You are on page 1of 20

CÁC VẤN ĐỀ CÓ LUẬT NƯỚC NGOÀI (tên của vấn đề: vấn đề cụ thể)

MỤC LỤC NÀ
Bài thảo luận 1: CƯỜNG 2
- Thực hiện công việc không có ủy quyền: quy định về thực hiện công việc
không có ủy quyền. (Sách tình huống + Luật nghĩa vụ VN) 2
- Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận: quan hệ giữa người có nghĩa vụ ban đầu
và người có quyền. (Luật nghĩa vụ VN) 3
Bài thảo luận 2: TIDI 4
Sự ưng thuận trong quá trình giao kết hợp đồng: vai trò của im lặng trong giao
kết hợp đồng. (Luật HĐVN Tập 1) 4
Bài thảo luận 3: TIDI 5
Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ do không thực hiện đúng hợp đồng: các điều kiện
hủy bỏ hợp đồng. (Luật HĐVN Tập 2) 5
Bài thảo luận 4: DIỆP THƯ 7
Đăng ký giao dịch bảo đảm: (Luật các bpbđ thực hiện nghĩa vụ VN Tập 1) 7
- Vai trò của đăng ký giao dịch bảo đảm (người thứ 3 phải tôn trọng, xác định
thứ tự ưu tiên thanh toán) 7
- Truy đòi tài sản thế chấp bị bán cho người thứ ba 9
Buổi thảo luận 5: TIDI 11
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản: quy định về thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. (Bình luận khoa học những điểm mới của
BLDS năm 2015) 11
Buổi thảo luận 6: KHÁNH VY 12
Xác định tổn thất về tinh thần được bồi thường: khả năng bồi thường tổn thất về
tinh thần khi tài sản bị xâm phạm. (Sách tình huống + Luật BTTHNHĐ VN Tập
1) 12
Buổi thảo luận 7: TIDI 15
BTTH do người làm công gây ra: khả năng quy trách nhiệm liên đới bồi
thường giữa người làm công và người sử dụng người làm công. (Luật
BTTHNHĐ VN Tập 2) 15
BT tháng thứ nhất: TIDI 17
HĐ chính/phụ vô hiệu: quy định điều chỉnh HĐ chính/phụ vô hiệu. (Luật HĐVN
Tập 1) 17
BT tháng thứ hai: khum có. 19
BT lớn học kỳ: THƯ X CƯỜNG 19
Thông tin trong giao kết HĐ: quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao
kết HĐ. (Luật HĐVN Tập 1) 19

1
Bài thảo luận 1: CƯỜNG
- Thực hiện công việc không có ủy quyền: quy định về thực hiện
công việc không có ủy quyền. (Sách tình huống + Luật nghĩa
vụ VN)
+ VBPL: Điều 574 BLDS 2015 đã định nghĩa về “thực hiện công việc
không có ủy quyền” là: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là
việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự
nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được
thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối”.
+ TTXX: Tại Quyết định số 10/2016/DS-GĐT của Tòa cấp cao Hà Nội,
ndung xét xử v/v “tranh chấp HĐ vay tài sản, chuyển giao nghĩa vụ về
tài sản và thực hiện nghĩa vụ không có ủy quyền giữa nguyên đơn là
bà Thái vs bị đơn là bà Bích, bà Hoa, ông Thơ. Lý do tranh chấp: bà
Thái đã tự ý trả nợ NH 600tr thay vợ chồng ông Thơ, bà Hoa và yêu
cầu 2 người trả lại cho bà 600tr tiền gốc kèm lãi suất nhưng 2 người
ko đồng ý. Tòa xác định việc bà Thái trả nợ NH 600tr thay bị đơn là
thực hiện công việc ko có ủy quyền nên vẫn giữ quyết định của Tòa
ST, PT và buộc phía bị đơn tiếp tục trả tiền theo lãi suất cơ bản của
NHNNVN cho nguyên đơn.
+ PL nc ngoài: Điều 396 Bộ luật dân sự - Thương mại Thái Lan nêu rõ
như sau: “Việc quản lý công việc trái với những mong ước của người
chủ sẽ không được công nhận, trừ những công việc mà nếu không
được thực hiện kịp thời sẽ không đảm bảo lợi ích của cộng đồng hoặc
không hoàn thành trách nhiệm của người chủ trong việc nuôi dưỡng
người khác”. Điều 1372 BLDS Cộng hòa Pháp quy định: “Khi tự
nguyện làm công việc không có ủy quyền, dù người có công việc có
biết việc ấy hay không thì người thực hiện công việc không có ủy
quyền đó mặc nhiên cam kết tiếp tục thực hiện và hoàn thành công
việc cho đến khi chính người có công việc có thể tự đảm nhiệm; người
thực hiện công việc không có ủy quyền cũng phải đảm nhiệm tất cả
các phần phụ của công việc ấy”
+ Tác giả: theo Lê Minh Hùng, yếu tố quan trọng nhất của thực hiện
công việc ko có ủy quyền là ý thức tự nguyện, ko dựa trên bất kỳ thỏa
thuận nào và là việc làm mang tính thiện ý. Để khuyến khích hành vi
thiện nguyện đơn phương như trên, PL có quy định ndung nghĩa vụ vs
cả 2 bên trong và sau khi thực hiện công việc ko có ủy quyền để bảo

2
vệ quyền lợi hợp pháp các bên liên quan. Đây là nghĩa vụ luật định
nhưng ko do ý chí chủ quan của nhà làm luật mà dựa trên nguyên tắc
thiện chí, tôn trọng và bảo vệ đạo đức truyền thống tốt đẹp và lẽ công
bằng.

- Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận: quan hệ giữa người có


nghĩa vụ ban đầu và người có quyền. (Luật nghĩa vụ VN)
+ VBPL: Điều 365 đến Điều 371 BLDS 2015.
+ TTXX: Tại Quyết định số 361/2009/DS-GĐT của Tòa DS Tòa tối
cao, ndung v/v tranh chấp nghĩa vụ thanh toán giữa nguyên đơn là ông
Thành vs bị đơn là ông Bá, bà Vân. Tòa DS vì nhận thấy ông Bá, bà
Vân đã chuyển giao một phần nghĩa vụ cho những người có liên quan
nên đã theo hướng xét xử buộc những người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan cùng với ông Bá, bà Vân phải có trách nhiệm liên đới trả nợ
cho ông Thành.
+ PL nc ngoài: Sự đồng ý của bên có quyền là điều kiện cần thiết để
chuyển giao nghĩa vụ theo thoả thuận có giá trị pháp lý, cũng như để
bảo đảm quyền lợi của bên có quyền. Điều 9.2.3 Bộ nguyên tắc
Unidroit quy định: “Việc chuyển giao nghĩa vụ theo thoả thuận giữa
người có nghĩa vụ ban đầu và người có nghĩa vụ mới phải có sự đồng
ý của người có quyền”. Tại khoản 1 Điều 12:101 Bộ nguyên tắc châu
Âu về hợp đồng cũng có quy định rằng: “Với sự đồng ý của người có
quyền và người có nghĩa vụ, người thứ ba có thể cam kết thay thế
người có nghĩa vụ”
+ Tác giả: tình huống: A nợ tiền B. C là con A viết giấy nhận trả nợ
thay A nhưng A ko ký vào giấy. Đến hẹn thì C ko trả nợ như cam kết
nên B khởi kiện yêu cầu C trả nợ thay A. Theo Huỳnh Thị Nam Hải,
việc A ko ký giấy thoả thuận giữa B và C ko ảnh hưởng giá trị pháp lý
của chuyển giao nghĩa vụ. Bởi lẽ, trường hợp này đã đáp ứng đầy đủ
các điều kiện theo quy định pháp luật về chuyển giao nghĩa vụ. Cụ
thể, C đã đồng ý thực hiện thay nghĩa vụ cho A với sự đồng ý của bên
có quyền là B và nghĩa vụ được chuyển giao ko gắn liền với quyền
nhân thân của bên có nghĩa vụ cũng như ko thuộc những trường hợp
pháp luật không cho phép chuyển giao nghĩa vụ.

3
Bài thảo luận 2: TIDI
Sự ưng thuận trong quá trình giao kết hợp đồng: vai trò của im lặng
trong giao kết hợp đồng. (Luật HĐVN Tập 1)
- VBPL:
Khoản 2 Điều 393 BLDS 2015 có quy định “Sự im lặng của bên
được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ
trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các
bên.”
Khoản 2 Điều 400 BLDS 2015 có quy định “Trường hợp các bên có
thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời
hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.”
- TTXX: Án lệ số 04/2016/AL v/v tranh chấp HĐ chuyển nhượng QSDĐ giữa
nguyên đơn bà Tý, ông Tiến và bị đơn ông Ngự. Theo đó, tài sản chung của
vợ chồng mà chỉ có một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất
đó cho người khác, người còn lại không ký tên trong hợp đồng. Nếu có đủ
căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận,
người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng
nhà đất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà
đất đó công khai; người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý
kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển
nhượng nhà đất.
- PL nc ngoài: Trong pháp luật dân sự Liên bang Nga, BLDS 1994 (sửa đổi,
bổ sung năm 2008) có quy định về sự im lặng tại khoản 2 Điều 438 rằng sự
im lặng thì không được xem là sự chấp thuận, trừ khi có sự khác biệt về pháp
luật, từ tập quán kinh doanh, hoặc từ các mối quan hệ kinh doanh có sẵn giữa
các bên. BLDS Đức cho rằng, việc chấp nhận bằng im lặng là hợp pháp nếu
có thể lý giải được sự im lặng đó phù hợp với tập quán chung hoặc nếu
người đề nghị thỏa mãn như vậy. Điều 151 của Bộ luật này quy định: “Hợp
đồng được giao kết bởi chấp nhận đề nghị, không cần thiết rằng người đề
nghị được thông báo về chấp nhận, nếu việc thông báo như vậy không hoàn
toàn bình thường theo tập quán chung, hoặc nếu người đề nghị đã khước từ
nó. Thời điểm mà đề nghị mãn hạn được xác định phù hợp với ý chí của
người đề nghị thể hiện trong đề nghị hoặc hoàn cảnh”
- Tác giả: theo Đỗ Văn Đại, bản thân sự im lặng chưa đủ để xác định đồng ý
hay không đồng ý giao kết hợp đồng mà cần phải kết hợp với một số điều
kiện nhất định tùy theo TTXX.

4
Bài thảo luận 3: TIDI
Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ do không thực hiện đúng hợp đồng:
các điều kiện hủy bỏ hợp đồng. (Luật HĐVN Tập 2)
- VBPL:
● Về hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm: Điều 423 BLDS 2015 đến Điều
427 BLDS 2015
Điều 423 BLDS 2015 quy định về hủy bỏ hợp đồng. Cụ thể, có 3
trường hợp mà một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi
thường thiệt hại. Thứ nhất, bên còn lại vi phạm vào điều kiện hủy bỏ
trong hợp đồng mà các bên đã có thỏa thuận. Thứ hai, bên kia vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng. Thứ ba, những trường hợp
khác do luật quy định. Tiếp theo Điều luật này định nghĩa “Vi phạm
nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến
mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp
đồng.” Cuối cùng, bên muốn hủy bỏ hợp đồng phải có thông báo đến
bên còn lại về việc hủy bỏ, nếu không sẽ phải bồi thường nếu gây nên
thiệt hại.
Điều 424, 425, 426 BLDS 2015 quy định về lý do hủy bỏ hợp đồng.
Cụ thể, Điều 424 quy định về hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện
nghĩa vụ. Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên
yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đưa ra trong một thời hạn hợp lý thì bên
có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng. Đồng thời “Trường hợp do tính
chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt
được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà
hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì
bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định
tại khoản 1 Điều này.”
Điều 425 quy định về hủy bỏ hợp đồng do ko có khả năng thực hiện.
Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ
nghĩa vụ của mình làm ảnh hưởng đến mục đích của bên có quyền thì
bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 426 quy định về hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị
mất, hư hỏng. “Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là
đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản
khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên
kia có quyền hủy bỏ hợp đồng. Bên vi phạm phải bồi thường bằng

5
tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 351
và Điều 363 của Bộ luật này.”
Điều 427 quy định “... “
● Về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng: Điều 428 BLDS
2015 quy định “...”
- TTXX: Bản án số 06/2017/KDTM-PT của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
Nguyên đơn: công ty TNHH MTV Đông Vui Cần Thơ (đại diện là ông
Nguyễn Thành Tơ); Bị đơn: bà Nguyễn Thị Dệt và ông Trương Văn Liêm,
đã giao kết một hợp đồng mua bán ô tô ngày 26/05/2012 nhưng hợp đồng đã
bị vô hiệu. Thứ nhất, do trong hợp đồng ghi bên mua “Trang trí nội thất
Thanh Thảo” nhưng bà Dệt không phải là đại diện bên này. Thứ 2, do bên
mua là bà Dệt nhưng khi ký kết hợp đồng lại là ông Liêm. Vì vậy Tòa án
tuyên bố chiếc ô tô vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty Đông Phong và kiến
nghị Công an tỉnh Vĩnh Long thu hồi lại giấy đăng ký xe ô tô do bà Dệt đứng
tên. Ngoài ra ông nguyễn Thành Tơ đã đóng trước bạ đăng ký xe ô tô 4tr880
nghìn đồng nên nay phía bị đơn phải trả lại cho ông Tơ số tiền này. Đồng
thời, trước đó ông Liêm đã mua bảo hiểm xe với số tiền 4.361.600 đồng và
số tiền cọc cho công ty Đông Phong 63tr đồng nên Tòa buộc công ty Đông
Phong (đại diện là ông Nguyễn Thành Tơ) trả cho bị đơn tổng số tiền
67.361.600 đồng.
- PL nc ngoài: Trong hệ thống pháp luật Pháp, bên cạnh phần điều chỉnh hợp
đồng thông dụng (phần riêng về hợp đồng) cho phép hủy bỏ hợp đồng khi
một bên không thực hiện đúng hợp đồng, phần chung về hợp đồng còn chứa
đựng những điều khoản quy định bao quát những trường hợp được hủy bỏ
hợp đồng, cụ thể như sau:
- Điều 1224 BLDS Pháp sửa đổi 2016 quy định về cách thức hủy bỏ hợp đồng
rằng “hủy bỏ hợp đồng do áp dụng một điều khoản hủy bỏ, do vi phạm đủ
nghiêm trọng, được tiến hành bằng việc thông báo của người có quyền tới
người có nghĩa vụ hoặc bằng một quyết định tài phán”.
- Tại khoản 3 Điều 1226 Bộ luật này cũng khẳng định thêm về nội dung thông
báo hủy bỏ, theo đó “người có quyền thông báo với người có nghĩa vụ việc
hủy bỏ hợp đồng và những lý do dẫn tới việc hủy bỏ hợp đồng”.
- → Như vậy, BLDS Pháp đòi hỏi việc thông báo và nêu rõ nguyên nhân cho
việc hủy bỏ hợp đồng nhằm giúp cho người bị hủy bỏ bảo vệ quyền lợi chính
đáng của mình.

6
- Điều 94 Luật Hợp đồng năm 1999 của Trung Quốc (phần chung) cho phép 1
bên hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng do một bên ko thực hiện nghĩa vụ chủ yếu
mặc dù bên kia đã cho thêm một thời hạn để thực hiện.
- Tác giả: Theo tác giả Đỗ Văn Đại, “ko phải việc ko thực hiện đúng hợp
đồng nào cũng dẫn đến chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng. Bởi lẽ, hợp đồng ko
phải được sinh ra để bị chấm dứt, bị hủy bỏ mà là để đem lại cho mỗi bên
lợi ích hợp pháp mong đợi thông qua việc thực hiện. Do vậy, chỉ nên cho
chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng khi việc ko thực hiện đúng có ảnh hưởng đến
hợp đồng và [...] tiêu chí xác định sự ảnh hưởng này là tính nghiêm trọng
của việc ko thực hiện đúng hợp đồng”.
Bài thảo luận 4: DIỆP THƯ
Đăng ký giao dịch bảo đảm: (Luật các bpbđ thực hiện nghĩa vụ VN
Tập 1)
- Vai trò của đăng ký giao dịch bảo đảm (người thứ 3 phải tôn trọng,
xác định thứ tự ưu tiên thanh toán)
+ VBPL:
> Điều 4 BLDS 2005: “Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt
buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể
khác tôn trọng”.
> khoản 2 Điều 3 BLDS 2015: “Mọi cam kết, thỏa thuận không vi
phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối
với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.”
→ Việc đăng ký làm phát sinh trách nhiệm của người thứ ba phải tôn
trọng bpbđ (được hình thành trên cơ sở cam kết, thỏa thuận của các chủ thể.
> Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017
có quy định “Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ
đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm”. Như vậy, đăng ký
giao dịch bảo đảm là để công khai giao dịch này với những ng ko là chủ thể
của quan hệ bảo đảm và họ phải tôn trọng điều này.
> Ngoài ra, việc đăng ký gdbđ còn giúp xác định thứ tự ưu tiên thanh
toán, việc này được quy định ở:
Điều 325 BLDS 2005 và khoản 1 Điều 308 BLDS 2015.
khoản 2 Điều 22 NĐ số 08/2000/NĐ-CP: “Thứ tự ưu tiên thanh toán
giữa những người cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản được xác định theo
thứ tự đăng ký”.

7
+ TTXX:
> Quyết định số 293/2016/QĐ-PQTT ngày 31/3/2016 của Tòa án
nhân dân TP. HCM: (Tóm tắt: Cty Sinh Phú bán hàng cho Tập đoàn công
nghiệp cao su và quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng đc Cty Sinh Phú thế
chấp cho SHB (ngân hàng), hđ thế chấp này sau đã đc đky. Sau đó, cty và tập
đoàn có thỏa thuận bù trừ công nợ thông qua phán quyết Trọng tài). Do thỏa
thuận bù trừ này làm chấm dứt quyền đòi nợ của Sinh Phú và ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền lợi SHB (phát sinh từ hđ thế chấp với quyền đòi nợ) nên Tòa
án theo hướng: “thỏa thuận bù trừ công nợ nói trên phải bị coi là vô hiệu để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba là SHB” và “Hủy Phán
quyết trọng tài”. Như vậy, Tập đoàn cao su cũng như Trọng tài đều phải tôn
trọng giao dịch bảo đảm nếu như giao dịch đó được đăng ký hợp pháp.
> Bản án số 63/2010/DSST ngày 8/11/2010 của TAND Quận
BThanh: (Tóm tắt: bà Liên vay tiền Ngân hàng và thế chấp căn nhà, hđ được
đky. Ngoài ra, bà Liên còn vay tiền bà Bằng và cũng thế chấp căn nhà này
nhưng giao dịch ko được đky) Tòa án theo hướng “Hội đồng xét xử xác định
thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm đối với căn nhà số 302
Bình Lợi được ưu tiên cho Ngân hàng trước và tiếp theo cho bà Bằng và các
giao dịch dân sự không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự không đăng ký bảo đảm giao dịch khác nếu có”.

+ PL nc ngoài: (chỗ này mình làm ko rõ nên t lấy trong sách thầy Đại
nha)1
>Theo hướng việc đăng ký để công bố biện pháp bảo đảm với người
thứ 3 và việc ko đky bpbđ ko ảnh hưởng tới quan hệ giữa các bên.
> Pháp: “công khai một giao dịch, về đúng ngôn từ, là để cho giao
dịch này được công khai, để tất cả mọi người đều biết về giao dịch…là biện
pháp dành cho người thứ ba”. Như vậy, trong hệ thống này, đăng ký bpbđ
chỉ liên quan đến người thứ ba để họ biết về giao dịch, do đó việc đăng ký
không là điều kiện có hiệu lực của giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Ngoài ra, việc đăng ký được coi như là “một điều kiện về hiệu quả của thế
chấp với người thứ ba, hoặc để thực hiện quyền ưu tiên thanh toán, hoặc để
thực hiện quyền truy đòi”.
> Quebec - Canada: tương tự “Điều 2941 Bộ luật Dân sự (của Quebec
- Canada) cho thấy rõ rằng các quyền phát sinh hiệu lực giữa các bên mà

1 Luật các bpbđ thực hiện nghĩa vụ VN (Tập 1), tr. 292 và tiếp theo.

8
không cần công khai”. Ở đây, bpbđ phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm xác lập
chứ không phải từ khi bpbđ được đăng ký.
> Điều 2663 Bộ luật Dân sự Quebec - Canada khẳng định bpbđ phải
công khai để đối kháng với người thứ ba, trong hệ thống này, “một chủ nợ
xác lập bpbđ đới với giấy tờ có giá là cổ phiếu của ng có nghĩa vụ và công
khai bpbđ bằng cách cầm giữ giấy tờ này và lúc đó họ có thứ tự ưu tiên từ
thời điểm này. Một chủ nợ cũng có thể xác lập bpbđ đối với giấy tờ có giá
trên và công bố bpbđ này = cách đky tại trung tâm đky các quyền đối nhân
và đối vật động sản. Bpbđ thứ hai này sẽ có thứ tự ưu tiên thứ hai vì được
công khai sau thời điểm chủ nợ thứ nhất đã công khai bpbđ của mình bằng
việc cầm giữ các giấy tờ”.
+ Tác giả:
> Theo Đỗ Văn Đại, việc đăng ký giao dịch bảo đảm buộc người thứ
3 phải biết bpbđ đã tồn tại và từ đó có trách nhiệm tôn trọng bpbđ để không
làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người nhận bảo đảm được xác lập hợp
pháp. Nói cách khác, việc đăng ký bpbđ làm phát sinh hiệu lực đối kháng với
người thứ ba và thứ tự thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác
định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng hay thứ tự đăng ký giao dịch bảo
đảm.
> Theo Đinh Trung Tụng, việc đăng ký “là phương thức pháp lý
công bố công khai quyền được bảo đảm bằng tài sản của bên nhận bảo đảm,
để đối kháng với người thứ ba trong trường hợp có nhiều lợi ích được thiết
lập một tài sản”.
> Theo Đỗ Văn Đại, việc xây dựng thứ tự ưu tiên thanh toán dựa vào
hiệu lực đối kháng với ng thứ 3 của bpbđ và hiệu lực này được xây dựng trên
cơ sở “đăng ký” và “bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo
đảm” là gần gũi với pháp luật nước ngoài và là hướng bổ sung thuyết phục.

- Truy đòi tài sản thế chấp bị bán cho người thứ ba
+ VBPL: Theo pháp luật VN, khi tài sản được sử dụng để thế chấp thì
quyền định đoạt bị hạn chế (khoản 4 Điều 348 BLDS 2005, khoản 8 Điều
320 BLDS 2015: bên thế chấp “Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng
cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5
Điều 321 của Bộ luật này”), trừ tài sản là hàng hóa luân chuyển.
Truy đòi tài sản:
> khoản 2 Điều 297 BLDS 2015: “Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực
đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài

9
sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ
luật này và luật khác có liên quan.” → Ko đăng ký giao dịch thế chấp thì ko
có quyền truy đòi.
> khoản 1 Điều 20 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP: “Trong trường
hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng
hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà không có sự đồng
ý của bên nhận thế chấp thì bên nhận thế chấp có quyền thu hồi tài sản thế
chấp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Việc mua, trao đổi tài sản được thực hiện trước thời điểm đăng ký
thế chấp và bên mua, bên nhận trao đổi tài sản thế chấp ngay tình;
b) Bên mua, bên nhận trao đổi phương tiện giao thông cơ giới đã
được đăng ký thế chấp, nhưng nội dung đăng ký thế chấp không mô tả chính
xác số khung và số máy của phương tiện giao thông cơ giới và bên mua, bên
nhận trao đổi tài sản thế chấp ngay tình.” → Được quyền truy đòi tài sản thế
chấp trừ 2 th trên.
+ TTXX:
> Quyết định Số 41/2021/KDTM-GĐT ngày 8/7/2021 của TANDCC
tại TP. HCM: (Tóm tắt: ông Thọ, bà Loan vay VP Bank và thế chấp xe, sau
đó lại đi bán xe cho bà Giao, rồi bà Giao bán lại cho ông Tân) Tòa án theo
hướng “Tòa án cấp sơ thẩm xác định rằng giao dịch chuyển nhượng xe ô tô
[...] là trái pháp luật và buộc ông Tân (là người đang chiếm hữu xe) phải trả
lại xe cho VP Bank để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của ông Thọ, bà
Loan là đúng”.
+ PL nc ngoài: BLDS Pháp tuy có nhiều quy định về thế chấp tài sản
nhưng không có quy định nào hạn chế quyền định đoạt của người thế
chấp. Cụ thể, BLDS có quy định rằng “người bảo đảm vẫn là chủ sở hữu
tài sản được sử dụng để thế chấp và, trên cơ sở vai trò này, người bảo
đảm có thể thực hiện các đặc quyền thuộc khuôn khổ pháp lý thông
thường của tài sản”. Như vậy, người bảo đảm vẫn có thể đem bán,
chuyển nhượng tài sản thế chấp cho người thứ ba.
+ Tác giả:
> Theo Đỗ Văn Đại,
> nếu chưa đky giao dịch thế chấp theo quy định thì bên nhận
thế chấp không được quyền truy đòi tài sản. Trường hợp này thì nên theo
hướng tài sản thế chấp được thay thế bằng “các khoản tiền thu được, quyền
yêu cầu thanh toán hoặc tài sản khác có được từ việc mua bán, trao đổi tài
sản thế chấp”.
> Tài sản được sử dụng để thế chấp thì pháp luật nước ta giới
hạn quyền định đoạt của ng thế chấp dù họ vẫn là chủ sở hữu tài sản. Tuy

10
nhiên, khi tham khảo pháp luật nước ngoài thì lại ko thấy quy định tương tự.
Vì vậy, việc chúng ta hạn chế quyền định đoạt nhưng vẫn có các quy định về
quyền truy đòi tài sản và quyền ưu tiên thanh toán khi bpbđ có hiệu lực đối
kháng với ng thứ 3 là rất đáng được xem xét lại một cách tổng thể.
> Theo Bùi Đức Giang, “việc đăng ký thế chấp có vai trò quyết định trong
việc thực hiện quyền truy đòi của bên nhận thế chấp”.

Buổi thảo luận 5: TIDI


Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản: quy định về
thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. (Bình luận khoa
học những điểm mới của BLDS năm 2015)
- VBPL: Điều 420 BLDS 2015 quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh
thay đổi cơ bản. “...”
- TTXX: Nguyên đơn là anh Phan Văn T và chị Nguyễn Hồng N; bị đơn là
Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thanh M (sau đây gọi tắt là Công ty).
Hai bên có giao dịch tranh chấp với nhau về hợp đồng thuê nhà. Vì tình hình
dịch bệnh Covid-19 nên hoạt động kinh doanh của bị đơn không thể tiếp tục,
người đại diện của bị đơn thông báo về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà.
Nguyên đơn cáo buộc bị đơn vi phạm hợp đồng do chấm dứt hợp đồng thuê
nhà trước thời hạn dù không được chấp nhận và không bàn giao nhà theo
đúng thời gian thỏa thuận. Đồng thời, bị đơn không trả lại nhà như hiện trạng
cam kết trong hợp đồng. Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu hủy bỏ hợp đồng
thuê và yêu cầu bị đơn bồi thường số tiền tương ứng 1 năm thuê nhà và 7
tháng tiền thuê nhà năm 2020 chưa thanh toán. Tòa án xét thấy trong trường
hợp này việc chấm dứt hợp đồng là do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tòa cho
rằng mặc dù dịch bệnh Covid-19 là sự kiện không lường trước được nhưng
thực tế dịch bệnh vẫn gây nên hậu quả hết sức nặng nề ảnh hưởng đến sản
xuất và kinh doanh của mọi người. Tòa sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu
của nguyên đơn về hủy bỏ hợp đồng thuê và buộc bên bị đơn trả tiền theo
yêu cầu của nguyên đơn. Tòa phúc thẩm yêu cầu bên bị đơn thanh toán 7
tháng tiền nhà, đồng thời yêu cầu bị đơn bồi thường 1 năm tiền thuê
- PL nc ngoài:
+ Căn cứ Điều 6.2.3 Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc
tế: “1) Trong trường hợp hardship, bên bị bất lợi có quyền yêu cầu tiến
hành đàm phán lại hợp đồng. Yêu cầu này phải được đưa ra không chậm
trễ và phải có căn cứ.

11
2) Yêu cầu đàm phán lại hợp đồng, bản thân nó, không cho phép bên bị
bất lợi có quyền tạm đình chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình.
3) Nếu các bên không thỏa thuận được trong một thời hạn hợp lý thì mỗi
bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.
4) Nếu xác định có hoàn cảnh hardship và nếu thấy hợp lý, tòa án có thể:
a) chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo các điều kiện do tòa án quyết
định; hoặc
b) sửa đổi hợp đồng nhằm thiết lập lại sự cân bằng giữa các nghĩa vụ
hợp đồng”, như vậy Bộ nguyên tắc này cho phép các bên đàm phán để
điều chỉnh lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Ngoài ra, căn cứ
Điều 1.11 Bộ nguyên tắc này thì “khái niệm "tòa án" bao gồm cả toà án
trọng tài”, do vậy với trường hợp này chủ thể được can thiệp để điều
chỉnh lại hợp đồng ngoài tòa án còn có thể là trọng tài.
+ Ngoài ra, nhiều hệ thống pháp luật Mỹ Latinh đã luật hóa việc cho phép
điều chỉnh lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Ở Colombia,
“Tòa án công lý tối cao Colombia đã chấp nhận khả năng thay đổi hợp
đồng khi trong quá trình thực hiện, có một số sự kiện đặc biệt không
lường trước được hay không thể lường trước được xuất hiện”. Sau đó,
“năm 1972, các nhà lập pháp Colombia đã ghi nhận thuyết về thay đổi
hoàn cảnh như một quy định chung, được xây dựng dựa vào triết lý của
Điều 1967 BLDS Ý”

- Tác giả: Theo tác giả Đỗ Văn Đại, khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì việc
Tòa án thay đổi hợp đồng, nếu ko thì cho chấm dứt hợp đồng theo yêu cầu
của 1 bên mà ko cho sửa đổi hợp đồng là ko hợp lý do xâm phạm tới cam kết
đã được các bên xác lập hợp pháp. Do vậy, “khi được yêu cầu (bởi một bên
hay cả hai bên), Tòa án có lựa chọn nhưng phải ưu tiên sửa đổi hợp đồng so
với chấm dứt hợp đồng”. (Đồng thời, theo tác giả các bên vẫn phải tiếp tục
thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đang được thương lượng, sửa đổi.)

Buổi thảo luận 6: KHÁNH VY


Xác định tổn thất về tinh thần được bồi thường: khả năng bồi
thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm. (Sách tình
huống + Luật BTTHNHĐ VN Tập 1)
- VBPL: Hiện nay BLDS 2015 chưa quy định cụ thể nào về khả năng bồi
thường tổn thất tinh thần khi tài sản bị xâm phạm. Tuy nhiên BLDS 2015 đã
có sự cải tiến khi dần có xu hướng công nhận rằng tài sản bị xâm phạm cũng

12
có thể được bồi thường tổn thất về mặt tinh thần, thể hiện qua khoản 3 Điều
606 BLDS 2015: “3. Người chịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể bị xâm
phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền
khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng
thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người
trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi
thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa
thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm không quá ba
mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định” và khoản 3 Điều 607
BLDS 2015: “3. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ
mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2
Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những
người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có
những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng
khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa
thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm
phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
- TTXX:
Nguyên đơn: Ông Steven (Quốc tịch Mỹ)
Bị đơn: Ông Tiến
Nội dung: Trong Bản án phúc thẩm hình sự số 564/2015/HSPT ngày
03/11/2015 của TAND cấp cao tại TPHCM, nguyên đơn là ông Steven khởi
kiện ông Tiến với lý do cho rằng ông Tiến ăn cắp 12 đồng tiền vàng của
mình, sau đó mặc dù Tòa án đã ra quyết định về vụ việc (bị đơn Tiến đã bồi
thường thiệt hại về mặt vật chất cho nguyên đơn Steven và bị xử lý theo luật
định) nhưng ông Steven vẫn kháng cáo yêu cầu Tòa đòi ông Tiến bồi thường
5.000 USD “cho sự đau đớn và chịu đựng” về mặt tinh thần của việc bị mất
trộm mà ông Tiến gây ra. Tòa án phúc thẩm ra quyết định sau cùng đối với
kháng cáo là: “về phần trách nhiệm dân sự, theo đơn kháng cáo của ông
Steven vẫn giữ yêu cầu này, Hội đồng xét xử xét thấy yêu cầu này không phù
hợp với pháp luật Việt Nam nên không có căn cứ chấp nhận” và ra quyết
định không yêu cầu bị đơn Tiến bồi thường tiền tổn hại về mặt tinh thần khi
tài sản bị xâm phạm cho nguyên đơn là Steven.
- PL nước ngoài:
❖ Campuchia:
Theo Điều 120 BLDS Campuchia: “1. Tài sản được phân chia thành
động sản và bất động sản.

13
2. Bất động sản là những tài sản cố định trên mặt đất, không thể di
chuyển như đất đai, nhà cửa, công trình xây dựng, nông sản, cây trồng,
v.v…
3. Động sản là những tài sản ngoài bất động sản.
4. Về những tài sản phi vật thể có khả năng quản lý được thì áp dụng
quy định liên quan đến động sản nếu không có quy định trong bộ luật chuyên
ngành” và điểm A khoản 3 Điều 132 BLDS Campuchia: “A. Quyền thuê,
mượn dài hạn” cho thấy rằng khoản vay hoàn toàn được xem là một dạng tài
sản khi đáp ứng điều kiện của khoản 3 Điều 120 BLDS Campuchia khi
khoản vay là “tài sản ngoài bất động sản” nên khoản vay hoàn toàn có thể bị
chi phối bởi các quyền về tài sản, cụ thể là Điều 132 BLDS Campuchia.
- Kết hợp với phần giải thích ở trên, BLDS Campuchia quy định về khả năng
bồi thường về tinh thần khi tài sản (ở đây là khoản vay - tiền) bị xâm phạm
tại khoản 2 Điều 400 như sau: “Tòa án có thể ra lệnh đền bù thiệt hại về tinh
thần sau khi xem xét yêu cầu của người cho vay. Mức bồi thường thiệt hại
tinh thần được Tòa án quyết định sau khi xem xét nội dung vụ việc của cả
hai phía”2. Thông qua khoản 2 Điều 400 BLDS Campuchia, khả năng được
bồi thường về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm là hoàn toàn có căn cứ, tuy
nhiên mức bồi thường về mặt tinh thần vẫn chưa được quy định cụ thể khi
chỉ mới dừng lại ở việc Tòa án sẽ xem xét yêu cầu của người cho vay và sau
khi xem xét nội dung vụ việc của cả hai.
❖ Pháp:
“Ở Pháp bên cạnh chấp nhận bồi thường thiệt hại về vật chất, trong
nhiều trường hợp Tòa án cũng buộc người xâm phạm tài sản phải bồi
thường tổn thất về tinh thần. Trong vụ việc Cheval Lunus vào năm 1962, lần
đầu tiên Tòa án tối cáo Pháp đã chấp nhận cho bồi thường tổn thất về tinh
thần đối với chủ sở hữu một súc vật (con ngựa) bị xâm phạm. Từ đó đến nay,
án lệ Pháp ổn định đối với việc người làm chết động vật gần gũi với người
như chó, ngựa đua và được mở rộng cho cả những trường hợp xâm phạm tới
tài sản không là súc vật. Tòa án Pháp đã chấp nhận cho bồi thường tổn thất
về tinh thần khi một người phải rời bỏ căn nhà và một công ty được bồi

2 “TỔNG HỢP 21 BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI – 21 CIVIL CODES
OF SEVERAL COUNTRIES IN THE WORLD”, http://fdvn.vn/tong-hop-21-bo-luat-dan-su-cua-mot-so-
quoc-gia-tren-the-gioi-21-civil-codes-of-several-countries-in-the-world/, truy cập ngày 1/4/2022.

14
thường tổn thất về tinh thần khi quần áo mà họ sản xuất được sử dụng trong
một bộ phim kích dục.” - Ths. Nguyễn Tấn Hoàng Hải3
- Tác giả:
1. Theo quan điểm của ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải: “kiến nghị Việt
Nam nên theo hướng chấp nhận bồi thường về tổn thất về tinh thần
khi tài sản bị xâm phạm trong một số trường hợp là cần thiết và đáp
ứng yêu cầu thực tiễn cũng như xu hướng chung trên thế giới. Cụ thể,
bổ sung vào Điều 589 BLDS năm 2015 về thiệt hại do tài sản bị xâm
phạm đoạn sau: “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường
hợp tài sản của người khác bị xâm phạm phải BTTH theo quy định tại
khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này và một khoản tiền khác để bù
đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu nếu người này chứng
minh được có tổn thất về tinh thần đối với những tài sản có giá trị
đặc biệt về mặt tinh thần của người này mà bị xâm hại”.4

Buổi thảo luận 7: TIDI


BTTH do người làm công gây ra: khả năng quy trách nhiệm liên đới
bồi thường giữa người làm công và người sử dụng người làm công.
(Luật BTTHNHĐ VN Tập 2)
- VBPL: Điều 600 BLDS 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người làm
công, người học nghề gây ra. Cụ thể trong quá trình người làm công, người
học nghề thực hiện công việc được giao nếu có xảy ra thiệt hại thì cá nhân,
pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do vi phạm đó. Đồng thời, cá nhân, pháp
nhân có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây
thiệt hại phải hoàn trả khoản tiền thích hợp theo quy định của pháp luật. Điều
luật này có thể được xem như một quy định đặc thù về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại để tối ưu hóa điều kiện thuận lợi cho người bị thiệt hại được
yêu cầu bồi thường và tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ bồi thường của
người sử dụng người làm công, người học nghề.
- TTXX: Bản án số 285/2009/HS-PT ngày 23/12/2009 của Tòa án nhân dân
tỉnh Bình Định xét xử về vụ án hình sự thiệt hại do người làm công gây ra
Ông Cao Chí Hùng là người lái xe thuê cho Công ty TNHH vận tải Hoàng

3 ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải, Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm – Kinh nghiệm
từ pháp luật nước ngoài, https://iluatsu.com/dan-su/boi-thuong-ton-that-ve-tinh-than-khi-tai-san-bi-xam-
pham/, truy cập ngày 27/10/2022.

4 ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2019), Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nhà
xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 444.

15
Long đã gây tai nạn khiến anh Trần Ngọc Hải chết tại chỗ trong khi điều
khiển xe ô tô khách của Công ty để chở khách đi từ Hải Phòng đến TP. Hồ
Chí Minh. Sau khi tai nạn xảy ra, ông Hùng đã cùng với Công ty bồi thường
cho gia đình anh Hải. Tại bản án hình sự sơ thẩm, Công ty đã kháng cáo
không đồng ý bồi thường cho bị hại và đại diện hợp pháp của bị hại là chị
Thuỷ đã kháng cáo yêu cầu được nhận tiền cấp dưỡng nuôi con một lần. Toà
án đã không chấp nhận yêu cầu của Công ty vì không phù hợp quy định pháp
luật và cũng không chấp nhận kháng cáo của chị Thuỷ vì các bên đã không
thoả thuận được nên Toà án quyết định phương thức bồi thường thiệt hại
hàng tháng..
- PL nc ngoài: Trong Bộ nguyên tắc Châu Âu, việc vi phạm yêu cầu của
chuẩn mực ứng xử là một điều kiện trước tiên đối với trách nhiệm của người
sử dụng người làm công (Điều 6:102), với trách nhiệm bồi thường của người
sử dụng người làm công, ứng xử của người làm công trực tiếp gây thiệt hại
phải là trái pháp luật. Ngoài ra, pháp luật Quebec (Canada) cũng theo hướng
trách nhiệm của người sử dụng người làm công phụ thuộc vào lỗi của người
làm công. Theo đó, trách nhiệm khách quan được ấn định cho người sử dụng
người làm công vì lỗi của người làm công khi lỗi này tồn tại trong khuôn khổ
người làm công thực hiện chức năng của mình.
- Tác giả: Theo tác giả Đỗ Văn Đại:
+ “Chúng ta chỉ nên coi tồn tại quan hệ “người làm công” khi một
người thực hiện công việc theo “mệnh lệnh”, “chỉ dẫn” của người
khác; chính quan hệ “mệnh lệnh” hay “chỉ dẫn” này cho phép xác
định sự tồn tại hay không tồn tại quan hệ người làm công: không có
quan hệ “mệnh lệnh” hay “chỉ dẫn” thì ko có quan hệ “người làm
công””
+ “quan hệ “làm công” ko nhất thiết gắn liền với quan hệ hợp đồng lao
động”
+ “Chỉ cần sự kiện gây ra thiệt hại gắn liền với công việc được giao là
đủ để khẳng định việc gây ra thiệt hại là ‘trong khi thực hiện công
việc được giao’”
+ “NSDLĐ chỉ có trách nhiệm bồi thường khi chính hành vi của ng
gây thiệt hại (ng làm công) thỏa mãn các điều kiện làm phát sinh
nghĩa vụ bồi thường cho ng làm công. Khi bản thân hành vi của ng
gây thiệt hại (ng làm công) ko làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường đối
vs ng gây thiệt hại thì ko áp dụng chế định mà chúng ta đang nghiên

16
cứu, nếu ko làm như vậy thì chúng ta sẽ có hệ quả pháp lý hoàn toàn
bất hợp lý”.
+ “Trách nhiệm bồi thường của ng sử dụng ng làm công chỉ phát
sinh khi thông thường chính ng làm công phải chịu trách nhiệm
btth do hành vi của mình gây ra”. (này là paraphrase lại ý trên á)
+ Nếu có cơ sở để xác định người làm công làm công việc gây ra thiệt
hại theo hướng dẫn/chỉ đạo của người sử dụng người làm công thì
nên theo hướng xác định người làm công ko có lỗi -> ng sử dụng ng
làm công ko được bồi hoàn tiền đã bồi thường cho ng thiệt hại.

BT tháng thứ nhất: TIDI


HĐ chính/phụ vô hiệu: quy định điều chỉnh HĐ chính/phụ vô hiệu.
(Luật HĐVN Tập 1)
- VBPL: Căn cứ các quy định sau đây:
+ khoản 3 Điều 402 BLDS 2015: “3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà
hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ”.
+ khoản 4 Điều 402 BLDS 2015 (khoản 4 Điều 406 BLDS 2005): “4.
Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng
chính”.
+ Điều 385 BLDS 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về
việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
+ Nguyên lý cơ bản: hợp đồng chính và hợp đồng phụ phải là 2 hợp
đồng và 2 hđ này phải liên quan đến nhau theo nghĩa phụ phục vụ cho
chính.
- TTXX: Bản án số 01/2014/KDTM-ST ngày 10/6/2014 của Tòa án nhân dân
huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai
+ Chủ thể: Công ty Tùng Bách (bên vay), Ngân hàng Kiên Long (cho
vay); vợ chồng ông Luận - bà Dương v.v (bên có nghĩa vụ liên quan)
+ Nguyên nhân kiện: công ty Tùng Bách đi vay Ngân hàng Kiên Long
nhưng ko trả tiền vay gốc và lãi theo thỏa thuận. Đồng thời khi hợp
đồng thế chấp quyền sử dụng thửa đất ký giữa công ty, ngân hàng và
ông Luận, bà Dương thì ko có sự tham gia/đồng ý của các thành viên
khác trong hộ gia đình -> ông Luận yêu cầu hủy hợp đồng thế chấp
này.
+ Hướng xét xử của Tòa: Tòa áp dụng Điều 410 BLDS 2005 (Điều 407
BLDS 2015) để xác định hợp đồng thế chấp là hợp đồng phụ và bị vô

17
hiệu. Tuy nhiên, bản chất của hợp đồng này là để bảo lãnh số tiền nợ
vay của Công ty nên dù hđ vô hiệu thì nghĩa vụ bảo lãnh vẫn còn ->
ông Luận, bà Dương liên đới với Công ty để trả nợ và hđ chính (hđ
vay) ko bị ảnh hưởng.

- PL nc ngoài: Căn cứ theo ban hành của Bộ luật lao động do Bộ lao động và
việc làm (DOLE) ở Philippines, hợp đồng chính hoặc hợp đồng phụ được
xem là hợp pháp khi có tất cả các yêu cầu sau đây:
“1. Nhà thầu hoặc nhà thầu phụ tham gia vào một lĩnh vực kinh
doanh riêng biệt và độc lập và cam kết thực hiện công việc hoặc công việc
theo trách nhiệm của mình, theo cách thức và phương pháp riêng của mình;
b) Nhà thầu hoặc nhà thầu phụ có vốn đáng kể để thực hiện công việc
do bên giao thầu thực hiện về tài khoản, cách thức và phương pháp của
mình, đầu tư dưới hình thức công cụ, thiết bị, máy móc và giám sát;
c) Khi thực hiện công việc đã giao, nhà thầu hoặc nhà thầu phụ
không chịu sự kiểm soát và/hoặc chỉ đạo của bên giao thầu trong mọi vấn đề
liên quan đến việc thực hiện công việc ngoại trừ kết quả của công việc đó;

d) Thỏa thuận dịch vụ đảm bảo tuân thủ tất cả các quyền và lợi ích
cho tất cả nhân viên của nhà thầu hoặc nhà thầu phụ theo luật lao động.”
- Mặc dù các yêu cầu này không nói trực tiếp về hợp đồng chính/hợp đồng phụ
vô hiệu, nhưng qua các yêu cầu trên có thể thấy rằng, nếu như hợp đồng
chính hoặc phụ không bao gồm được các yêu cầu trên thì không được xem là
hợp đồng, và rất có thể dẫn tới tình trạng hợp đồng vô hiệu.
- Tác giả: Theo tác giả Đỗ Văn Đại:
+ BLDS theo hướng “phụ theo chính” nhưng hđ chính vô hiệu thì chỉ
làm “chấm dứt” hđ phụ và ko làm hđ phụ “vô hiệu”. Tuy nhiên hđ
chính vô hiệu ko làm chấm dứt hđ bảo đảm “thực hiện nghĩa vụ”.
+ Khi bảo lưu nghĩa vụ bảo lãnh (ko còn bpbđ = thế chấp do thế chấp vô
hiệu) thì nên giới hạn nghĩa vụ bảo lãnh ở phạm vi bằng giá trị tài sản
mà hai bên đã sử dụng để thế chấp (trừ khi các bên khẳng định mức
bảo lãnh khác giá trị tài sản thế chấp đã bị vô hiệu). Vd: nợ đc bảo
lãnh là 1 tỷ, tài sản thế chấp là 600 triệu thì khi hđ thế chấp vô hiệu,
ng bảo lãnh còn trách nhiệm trong phạm vi 600 triệu nếu 2 bên ko có
thỏa thuận khác.
+ Nếu hđ chính có vi phạm thì có thể làm cho hđ chính vô hiệu, hđ phụ
vô hiệu ko ảnh hưởng đến hđ chính.

18
+ Tuy nhiên, khi 2 bên có thỏa thuận thì khi hđ phụ bị vô hiệu sẽ ảnh
hưởng hđ chính: tùy trường hợp và phụ thuộc vào nội dung thỏa thuận
mà chúng ta xác định hđ chính vô hiệu (phải khôi phục tình trạng ban
đầu) hay chấm dứt (ko phải khôi phục lại tình trạng ban đầu).

BT tháng thứ hai: khum có.


BT lớn học kỳ: THƯ X CƯỜNG
Thông tin trong giao kết HĐ: quy định về nghĩa vụ cung cấp thông
tin khi giao kết HĐ. (Luật HĐVN Tập 1)
- VBPL: Văn bản còn rất dè dặt khi đề cập tới vấn đề này. Chỉ trong 1 số
trường hợp nhất định thì vbpl mới buộc 1 bên phải cung cấp cho bên kia
những thông tin cần thiết:
> khoản 1 Điều 311 BLDS 2005, khoản 1 Điều 366 BLDS 2015:
“Người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển
giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền.”
> khoản 2 Điều 411 BLDS 2005, khoản 2 Điều 408 BLDS 2015:
“Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc
hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo
cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt
hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng
có đối tượng không thể thực hiện được.”
> Điều 442 BLDS 2005, Điều 443 BLDS 2015: “Bên bán có nghĩa vụ
cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn
cách sử dụng tài sản đó”
> khoản 1 Điều 573 BLDS 2005: “Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm,
theo yêu cầu của bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên
bảo hiểm đầy đủ thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ thông
tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết.”
> khoản 1 Điều 14 Luật Thương mại năm 2005: “Thương nhân thực
hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho
người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu
trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.”
> khoản 3 Điều 36 Luật Thương mại 2005: “Trường hợp hàng hóa
được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác định rõ bằng ký mã
hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác thì bên bán
phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và
phải xác định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển.”
- TTXX:

19
> Bản án Số 18A/2016/DSST của Tòa Án Nhân Dân Tp. Tuy Hòa
Tỉnh Phú Yên: (Tóm tắt: Vợ chồng ông Thành giao kết chuyển nhượng đất
cho ông Linh. Sau khi đặt cọc thì ông Linh mới biết đất đã được thông báo
thu hồi chứ ko phải là đất thổ cư, ông Thành cho rằng ông Linh phải tự tìm
hiểu rồi mới tiến hành đặt cọc nên ko trả lại tiền cọc). Tòa án theo hướng ông
Thành phải cung cấp thông tin về mảnh đất cho ông Linh: “Tuy nhiên diện
tích đất mà vợ chồng ông Thành bán [...] đã có thông báo thu hồi đất nhưng
khi giao kết hợp đồng đặt cọc vợ chồng ông Thành không cung cấp rõ thông
tin về lô đất [...] Vì vậy [...] hợp đồng đặt cọc [...] đương nhiên vô hiệu”
> Quyết định số 64/2011/DS-GĐT ngày 21/1/2011 của Tòa dân sự
Tòa án nhân dân tối cao: (Tóm tắt: ông Gin (bên bán nhà) ko thông báo cho
phía bên mua biết diện tích căn nhà cũng như phần nhà, đất nằm trong quy
hoạch lộ giới) Tòa án xét: “Theo quy định tại khoản 1 Điều 451 Bộ luật Dân
sự, thì ông Gin đã vi phạm nghĩa vụ của bên bán nhà là không thông báo
cho bên mua biết về các hạn chế quyền sở hữu đối với nhà mua bán. Do đó,
bên mua [...] có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch [...] vô hiệu. Lỗi
làm cho giao dịch mua bán nhà bị vô hiệu chủ yếu là do bên bán”.
- PL nc ngoài: hệ thống luật Anh, Scotland, Ireland, trừ khi văn bản quy định
cụ thể, bên có thông tin ko có nghĩa vụ cung cấp thông tin này cho bên kia
ngay cả khi biết rằng thông tin này quan trọng vs bên kia. Trong hệ thống
luật này trên nguyên tắc ko tồn tại nghĩa vụ cung cấp thông tin đối vs 1 bên
khi họ có thông tin. Phá luật châu Âu theo hướng ngược lại. Điều 4.107 Bộ
nguyên tắc châu Âu về hợp đồng thì một bên có thể yêu cầu tuyên bố vô hiệu
HĐ khi bên kia gian dối ko cung cấp một thông tin mà nguyên tắc thiện chí
buộc phải cung cấp.
- Tác giả: theo Đỗ Văn Đại, về mặt nguyên tắc thì nghĩa vụ tự tìm kiếm thông
tin tồn tại nhưng điều này ko loại trừ khả năng một bên phải cung cấp cho
bên kia những thông tin cần thiết. Việc quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin
Là rất quan trọng vì giúp các bên sáng suốt hơn trong quá trình giao
kết và đảm bảo tính minh bạch của HĐ.

20

You might also like