You are on page 1of 1

Huỳnh Vũ Tâm Như 1953401020159

QTL44B1
THẢO LUẬN HỢP ĐỒNG LẦN 1
Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ ( thanh toán một khoản tiền )
Câu 4: Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất
được xác định là 1.697.760.000 như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án
nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng là
bao nhiêu ? Vì sao ?
- Theo Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội thì giá trị nhà đất là 1.697.760.000đ khoản
tiền mà bà Hương thanh toán cho cụ Bảng phải ứng với 1/5 giá trị nhà đất là
1.697.760.000x1/5=339.552.000đ là đúng với tinh thần tại điểm b2, tiểu mục 2.1, mục 2,
phần II Nghị Quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 và đảm bảo được được quyền
lợi của cụ Bảng.
Câu 5: Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa ?
Nêu một tiền lệ ( nếu có )
- Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có tiền lệ. Đó là Quyết định
số 09/HĐTP-DS ngày 24/2/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao.
Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận
Câu 1: Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển
giao nghĩa vụ theo thỏa thuận ?
- Giống nhau: Thứ nhất, việc chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ chỉ
được áp dụng đối với các quan hệ nghĩa vụ đang còn hiệu lực. Thứ hai, cà hai hành vi
chuyển giao này đều có chung mục đích là thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ. Thứ
ba, hậu quả pháp lý của cả hai hành vi chuyển giao đều làm chấm dứt tư cách chủ thể của
người chuyển giao quyền yêu cầu hoặc người chuyển giao nghĩa vụ. Thứ tư, người
chuyển giao trong cả hai việc chuyển giao đều không phải chịu trách nhiệm về thực hiện
nghĩa vụ của người có nghĩa vụ hoặc người thế nghĩa vụ.
- Khác nhau: Thứ nhất, đối với việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý
của bên có nghĩa vụ (Khoản 2 Điều 365 BLDS 2015 ) vì việc thay đổi chủ thể có quyền
không gây ra bất cứ sự thay đổi nào về nội dung của nghĩa vụ. Tức là khi chủ thể có
quyền có bị thay đổi đi chăng nữa thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trước
người có quyền. Còn với việc chuyển giao nghĩa vụ bắt buộc phải có sự đông ý của bên
có quyền ( khoản 1 Điều 370 BLDS 2015 ), bởi lẽ khi chuyển giao nghĩa vụ cho người
thế người vụ tất yếu bên có quyền cần phải biết các vấn đề liên quan đến người thế nghĩa
vụ để đảm bảo lợi ích cho bên có quyền. Thứ hai, việc chuyển giao quyền yêu cầu pháp
luật quy định rằng người chuyển giao quyền yêu cầu phải báo bằng văn bản cho bên có
nghĩa vụ về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Thứ ba, khi việc thực hiện nghĩa vụ có biện
pháp bảo đảm thì khi chuyển giao quyền yêu cầu phải bao gồm cả biện bảo đảm đó.
Nhưng trong trường hợp chuyển giao nghĩa vụ thì biện pháp bảo đảm của người có nghĩa
vụ ban đầu sẽ chấm dứt mà không được chuyển giao.

You might also like