. Như vậy, thỏa thuận trên là việc thỏa thuận
chuyển giao nghĩa vụ, phù hợp với pháp luật.”
2.4 Bản án 107/2017/DS-PT ngày 18/10/2017 về tranh chấp chuyển giao
nghĩa vụ dân sự
 Cấp xét xử: Phúc thẩm
 Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
 Trích dẫn nội dung: “Bà H đã nhận chịu trách nhiệm chuyển giao nghĩa vụ dân
sự thanh toán khoản nợ 228.000.000 đồng từ việc mua hải sản mà ông C nợ ông
6
Q được thể hiện trong giấy nhận nợ ngày 04/01/2014 và giấy cam kết trả nợ
ngày 09/01/2014 nhưng không trả, nên bà H phải có trách nhiệm trả số tiền nợ
nêu trên cho ông Q”
2.5 Bản án 77/2018/DS-PT ngày 13/04/2018 về tranh chấp nợ do chuyển
giao nghĩa vụ
 Cấp xét xử: Phúc thẩm
 Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau
 Trích dẫn nội dung: “Hồ sơ chứng cứ thể hiện và các đương sự thừa nhận tại
phiên tòa thấy rằng, việc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ giữa bà X nhận nợ của bà
Tr để trả cho bà Ph lúc này bà Tr không có ở địa phương, ba người không giáp
mặt nhau, bà X không biết số nợ của bà Tr thiếu bà Ph là bao nhiêu, loại nợ gì.
Do đó, việc nhận nợ không chính xác, nên không thể buộc bà X trả số nợ như
bà Ph yêu cầu.”
2.6 Bản án 14/2019/DS-ST ngày 07/05/2019 về tranh chấp chuyển giao
nghĩa vụ trả tiền hụi
 Cấp xét xử: Sơ thẩm
 Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
 Trích dẫn nội dung: “Bà thừa nhận có ký giấy thỏa thuận chuyển giao nợ tiền
hụi giữa bà với bà Lê Thị L và bà Huỳnh Kim Đ. Sau khi thỏa thuận thì bà đã
trả được 10.000.000đ (mỗi tháng trả 1.000.000đ), còn nợ bà Đ số tiền là
25.000.000đ. Nay do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên bà xin được trả dần
như thỏa thuận trước đây. Ngoài ra, khoản tiền nợ này là của cá nhân bà, không
liên quan đến ông T.”
2.7 Bản án 46/2020/DS-ST ngày 21/05/2020 về tranh chấp chuyển giao
nghĩa vụ dân sự và đòi lại tài sản
 Cấp xét xử: Sơ thẩm
 Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thành phố C, tỉnh Cà Mau
7
 Trích dẫn nội dung: “Bà Nguyễn Thị Bích P khởi kiện bà Huỳnh Thúy K, yêu
cầu bà K thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ do đã nhận chuyển giao nghĩa vụ
thanh toán từ ông Lê Đình C1 và bà Khưu Thị Tú L. Bà Trần Thuý K yêu cầu
phản tố đối với ông Lê Đình C1 và bà Khưu Thị Tú L, yêu cầu ông C1 bà L trả
lại cho bà số tiền bà nhận chuyển giao nghĩa vụ thanh toán nợ cho bà K, đồng
thời bà K yêu cầu ông C1 và bà L trả cho bà số tiền vay từ năm 2007. Do đó
tranh chấp giữa các đương sự được xác định là tranh chấp chuyển giao nghĩa vụ
dân sự và tranh chấp đòi lại tài sản”.
2.8 Bản án 28/2021/DS-PT ngày 10/03/2021 về tranh chấp hợp đồng
chuyển giao nghĩa vụ dân sự và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất
 Cấp xét xử: Phúc thẩm
 Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh L
 Trích dẫn nội dung: “việc chuyển giao nghĩa vụ từ ông D sang ông H đã được
ông H2 đồng ý và đúng quy định của pháp luật nên ông H có nghĩa vụ trả cho
ông H2 số tiền 1.700.000.000 đồng nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại nhận định và
tuyên xử buộc ông H trả cho ông H2 số tiền chuyển nhượng 1.700.000.000
đồng là không đúng với bản chất nội dung vụ việc nên Tòa án cấp phúc thẩm
cần sửa bản án sơ thẩm để tuyên xử buộc ông H trả cho ông H2 số tiền chuyển
giao nghĩa vụ dân sự với số tiền 1.700.000.000 đồng là phù hợp theo sự thỏa
thuận chuyển giao nghĩa vụ dân sự giữa các bên.”
3. Pháp luật nước ngoài:
Temple là nhà môi giới bảo hiểm chuyên về bảo hiểm các chi phí pháp lý, cả bảo
hiểm "Trước Sự kiện" ("BTE") và "Sau Sự kiện" ("ATE"). Bị đơn là chi nhánh
châu Âu của một tập đoàn bảo hiểm quốc tế lớn - QBE. Tranh chấp giữa hai bên
này phát sinh từ Thỏa thuận đại lý bảo lãnh, một loại thỏa thuận thường được gọi
là "ràng buộc", theo đó QBE ủy quyền cho Temple thay mặt họ viết một số loại
bảo hiểm nhất định. Ta sẽ gọi thỏa thuận trong trường hợp này đơn giản là "ràng
buộc" hoặc "thỏa thuận".

8
Temple ra đời vào năm 1999 với tư cách là một công ty bảo hiểm chi phí pháp lý
chuyên nghiệp nhằm tận dụng sự gia tăng của thị trường bảo hiểm loại này do các
quy định pháp lý cho phép luật sư ký kết các thỏa thuận phí có điều kiện để tiến
hành kiện tụng. Mô hình kinh doanh của Temple là cung cấp bảo hiểm thông qua
các bên trung gian, chủ yếu là luật sư mà khách hàng của họ yêu cầu bảo hiểm
trước rủi ro phải chịu trách nhiệm pháp lý về chi phí của bị cáo trong quá trình tố
tụng được tiến hành theo thỏa thuận phí có điều kiện. Bảo hiểm ATE trong các
trường hợp phí có điều kiện đại diện cho phần lớn hoạt động kinh doanh của nó.
Hoạt động dưới quyền của một người ràng buộc, mô hình kinh doanh của Temple
là ủy quyền viết giấy bảo hiểm cho các luật sư được ủy quyền cấp giấy chứng
nhận bảo hiểm cho khách hàng cá nhân. Mặc dù bản thân nó không chịu rủi ro bảo
hiểm nhưng Temple đã phát triển hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm quản
lý hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, nó có thể tiếp thị vỏ bọc như sản phẩm
của chính mình và đã phát triển được một lượng lớn các luật sư thường xuyên
hành động cho khách hàng theo các thỏa thuận phí có điều kiện.

Quyền : QBE đã chỉ định cho Temple đại lý của mình thay mặt cho Temple viết
các loại bảo hiểm chi phí pháp lý khác nhau và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho
các chủ hợp đồng chứng minh phạm vi bảo hiểm đối với các bảo hiểm bị ràng
buộc theo thỏa thuận. Temple cũng được ủy quyền nhận và giữ phí bảo hiểm cũng
như tiền hoàn lại phí bảo hiểm, nhận và giữ tiền yêu cầu bồi thường cũng như
quản lý và giải quyết các yêu cầu bồi thường theo các điều khoản của hợp đồng.
QBE ủy quyền cho Temple ủy quyền thẩm quyền bảo lãnh phát hành cho bất kỳ cá
nhân, công ty hoặc công ty nào khác được Temple chấp nhận và được Cơ quan
Dịch vụ Tài chính ("FSA") ủy quyền hoặc được miễn ủy quyền đó. Quyền ủy
quyền theo cách đó là cần thiết cho hoạt động kinh doanh của Temple, điều này
phụ thuộc vào việc cho phép các công ty luật sư riêng lẻ cấp quyền bảo vệ cho
khách hàng của họ.

Nghĩa vụ : Temple phải thông báo cho khách hàng của mình rằng trong mỗi
trường hợp, họ sẽ nắm giữ bất kỳ khoản tiền nào như vậy với tư cách là đại lý của
QBE. Temple phải ký kết "Thỏa thuận bên bao che" cho mục đích đó về cơ bản
theo biểu mẫu được nêu trong Phụ lục 1 và gửi cho QBE mỗi tháng danh sách tất
cả những người được ủy quyền.
Hợp đồng được tuyên bố sẽ tiếp tục có hiệu lực trong ba năm cho đến nửa đêm
ngày 31 tháng 12 năm 2008, trừ khi được chấm dứt theo các điều khoản của hợp
đồng. QBE đã đưa ra quy định về việc chấm dứt hợp đồng trong nhiều trường hợp
khác nhau, một trong số đó là việc Temple ký kết bất kỳ hợp đồng bảo hiểm nào
với một công ty bảo hiểm khác.

Mối quan hệ giữa QBE và Temple dường như đã xấu đi vào đầu năm 2006. QBE
phàn nàn rằng Temple đã không cung cấp tất cả thông tin được yêu cầu theo ràng
buộc; Temple phản bác điều đó và nói rằng QBE không hiểu hoạt động của thị

9
trường bảo hiểm chi phí pháp lý. Mối quan hệ ngày càng xấu đi vào khoảng tháng
6 năm đó khi một trong những giám đốc bảo lãnh phát hành của Temple, ông
Rocco Pirozzolo, từ chức để đảm nhận vị trí người bảo lãnh chi phí pháp lý tại
QBE. Temple cho rằng QBE đang cố gắng đánh cắp hoạt động kinh doanh của
mình. Vào tháng 8 năm 2006, Temple đã đưa ra thông báo chấm dứt hợp đồng và
ngay sau đó đã ký hợp đồng với một công ty bảo hiểm mới, IGI, có hiệu lực từ
ngày 1 tháng 10 năm 2006. Vào thời điểm đó, công ty đã ngừng viết hoạt động
kinh doanh mới cho QBE. Vào ngày 4 tháng 1 năm 2007, QBE đã viết thư cho
Temple tuyên bố rằng họ sẽ đảm nhận tất cả các chức năng xử lý khiếu nại liên
quan đến các chính sách được QBE bảo lãnh, bao gồm cả việc xử lý cuối cùng. Nó
cũng viết thư cho một số chủ sở hữu bảo hiểm yêu cầu họ giải quyết trực tiếp vấn
đề này trong tương lai.

Khía cạnh cấp bách nhất của cuộc tranh chấp là liệu QBE có được quyền tiếp quản
việc quản lý vòng chạy hay không hay liệu Temple có quyền yêu cầu tự mình quản
lý vòng chạy này hay không. Trọng tài chỉ đạo rằng câu hỏi đó phải được xác định
trước, một phần vì Temple đang thúc ép yêu cầu giải quyết tạm thời. Điểm chung
giữa các bên là hợp đồng đã bị chấm dứt không muộn hơn ngày 2 tháng 12 năm
2006. Đã có tranh chấp về việc chấm dứt chính xác khi nào và trong trường hợp
nào xảy ra, nhưng điều đó không liên quan đến các vấn đề được đưa ra trước trọng
tài tại phiên tòa. phiên điều trần đầu tiên và anh ấy không đưa ra quyết định nào về
vấn đề này. Trọng tài cho rằng quyền quản lý hoạt động kinh doanh của Temple đã
bị chấm dứt hiệu quả theo lá thư của QBE ngày 4 tháng 1 năm 2007. Khi kháng
cáo, Beatson J. đã đưa ra kết luận tương tự, mặc dù vì những lý do khác nhau.

Kết luận

Temple sẽ ngay lập tức chấm dứt và sẽ không có thẩm quyền nào nữa để ràng
buộc hoặc đề nghị ràng buộc bảo hiểm hoặc gia hạn bất kỳ bảo hiểm nào nhưng sẽ
có quyền hủy bỏ, gia hạn, sửa đổi hoặc thay đổi bất kỳ bảo hiểm nào đã bị ràng
buộc;
10.2.2 trừ khi OBE có thỏa thuận khác bằng văn bản, Temple sẽ vẫn chịu trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình theo các điều khoản và điều kiện của Thỏa
thuận này đối với tất cả các bảo hiểm bị ràng buộc trước khi Chấm dứt cho đến khi
mọi bảo hiểm đó hết hạn hoặc bị chấm dứt…
10.2.3 trừ khi QBE có thỏa thuận khác bằng văn bản, Temple sẽ giao ngay cho
QBE hoặc đại diện được ủy quyền của QBE tất cả các Giấy chứng nhận bảo hiểm
chưa sử dụng…”

Trong Hiệp hội Xây dựng Bristol & West v Mothew [1998] 1 Ch. 1 Millett LJ
đã mô tả vị trí của người được ủy thác ở trang 18 như sau:
"Người được ủy thác là người đã cam kết hành động thay mặt hoặc thay mặt người
khác trong một vấn đề cụ thể trong những trường hợp làm phát sinh mối quan hệ

10
tin cậy và tin cậy. Nghĩa vụ phân biệt của người được ủy thác là nghĩa vụ trung
thành. Người ủy thác có quyền lòng trung thành nhất tâm của người được ủy thác.
Trách nhiệm cốt lõi này có nhiều khía cạnh. Người được ủy thác phải hành động
một cách thiện chí; anh ta không được kiếm lợi nhuận từ sự tin tưởng của mình;
anh ta không được đặt mình vào một vị trí mà nghĩa vụ và lợi ích của anh ta có thể
xung đột; anh ta không được hành động vì lợi ích của chính mình hoặc lợi ích của
người thứ ba mà không có sự đồng ý rõ ràng của người ủy thác. Đây không phải là
một danh sách đầy đủ, nhưng nó đủ để chỉ ra bản chất của nghĩa vụ ủy thác. Chúng
là xác định đặc điểm của người ủy thác.” => đòi hỏi nghĩa vụ trung thành của
người đại diện

Điều khoản liên quan đến Đạo luật Hợp đồng (Quyền của Bên thứ ba) năm
1999 củng cố kết luận này, vì nó quy định rõ ràng rằng người đứng đầu của
Temple, tức là QBE, sẽ có quyền thực thi nghĩa vụ của người nắm giữ bảo hiểm để
bồi thường cho những tổn thất do sơ suất của mình gây ra.

Người ủy quyền có thể thu hồi quyền của người đại diện theo ý muốn, ngay cả khi
nó được thể hiện là không thể hủy ngang và ngay cả khi người đó vi phạm hợp
đồng khi làm như vậy: xem Bowstead & Reynolds on Agency ấn bản thứ 18 tại
Điều 120. Tuy nhiên, trong trường hợp quyền của người đại diện đã được trao để
xem xét có giá trị nhằm bảo vệ các quyền do người ủy quyền cấp cho người đó thì
quyền đó không thể bị thu hồi. Một đặc điểm nổi bật của những trường hợp như
vậy là quyền được trao cho người đại diện nhằm mục đích sử dụng không phải vì
lợi ích của người ủy quyền mà vì lợi ích của người đại diện. Biên tập viên uyên
bác của Bowstead & Reynolds nói trong đoạn 10-007 rằng
“Giải thích đương đại chính thống là quyền lực là không thể hủy bỏ khi nó đi kèm
với một lợi ích an ninh hoặc độc quyền và là một phần của nó hoặc một phương
tiện để đạt được nó... quyền lực phải được trao như một phần hoặc để bảo vệ lợi
ích của người đại diện. ... điều này khác với đại lý thông thường, trong đó người
đại diện phải hành động vì lợi ích của người ủy quyền: ở đây người đại diện hành
động vì lợi ích của chính mình."
Trong những trường hợp thuộc loại được nêu trong đoạn đó, việc trao quyền có thể
được coi là phụ đối với các quyền mà nó nhằm bảo vệ và chính quyền đó cho phép
người đại diện khi thực hiện quyền hành động vì lợi ích của chính mình hơn là vì
lợi ích của hiệu trưởng của anh ấy. Trong trường hợp hiện tại, người ràng buộc
trao cho Temple một số quyền có giá trị nhất định, bao gồm quyền "giữ lại" hoa
hồng ngoài phí bảo hiểm, nhưng chúng không bao gồm bất kỳ quyền nào có tính
chất bảo đảm hoặc độc quyền mà cơ quan có thẩm quyền có thể được coi là ngẫu
nhiên. Rõ ràng là quyền được trả hoa hồng không thuộc về người đứng đầu đó và
Temple có thể nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ việc sử dụng từ "giữ lại" trong
trường hợp này, từ này chỉ đơn giản thừa nhận rằng phí bảo hiểm dự kiến sẽ lọt
qua tay nó. Quyền của Temple để nhận khoản thanh toán hoa hồng thay mặt cho
QBE không phải được trao dựa trên cấu trúc thực sự của chất kết dính để đảm bảo

11
an toàn cho việc thanh toán hoa hồng của nó. Theo thỏa thuận kiểu này, người đại
lý là người được ủy thác, người phải hành động vì lợi ích của người được ủy thác,
cả trong việc soạn thảo hợp đồng bảo hiểm và quản lý hoạt động kinh doanh phát
sinh từ hợp đồng đó.
Quyền của người đại diện cũng được cho là không thể hủy bỏ trong một số trường
hợp nhất định khi anh ta phải gánh chịu trách nhiệm cá nhân đối với bên thứ
ba mà anh ta có quyền được hoàn trả hoặc bồi thường từ bên ủy thác. Trong
những trường hợp như vậy, người ủy quyền không thể thu hồi quyền của người đại
diện nếu làm như vậy sẽ làm mất đi quyền đó.

Dựa vào án lệ Read v Anderson (1882).

Khi chấm dứt quyền hạn của Temple, nghĩa vụ báo cáo với Temple của chủ hợp
đồng nhất thiết sẽ mất hiệu lực và trong trường hợp không có thỏa thuận, QBE có
thể yêu cầu mỗi chủ hợp đồng, với tư cách là đại diện của mình, cung cấp đầy đủ
thông tin liên quan đến các hợp đồng được viết thay mặt cho Temple để cho phép
chúng được quản lý hợp lý. -> khi hợp đồng chấm dứt thì tương đương với nghĩa
vụ bên được chuyển giao nghĩa vụ theo uỷ quyền sẽ chấm dứt. Sau khi chấm dứt
nghĩa vụ của Temple, trừ TH quy định bằng văn bản khác thì ngay lập tức trả lại
tất cả các chứng chỉ chưa sử dụng và các tài liệu khác có thể được sử dụng làm
bằng chứng về hợp đồng bảo hiểm ràng buộc QBE. Do đó, sau khi chấm dứt hợp
đồng, Temple không thể tự mình soạn thảo các chính sách mới cũng như không
thể ủy quyền cho các chủ sở hữu bảo hiểm mới viết các chính sách mới thay mặt
cho QBE => trao trả lại quyền cho bên uỷ quyền.
Temple không thể thực hiện thêm bất kỳ nghĩa vụ nào về mặt pháp lý hoặc thực tế.
=> chấm dứt nghĩa vụ được chuyển giao theo thoả thuận hoàn toàn

Trong trường hợp hiện tại, nếu trước khi QBE có ý định thu hồi quyền hạn của
mình, Temple đã phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý đối với bên thứ ba do các
hành động được thực hiện trong quá trình thực thi quyền hạn đó thì quyền yêu cầu
bồi thường của họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ việc thu hồi quyền hạn nào
sau đó. Điều đó không có nghĩa là Temple sẽ tiếp tục có thẩm quyền hành động
thay mặt cho QBE trong tương lai hoặc nếu có nhu cầu thì Temple phải làm như
vậy. Trong trường hợp hiện tại, Temple được cho là đã phải gánh chịu các khoản
nợ theo thỏa thuận của bên bảo hiểm thuộc loại trao quyền quản lý việc xử lý cuối
cùng thay mặt cho QBE là không thể hủy ngang.

Nguồn : https://www.bailii.org/ew/cases/EWCA/Civ/2009/453.html

Án lệ [2009] EWCA Civ 453 TẠI TÒA ÁN TƯ PHÁP TỐI CAO TÒA PHÚC
THẨM ANH VÀ XỨ WALES (PHÒNG DÂN SỰ) KHÁNG CÁO TỪ TÒA
ÁN TƯ PHÁP CAO CẤP
QUEEN'S BENCH Division (TÒA THƯƠNG MẠI).

12
Các quyết định, căn cứ pháp lý sẽ dựa trên án lệ và quy định tại hợp đồng

4. Quan điểm cá nhân:


Về chuyển giao nghĩa vụ, BLDS 2015 điều chỉnh khá khái quát, chỉ dựa trên hai
điều luật là Điều 370 và Điều 371. Tuy pháp luật nước ta ít ràng buộc trong việc
thoả thuận chuyển giao nghĩa vụ giữa các bên nhưng đồng thời cũng làm một số
vấn đề pháp lý phát sinh bị bỏ ngỏ, chưa có hướng dẫn để thống nhất giải quyết
triệt để.
Thực tiễn xét xử cho thấy việc chuyển giao nghĩa vụ thường vướng tranh chấp về
thời điểm đồng ý của bên có quyền là trước hay ngay tại thời điểm phát sinh việc
chuyển giao nghĩa vụ, hoặc tranh luận về hình thức thể hiện sự đồng ý của chủ thể
có quyền là bằng văn bản, lời nói hay dấu mộc,… vì hai vấn đề trên pháp luật
không quy định đến. Ngoài ra, bất cập còn nảy sinh trong quy định về quyền của
người thế nghĩa vụ, đó là sự không ngang bằng trong việc thể hiện quyền và nghĩa
vụ của hai chủ thể đối kháng là chủ thể có nghĩa vụ ban đầu và chủ thể thế nghĩa
vụ. Một ví dụ thường gặp là đối với hình thức chuyển giao nghĩa vụ do BLDS năm
2015 không quy định cụ thể nên có thể chuyển giao nghĩa vụ qua lời nói hay bằng
văn bản. Bên có nghĩa vụ biết hoặc không biết việc chuyển giao nghĩa vụ không là
điều kiện bắt buộc nên họ có thể biết và có thỏa thuận việc chuyển giao nghĩa vụ
nhưng nhằm mục đích che dấu sự thật gây khó khăn trong quá trình giải quyết vụ
án mà coi như không biết và không hợp tác tham gia giải quyết vụ án. Theo đó,
bên thế nghĩa vụ dựa vào vấn đề này để trốn tránh nghĩa vụ của mình đối với bên
có quyền. Vậy thì để giải quyết vấn đề này, có thể ban hành hướng dẫn rằng hình
thức chuyển giao nghĩa vụ đối với nghĩa vụ chuyển nhượng đất là bằng văn bản có
chữ ký xác thực của hai bên, đối với nghĩa vụ thanh toán nợ có thể sử dụng văn
bản, hoặc lời nói nhưng phải có sự xác nhận từ bên trung gian.
Có thể thấy được ở Việt Nam các thoả thuận được luật pháp hướng tới chủ yếu là
nghĩa vụ thanh toán nợ, chuyển nhượng giấy tờ của các cá nhân với nhau, là các
hợp đồng nảy sinh từ cuộc sống thường nhật của người dân chứ không phải giữa
cá nhân với doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau,… Nhìn chung là
không thuộc các hợp đồng mang tính thương mại.
Pháp luật các nước khác như Hoa Kỳ quy định về chuyển giao nghĩa vụ hợp đồng
với nhiều ràng buộc hơn như là về tính chất của nghĩa vụ: nghĩa vụ có tính chất cá
nhân sẽ bị pháp luật cấm chuyển giao, hoặc nếu việc chuyển giao nghĩa vụ làm
thay đổi đáng kể quyền trong hợp đồng của bên có quyền thì cũng không được
chuyển giao… Qua đó ta thấy được pháp luật Hoa Kỳ sẽ chú trọng điều chỉnh
hành vi thoả thuận của các doanh nghiệp, thương nhân trong hoạt động thương
mại của nền kinh tế thị trường.
Từ so sánh trên có thể thấy được rằng do bản chất của nhà nước và xã hội của
mình nên pháp luật nước ta không quy định rõ ràng, cụ thể mà để các bên tự do
quyết định về các vấn đề liên quan đến thoả thuận chuyển giao nghĩa vụ. Dù vậy,
13
các bất cập với vấn đề chuyển giao nghĩa vụ thường thấy ở nước ta không quá
nhiều và nghiêm trọng so với các nước với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn.
Vậy nên, với vấn đề chuyển giao nghĩa vụ ở thời điểm hiện tại, ta có thể tham
khảo pháp luật của các nước có nền kinh tế có phần tương tự, hoặc với thị trường
hoạt động thương mại lâu đời hơn, phát triển hơn để học hỏi, áp dụng sao cho phù
hợp với hiện trạng nước mình. Việc sửa đổi quy định pháp luật không nhất thiết là
phải nhồi nhét thêm chi tiết vào điều luật sẵn có hay bổ sung thêm nhiều điều luật
điều chỉnh vấn đề này. Bởi vì việc chuyển giao nghĩa vụ ở Việt Nam thực tế không
có quá nhiều bất cập, và những bất cập đề ra cũng không tạo ra những hệ quả pháp
lý nghiêm trọng. Thế nên ta chỉ cần đưa ra một án lệ tiêu biểu cho vấn đề pháp lý
nảy ra thường xuyên nhất hoặc công văn để hướng dẫn và cập nhật các vấn đề
pháp lý ấy cũng như những vấn đề mới phát sinh trong xã hội hiện đại mà luật
pháp chưa xử lý được.

14

You might also like