You are on page 1of 188

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

VỀ KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN


HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

1
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN

Chủ tịch Hội đồng


PGS. TS. PHẠM VĂN LINH

Phó Chủ tịch Hội đồng


PHẠM CHÍ THÀNH

Thành viên
TRẦN QUỐC DÂN
TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI
TS. NGUYỄN AN TIÊM
NGUYỄN VŨ THANH HẢO
TẬP THỂ TÁC GIẢ

TS. VŨ THỊ HỒNG YẾN Chủ biên


TS. NGUYỄN MINH OANH
TS. VƯƠNG THANH THÚY
ThS. KIỀU THỊ THÙY LINH
ThS. NGUYỄN VĂN HỢI
ThS. LÊ THỊ GIANG
ThS. CHU THỊ LAM GIANG
ThS. HOÀNG NGỌC HƯNG
ThS. LÊ THỊ HẢI YẾN
ThS. NGUYỄN THỊ LONG
ThS. NGUYỄN HOÀNG LONG
ThS. TRẦN NGỌC HIỆP
ThS. HOÀNG THỊ LOAN
LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Hợp đồng dân sự là cơ sở pháp lý quan trọng để xác


định quyền, nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ dân sự.
Việc giao kết hợp đồng dân sự phù hợp với các quy định
pháp luật sẽ hạn chế được những rủi ro pháp lý phát sinh từ
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời
cũng rút ngắn được thời gian giải quyết khi có tranh chấp
xảy ra.
Nhằm giúp bạn đọc có được những kiến thức, kỹ năng
pháp lý về hợp đồng dân sự để tham gia các giao dịch dân
sự phục vụ nhu cầu hằng ngày bảo đảm đúng pháp luật,
tránh được những rủi ro pháp lý không đáng có, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Những
điều cần biết về ký kết và thực hiện hợp đồng dân sự của tập
thể tác giả là giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội do TS.
Vũ Thị Hồng Yến làm chủ biên. Nội dung cuốn sách được
biên soạn dưới dạng hỏi và trả lời nhằm giúp bạn đọc nắm
được những vấn đề chung của hợp đồng dân sự và cách
thức ký kết, thực hiện các hợp đồng dân sự thông dụng
được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015. Những nội
dung đó được thể hiện qua những tình huống thường xuất

5
phát từ các vấn đề dễ nảy sinh trong cuộc sống.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.

Th¸ng 7 n¨m 2016


Nhµ xuÊt b¶n ChÝnh trÞ quèc gia Sù thËt

6
Phần 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


VỀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

I. QUÁ TRÌNH KÝ KẾT HỢP ĐỒNG, ĐỀ NGHỊ GIAO


KẾT HỢP ĐỒNG, CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP
ĐỒNG, THỜI ĐIỂM VÀ ĐỊA ĐIỂM GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Câu hỏi 1: Hợp đồng dân sự được hiểu như thế nào?
Trả lời:
Hợp đồng dân sự là sự tự thỏa thuận giữa các bên
về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự. Quy trình xác lập hợp đồng được tiến hành qua
hai giai đoạn: Giai đoạn đề nghị giao kết hợp đồng
(thương thảo) và giai đoạn chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng.
Câu hỏi 2: Đề nghị giao kết hợp đồng là gì? Cách thức
nhận diện đề nghị giao kết hợp đồng?
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 386 Bộ luật dân sự năm 2015, thì đề
nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết
hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề
nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng
(sau đây gọi chung là bên được đề nghị). Có 3 dấu hiệu
nhận biết đề nghị giao kết hợp đồng:

7
+ Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý
định giao kết hợp đồng: Người đề nghị muốn xác lập hợp
đồng gì, đối tượng của hợp đồng muốn giao kết là tài sản
hay công việc...
+ Đề nghị giao kết hợp đồng phải hướng đến một
bên chủ thể đã được xác định: Chủ thể tiếp nhận này
trước đây Bộ luật dân sự năm 2005 quy định là chủ thể
cụ thể, nhưng Bộ luật dân sự năm 2015 quy định người
nhận được lời đề nghị là “bên đã được xác định hoặc
công chúng”. Như vậy, chủ thể tiếp nhận lời đề nghị phải
được xác định cụ thể ngay trong nội dung lời đề nghị.

+ Bên đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng phải


chịu tính ràng buộc đối với lời đề nghị: Trường hợp đề
nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu
bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong
thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường
thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết
hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh (khoản 2 Bộ luật dân
sự năm 2015).
Câu hỏi 3: Bên đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng
có thể rút, thay đổi, hoặc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp
đồng không?
Trả lời:

Theo quy định của Điều 389 Bộ luật dân sự năm


2015: Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi,
rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp
sau đây: (1) thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề
nghị trước hoặc cùng với thời điểm bên được đề nghị
nhận được đề nghị nếu đến sau thời điểm này thì người

8
đưa ra lời đề nghị có thể lựa chọn xử sự hủy lời đề nghị
giao kết; (2) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát
sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc
được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát
sinh.
Điều 390 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Bên đề
nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ đề nghị nếu thỏa
mãn hai điều kiện: (1) đã nêu rõ quyền này trong đề nghị
và (2) bên được đề nghị nhận được thông báo về việc
hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Câu hỏi 4: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là gì?
Các dấu hiệu nhận diện việc chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng?

Trả lời:

Theo quy định của các Điều 392, 393, 394 Bộ luật
dân sự năm 2015, thì chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp
nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Sự im lặng của bên
được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo
thói quen đã được xác lập giữa các bên (Điều 393 Bộ luật
dân sự năm 2015).
- Để nhận biết chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
căn cứ vào ba dấu hiệu sau:
+ Bên được đề nghị chấp nhận toàn bộ nội dung của
đề nghị giao kết hợp đồng (theo khoản 1 Điều 393 Bộ
luật dân sự năm 2015).
+ Việc trả lời được thực hiện trong thời hạn trả lời

9
đề nghị giao kết hợp đồng (theo quy định tại khoản 1
Điều 394 Bộ luật dân sự năm 2015).
+ Bên được đề nghị không sửa đổi, bổ sung, thay
thế hay nêu điều kiện mới cho nội dung lời đề nghị (theo
Điều 392 Bộ luật dân sự năm 2015).
Nếu vi phạm một trong ba dấu hiệu trên được coi là
lời đề nghị giao kết hợp đồng mới.

Câu hỏi 5: Thời điểm giao kết hợp đồng là gì? Ý nghĩa
của việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng?

Trả lời:

Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề


nghị nhận được chấp nhận giao kết. Trường hợp các bên
có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết
hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp
đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó. Thời điểm
giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã
thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Thời điểm giao kết
hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào
văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể
hiện trên văn bản. Trường hợp hợp đồng giao kết bằng
lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm
giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều 400
Bộ luật dân sự năm 2015.
Ý nghĩa của việc xác định thời điểm giao kết hợp
đồng:
- Xác định được thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Thông thường, thời điểm giao kết chính là thời điểm hợp
đồng phát sinh hiệu lực, thời điểm quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng phát sinh (Điều 401 Bộ luật dân

10
sự năm 2015).
- Là căn cứ xác định giá, lãi suất cơ bản trong các
hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vay tài sản...

Câu hỏi 6: A đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng


mua bán nguyên vật liệu với B, thời gian chờ B trả lời có
ký kết hay không sẽ do A định đoạt có đúng không?

Trả lời:

Thời hạn này có thể do A và B thỏa thuận hoặc được


xác định theo quy định của pháp luật là “một thời hạn
hợp lý” theo đoạn 2 khoản 1 Điều 394 Bộ luật dân sự
năm 2015.

Câu hỏi 7: A nhắn tin cho B thể hiện mong muốn bán
nhà và được B đồng ý, nhưng hợp đồng chưa kịp xác lập
bằng văn bản thì A bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành
vi dân sự. Vậy, nội dung tin nhắn của A và B có giá trị pháp
lý không?
Trả lời:

Theo quy định tại Điều 395 Bộ luật dân sự năm


2015 thì: trường hợp bên đề nghị chết, mất năng lực
hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi sau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận
giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có
giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với
nhân thân bên đề nghị.
Câu hỏi 8: Hợp đồng có phải được ưu tiên ký kết tại
nơi cư trú hoặc trụ sở của bên đưa ra lời đề nghị giao kết
hợp đồng?

11
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 399 Bộ luật dân sự năm
2015 thì địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thỏa
thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp
đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân
đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.
Câu hỏi 9: Hợp đồng dân sự phát sinh luôn hiệu lực
tại thời điểm giao kết hay không?
Trả lời:
Không phải mọi trường hợp đều như vậy, vì theo
quy định tại khoản 1 Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015
còn có một số trường hợp “các bên có thỏa thuận khác
hoặc luật liên quan có quy định khác”. Ví dụ: Hợp đồng
thế chấp quyền sử dụng đất luôn phải lập bằng văn bản
và chỉ phát sinh hiệu lực khi hợp đồng được đăng ký.
Câu hỏi 10: Anh Nguyễn Văn H gửi một văn bản tới
cho anh Trần Văn A với mục đích muốn bán đậu cho anh A.
Nội dung văn bản như sau: số lượng bán: 50 tấn đậu; giá
8.000 đồng/kg; phương thức giao hàng: giao hàng làm ba
đợt. Mỗi đợt giao cách nhau 15 ngày; phương thức thanh
toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng B. Ngoài
ra, trong văn bản còn nêu rõ: kể từ ngày anh A nhận được
văn bản đề nghị của anh H thì phải trả lời trong vòng 30
ngày. 5 ngày sau khi nhận được văn bản của anh H, anh A
ký kết hợp đồng thuê kho bãi với anh Nguyễn Văn L trong
15 ngày với giá thuê là 700.000 đồng/ngày nhằm mục
đích để chứa số đậu mà anh định mua của anh H. 10 ngày
sau khi nhận được văn bản của anh H thì anh A có gửi văn
bản tới anh H về việc đồng ý với đề nghị mà anh H đã đưa

12
ra kèm thêm yêu cầu anh H giảm giá đậu xuống còn 5.000
đồng/kg. Tuy nhiên, lúc đó anh H mới cho anh A biết là
anh đã bán số đậu nói trên cho người khác vì anh đang
cần vốn gấp. Vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự năm
2015, văn bản anh H gửi cho anh A có phải là một đề nghị
giao kết hợp đồng không? Giải thích rõ tại sao? Văn bản
anh A gửi cho anh H có phải là một trả lời chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng không? Giải thích rõ tại sao? Anh A
có quyền yêu cầu anh H phải bồi thường khoản tiền mà
anh đã bỏ ra để thuê kho bãi của anh L hay không? Tại
sao?
Trả lời:
Văn bản anh H gửi cho anh A là một đề nghị giao kết
hợp đồng vì thỏa mãn các yếu tố của một lời đề nghị giao
kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 386 Bộ luật
dân sự năm 2015: Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể
hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về
đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định
hoặc tới công chúng.
Dấu hiệu nhận biết đề nghị giao kết hợp đồng của
anh H, đó là:
+ “Văn bản của anh H” gửi anh A đã thể hiện rõ ý
định giao kết hợp đồng: Người đề nghị muốn xác lập hợp
đồng mua bán tài sản, đối tượng của hợp đồng muốn giao
kết là đậu, số lượng bán: 50 tấn đậu; giá 8.000 đồng/kg.
+ Đề nghị giao kết hợp đồng của anh H đã hướng
đến một bên chủ thể đã được xác định. Trong tình huống
trên, chủ thể tiếp nhận lời đề nghị đã được xác định cụ thể
ngay trong nội dung lời đề nghị, người được đề nghị
chính là anh A.

13
+ Bên đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng phải
chịu tính ràng buộc đối với lời đề nghị: Trường hợp đề
nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu
bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba
trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi
thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được
giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
- Phương thức: Đề nghị giao kết hợp đồng mà anh H
sử dụng là đề nghị gián tiếp thông qua hành vi gửi “văn
bản tới anh A”.
Văn bản anh A gửi cho anh H không phải là trả lời
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Vì theo quy định
tại khoản 1 Điều 393 Bộ luật dân sự năm 2015 thì chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng “là sự trả lời của bên
được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề
nghị”.
Do vậy, việc trả lời của anh A với anh H phải thỏa mãn
các dấu hiệu sau mới được coi là chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng:
+ Anh A là bên được đề nghị chấp nhận toàn bộ nội
dung của đề nghị giao kết hợp đồng.
+ Việc trả lời được thực hiện trong thời hạn trả lời
đề nghị giao kết hợp đồng.
+ Bên được đề nghị không sửa đổi, bổ sung, thay thế
hay nêu điều kiện mới cho nội dung lời đề nghị.
Tuy nhiên, câu trả lời của anh A đã vi phạm ngay dấu
hiệu đầu tiên đó là không chấp nhận toàn bộ nội dung của
đề nghị mà sửa đổi nội dung về giá của tài sản. Trong
trường hợp này thì coi đây là một lời đề nghị giao kết hợp
đồng mới của anh A gửi cho anh H theo Điều 386 Bộ luật
dân sự năm 2015; khi sửa đổi nội dung lời đề nghị ban đầu

14
anh A là người phải chịu tính ràng buộc của lời đề nghị giao
kết hợp đồng mới.
Anh A không có quyền yêu cầu anh H bồi thường
thiệt hại phát sinh cho mình. Vì theo khoản 2 Điều 386 Bộ
luật dân sự năm 2015: “Trường hợp đề nghị giao kết hợp
đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao
kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên
được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho
bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng
nếu có thiệt hại phát sinh”. Quy định này được hiểu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh của bên đề
nghị được đặt ra khi bên được đề nghị chờ câu trả lời
chấp nhận đề nghị và bên được đề nghị thể hiện rõ ý
định đồng ý giao kết hợp đồng. Còn trong tình huống
này, văn bản anh A gửi cho anh H không phải là một trả
lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, mà thực chất là
lời đề nghị giao kết hợp đồng mới theo Điều 392 Bộ luật
dân sự năm 2015: “Khi bên được đề nghị đã chấp nhận
giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi
đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới ”
nên anh H không phải bồi thường thiệt hại cho anh A.

Câu hỏi 11: Gia đình anh L có một con gà chọi rất quý
giá được nuôi từ nhiều tháng nay. Chị Q là người buôn gà
chọi chuyên nghiệp, được người dân trong vùng cho biết
về con gà chọi quý hiếm của anh L. Chị Q đã đến tận nhà
anh L để xem gà, nhận thấy gà nhà anh L rất đẹp, oai
phong và có thể bán được giá cao trên thị trường nên chị
thỏa thuận với anh L để mua con gà chọi với giá 3 triệu
đồng. Chị Q viết giấy mua bán và ký vào cuối tờ giấy, còn
anh L vì muốn suy nghĩ thêm nên hôm sau anh mới ký. Chị

15
Q giao cho anh L 1 triệu đồng đặt cọc trước và hẹn anh 5
ngày sau sẽ quay lại để bắt gà. Tuy nhiên, 3 ngày sau chị Q
tử vong do bị tai nạn giao thông, nên không về bắt gà
được như đúng thỏa thuận. Xin cho biết việc xác định thời
điểm giao kết hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng trong tình huống này sẽ được giải quyết theo Bộ luật
dân sự năm 2015 như thế nào và hướng xử lý như thế
nào?
Trả lời:
- Các thỏa thuận về mua bán gà được chị Q viết vào
giấy nên hình thức mua bán là bằng văn bản. Thời điểm
giao kết hợp đồng mua bán gà là thời điểm anh L ký vào
văn bản theo quy định tại khoản 4 Điều 400 Bộ luật dân sự
năm 2015: “Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản
là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình
thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản”. Do
anh L và chị Q không có thỏa thuận gì khác, pháp luật
cũng không quy định hợp đồng này phải công chứng,
đăng ký nên theo quy định tại khoản 1 Điều 401 Bộ luật
dân sự năm 2015: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có
hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”. Như
vậy, Hợp đồng mua bán gà của anh L và chị Q sẽ có hiệu
lực từ ngày anh L (người sau cùng) ký vào hợp đồng mua
bán.
- Theo quy định của Điều 395 Bộ luật dân sự năm
2015: “Trường hợp bên đề nghị chết, mất năng lực hành
vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi sau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao
kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị,

16
trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân
bên đề nghị”. Trong trường hợp này chị Q là người đề
nghị giao kết hợp đồng, nhưng do chị Q chết sau khi anh
L là bên được đề nghị giao kết hợp đồng đã trả lời chấp
nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết của chị Q vẫn
có hiệu lực. Do nội dung của hợp đồng giữa chị Q và anh
L không gắn liền với nhân thân của chị Q, nên nghĩa vụ
và quyền lợi phát sinh từ hợp đồng sẽ được chuyển giao
cho những người thừa kế theo di chúc (nếu có) hoặc
người thừa kế theo pháp luật của chị Q, việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế phát sinh từ
hợp đồng mua bán nói trên được thực hiện theo pháp
luật về thừa kế quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015.

Câu hỏi 12: Do cần tiền chữa bệnh cho con gái nên
anh A đăng thông báo bán nhà dán trước cửa nhà và đăng
tin này trên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Anh B
là độc giả của tờ báo nói trên, đọc được thông báo của anh
A, anh B đã liên lạc theo số điện thoại mà anh A cung cấp.
Mặc dù chưa gặp mặt nhưng hai bên đã thỏa thuận về địa
điểm ký kết hợp đồng, đồng thuận về giá bán và các chi
phí phát sinh trong quá trình chuyển nhượng sẽ thuộc về
bên mua là anh B. Tuy nhiên, sau đó 3 ngày, anh A nhận
được thư xin lỗi của bệnh viện với nội dung đã gửi kết quả
xét nghiệm nhầm, con gái của anh A không mắc bệnh hiểm
nghèo. Do không còn nhu cầu khẩn thiết phải bán nhà,
anh A gửi thông báo rút lại lời đề nghị giao kết hợp đồng
với anh B, nhưng anh B không đồng ý, anh B cho rằng hợp
đồng giữa anh A và anh B đã phát sinh hiệu lực và anh A
không được rút lại lời đề nghị nữa. Xin cho biết, căn cứ Bộ
luật dân sự năm 2015 anh A có thể rút lại đề nghị bán nhà

17
của mình không? Tại sao? Thỏa thuận của anh A và anh B
đã có giá trị pháp lý chưa? Nếu anh B cho rằng anh A đã vi
phạm thỏa thuận và buộc anh A phải bồi thường thiệt hại
thì anh A có phải bồi thường cho anh B không? Tại sao?
Anh A có thể rút lại đề nghị bán nhà của mình không? Tại
sao?
Trả lời:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, anh A
không thể rút lại lời đề nghị vì khoản 1 Điều 389 quy
định: “Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút
lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc
thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời
điểm nhận được đề nghị;
b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh
trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được
thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh”.
Việc thông báo rút đề nghị của anh A đã thực hiện sau
khi anh B nhận được đề nghị giao kết hợp đồng.
Anh A cũng không thể hủy bỏ đề nghị giao kết hợp
đồng vì theo quy định tại Điều 390 Bộ luật dân sự năm
2015: “Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ đề
nghị nếu đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được
đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị
trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng”. Trên thực tế, dù anh A có nêu rõ điều
kiện hủy bỏ lời đề nghị trong thông báo rao bán nhà thì
anh A cũng không thể hủy bỏ lời đề nghị đó được. Vì theo
quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, anh A chỉ được
hủy bỏ lời đề nghị nếu đồng thời thỏa mãn hai điều kiện

18
cần và đủ bao gồm: (1) trong thông báo rao bán - đề nghị
giao kết anh A phải nói rõ điều kiện hủy bỏ; (2) anh B
nhận được thông báo về việc hủy bỏ trước khi anh B gửi
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Trường hợp này
điều kiện thứ hai đã không thỏa mãn do anh A đã nhận
được câu trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của
anh B, sau đó mới thông báo rút đề nghị giao kết. Vì vậy, dù
là rút hay hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng anh A đều
không thể thực hiện được.
Để trả lời câu hỏi thỏa thuận của anh A và B đã có
giá trị pháp lý chưa? Nếu anh B cho rằng anh A đã vi
phạm thỏa thuận và buộc anh B phải bồi thường thiệt
hại thì anh A có phải bồi thường cho anh B không? Tại
sao?
Thời điểm anh A nhận được câu trả lời chấp
nhận toàn bộ nội dung lời đề nghị giao kết hợp đồng
của anh B là thời điểm giao kết hợp đồng theo khoản 3
Điều 394 Bộ luật dân sự năm 2015 và khoản 1 Điều
400 Bộ luật dân sự năm 2015. Quy định tại khoản 1
Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015: “Hợp đồng được giao
kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có
quy định khác”. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở
năm 2014 quy định hợp đồng mua bán nhà ở giữa các cá
nhân phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm công chứng,
chứng thực hợp đồng. Mặc dù, anh A không thể hủy bỏ
lời đề nghị giao kết hợp đồng, nhưng hợp đồng mua bán
giữa anh A và anh B chưa phát sinh hiệu lực, do chưa được
xác lập bằng văn bản và chưa được công chứng. Nếu anh
A kiên quyết không hoàn thiện hình thức của hợp đồng
để không phải chuyển giao nhà cho anh B, khiến thỏa

19
thuận của anh A và anh B vô hiệu thì anh A có thể phải bồi
thường thiệt hại nếu anh B chứng minh có thiệt hại xảy
ra theo quy định tại khoản 4 Điều 131 Bộ luật dân sự
năm 2015: “Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường”
khi giao dịch dân sự vô hiệu. Như vậy, trong trường hợp
này, anh A có thể phải bồi thường thiệt hại.
Câu hỏi 13: Khi đọc tin nhắn điện thoại, anh A nhận
được tin nhắn số điện thoại lạ thông báo bán sim số đẹp, nội
dung tin nhắn có thông báo luôn giá cả của từng đầu số.
Vốn là người duy tâm, anh A nhắn tin lại đồng ý mua
nhưng chủ thuê bao số điện thoại không hồi âm, mặc dù
chưa rõ kết quả nhưng anh A ngay lập tức giao bán số
điện thoại đó trên trang facebook cá nhân và nhận được
sự đồng ý giao kết hợp đồng của chị C (vì số điện thoại
trùng với ngày, tháng, năm sinh của chị C). Sau khi nhận
tiền của chị C, anh A mới gọi điện cho số điện thoại đã
nhắn tin với mình và được biết người đó đã bán cho
người khác số sim mà anh A đã chọn. Quá tức giận, anh A
khởi kiện người bán sim vì cho rằng người này đã vi phạm
và phải bồi thường thiệt hại cho anh A. Theo Bộ luật dân sự
năm 2015, nhận định của anh A đúng hay sai?
Trả lời:
Nhận định của anh A là không có căn cứ. Do nội
dung tin nhắn của người bán sim nếu được gửi đến
nhiều người tại cùng một thời điểm thì nội dung tin nhắn
đó không được coi là lời đề nghị giao kết hợp đồng do
không hướng đến chủ thể xác định, nhóm cộng đồng
người xác định. Vì vậy, người nhắn tin cho anh A không
phải chịu sự ràng buộc đối với lời chào mời mua sim
điện thoại của mình. Tin nhắn của người bán sim chỉ

20
được coi là đề nghị giao kết hợp đồng khi thỏa mãn các
dấu hiệu quy định tại khoản 1 Điều 389 Bộ luật dân sự
năm 2015. Do đó, anh A sẽ không thể yêu cầu người bán
sim phải bồi thường thiệt hại cho mình.
Câu hỏi 14: Nhà chị A có một con trâu cày rất khỏe,
chị B là hàng xóm của chị A nhiều lần qua hỏi mua nhưng
chị A không có ý định bán. Sau đó, do cần tiền, chị A gọi
chị B sang thỏa thuận sẽ bán trâu cho chị B với giá
50.000.000 đồng, chị B đồng ý mua nhưng thỏa thuận hạ
giá xuống 45.000.000 đồng, hẹn 05 ngày sau chị B mới
giao đủ tiền và nhận trâu. Trong thời gian 05 ngày, chồng
của chị A phải vào viện cấp cứu, vì cần tiền mặt gấp nên
khi chị C ngỏ ý muốn mua với giá 41.000.000 đồng giao
tiền ngay, chị A đã đồng ý bán cho chị C. Chị B tức giận
khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc chị A phải bán trâu cho
mình và bồi thường thiệt hại. Xin cho biết, căn cứ Bộ luật
dân sự năm 2015, chị A có phải bồi thường thiệt hại cho
chị B không? Tại sao?
Trả lời:
Trong trường hợp này, mặc dù chị A là người bày tỏ
mong muốn giao kết hợp đồng với chị B trước. Nhưng
trong quá trình tiếp nhận và trả lời nội dung lời đề nghị
giao kết hợp đồng của chị A, chị B đã thay đổi nội dung
về giá trong lời đề nghị giao kết hợp đồng ban đầu. Do
đó, theo quy định của Điều 392 Bộ luật dân sự năm
2015: “Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp
đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi
như người này đã đưa ra đề nghị mới” và chính chị B mới
phải chịu sự ràng buộc của lời đề nghị giao kết hợp đồng
mà không phải là chị A. Tuy nhiên, tại thời điểm chị A

21
đồng ý bán trâu cho chị B, hợp đồng mua bán trâu của
chị A và chị B đã phát sinh hiệu lực và vì vậy chị A sẽ phải
bồi thường cho chị B nếu bán trâu cho chị C, do vi phạm
hợp đồng mua bán, và chị B phải chứng minh được có
thiệt hại xảy ra.
II. CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG,
ĐIỀU KIỆN VỀ CHỦ THỂ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG, ĐIỀU KIỆN
VỀ Ý CHÍ CỦA CÁC BÊN KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG, ĐIỀU
KIỆN VỀ MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG, ĐIỀU
KIỆN VỀ HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG
Câu hỏi 15: Xin cho biết các điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng dân sự được Bộ luật dân sự năm 2015 quy định
như thế nào?
Trả lời:
Điều 116 Bộ luật dân sự năm 2015: “Giao dịch dân
sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự”. Điều luật này đã kế thừa toàn bộ nội dung của Điều
121 Bộ luật dân sự năm 2005. Xét theo quy định từ điều
luật, hợp đồng dân sự trong mọi trường hợp được coi là
giao dịch dân sự. Do vậy, điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng cũng chính là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự, những quy định về điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự sẽ được áp dụng khi giao kết và thực hiện
hợp đồng dân sự.
Câu hỏi 16: Xin cho biết điều kiện về chủ thể của hợp
đồng dân sự được Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như
thế nào?

22
Trả lời:
- Điều kiện về chủ thể ký kết hợp đồng: Cá nhân, tổ
chức muốn tham gia một quan hệ pháp luật dân sự thì
cần có các điều kiện nhất định. Điểm a khoản 1 Điều 117
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rằng chủ thể xác lập
và thực hiện giao dịch dân sự phải là chủ thể có năng lực
pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân sự phù hợp với
giao dịch dân sự được xác lập.
Câu hỏi 17: Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng X
được thành lập căn cứ theo Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp là 0123456789, người
đại diện theo pháp luật là ông Vũ Ngọc X - Chủ tịch Hội đồng
thành viên công ty. Trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, Công ty X có đăng ký các loại hình kinh doanh: xây
dựng dân dụng, cầu đường bộ, kinh doanh vật liệu xây
dựng. Trong quá trình hoạt động, Công ty X do ông Vũ
Ngọc X đại diện đã nhập số lượng lớn dược phẩm từ Ấn
Độ và các thực phẩm chức năng để kinh doanh trên thị
trường. Công ty X có ký hợp đồng bán một lô hàng là sản
phẩm chức năng TOF có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan
cho Công ty cổ phần Dược phẩm A, giá trị lô hàng là 500
triệu đồng. Sau khi thanh toán, Công ty cổ phần A phát
hiện ra nguồn gốc xuất xứ của lô hàng không rõ ràng nên
đã yêu cầu Công ty X phải bồi thường. Xin hỏi, theo Bộ
luật dân sự năm 2015 thì Công ty X có được phép xác lập
và thực hiện hợp đồng mua bán này không?
Trả lời:
- Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân
sự năm 2015: giao dịch dân sự có hiệu lực khi chủ thể có

23
năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù
hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
- Căn cứ khoản 1 Điều 86 Bộ luật dân sự năm 2015:
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng
của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực
pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ
trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy
định khác.
Dựa vào những căn cứ pháp lý nêu trên, đối chiếu
với tình huống thực tế cho thấy, việc Công ty X thực hiện
việc xác lập và thực hiện hợp đồng mua bán dược phẩm
chức năng là không phù hợp với lĩnh vực ngành nghề
hoạt động được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh. Năng lực pháp luật của pháp nhân thương
mại thành lập theo thủ tục cho phép được ghi nhận cụ thể
trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, việc xác lập
hợp đồng không phù hợp với năng lực pháp luật của pháp
nhân là trái pháp luật.

Câu hỏi 18: Ông Nguyễn Văn S và bà Ngô Thị T là vợ


chồng, kết hôn hợp pháp và có một người con chung là
Nguyễn Văn C. Khi C được 5 tuổi, ông S và bà T chẳng
may qua đời trong một vụ tai nạn giao thông. C được
hưởng thừa kế là một căn nhà 3 tầng trị giá 3 tỷ đồng và
hiện đang sống cùng ông bà nội. Anh trai của ông
Nguyễn Văn S là ông Nguyễn Văn H (bác ruột của C)
muốn mua lại căn nhà mà C được hưởng thừa kế. Xin hỏi
trong trường hợp này, theo Bộ luật dân sự năm 2015, C có
được đứng tên trong hợp đồng mua bán nhà với ông
Nguyễn Văn H không?

24
Trả lời:

- Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân


sự năm 2015: giao dịch dân sự có hiệu lực khi chủ thể
có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
- Căn cứ vào khoản 2 Điều 21 Bộ luật dân sự năm
2015: giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do
người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực
hiện.
- Căn cứ vào các quy định tại khoản 2 Điều 136,
điểm a khoản 1 Điều 47, Điều 52, Điều 54 Bộ luật dân sự
năm 2015.
Dựa vào các căn cứ pháp lý nêu trên, nhận thấy
Nguyễn Văn C không thể tự mình xác lập hợp đồng mua
bán nhà với ông Nguyễn Văn H, mà cần thông qua người
giám hộ và trong trường hợp này là ông, bà nội của C.

Câu hỏi 19: Trần Vũ C năm nay 13 tuổi. Nhân dịp


đầu năm mới, được mọi người cho tiền mừng tuổi, C sử
dụng toàn bộ số tiền mừng tuổi trị giá 20 triệu đồng ra
cửa hàng điện thoại di động để mua chiếc điện thoại
Iphone 6. Anh V, chủ cửa hàng bán điện thoại di động
nhận thấy C còn nhỏ tuổi, nhận thức và hiểu biết hạn chế
nhưng vẫn cố ý bán chiếc điện thoại Iphone 6 đã qua sử
dụng với mức giá tương đương điện thoại mới chính hãng
là 18 triệu đồng. Bố mẹ của C sau khi biết chuyện đã tới
gặp anh V để trả lại điện thoại và yêu cầu anh V hoàn trả
lại số tiền mà C đã thanh toán sau khi mua điện thoại. Xin
hỏi, theo Bộ luật dân sự năm 2015, cháu C đã đủ điều kiện
để xác lập, thực hiện hợp đồng mua bán tài sản với anh V

25
chưa?

Trả lời:

- Căn cứ khoản 3 Điều 21 Bộ luật dân sự năm


2015: Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi
khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người
đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục
vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Dựa vào căn cứ pháp lý nêu trên, đối chiếu với tình
huống thực tế, việc mua điện thoại di động trị giá 18
triệu đồng không phải là một giao dịch dân sự phục vụ
nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi nên
giao dịch này cháu C muốn xác lập và thực hiện cần phải
có sự đồng ý của cha mẹ cháu C (là người đại diện theo
pháp luật của C), dẫn đến hậu quả pháp lý là anh V phải
trả lại tiền cho cháu C, cháu C trả lại điện thoại cho anh V.

Câu hỏi 20: Anh Nguyễn Hoàng H và chị Trần Lê C là


hai vợ chồng, kết hôn hợp pháp và chung sống được 5
năm thì chị Trần Lê C mắc bệnh tâm thần, không thể nhận
thức và làm chủ hành vi. Một hôm thấy chị C lang thang
ngoài chợ, trên cổ có đeo một dây chuyền vàng giá trị, Chị
Vũ Thị A là chủ cửa hàng bán tạp hóa gần đó đã đề nghị
mua lại dây chuyền vàng với giá 100.000 đồng (mặc dù
biết giá trị của sợi dây chuyền cao hơn nhiều lần). Anh H
chồng chị C biết chuyện đã đến gặp chị A và yêu cầu trả lại
chiếc dây chuyền. Trước đó, theo yêu cầu của anh H, căn
cứ vào biên bản giám định pháp y tâm thần của Viện Giám
định pháp y tâm thần Trung ương, Tòa án nhân dân quận D
ra quyết định tuyên bố chị C bị mất năng lực hành vi dân
sự. Anh Nguyễn Hoàng H được xác định là người giám hộ

26
cho chị C. Xin hỏi căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015, chị C có
đủ điều kiện để xác lập, thực hiện hợp đồng mua bán với
chị A không?

Trả lời:

- Căn cứ khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự năm


2015: khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh
khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì
theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan
hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết
định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi
dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
- Căn cứ khoản 2 Điều 22 Bộ luật dân sự năm
2015: giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi
dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập,
thực hiện.
- Căn cứ khoản 1 Điều 53 Bộ luật dân sự năm
2015: trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân
sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất
năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
Dựa vào các căn cứ pháp lý nêu trên, đối chiếu với
tình huống này, chị C là người đã bị Tòa án tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự. Chị C không được tự mình tham
gia xác lập và thực hiện giao dịch dân sự. Mọi giao dịch
dân sự liên quan đến lợi ích của chị C phải được thực
hiện thông qua người giám hộ (người đại diện theo pháp
luật) của chị là anh Nguyễn Hoàng H. Hậu quả pháp lý
trong trường hợp này, đó là các bên phải trả cho nhau
những gì đã nhận.
Câu hỏi 21: Xin cho biết điều kiện về ý chí chủ thể khi

27
ký kết hợp đồng được quy định tại Bộ luật dân sự năm
2015 như thế nào?
Trả lời:
Cá nhân, tổ chức được tự định đoạt trong việc ký
kết hợp đồng: tự định đoạt trong việc lựa chọn đối tác,
nội dung hợp đồng, trách nhiệm dân sự khi vi phạm hợp
đồng... Tuy vậy, quyền định đoạt của các chủ thể khi
tham gia hợp đồng phải thỏa mãn được dấu hiệu quan
trọng đó là sự tự nguyện của các bên. Điểm b khoản 1
Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định các chủ thể
tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện. Tự
nguyện được hiểu là sự thống nhất giữa mong muốn,
nguyện vọng đích thực bên trong của chủ thể với hình
thức thể hiện ra bên ngoài của giao dịch và không bị lừa
dối, ép buộc. Những hợp đồng được ký kết mà thiếu sự
tự nguyện đều được coi là không đủ điều kiện có hiệu
lực, chẳng hạn như: hợp đồng ký kết do giả tạo, nhầm
lẫn, lừa dối, đe dọa, người xác lập thực hiện giao kết hợp
đồng trong trạng thái không thể nhận thức và làm chủ
hành vi...
Câu hỏi 22: Trịnh Văn H là chủ sở hữu chiếc xe ô tô
Camry, trị giá 1,2 tỷ đồng. Trước đó, anh H đang có khoản
nợ 800 triệu đồng của anh Ngô Công D, là bạn thân của
anh H. Do hai người là bạn thân, nên mặc dù khoản nợ đã
đến hạn trả nhưng anh D vẫn chưa yêu cầu anh H trả nợ
cho mình. Anh H đang có nhu cầu bán chiếc xe ô tô của
mình cho anh Trịnh Đình Q, nhưng lo ngại nếu khi bán xe
xong, có tiền anh phải thanh toán khoản nợ cho anh D.
Anh H và anh Q thống nhất với nhau: thay vì ký hợp đồng

28
mua bán theo lẽ thường, hai bên ký hợp đồng tặng cho tài
sản, nhưng vẫn thanh toán tiền mua bán đầy đủ. Xin hỏi,
theo Bộ luật dân sự năm 2015, thì việc ký kết hợp đồng
tặng cho tài sản giữa anh H và anh Q có vi phạm sự tự
nguyện không?
Trả lời:
- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự
năm 2015: chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn
tự nguyện.
- Căn cứ Điều 124 Bộ luật dân sự năm 2015: khi các
bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che
giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả
tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu
lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy
định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. Trường
hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh
nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô
hiệu.
Dựa vào các căn cứ pháp lý nêu trên, đối chiếu với
tình huống này, thì hợp đồng tặng cho tài sản giữa anh H
và Q được xác lập để che giấu hợp đồng mua bán, thực
chất có mục đích trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của H với
anh D. Do vậy, việc ký kết hợp đồng tặng cho tài sản này
đã không thỏa mãn được điều kiện tự nguyện về ý chí
giữa các chủ thể.
Câu hỏi 23: Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập
khẩu X chuyên nhập khẩu và cung cấp thiết bị y tế ký hợp
đồng mua bán một lô thiết bị y tế bao gồm: máy siêu âm,
chụp cắt lớp PES cho Bệnh viện đa khoa C, giá trị lô hàng

29
định giá là 15 tỷ đồng. Trước khi ký kết hợp đồng, Công ty
X có cung cấp thông tin về nguồn gốc sản phẩm cho Bệnh
viện đa khoa C: toàn bộ sản phẩm được nhập mới từ Đức.
Hợp đồng được ký kết, tuy nhiên sau đó khi kiểm tra lại
thông tin trên sản phẩm được liệt kê trong hợp đồng, bên
mua sản phẩm phát hiện bên bán đã cố ý đưa thông tin
không đúng sự thật về xuất xứ của sản phẩm. Toàn bộ sản
phẩm đều đã qua sử dụng, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Phía Bệnh viện C có yêu cầu Công ty X hoàn trả lại số tiền
đã thanh toán, nếu không sẽ khởi kiện ra Tòa án để yêu
cầu tuyên bố hợp đồng mua bán vô hiệu. Xin hỏi theo Bộ
luật dân sự năm 2015, việc ký kết hợp đồng mua bán có vi
phạm yếu tố tự nguyện trong việc thể hiện ý chí của các
bên không?
Trả lời:
- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự
năm 2015: Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn
tự nguyện.
- Căn cứ Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015: khi một
bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe
dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao
dịch dân sự đó là vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch dân sự
là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm
làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của
đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã
xác lập giao dịch đó.
Dựa vào các căn cứ pháp lý nêu trên, đối chiếu với
trường hợp này, cho thấy: việc cố ý đưa ra thông tin
không đúng sự thật về đối tượng của hợp đồng mua bán
khiến bên mua đồng ý giao kết hợp đồng là hành vi lừa

30
dối nhằm mục đích thu lợi không chính đáng, và không
phù hợp với sự tự nguyện ý chí trong giao dịch dân sự.
Bệnh viện đa khoa C có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án ra
quyết định tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối.

Câu hỏi 24: Ông Nguyễn Văn A và bà Trịnh Thu H là


vợ chồng, thường trú tại xã N, huyện T, tỉnh N. Để phát triển
chăn nuôi, ông bà đến ngân hàng chính sách xã hội huyện
T để làm hồ sơ vay vốn nhưng không được vì ông bà
không thuộc diện được vay vốn theo hình thức bảo đảm
tín chấp. Ông A được giới thiệu đến gặp anh Phùng Văn B,
người cùng quê để vay vốn. Khi đề nghị anh B cho vay số
tiền 100 triệu đồng, anh B đã đồng ý ngay nhưng ra điều
kiện là ông A muốn vay được số tiền này phải cầm cố Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và chịu mức lãi
suất 7%/tháng. Bản thân ông A thấy mức lãi suất quá vô lý
và không thể chấp nhận được nên đã từ chối. Anh B thấy
ông A nhất mực từ chối đã gọi người mang hung khí tới,
đe dọa và buộc ông A ký vào hợp đồng vay nợ. Hợp đồng
vay nợ giữa ông A và anh B được ký kết. Xin hỏi việc giao
kết hợp đồng này theo Bộ luật dân sự năm 2015 có hợp
pháp không?

Trả lời:

- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 117, Điều 127 Bộ luật


dân sự năm 2015 và đối chiếu với tình tiết trong tình
huống này, thấy rằng hợp đồng vay tài sản giữa ông A và
anh B đã có dấu hiệu vi phạm sự tự nguyện trong bày tỏ
ý chí của các chủ thể. Anh B đã cố ý đe dọa dùng vũ lực
khiến ông A không còn lựa chọn là ký vào bản hợp đồng
vay nợ. Hợp đồng này được ký kết hoàn toàn không phù

31
hợp với ý chí, mong muốn chủ quan của ông A, đã có sự
mâu thuẫn giữa mong muốn đích thực của chủ thể với sự
hiện hữu của hợp đồng. Ông A hoàn toàn có quyền khởi
kiện yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố hợp đồng vay
tài sản này vô hiệu.

Câu hỏi 25: Ông Hoàng Tuấn P, là Chủ tịch Hội đồng
thành viên, đồng thời là đại diện theo pháp luật của Công
ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư bất động sản V. Công ty cổ
phần xây dựng Q được đề nghị cung cấp dịch vụ san lấp
mặt bằng cho dự án bất động sản L do Công ty trách
nhiệm hữu hạn V làm chủ đầu tư. Hai bên đang trong quá
trình đàm phán để ký kết hợp đồng nhưng chưa đi đến
thống nhất. Trong một bữa tiệc liên hoan, lợi dụng tình
trạng không tỉnh táo của ông P do sử dụng rượu, ông
Nguyễn Đình H là Chủ tịch Hội đồng quản trị - đại diện
theo pháp luật của Công ty Q đã thuyết phục ông P ký vào
bản hợp đồng dịch vụ với tiền thù lao và chi phí cho việc
san lấp mặt bằng vượt trội gấp nhiều lần so với giá dịch
vụ trên thị trường. Sau khi hợp đồng được gửi tới trụ sở
Công ty trách nhiệm hữu hạn V, ông P phát hiện ra mình
bị lừa dối nên đã yêu cầu bên Công ty Q hủy hợp đồng. Xin
hỏi việc ký kết hợp đồng giữa Công ty V và Công ty Q
trong trường hợp này theo Bộ luật dân sự năm 2015 có vi
phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng?

Trả lời:

- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự


năm 2015: chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn
tự nguyện.

32
- Căn cứ Điều 128 Bộ luật dân sự năm 2015: người
có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch
vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được
hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố
giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
- Căn cứ khoản 1 Điều 87 Bộ luật dân sự năm 2015:
pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực
hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập,
thực hiện nhân danh pháp nhân.
Dựa vào các căn cứ pháp lý nêu trên, đối chiếu với
tình huống này, thấy rằng người đại diện của Công ty
trách nhiệm hữu hạn V đã nhân danh công ty tham gia
giao kết hợp đồng dịch vụ với Công ty cổ phần Q. Nội
dung hợp đồng nằm trong phạm vi đại diện của pháp
nhân theo quy định pháp luật, do vậy quyền và nghĩa vụ
phát sinh từ hợp đồng mà người đại diện đã ký kết sẽ
phát sinh với pháp nhân. Tuy nhiên, trường hợp này,
người đại diện pháp nhân (ông P) đã ký kết hợp đồng
trong tình trạng không thể nhận thức và làm chủ hành vi
do tác động của rượu lên hệ thần kinh. Hợp đồng này đã
được giao kết thực chất nhưng không phù hợp với ý chí
chủ quan, mong muốn đích thực của pháp nhân. Pháp
nhân là Công ty trách nhiệm hữu hạn V có quyền chứng
minh và yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo
đúng quy định của pháp luật.

Câu hỏi 26: Xin cho biết, Bộ luật dân sự năm 2015
quy định mục đích và nội dung của giao dịch dân sự
không vi phạm điều cấm pháp luật, trái đạo đức xã hội
như thế nào?

33
Trả lời:

Điều 123 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về


trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do mục đích và nội
dung của giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái
đạo đức xã hội.
Để áp dụng chính xác quy định này, người áp dụng
pháp luật phải nắm được những nội dung cơ bản sau:
- Mục đích của giao dịch dân sự là những lợi ích hợp
pháp mà các bên chủ thể mong muốn đạt được khi tham
gia giao dịch.
- Nội dung của giao dịch dân sự được hiểu là ý chí
của chủ thể khi tham gia giao dịch, đối với các giao dịch
dân sự dưới dạng hành vi pháp lý đơn phương thì nội
dung của giao dịch chính là ý chí của bên đưa ra hành vi
pháp lý đơn phương. Trong các hợp đồng dân sự, nội
dung của giao dịch dân sự chính là tổng hợp các điều
khoản các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, những
điều khoản này xác định quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Điều cấm của pháp luật là những quy định không
cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
- Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung
trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn
trọng.
Bất kỳ một giao dịch dân sự nào khi xác lập, nếu có
mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật,
trái đạo đức xã hội thì đều bị coi là vô hiệu bất kể nó xuất
phát từ mục đích của một bên hay các bên trong giao
dịch.

34
Câu hỏi 27: Do mâu thuẫn cá nhân với A từ trước, B
đã gặp C và thỏa thuận sẽ trả cho C số tiền 2 triệu đồng để
C đánh A. Ngay sau đó, C đã tìm và đánh A theo đúng thỏa
thuận với B. Trường hợp này, theo Bộ luật dân sự năm
2015 giao dịch dân sự giữa B với C có hiệu lực pháp luật
không? Nếu vô hiệu thì nguyên nhân vô hiệu là gì?

Trả lời:

Trong tình huống trên, giữa B với C đã giao kết một


giao dịch dân sự (hợp đồng dân sự) có đối tượng là một
công việc phải thực hiện, theo đó C sẽ đánh A, tức là sẽ
thực hiện hành vi xâm phạm đến sức khỏe của A. Theo
quy định của pháp luật hiện hành, giao dịch dân sự này
sẽ vô hiệu vì mục đích của giao dịch vi phạm điều cấm
của pháp luật dân sự. Pháp luật dân sự ghi nhận và bảo vệ
tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy ín, nhân phẩm, tài sản
của mọi cá nhân trong xã hội. Chính vì vậy mọi hành vi
xâm phạm đến những giá trị nói trên đều bị pháp luật
cấm không được thực hiện. Ngoài ra, B và C sẽ phải chịu
trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự hiện hành.

Câu hỏi 28: Trước khi chết, ông X có lập di chúc sẽ


cho con trai của mình là anh Y được hưởng toàn bộ di sản
của ông với điều kiện anh Y phải bỏ vợ của mình là chị Z
để lấy cô W vì lý do chị Z không thể sinh con trai nối dõi
cho gia đình anh Y. Sau khi ông X chết, di chúc của ông X
có hiệu lực pháp luật không? và anh Y nếu không bỏ vợ
có được nhận di sản của ông X để lại không?
Trả lời:

Hành vi lập di chúc của ông X là một dạng của giao

35
dịch dân sự thể hiện dưới dạng hành vi pháp lý đơn
phương. Trong trường hợp này, giao dịch dân sự do ông
X thực hiện sẽ vô hiệu vì nội dung của giao dịch trái đạo
đức xã hội, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Vì
vậy, anh Y sẽ không được hưởng di sản của ông X để lại
theo nội dung di chúc. Tuy nhiên, anh Y có thể hưởng di
sản của ông X theo quy định pháp luật vì anh Y thuộc
hàng thừa kế thứ nhất của ông X, trừ trường hợp anh Y là
người không được quyền hưởng di sản thừa kế nếu như
anh Y có một trong những hành vi quy định tại khoản 1
Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015.

Câu hỏi 29: H đã có hành vi mượn xe máy Wave 110


của B rồi đem xe máy đến tiệm cầm đồ bán cho chủ tiệm
cầm đồ là T với giá 3 triệu (do không có giấy tờ sở hữu).
Khi bị B đến tiệm đòi lại tài sản, T lấy lý do là mình không
biết đấy là xe H đã mượn của B nên mới mua, vì vậy nhất
quyết không trả lại tài sản. Xin hỏi, theo Bộ luật dân sự
năm 2015, Hợp đồng mua bán xe máy giữa H và T có hiệu
lực pháp luật không? Tại sao?

Trả lời:

Tình huống trên có một giao dịch dân sự là hợp


đồng mua bán chiếc xe máy Wave 110 giữa H và T giá 3
triệu. Do H không phải là chủ sở hữu xe máy (H mượn xe
máy của B) nên H không có quyền định đoạt tài sản, còn
T đã cố tình mua chiếc xe máy không có giấy tờ chứng
minh chủ sở hữu. Trường hợp này, T được coi là người
chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật và không
ngay tình. Hợp đồng mua bán xe máy giữa H với T vô
hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật. H có hành vi

36
mượn tài sản và cố tình bán tài sản không phải của mình,
còn T có hành vi cố tình mua một tài sản do phạm tội mà
có, do vậy, H và T sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo
quy định của Bộ luật hình sự hiện hành.

Câu hỏi 30: Anh Lầu A K có thỏa thuận bán cho anh
Lò Văn B 20 kg hoa anh túc do K trồng được ở nhà với giá
20 triệu đồng. Hai bên đã thực hiện hợp đồng ngay sau
khi giao kết. Trên đường đi bán hoa anh túc, Lò Văn B đã
bị công an huyện C, tỉnh L bắt giữ và tịch thu số hoa đó.
Sau khi bị xử lý và tịch thu, B có đến nhà K yêu cầu K trả
lại cho mình 20 triệu đồng là số tiền đã bỏ ra để mua 20 kg
hoa anh túc nói trên. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm
2015, hợp đồng mua bán hoa anh túc giữa Lầu A K và Lò
Văn B có hiệu lực pháp luật không? B có quyền đòi lại 20
triệu đồng từ K không?

Trả lời:

Xét thấy trong trường hợp nêu trên, hợp đồng mua
bán tài sản với đối tượng hàng hóa là 20 kg hoa anh túc
với giá 20 triệu đồng giữa Lầu A K và Lò Văn B. Do hoa
anh túc là loại tài sản pháp luật dân sự cấm giao dịch,
chính vì vậy hợp đồng mua bán này sẽ bị vô hiệu do vi
phạm điều cấm của pháp luật dân sự. Căn cứ vào khoản
2 Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015, anh B có quyền
đòi lại từ K số tiền 20 triệu đồng. Nhưng hành vi của K
và L có yếu tố cấu thành tội phạm nên sẽ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình
sự; số tiền và hàng hóa (hoa anh túc) sẽ bị xử lý theo quy
định của pháp luật hình sự.

37
Câu hỏi 31: Ông Nguyễn Văn A có tặng cho con trai
của mình là anh Nguyễn Văn B một mảnh đất 200m2 và
ngôi nhà trên đất với mục đích để sau này anh B sẽ làm
nơi thờ tự, hương hỏa cho tổ tiên. Hợp đồng tặng cho này
đã được chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của
ông A và chưa được anh B đi đăng ký chuyển nhượng
quyền sử dụng đất. Nay, do anh B nhiều lần có hành vi
chửi mắng, đánh đập ông A nên ông A không muốn cho
anh B nhà và quyền sử dụng đất của mình nữa. Vậy, theo
quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 ông A có quyền lấy
lại nhà và quyền sử dụng đất không? Nếu có thì căn cứ
vào cơ sở pháp lý nào?

Trả lời:

Giữa ông Nguyễn Văn A và anh Nguyễn Văn B đã


giao kết một hợp đồng tặng cho bất động sản có đối
tượng gồm quyền sử dụng 200m2 đất và nhà ở gắn liền
trên đất thuộc sở hữu hợp pháp của ông A. Hợp đồng này
đã được chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư
trú của ông A. Theo quy định tại Điều 459 Bộ luật dân sự
năm 2015 về tặng cho bất động sản:
“1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn
bản có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu bất
động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của
pháp luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ
thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký
quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ
thời điểm chuyển giao tài sản”.
Căn cứ vào quy định này có thể thấy, đối với hợp

38
đồng tặng cho bất động sản của ông A cho anh B tuy đã
được lập thành văn bản và được chứng thực nhưng vẫn
chưa có hiệu lực pháp luật do các bên chưa thực hiện
việc đăng ký tài sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chính vì vậy, ông A hoàn toàn có quyền lấy lại tài sản của
mình mặc dù đã giao tài sản cho anh B sử dụng.

Câu hỏi 32: Anh Bùi Việt G có ký kết hợp đồng viết
tay bán ngôi nhà chung cư số 505 tòa nhà Trung tâm,
đường T, thành phố B, tỉnh BN cho anh Bùi Ngọc Đ với giá
thỏa thuận 2,5 tỷ đồng. Tại thời điểm ký kết anh Đ có trả
trước cho anh G 2 tỷ đồng, 500 triệu đồng còn lại các bên
hẹn khi nào làm thủ tục đăng ký xong thì anh Đ sẽ thanh
toán. Nay, do giá nhà tăng cao, anh G không muốn bán nhà
nữa với lý do hợp đồng mua bán này các bên chưa công
chứng nên không có hiệu lực. Theo quy định của Bộ luật
dân sự năm 2015, hợp đồng mua bán nhà ở giữa anh G
và anh Đ có hiệu lực pháp luật không? Anh G có bắt buộc
phải giao lại nhà cho anh Đ không?

Trả lời:
Giữa anh Bùi Việt G và anh Bùi Ngọc Đ đã ký kết một
hợp đồng mua bán viết tay căn nhà chung cư số 505 tòa
nhà Trung tâm, đường T, thành phố BN tỉnh BN. Theo quy
định tại khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở năm 2014 về việc
công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu
lực của hợp đồng về nhà ở:
“1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế
chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở
thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực
hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

39
Đối với các giao dịch tại khoản này thì thời điểm có hiệu
lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực
hợp đồng”.
Căn cứ theo quy định trên thì hợp đồng mua bán
nhà ở giữa anh G và anh Đ bắt buộc phải đi công chứng
hoặc chứng thực. Do hai bên chưa đi công chứng, chứng
thực nên hợp đồng này chưa phát sinh hiệu lực của các
bên. Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 2 Điều 129 Bộ luật dân
sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do
không tuân thủ về mặt hình thức:
“2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản
nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng
thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai
phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của
một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận
hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên
không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.
Có thể thấy rằng, tại thời điểm giao kết hợp đồng
mua bán ngôi nhà giá 2,5 tỷ đồng, anh Đ đã chuyển giao
cho anh G số tiền 2 tỷ đồng tức là anh Đ đã thực hiện
được hơn hai phần ba nghĩa vụ của hợp đồng. Vì vậy, anh
Đ hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định công
nhận hiệu lực của hợp đồng mua bán này và không cần
phải đi công chứng hay chứng thực nữa mặc dù hợp
đồng đã ký vi phạm về mặt hình thức do Luật nhà ở năm
2014 quy định.
Câu hỏi 33: Bà Nguyễn Thị N có ký kết hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất 500m2 đất thuộc
quyền sử dụng của bà N cho ông Vũ Đức T với giá 3 tỷ
đồng. Hai bên đã làm hợp đồng viết tay, ông T có trả trước

40
1.5 tỷ đồng cho bà N. Hai bên có thỏa thuận số tiền còn lại
ông T sẽ trả cho bà N khi nào hoàn thành thủ tục đăng ký
sang tên. Do giá trị mảnh đất bị giảm sút, nên ông T không
muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng với bà N nữa đã lấy lý
do hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông
và bà N không có hiệu lực pháp luật vì chưa đi công
chứng, chứng thực hợp đồng và làm đơn ra Tòa đòi lại 1,5
tỷ đồng từ bà N. Theo quy định của pháp luật hiện hành
yêu cầu của ông T có hợp pháp không? Tại sao?
Trả lời:
Ông T có quyền đòi 1,5 tỷ đồng từ bà N với lý do
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 500 m2 đất
giữa ông T và bà N là không có hiệu lực pháp luật vì căn
cứ vào điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013
về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê
lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng
đất:
“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản
thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực
hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng
thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định
tại điểm b khoản này”.
Theo quy định này, hợp đồng chuyển giao quyền sử
dụng đất giữa bà N và ông T bắt buộc phải lập thành
văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực. Tuy
nhiên, khi giao kết hợp đồng, bà N và ông T đã không thực
hiện đúng yêu cầu của pháp luật, chính vì vậy, hợp đồng

41
mua bán quyền sử dụng đất giữa bà N và ông T có thể bị
Tòa án tuyên vô hiệu do vi phạm quy định về mặt hình
thức của hợp đồng.
III. CẤU TRÚC CỦA HỢP ĐỒNG, CÁC ĐIỀU KHOẢN
TRONG HỢP ĐỒNG, PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG, SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG HỢP ĐỒNG
Câu hỏi 34: Hợp đồng dân sự có kết cấu như thế nào?
Nếu hợp đồng được ký kết mà không tuân thủ theo kết
cấu đó thì hậu quả pháp lý như thế nào?
Trả lời:
Hợp đồng dân sự được kết cấu thành 4 phần cơ bản
và phần phụ lục hoặc phần sửa đổi, bổ sung hợp đồng
(nếu có):
1. Phần mở đầu:
Phần mở đầu là một phần của hợp đồng (tùy
thuộc vào loại hợp đồng mà các bên soạn thảo hợp
đồng cho phù hợp). Phần mở đầu có các nội dung sau:
- Quốc hiệu;
- Số và ký hiệu của hợp đồng;
- Tên hợp đồng;
- Những căn cứ pháp lý xác lập hợp đồng;
- Địa điểm, thời điểm ký hợp đồng.
2. Phần thông tin về chủ thể hợp đồng:
- Tên chủ thể ký kết hợp đồng: nếu chủ thể là cá
nhân thì cần ghi đầy đủ họ, tên theo Giấy chứng minh
nhân dân, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh nhân
dân.
Nếu chủ thể là pháp nhân thì cần ghi đúng tên trong
giấy phép thành lập hợp pháp của chủ thể, người đại

42
diện theo pháp luật của chủ thể hoặc người đại diện theo
ủy quyền.
- Địa chỉ của chủ thể hợp đồng: nếu chủ thể là cá
nhân có nơi cư trú khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường
trú thì cần phải ghi đủ cả hai nơi. Nếu chủ thể là pháp
nhân cần ghi địa chỉ trụ sở chính của pháp nhân. Ghi rõ số
nhà, đường phố, xóm ấp, phường, xã, quận, huyện, tỉnh,
thành phố.
- Điện thoại, telex, fax, email, website: việc ghi điện
thoại, telex, fax, email, website sẽ giúp các bên trao đổi
thông tin nhanh chóng hơn, giảm bớt chi phí đi lại, trừ
những trường hợp cần thiết.
- Người đại diện ký kết hợp đồng: đây là một trong
những nội dung quan trọng của hợp đồng. Nó liên quan
đến tính hiệu lực của hợp đồng bởi người này phải là
người có thẩm quyền ký kết hợp đồng. Pháp luật hiện
hành quy định mỗi bên chỉ cần một đại diện hợp pháp ký
kết hợp đồng. Đó có thể là người đại diện theo pháp luật
hoặc người đại diện theo ủy quyền. Trong trường hợp
người được ủy quyền ký kết hợp đồng thì phải ghi rõ thời
gian ủy quyền, chức vụ của người ký giấy ủy quyền, số
giấy ủy quyền.
3. Nội dung của hợp đồng (các điều khoản của hợp
đồng):
Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các quyền và
nghĩa vụ của các bên chủ thể hợp đồng. Thông thường có
3 loại điều khoản:
- Điều khoản thông thường:
Là những điều khoản được quy định trong các văn
bản quy phạm pháp luật. Những nội dung này các bên có

43
thể đưa vào hợp đồng nhằm khẳng định lại hoặc tăng
tầm quan trọng của nó hoặc cụ thể hóa nhưng không
được trái quy định của pháp luật.
Đối với điều khoản thông thường, cần lưu ý quy
định về phạt vi phạm hợp đồng vì theo quy định của
pháp luật dân sự và thương mại thì, các bên chỉ có thể áp
dụng phạt vi phạm hợp đồng khi trong hợp đồng có điều
khoản thỏa thuận về vấn đề này.
- Điều khoản chủ yếu (cơ bản):
Là những điều khoản căn bản nhất của hợp đồng
nên bắt buộc các bên phải thỏa thuận ghi vào văn bản
của hợp đồng. Điều 398 của Bộ luật dân sự năm 2015
quy định nội dung của hợp đồng cụ thể như sau:
“1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về
nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp
đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp”.
- Điều khoản tùy nghi:
Là những điều khoản do các bên tự thỏa thuận với
nhau khi chưa có quy định của pháp luật hoặc đã có quy
định của pháp luật nhưng các bên chưa được phép vận
dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của các bên mà
không trái với pháp luật.

44
4. Phần ký kết hợp đồng:
- Số lượng bản hợp đồng cần ký kết: căn cứ vào nhu
cầu của các bên ký kết hợp đồng mà thỏa thuận số lượng
bản hợp đồng cho phù hợp. Điều quan trọng là các bản
hợp đồng phải đảm bảo nội dung giống nhau và có giá trị
pháp lý như nhau.
- Chữ ký của các bên: mỗi bên chỉ cần một người ký
vào hợp đồng, người đó là đại diện hợp pháp của các bên
ghi trong phần “thông tin về chủ thể hợp đồng”. Chữ ký
nháy vào từng trang không có giá trị pháp lý mà chỉ có
chữ ký vào phần “các bên giao kết hợp đồng” hay “chủ thể
ký kết hợp đồng” thì hợp đồng mới coi như được giao kết.
- Đóng dấu của các bên: thông thường hợp đồng ký
kết giữa các bên có dấu đóng lên trên chữ ký của đại diện
ký kết hợp đồng. Dấu của đơn vị được đóng trùm lên
phần chữ ký. Việc đóng dấu giáp lai giữa các trang của
hợp đồng là việc làm cần thiết để bảo đảm hợp đồng
không bị làm giả hay bị thay thế một số trang.
Nếu hợp đồng mà thiếu một trong các phần trên thì
không gọi đó là hợp đồng và không có giá trị pháp lý để
thi hành.
5. Phụ lục hợp đồng và các văn bản sửa đổi, bổ sung
hợp đồng:
- Phụ lục hợp đồng:
Đây là văn bản phụ và không tách rời với hợp đồng
chính, việc lập văn bản phụ lục hợp đồng được áp dụng
trong trường hợp các bên chủ thể hợp đồng cần chi tiết
và cụ thể hóa các điều khoản hợp đồng mà trong hợp
đồng không thể hoặc không nên ghi chi tiết, cụ thể trong
hợp đồng.

45
Nguyên tắc chung là phụ lục hợp đồng được ký kết
cùng thời điểm với hợp đồng và nội dung của phụ lục
không được trái với hợp đồng.
- Văn bản điều chỉnh hợp đồng:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có thể
thỏa thuận xác lập văn bản để bổ sung hoặc sửa đổi
những điều khoản của hợp đồng đã ký kết như: thay đổi,
bổ sung nội dung các điều khoản của hợp đồng đang
thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế của các bên.
Văn bản điều chỉnh hợp đồng là một bộ phận của
hợp đồng và có giá trị pháp lý như hợp đồng.
Câu hỏi 35: Anh A phải trả cho chị B một khoản tiền.
Sau đó, anh A thống nhất chuyển nghĩa vụ trả tiền trên cho
chị C. Như vậy, quan hệ nghĩa vụ dân sự của anh A được
chuyển sang cho chị C và chị B. Câu hỏi đặt ra là: Theo Bộ
luật dân sự năm 2015 thỏa thuận giữa anh A và chị C có
hợp pháp không? Nếu chị C không thực hiện nghĩa vụ dân
sự hay thực hiện được một phần và không thực hiện nữa
(như bỏ trốn) thì chị B có được quay sang đòi anh A
không?
Trả lời:
Sự thỏa thuận giữa anh A và chị C chỉ hợp pháp nếu
có sự đồng ý của chị B theo quy định tại Điều 370 Bộ luật
dân sự năm 2015:
“1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho
người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ
trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có
nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển
giao nghĩa vụ.
2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế

46
nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ”.
Sau đó, anh A và chị B phải lập văn bản sửa đổi hợp
đồng vay ban đầu (nếu hợp đồng vay ban đầu lập thành
văn bản có công chứng thì phần sửa đổi về chủ thể của
hợp đồng cũng cần phải có công chứng).
Nếu chị C không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì chị B
không có quyền đòi anh A vì sau khi chuyển giao nghĩa
vụ cho chị C thì anh A không còn bất cứ sự ràng buộc hay
trách nhiệm nào đối với chị B bởi vì chị C đã trở thành
người thế nghĩa vụ cho anh A. Tuy nhiên, nếu anh A có
cam kết về khả năng trả nợ của C đối với chị B thì khi đó
anh A và chị C phải liên đới trả nợ cho chị B. Lúc này, chị
B có quyền yêu cầu bất cứ ai: anh A hay chị C phải thực
hiện nghĩa vụ trả nợ cho mình.
Câu hỏi 36: Ông A ký hợp đồng bán nhà (nhà thuộc
quyền sở hữu chung của vợ, chồng ông A) cho ông B nhưng
phần chủ thể trong hợp đồng chỉ ghi tên ông A (ông A có
vợ là bà C). Trong phần chữ ký của bên bán thì có cả chữ
ký của ông A và vợ là bà C, và sau đó hợp đồng được công
chứng. Xin hỏi theo Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng
đó có hiệu lực không?
Trả lời:
Hợp đồng vẫn có hiệu lực vì quan trọng nhất là chữ
ký của các bên trong hợp đồng đã đồng thuận với những
nội dung đã được ghi trong hợp đồng. Trường hợp này
coi như hợp đồng có sai sót về kỹ thuật trong trình bày
văn bản: thiếu phần ghi tên người vợ là chủ thể của hợp
đồng và có thể sửa chữa phần này. Nhưng nếu ngược
lại, trong phần chủ thể có ghi tên đủ cả vợ và chồng
nhưng khi ký thì người vợ không ký thì hợp đồng có

47
nguy cơ bị Tòa án tuyên vô hiệu. Khoản 4 Điều 400 Bộ
luật dân sự năm 2015 quy định: “Thời điểm giao kết hợp
đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn
bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện
trên văn bản”.
Câu hỏi 37: Anh A thỏa thuận cho chị B thuê một
ngôi nhà trong thời hạn 8 năm với giá thuê là 20 triệu
đồng/tháng với điều kiện hợp đồng trên sẽ chấm dứt dù
chưa hết hạn khi con của anh A từ nước ngoài về định cư
tại Việt Nam. Toàn bộ tiền thuê theo thời hạn thuê được
trả trước 50%. Xin hỏi theo Bộ luật dân sự năm 2015 sự
kiện con của anh A trở về định cư tại Việt Nam là thuộc
loại điều khoản nào trong hợp đồng nói trên? Hậu quả
pháp lý khi con của anh A trở về định cư tại Việt Nam?
Trả lời:
Sự kiện các bên thỏa thuận trong hợp đồng thuộc
loại điều khoản cơ bản vì theo ý chí của bên cho thuê
(anh A) thì chỉ khi nào thống nhất với nhau về nội dung
này thì hợp đồng thuê nhà mới được ký kết. Đây là điều
khoản làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trước thời
hạn. Sự kiện con của anh A trở về định cư ở Việt Nam là
chưa xảy ra vào thời điểm các bên giao kết hợp đồng,
không chắc chắn có xảy ra hay không. Vậy, nếu sự kiện
các bên thỏa thuận trong hợp đồng đã xảy ra thì hợp
đồng thuê nhà được chấm dứt trước thời hạn thuê mà A
không phải chịu phạt hay phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho chị B, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận khác.
Câu hỏi 38: Ông A có ký hợp đồng thuê nhà. Trong

48
hợp đồng ghi: diện tích nhà thuê là 60 m2. Tiền thuê nhà
là 4 triệu đồng/1 tháng. Sau đó, ông A lại ký tiếp hợp đồng
thứ 2 với cùng một người thuê: Cho thuê cũng căn nhà đó,
nhưng trong hợp đồng ghi: diện tích thuê là 110 m2. Tiền
thuê nhà là 11 triệu đồng/1 tháng (ký sau hợp đồng trước 4
ngày). Các điều khoản khác đều hoàn toàn giống nhau
(thời hạn cho thuê là 5 năm). Diện tích thực mà người
thuê đang sử dụng là 110 m2 (đúng với diện tích thực tế
của căn nhà). Cả hai hợp đồng đều chỉ ký tay với nhau,
không được công chứng.
Nay xảy ra tranh chấp hợp đồng thuê nhà giữa người
thuê nhà và gia đình ông A. Sau thời gian dài đã trả tiền
thuê nhà theo hợp đồng sau, nay người thuê muốn trả
tiền 4 triệu đồng/1 tháng theo hợp đồng trước. Lâu nay,
khi trả tiền đều không có biên lai, chỉ nói với nhau bằng
miệng. Xin hỏi theo Bộ luật dân sự năm 2015, tình huống
này sẽ được giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Thứ nhất, về hiệu lực của hợp đồng dân sự:
Trường hợp các bên giao kết nhiều hợp đồng dân sự đối
với cùng một đối tượng, nếu các hợp đồng trên không có
mâu thuẫn với nhau thì được coi là giữa các bên có sự bổ
sung nội dung của hợp đồng theo quy định tại Điều 421
Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó, hậu quả pháp lý của
việc bổ sung nội dung của hợp đồng là tất cả các hợp
đồng trên đều có giá trị pháp lý:
“1. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại
Điều 420 của Bộ luật này.
3. Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của

49
hợp đồng ban đầu”.
Đối với trường hợp này, nội dung của các hợp đồng
trên có sự mâu thuẫn với nhau thì được coi là có sự sửa
đổi nội dung của hợp đồng, hợp đồng ký sau nếu được ký
kết hoàn toàn tự nguyện, mục đích và nội dung của giao
dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái
đạo đức xã hội thì hợp đồng được giao kết sau cùng sẽ có
giá trị pháp lý và thay thế hợp đồng được giao kết trước
đó.
Mặt khác, hợp đồng được giao kết sau đã được thực
hiện một thời gian dài, như vậy việc sửa đổi nội dung của
hợp đồng hoàn toàn xuất phát từ ý chí tự nguyện của các
bên. Trong trường hợp này, hợp đồng thuê nhà được áp
dụng là hợp đồng được ký kết sau hợp đồng trước 4
ngày.
Thứ hai, về hình thức của hợp đồng thuê nhà:
Theo quy định của Luật nhà ở năm 2014 thì hợp đồng
thuê nhà không phải công chứng hoặc chứng thực.
Theo đó hợp đồng thuê nhà được xác lập sau giữa
ông A và người thuê nhà có hiệu lực kể từ thời điểm ký
kết.
Câu hỏi 39: Công ty A chuyên cung cấp dịch vụ bảo vệ
ký hợp đồng cung cấp vệ sĩ cho công ty B với thời hạn một
năm. Khi ký hợp đồng thì người ký hợp đồng không phải
là giám đốc (người đại diện theo pháp luật) mà là Phó giám
đốc của công ty B. Hợp đồng thực hiện được 6 tháng thì
công ty B gửi văn bản thông báo hợp đồng vô hiệu do
không phải người đại diện theo pháp luật ký. Vậy, theo
Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng này có vô hiệu hay
không? Hợp đồng của pháp nhân ký thông qua người đại

50
diện (hợp đồng ủy quyền có dấu của pháp nhân) với người
thứ ba không có đóng dấu của pháp nhân thì hợp đồng có
hiệu lực không nếu pháp nhân không thừa nhận hợp đồng
này? Người đại diện pháp nhân ký không đóng dấu có
được không? Hợp đồng có chữ ký của người không có
thẩm quyền đại diện cho pháp nhân mà có đóng dấu thì
giá trị pháp lý như thế nào?
Trả lời:
Hợp đồng này về nguyên tắc là vô hiệu do chủ thể
không có thẩm quyền ký kết hợp đồng. Tuy nhiên nếu
như Công ty B đã biết hoặc buộc phải biết về việc ký kết
hợp đồng này nhưng không phản đối trong một thời gian
hợp lý thì hợp đồng vẫn có hiệu lực. Theo quy định tại
khoản 1 Điều 142 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về
hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền
đại diện xác lập, thực hiện thì: “1. Giao dịch dân sự do
người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không
làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại
diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối
trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã
giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có
quyền đại diện”.
Nếu hợp đồng được ký với người thứ ba nhưng
không có dấu của pháp nhân mặc dù chủ thể ký kết
thông qua ủy quyền hợp pháp thì hợp đồng vẫn có hiệu
lực vì theo Điều 44 Luật doanh nghiệp năm 2014: hợp

51
đồng của pháp nhân chỉ cần đóng dấu trong một số
trường hợp pháp luật có quy định bắt buộc hoặc các bên
có thỏa thuận (khoản 4 Điều 44 Luật doanh nghiệp năm
2014).
Theo quy định của khoản 4 Điều 400 Bộ luật dân sự
năm 2015: “Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản
là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình
thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản” thì chữ
ký của chủ thể giao kết hợp đồng làm phát sinh hiệu lực
của hợp đồng chứ không phải phụ thuộc vào việc hợp
đồng có được đóng dấu hay không? Pháp luật chỉ đòi hỏi
người đặt bút ký vào hợp đồng của pháp nhân là người
có thẩm quyền đại diện hợp pháp.

Câu hỏi 40: Điều kiện giao dịch chung là gì? Điều kiện
giao dịch chung có quan hệ như thế nào đối với các điều
khoản trong hợp đồng?

Trả lời:

Để đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn có rất nhiều công ty


lớn ban hành các điều kiện nghiệp vụ để áp dụng khi giao
kết hợp đồng hay còn được gọi là điều kiện giao dịch
chung, ví dụ: điều kiện cấp tín dụng, điều kiện thanh
toán... của ngân hàng, điều kiện cung cấp một sản phẩm
bảo hiểm. Về vấn đề này, Luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng năm 2010 quy định: “Điều kiện giao dịch
chung là những quy định, quy tắc bán hàng, cung ứng
dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
công bố và áp dụng đối với người tiêu dùng” (điểm 6 Điều
3). Với tư cách là luật chung của hệ thống luật tư, Bộ luật
dân sự năm 2015 đã quy định về điều kiện giao dịch chung

52
trong hợp đồng đang tồn tại như một loại quy tắc trong
giao lưu dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
các bên. Điều 406 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như
sau:
“1. Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản
ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên
được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị
chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các
điều khoản này.
2. Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên
xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch
này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc
phải biết về điều kiện đó.
Trình tự, thể thức công khai điều kiện giao dịch
chung thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình
đẳng giữa các bên. Trường hợp điều kiện giao dịch chung
có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều
kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ
quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không
có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Câu hỏi 41: Ông A ủy quyền cho ông B đại diện cho
mình để mua nhà của ông C. Nhưng do bận công việc nên
ông B đã ủy quyền lại cho vợ của ông là bà Q ký kết hợp
đồng. Xin hỏi theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015,
hợp đồng mua nhà được ký kết giữa bà Q với ông C có
hợp pháp không?
Trả lời:
Hợp đồng mua bán nhà giữa bà Q và ông C về

53
nguyên tắc thì không hợp pháp bởi theo quy định của
Điều 564 Bộ luật dân sự 2015 về ủy quyền lại:
“1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người
khác trong trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy
quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi
ủy quyền ban đầu.
3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp
với hình thức ủy quyền ban đầu”.
Do đó, việc ông B tự ý ủy quyền lại cho bà Q để mua
nhà ông C mà không có sự đồng ý của ông A là không có
giá trị pháp lý. Điều này kéo theo việc bà Q ký hợp đồng
mua bán nhà với ông C cũng không có hiệu lực. Tuy nhiên,
nếu có các chứng cứ khác để chứng minh cho các trường
hợp theo quy định của khoản 1 Điều 142 Bộ luật dân sự
năm 2015 thì hợp đồng giữa bà Q và ông C vẫn có hiệu
lực: “Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện
xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ
đối với người được đại diện, trừ một trong các trường
hợp sau đây:
a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối
trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã
giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người
đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có
quyền đại diện”.

54
Câu hỏi 42: Công ty B là doanh nghiệp trong nước (bên
mua) và Công ty C là doanh nghiệp nước ngoài (bên bán)
đã ký một hợp đồng 5 năm với nội dung mua, bán hàng hóa
cho từng năm và mỗi năm với số lượng cụ thể, giá cụ thể
(cùng với thỏa thuận chọn Trung tâm trọng tài quốc tế Việt
Nam - VIAC là cơ quan giải quyết tranh chấp). Sau đó, các
bên nảy sinh tranh chấp và đưa tranh chấp ra VIAC xuất
phát từ việc các bên không đạt được thỏa thuận từ việc giá
của hàng hóa năm thứ 3 trên thị trường chỉ còn bằng 1/3
giá nêu trong hợp đồng (bên bán yêu cầu giữ nguyên giá
trong hợp đồng còn bên mua yêu cầu giá mới do giá trên
thị trường đã giảm còn bằng 1/3 giá trong hợp đồng đã
ký trước đó 3 năm). Vậy, theo Bộ luật dân sự năm 2015, yêu
cầu của bên mua có căn cứ không? Nếu bên bán không
đồng ý thì hướng giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Yêu cầu của bên mua là có căn cứ vì trong thời hạn
thực hiện hợp đồng có những sự kiện khách quan xảy ra
khiến cho một bên bị thiệt hại nghiêm trọng. Sự sửa đổi
hợp đồng để tránh thiệt hại cho bên mua, rủi ro cần được
chia sẻ giữa các bên cũng là bảo đảm sự công bằng.
Vì căn cứ Điều 420 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định về nội dung này như sau: “Thực hiện hợp đồng khi
hoàn cảnh thay đổi cơ bản
1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện
sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách
quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không
thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

55
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên
biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc
được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự
thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng
cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện
pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với
tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm
thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên
có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm
phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được
về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một
trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng
trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt
hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu
được sửa đổi.
4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp
đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục
thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác”.
Câu hỏi 43: Gia đình bà A thế chấp cho Ngân hàng X
quyền sử dụng đối với mảnh đất có diện tích 50 m2 (Hợp
đồng đã ký kết, được công chứng và đăng ký tại Văn

56
phòng đăng ký đất đai). Sau đó, bà A xây ngôi nhà 5 tầng
trên diện tích đất thế chấp nói trên. Sau khi xây dựng nhà
xong, bà A và Ngân hàng X lập phụ lục hợp đồng để thay
đổi tài sản thế chấp từ quyền sử dụng đất thành cả nhà và
đất. Vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, việc
đặt tên Phụ lục hợp đồng cho việc sửa đổi nói trên có hợp
pháp không? Phụ lục này chỉ có công chứng nhưng không
đăng ký thì có hiệu lực không?

Trả lời:

Việc đặt tên cho phần sửa đổi là Phụ lục sửa đổi hợp
đồng thế chấp là hợp pháp vì phụ lục hợp đồng không
những chỉ để quy định chi tiết cho các điều khoản trong
hợp đồng mà còn để sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã ký
trước đó. Điều 403 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy
định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục
hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ
lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp
đồng.
2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái
với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều
khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp
đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng
thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa
đổi”.
Phụ lục sửa đổi hợp đồng thế chấp chỉ có công
chứng nhưng không đăng ký thì không có hiệu lực vì tại
khoản 3 Điều 421 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp

57
đồng ban đầu”. Hình thức ban đầu của hợp đồng có cả
công chứng và đăng ký thì phần sửa đổi hợp đồng sau đó
cũng cần phải có công chứng và đăng ký thì mới phát
sinh hiệu lực pháp lý.
IV. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
Cũng giống như trong Bộ luật dân sự năm 2005,
việc phân loại hợp đồng trong Bộ luật dân sự năm 2015
cũng không được quy định tập trung trong một điều luật,
mà nó được quy định rải rác ở các điều luật khác nhau.
Cụ thể đó là các Điều 402 và Điều 405. Ngoài ra, việc
phân loại một số hợp đồng dân sự không dựa trên những
quy định cụ thể, mà dựa vào bản chất của mỗi loại hợp
đồng khác nhau, chúng ta có thể có các cách phân loại
khác nhau. Theo đó, căn cứ vào những quy định pháp luật
có liên quan và tính chất của các loại hợp đồng dân sự, có
thể phân loại hợp đồng dân sự theo các nhóm sau:
1. Hợp đồng chính và hợp đồng phụ
Việc phân loại hợp đồng thành hợp đồng chính và
hợp đồng phụ là dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu
lực giữa các loại hợp đồng. Theo đó, hợp đồng chính
được hiểu là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào
hợp đồng phụ. Còn hợp đồng phụ lại được hiểu là hợp
đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Khái
niệm hợp đồng chính, hợp đồng phụ được cụ thể hóa
trong quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 402 Bộ luật
dân sự năm 2015. Khái niệm này không có sự thay đổi
mà vẫn được kế thừa hoàn toàn quy định trong Bộ luật
dân sự năm 2005. Sự phụ thuộc về hiệu lực giữa hợp
đồng chính và hợp đồng phụ còn thể hiện ở quy định có

58
liên quan đến hợp đồng dân sự vô hiệu, theo đó tại
khoản 2 và khoản 3 Điều 407 Bộ luật dân sự năm 2015
quy định:
“2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt
hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp
đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này
không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt
hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp
đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng
chính”.
Chúng ta có thể dẫn chiếu một ví dụ sau đây:
Trường Đại học X và Tiến sĩ A đã ký một hợp đồng
giảng dạy (hợp đồng nguyên tắc), trong đó quy định
những quyền và nghĩa vụ cơ bản và chung nhất của các
bên liên quan đến các hoạt động giảng dạy mà ông A sẽ
thực hiện cho trường Đại học X trong vòng 10 năm.
Ngoài ra, các bên có thỏa thuận rằng, mỗi một học kỳ,
giữa hai bên sẽ ký các hợp đồng phụ để cụ thể hóa các
quyền và nghĩa vụ của các bên tương ứng với học kỳ đó.
Trong ví dụ trên, hợp đồng nguyên tắc mà hai bên
ký kết có thể được coi là hợp đồng chính, hiệu lực của
hợp đồng này sẽ phát sinh một cách độc lập theo quy
định của pháp luật chứ không phụ thuộc vào hợp đồng
phụ được ký từng kỳ. Hợp đồng mà các bên ký mỗi học
kỳ được coi là các hợp đồng phụ. Theo đó, hiệu lực của
các hợp đồng này sẽ được điều chỉnh bởi các quy định có
liên quan. Theo những quy định được dẫn chiếu ở trên,
nếu hợp đồng nguyên tắc mà vô hiệu, thì hợp đồng được
ký trong mỗi học kỳ sẽ chấm dứt (trừ khi trong hợp đồng

59
được ký ở mỗi học kỳ, các bên đã thỏa thuận hợp đồng
đó được thay thế hợp đồng nguyên tắc). Tuy nhiên, hợp
đồng được ký ở mỗi học kỳ bị vô hiệu sẽ không ảnh
hưởng đến hiệu lực của hợp đồng nguyên tắc (trừ khi
các bên thỏa thuận hợp đồng được ký ở mỗi học kỳ là
một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng nguyên
tắc).
Một trong những cặp hợp đồng chính - phụ hay
được đề cập đó là hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm
với hợp đồng bảo đảm (ví dụ hợp đồng vay tiền là hợp
đồng chính, hợp đồng thế chấp là hợp đồng phụ). Tuy
nhiên, những quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu như
khoản 2 Điều 407 Bộ luật dân sự năm 2015 đề cập lại
không áp dụng với các biện pháp bảo đảm. Tức là hợp
đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu thì hợp đồng
bảo đảm cũng chưa chắc đã chấm dứt, ngay cả khi các
bên không có thỏa thuận gì khác. Đây là đặc thù trong
quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm. Tính đặc
thù thể hiện ở chỗ, biện pháp bảo đảm có thể được xác
lập để bảo đảm cho nghĩa vụ hình thành trong tương lai,
nên bản thân hợp đồng bảo đảm (hình thức xác lập của
biện pháp bảo đảm) sẽ có hiệu lực trước khi hợp đồng có
nghĩa vụ bảo đảm được hình thành. Thậm chí, một số
hợp đồng bảo đảm còn được xác lập để bảo đảm cho việc
giao kết một hợp đồng, nên việc hợp đồng có được giao
kết hay không cũng không ảnh hưởng đến sự tồn tại cũng
như hiệu lực của hợp đồng bảo đảm đã được xác lập
trước đó. Ví dụ, hợp đồng đặt cọc được xác lập để bảo
đảm cho việc giao kết hợp đồng thuê nhà và bảo đảm cho
việc thực hiện hợp đồng thuê nhà, nên khi hợp đồng thuê
nhà chưa được giao kết thì hợp đồng đặt cọc đã phát

60
sinh hiệu lực.
2. Hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù
Thuật ngữ “hợp đồng có đền bù” và “hợp đồng
không có đền bù” không được liệt kê trong Điều 402 Bộ
luật dân sự năm 2015 về các loại hợp đồng chủ yếu mà
lại xuất hiện tại Điều 167 Bộ luật dân sự năm 2015 về
kiện đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
từ người chiếm hữu ngay tình. Trong đó, những thuật
ngữ này chỉ được sử dụng như một căn cứ để xác định
quyền kiện đòi của chủ sở hữu, mà không được định
nghĩa một cách cụ thể. Việc phân loại hợp đồng thành có
đền bù và không có đền bù là dựa vào bản chất của các
loại hợp đồng và tính chất có đi có lại về lợi ích giữa các
bên chủ thể hợp đồng. Theo đó, khái niệm hợp đồng có
đền bù và không có đền bù được hiểu như sau:
Hợp đồng có đền bù được hiểu là hợp đồng mà các
bên chủ thể sẽ nhận được lợi ích từ phía chủ thể đối lập
sau khi đã (hoặc sẽ) chuyển đi một lợi ích tương ứng. Ví
dụ hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê tài sản,...
Hợp đồng không có đền bù là loại hợp đồng mà
trong đó một bên chủ thể nhận được lợi ích từ phía bên
kia, nhưng không phải chuyển đi bất cứ một lợi ích vật
chất hoặc tinh thần nào. Ví dụ hợp đồng tặng cho tài sản,
hợp đồng mượn tài sản,...
Tính chất đền bù hay không đền bù của hợp đồng là
do pháp luật quy định phù hợp với bản chất của từng
loại hợp đồng, chứ không do các bên thỏa thuận. Các bên
có thể thỏa thuận thay đổi quyền và nghĩa vụ trong hợp
đồng chứ không thể thỏa thuận để xác định hợp đồng
nào đó là có đền bù hay không có đền bù. Ví dụ, về bản

61
chất, hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng có đền bù,
theo đó bên bán chuyển giao tài sản cho bên mua thì sẽ
nhận được lợi ích tương ứng là khoản tiền mà bên mua
thanh toán. Nếu các bên thỏa thuận rằng bên mua không
phải trả tiền, thì về bản chất hợp đồng đó là hợp đồng
tặng cho tài sản chứ không phải hợp đồng mua bán tài
sản. Bên mua chỉ có thể không phải trả tiền nếu được
bên bán miễn việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Hoặc ví dụ,
hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù,
các bên không thể thỏa thuận bên được tặng cho phải
chuyển giao một lợi ích hoặc thực hiện một công việc để
mang lại lợi ích cho bên tặng cho. Bởi vì, bản chất của
hợp đồng sẽ thay đổi sang hợp đồng mua bán tài sản,
hợp đồng trao đổi tài sản hoặc hợp đồng dịch vụ,...
Ngoài hai loại hợp đồng có đền bù và không có đền
bù, trong khoa học pháp lý còn xuất hiện một loại hợp
đồng thứ ba, đó là hợp đồng có thể có hoặc không có đền
bù. Đây là loại hợp đồng mà có những trường hợp nó là
hợp đồng có đền bù, nhưng có những trường hợp lại là
hợp đồng không có đền bù. Trong số các hợp đồng dân
sự thông dụng được quy định trong Bộ luật dân sự năm
2015, hợp đồng thuộc loại này bao gồm: hợp đồng vay
tài sản (nếu vay có lãi thì có đền bù, vay không có lãi thì
không có đền bù), hợp đồng gửi giữ tài sản (nếu không
có thỏa thuận hoặc pháp luật không có quy định khác thì
bên gửi tài sản phải trả tiền, tức là hợp đồng có đền bù,
và ngược lại), hợp đồng ủy quyền (nếu không có thỏa
thuận và pháp luật không có quy định gì khác thì bên ủy
quyền không phải trả thù lao, tức là hợp đồng không có
đền bù, và ngược lại).
Việc phân loại hợp đồng thành đền bù, không đền

62
bù hoặc có thể có hoặc không có đền bù và việc xác định
các hợp đồng dân sự thông dụng thuộc loại nào sẽ góp
phần vào việc xác định nghĩa vụ chuyển giao lợi ích của
các bên. Ví dụ, khi giao kết hợp đồng thuê tài sản, kể cả
không có thỏa thuận thì bên thuê vẫn phải trả tiền thuê;
khi giao kết hợp đồng mượn tài sản, bên mượn sẽ không
phải trả chi phí cho bên cho mượn; khi giao kết hợp đồng
vay mà không có thỏa thuận thì không phải trả lãi,...
3. Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ
Dựa trên cơ sở mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ
giữa các bên chủ thể, hợp đồng được phân loại thành
hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ. Thuật ngữ hợp
đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ là các thuật ngữ pháp
lý được định nghĩa cụ thể trong Bộ luật dân sự năm 2015
tại Điều 402. Theo khoản 1 Điều 402 Bộ luật dân sự năm
2015, hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên đều có
nghĩa vụ đối với nhau (ví dụ trong hợp đồng mua bán tài
sản, bên bán và bên mua đều có nghĩa vụ đối với nhau).
Còn theo khoản 2 Điều 402 Bộ luật dân sự năm 2015, hợp
đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ (ví
dụ trong hợp đồng tặng cho tài sản chỉ bên tặng cho mới
có nghĩa vụ, bên được tặng cho chỉ có quyền mà không
có nghĩa vụ).
Một hợp đồng được xác định là hợp đồng đơn vụ
hay hợp đồng song vụ là do bản chất của hợp đồng quy
định chứ không phải do các bên thỏa thuận. Tức là các
bên không thể thỏa thuận để xác định hợp đồng nào đó
là đơn vụ hay song vụ. Ví dụ, hợp đồng thuê tài sản là
hợp đồng song vụ do pháp luật quy định, bên cho thuê và
bên thuê đều có các nghĩa vụ với nhau, các bên giao kết

63
hợp đồng thuê không thể thỏa thuận để xác định rằng
hợp đồng này là hợp đồng đơn vụ. Hoặc ví dụ hợp đồng
tặng cho tài sản là hợp đồng đơn vụ, bởi vì luật quy định
bên được tặng cho không phải thực hiện nghĩa vụ chứ
không phải do các bên thỏa thuận, các bên cũng không
thể thỏa thuận bên tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ
cũng như thỏa thuận rằng hợp đồng tặng cho tài sản là
hợp đồng song vụ.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần nhận thấy rằng hợp
đồng song vụ là hợp đồng mà các bên có nghĩa vụ với
nhau, nhưng không có nghĩa rằng các bên đều phải thực
hiện nghĩa vụ đối với nhau. Bởi vì, thực tế thực hiện hợp
đồng, có thể một bên được bên kia miễn việc thực hiện
nghĩa vụ cho bên kia. Khi đó, chỉ có một bên phải thực
hiện nghĩa vụ trên thực tế, nhưng hợp đồng đó vẫn được
xác định là hợp đồng song vụ. Ví dụ, A bán tài sản cho B,
thỏa thuận thanh toán tiền sau khi đã chuyển giao tài sản,
nhưng sau đó A lại miễn cho B việc thực hiện nghĩa vụ
trả tiền. Do đó, về thực tế, chỉ có A phải thực hiện nghĩa
vụ giao tài sản đối với B, còn B không phải thực hiện
nghĩa vụ trả tiền đối với A. Tuy nhiên, hợp đồng này vẫn
là hợp đồng song vụ, vì khi hợp đồng có hiệu lực, cả hai
bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
Hợp đồng song vụ thường là hợp đồng có đền bù,
còn hợp đồng đơn vụ thường là hợp đồng không có đền
bù. Bởi vì, việc các bên thực hiện nghĩa vụ đối với nhau
thường sẽ mang lại lợi ích cho nhau, nên nếu các bên đều
thực hiện nghĩa vụ đối với nhau thì các bên đều có lợi
ích. Tuy nhiên, có nhiều hợp đồng song vụ lại không phải
là hợp đồng có đền bù. Ví dụ, hợp đồng mượn tài sản là
hợp đồng song vụ (vì bên cho mượn hay bên mượn đều

64
phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau) nhưng không phải
là hợp đồng có đền bù. Bởi vì, trong hợp đồng này, bên
cho mượn giao tài sản cho bên mượn sử dụng sẽ mang
lại lợi ích cho bên mượn (được khai thác công dụng của
tài sản để mang lại lợi ích), còn nghĩa vụ trả lại tài sản
mượn của bên mượn không mang lại bất kỳ lợi ích nào
cho bên cho mượn.
4. Hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế
Thuật ngữ “hợp đồng ưng thuận” và “hợp đồng thực
tế” không phải là các thuật ngữ pháp lý, bởi vì Bộ luật
dân sự năm 2015 không có bất cứ điều nào đề cập các
thuật ngữ này. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý, đặc
biệt là khoa học luật dân sự, đây là những thuật ngữ
được sử dụng để phân loại hợp đồng. Căn cứ để phân
loại hợp đồng thành hợp đồng ưng thuận và hợp đồng
thực tế chính là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Theo đó, hai loại hợp đồng này được hiểu như sau:
- Hợp đồng ưng thuận là hợp đồng phát sinh hiệu
lực tại thời điểm giao kết hoặc thời điểm do các bên thỏa
thuận.
- Hợp đồng thực tế là hợp đồng phát sinh hiệu lực
tại thời điểm chuyển giao tài sản. Việc chuyển giao tài
sản có thể biểu hiện ở những khía cạnh cơ bản như: bên
giao hoàn thành việc giao tài sản; bên nhận nhận được
tài sản; việc giao nhận tài sản đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xác nhận (đăng ký sang tên),... Tức là việc
chuyển giao tài sản có thể thể hiện ở việc giao nhận trên
thực tế, hoặc hoàn thành thủ tục xác nhận việc chuyển giao
tài sản.
Liên quan đến thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, Bộ

65
luật dân sự năm 2015 có những quy định như sau:
Khoản 1 Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ
thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc luật liên quan có quy định khác”.
Điều 458 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời
điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho động tài sản,
theo đó khoản 1 Điều này quy định: “Hợp đồng tặng cho
động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho
nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”, khoản
2 Điều này lại quy định: “Đối với động sản mà luật có quy
định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có
hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký”.
Khoản 2 Điều 459 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho bất
động sản như sau: “Hợp đồng tặng cho bất động sản có
hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản
không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho
có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”.
Thông qua những phân tích và liệt kê ở trên cho
thấy, hầu hết các hợp đồng đều thuộc loại hợp đồng ưng
thuận, tức là hầu hết các hợp đồng đều phát sinh hiệu lực
tại thời điểm giao kết. Trong trường hợp các bên có thỏa
thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng (ví dụ hợp
đồng có hiệu lực sau 5 ngày kể từ ngày ký, hoặc hợp đồng
có hiệu lực tại thời điểm bên bán giao tài sản cho bên
mua,...) thì hợp đồng đó cũng vẫn là hợp đồng ưng thuận,
bởi thời điểm có hiệu lực của hợp đồng phụ thuộc vào sự
thỏa thuận của các bên.
Nếu theo những phân tích và những trích dẫn quy
định có liên quan ở trên, rất ít hợp đồng là hợp đồng

66
thực tế. Thường thì chỉ khi hợp đồng phát sinh hiệu lực
tại thời điểm chuyển giao tài sản theo quy định của pháp
luật thì mới là hợp đồng thực tế. Trong Bộ luật dân sự năm
2005, có hai hợp đồng thuộc nhóm hợp đồng thực tế là
hợp đồng cầm cố tài sản1 và hợp đồng tặng cho tài sản2.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 310 Bộ luật dân sự năm
2015, hợp đồng cầm cố là hợp đồng ưng thuận chứ không
phải là hợp đồng thực tế 3. Do đó, theo quy định trong Bộ
luật dân sự năm 2015, chỉ có hợp đồng tặng cho tài sản
được xác định là hợp đồng thực tế.
5. Hợp đồng theo mẫu
Thông thường, khi giao kết hợp đồng, các bên được
tự do bày tỏ ý chí về tất cả các nội dung của hợp đồng.
Theo đó, tất cả các điều khoản đều được các bên thảo
luận, trao đổi trước khi đưa ra quyết định (ví dụ, bà A ra
cửa hàng gạo của bà B hỏi mua gạo, cả hai bên có quyền
trao đổi và đề xuất ý kiến về mức giá cho phù hợp với
loại gạo mà bà A muốn mua, sau khi thống nhất thì mới
đi đến việc giao kết hợp đồng mua bán). Tuy nhiên, trên
thực tế có nhiều trường hợp, bên đề nghị giao kết hợp
đồng đưa ra một bản hợp đồng hoàn chỉnh với đầy đủ
các điều khoản để cho bên được đề nghị xem xét, nếu
chấp nhận giao kết thì ký vào bản hợp đồng có sẵn đó và
phải chấp nhận toàn bộ nội dung của hợp đồng đó. Hợp
đồng được ký kết trong trường hợp này được gọi là hợp
đồng theo mẫu.

1, 2. Xem: Điều 328; Điều 466, 467 Bộ luật dân sự năm


2005.
3. Xem: Điều 310 Bộ luật dân sự năm 2015.

67
Theo quy định tại khoản 1 Điều 405 Bộ luật dân sự
năm 2015, hợp đồng theo mẫu được hiểu như sau: “Hợp
đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do
một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một
thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận
thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo
mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra”. Có thể lấy ví dụ về các
loại hợp đồng theo mẫu như hợp đồng mua bán điện,
hợp đồng cung cấp dịch vụ internet, hợp đồng lao động,
hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai,...
Theo quy định tại Điều 405 Bộ luật dân sự năm
2015, quá trình giao kết hợp đồng theo mẫu phải đáp
ứng được những yêu cầu sau:
Một là, bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải công
khai hợp đồng để bên kia biết về tất cả các nội dung của
hợp đồng. Ví dụ, trước khi ký hợp đồng sử dụng dịch vụ
internet, bên cung ứng dịch vụ phải chuyển cho bên sử
dụng dịch vụ một bản hợp đồng hoàn chỉnh để xem xét
và cân nhắc về tất cả các điều khoản có trong hợp đồng.
Hai là, các điều khoản trong hợp đồng phải rõ ràng,
cụ thể, tránh gây nhầm lẫn. Nếu có điều khoản không rõ
ràng thì khi giải thích hợp đồng, bên đưa ra hợp đồng sẽ
phải chịu bất lợi từ việc giải thích hợp đồng.
Ba là, nếu hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn
trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng
trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên
kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác.
Ví dụ, trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư
giữa bên A (bên bán) và bên B (bên mua), bên A đã đưa
ra bản hợp đồng theo mẫu có sẵn. Trong đó có xác định:

68
“Nếu bên A không hoàn thành tiến độ giao nhà thì có
quyền gia hạn thời hạn giao nhà nhưng không quá 3
tháng. Nếu bên B chậm thanh toán tiền theo các đợt thỏa
thuận thì bên B phải chịu lãi chậm trả theo lãi suất cơ
bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời
điểm thanh toán”. Đây là điều khoản nhằm miễn trách
nhiệm của bên bán (bên đưa ra hợp đồng theo mẫu),
tăng trách nhiệm của bên mua. Do đó, theo quy định tại
khoản 3 Điều 405 Bộ luật dân sự năm 2015, điều khoản
này sẽ không có hiệu lực nếu các bên không có thỏa
thuận gì khác.
Mặc dù hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do một bên
đưa ra tất cả các điều khoản để bên kia tham khảo và
quyết định ký hoặc không ký. Tuy nhiên, điều này cũng
không làm mất đi bản chất của hợp đồng đó là sự thỏa
thuận và thống nhất ý chí của các bên. Trong loại hợp
đồng này, bên được đề nghị ký hợp đồng vẫn thể hiện
được ý chí thông qua việc họ hoàn toàn có quyền quyết
định ký hoặc không ký hợp đồng theo mẫu do bên đề
nghị giao kết hợp đồng đưa ra.
6. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
Chúng ta đều biết rằng, lợi ích được coi là tiền đề
của mọi quan hệ pháp luật (trong đó có quan hệ pháp
luật về hợp đồng). Thông thường, các bên giao kết hợp
đồng đều nhằm đạt được những lợi ích vật chất hoặc tinh
thần nhất định. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp,
các chủ thể giao kết hợp đồng lại hướng tới việc đem lại
lợi ích cho người khác. Hợp đồng loại này được gọi là
hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 402 Bộ luật dân sự

69
năm 2015, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp
đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện
nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực
hiện nghĩa vụ đó. Theo khái niệm này, hai bên giao kết
hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ để cho người thứ
ba hưởng lợi ích (hợp đồng vận chuyển tài sản cho người
thứ ba hưởng, hợp đồng bảo hiểm mà người thứ ba là
người được hưởng bảo hiểm,...). Tuy nhiên, chúng ta
cũng cần hiểu rằng, trong hợp đồng đó, không chỉ có
người thứ ba mới được hưởng lợi ích, mà các chủ thể
giao kết hợp đồng cũng được hưởng những lợi ích nhất
định. Để chứng minh điều này, chúng ta cùng xem xét ví
dụ sau:
Ví dụ, anh A muốn tặng anh B một món quà, nhưng
do ở cách xa nhau, nên anh A đã ký hợp đồng vận chuyển
với Công ty chuyển phát C. Theo đó, Công ty C có nghĩa
vụ chuyển món quà đó đến tận tay anh B. Trong ví dụ
này, anh A và Công ty C đều có nghĩa vụ, còn anh B được
hưởng lợi ích (nhận món quà). Tuy nhiên, anh A phải
thực hiện nghĩa vụ trả tiền công vận chuyển và không
được hưởng lợi ích gì từ việc ký hợp đồng vận chuyển,
còn Công ty C có nghĩa vụ vận chuyển món quà đến cho
anh B nhưng Công ty C đã được nhận tiền thù lao do anh A
thanh toán. Rõ ràng, trong trường hợp này, ngoài anh B
ra, Công ty C cũng là người được hưởng lợi ích.
Như vậy, xét về bản chất, hợp đồng vì lợi ích của
người thứ ba phải được hiểu là hợp đồng mà người thứ
ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng chứ
không phải đây là hợp đồng hoàn toàn vì lợi ích của
người thứ ba. Bởi vì, ngoài người thứ ba ra, ít nhất một
trong hai bên hợp đồng cũng được hưởng những lợi

70
ích nhất định.

71
Phần 2

CÁC HỢP ĐỒNG DÂN SỰ


THÔNG DỤNG

I. CÁC HỢP ĐỒNG CÓ MỤC ĐÍCH CHUYỂN QUYỀN SỞ


HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN

1. Các hợp đồng thông dụng

Câu hỏi 44: Bà B mua của bà A 10 con gà mái với giá


800.000 đồng. Do nhà đang có việc nên bà B chưa nhận 10
con gà này ngay mà hẹn sau một tuần nữa sẽ sang nhận
gà. Bà B thỏa thuận sẽ trả một nửa số tiền, một nửa số tiền
còn lại khi nào nhận gà sẽ trả nốt. Do bà A chỉ đồng ý giữ
gà cho bà B với điều kiện bà B phải trả toàn bộ số tiền
800.000 đồng nên bà B đã trả đầy đủ số tiền và thỏa
thuận sẽ sang lấy 10 con gà vào tuần kế tiếp. Sáu ngày
sau, số gà này đẻ ra 8 quả trứng và có hai con gà bị chết.
Ngày hôm sau, sang nhận gà, nghe bà A kể chuyện, bà B
đòi 8 quả trứng vì cho rằng gà là của mình nên trứng gà
cũng phải là của mình. Ngoài ra, bà B yêu cầu bà A phải trả
lại số tiền tương ứng với 2 con gà chết. Bà A phản đối với
lý do số gà này bà vẫn đang phải trông coi nên trứng gà là
của bà, còn bà B trả hết tiền rồi nên gà chết bà B phải chịu,
bà A không có trách nhiệm gì. Căn cứ Bộ luật dân sự năm

72
2015, thì trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 430 Bộ luật dân sự năm 2015, giữa bà A
và bà B đã thỏa thuận xác lập một hợp đồng mua bán tài
sản, theo đó, bà A là bên bán, bà B là bên mua. Bà A có
nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản mua bán cho bà B
và bà B có nghĩa vụ trả tiền cho bà A.
Theo Điều 431 Bộ luật dân sự năm 2015, đối tượng
của hợp đồng mua bán này là 10 con gà mái. Căn cứ vào
các loại tài sản thì đối tượng này thuộc loại vật, được tự
do lưu thông. 10 con gà mái này thuộc sở hữu của người
bán. Giả sử bà A và bà B thỏa thuận với nhau về việc mua
bán một loại tài sản bị cấm lưu thông hoặc bị hạn chế
chuyển nhượng thì bên mua và bên bán cần phải có thêm
những điều kiện phù hợp với quy định của pháp luật thì
hợp đồng mua bán mới phát sinh hiệu lực.
Theo Điều 432 Bộ luật dân sự năm 2015, chất lượng
của tài sản mua bán do bà A và bà B thỏa thuận. Tức là 10
con gà mái này hiện trạng như thế nào, được các bên
chấp nhận và thống nhất. Nếu đối tượng của hợp đồng
mua bán là loại tài sản có chất lượng được công bố hoặc
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa
thuận về chất lượng của tài sản giữa bên bán và bên mua
không được thấp hơn chất lượng của tài sản được xác
định theo tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo Điều 433 Bộ luật dân sự năm 2015, giá của tài
sản mua bán trong hợp đồng này là 800.000 đồng,
phương thức thanh toán trực tiếp, bằng tiền mặt, được
xác định theo thỏa thuận của bà A và bà B. Giả thiết rằng

73
loại tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán thuộc
trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh
toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy
định đó. Nếu các bên trong hợp đồng mua bán không có
thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá (ví dụ:
bà B chỉ thỏa thuận mua gà của bà A mà không xác định
rõ giá mua bán là bao nhiêu tiền hoặc chỉ thỏa thuận sẽ
thanh toán giá phù hợp) thì giá được xác định theo giá
thị trường tại thời điểm các bên giao kết, phương thức
thanh toán được xác định theo tập quán và thời điểm giao
kết hợp đồng (ví dụ: tại làng quê mà bà A và bà B đang sinh
sống có tập quán mọi giao dịch mua bán gia cầm đều
phải thanh toán trực tiếp, đầy đủ, bằng tiền mặt, ngay sau
khi nhận gia cầm thì bà A và bà B phải thực hiện theo tập
quán này khi không có thỏa thuận về các nội dung đó).
Theo Điều 434 Bộ luật dân sự năm 2015, nghĩa vụ
trả 800.000 đồng được thực hiện ngay khi bà A đồng ý
bán 10 con gà cho bà B và nghĩa vụ giao gà được thực
hiện sau 07 ngày kể từ thời điểm hai bên thống nhất về
việc mua bán. Như vậy, thời hạn thực hiện hợp đồng mua
bán trong tình huống này được xác định theo thỏa thuận
của bên mua và bên bán. Giả sử rằng sau khi đã thống
nhất, bà A muốn trả gà cho bà B trước 07 ngày thì bà B
có quyền đồng ý nhận hay không. Nếu bà B không đồng ý
thì bà A bắt buộc phải tiếp tục giữ số gà trên và chỉ được
giao cho bà B theo đúng thời hạn đã thỏa thuận. Trường
hợp các bên trong hợp đồng không thỏa thuận về thời
hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán
giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua
nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho

74
nhau trong khoảng thời gian hợp lý. Nếu các bên không
xác định hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh
toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm
nhận tài sản mua hoặc nhận giấy chứng nhận quyền sở
hữu tài sản (với loại tài sản có giấy chứng nhận quyền sở
hữu).
Theo Điều 435 Bộ luật dân sự năm 2015, địa điểm
giao 10 con gà, đối tượng mua bán là tại nhà của bà A, theo
thỏa thuận giữa bà A và bà B. Nếu các bên không có thỏa
thuận thì địa điểm giao số gà trên phải là nhà của bà B
(nơi cư trú của bên mua).
Trong quy định về hợp đồng mua bán tài sản không
xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản trong
hợp đồng mua bán, do đó, thời điểm này được xác định
theo quy định chung. Theo Điều 161 Bộ luật dân sự năm
2015, thời điểm xác lập quyền sở hữu (khi các bên không
có thỏa thuận, pháp luật không có quy định) là thời điểm
tài sản được chuyển giao. Như vậy, trong tình huống này,
chỉ từ khi nhận số gà trên thì bà B mới là chủ sở hữu của
số gà. Khoản 2 Điều 161 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng
quy định: “tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh
hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản
chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Do đó,
số trứng gà sẽ thuộc về bà A.
Theo Điều 441 Bộ luật dân sự năm 2015, nếu số gà
bị chết là do nguyên nhân khách quan (chỉ là rủi ro) thì
bà A phải chịu trách nhiệm đối với số gà chết này bởi vì
số gà chưa được giao cho bên mua. Giả thiết đối tượng
hợp đồng mua bán là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu
thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục
đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành

75
thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, bà A (bên bán) được hưởng 08 quả trứng
do số gà đẻ ra trong thời gian bà A vẫn giữ số gà và bà A
phải hoàn lại tiền tương ứng với 02 con gà cho bà B do
bà là người phải chịu rủi ro đối với tài sản (trừ trường
hợp chứng minh được số gà chết do lỗi của chủ thể
khác).
Câu hỏi 45: Chị H đến cửa hàng điện máy của anh K
để mua một chiếc điều hòa Panasonic trị giá 9 triệu đồng,
có thời hạn bảo hành là 01 năm. Do đang có đợt khuyến
mại hỗ trợ khách hàng nên sau khi trả đủ 9 triệu đồng, chị
H để lại địa chỉ nhà cho anh K và anh K cho người mang
chiếc điều hòa đến cho chị H. Để tiết kiệm chi phí, chị H
cùng chồng đã tự mày mò lắp điều hòa vào phòng khách.
Nhưng do không có kinh nghiệm nên vợ chồng chị đã cắm
nguồn điện không theo yêu cầu của sản phẩm, dẫn đến chiếc
điều hòa bị chập điện. Chị H yêu cầu anh K phải cho người
đến bảo hành. Tuy nhiên, anh K cho rằng việc sản phẩm bị
hỏng là do vợ chồng chị H tự gây ra, nếu cần sửa chữa thì
cửa hàng anh K có dịch vụ sửa chữa nhưng chị H phải trả
tiền vì đây không phải là nghĩa vụ của cửa hàng K. Căn cứ
Bộ luật dân sự năm 2015, anh K có trách nhiệm bảo hành
cho chị H không?
Trả lời:
Theo Điều 442 Bộ luật dân sự năm 2015, chi phí vận
chuyển điều hòa trong trường hợp này do anh K chịu
trách nhiệm (do các bên có thỏa thuận). Trường hợp các
bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng
thì chi phí vận chuyển được xác định theo chi phí được
công bố, quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo

76
tiêu chuẩn ngành nghề. Nếu chi phí này không được quy
định bởi cơ quan nhà nước hoặc văn bản pháp luật thì
các chi phí này do bên bán phải chịu.
Theo Điều 443 Bộ luật dân sự năm 2015, việc sử
dụng tài sản cũng như việc cung cấp các thông tin cần
thiết về tài sản (chiếc điều hòa) thuộc về nghĩa vụ của
bên bán. Như vậy, khi anh K không cung cấp các thông
tin về chiếc điều hòa và không hướng dẫn sử dụng về tài
sản là vi phạm nghĩa vụ của bên bán. Tuy nhiên, đối với
trường hợp này, anh K có thể xác định việc mình không
vi phạm nghĩa vụ bằng việc chứng minh mình đã giao
điều hòa cùng toàn bộ giấy tờ có liên quan đến hướng
dẫn sử dụng cũng như có liên quan đến các thông số kỹ
thuật của chiếc điều hòa.
Theo quy định tại Điều 447 và Điều 448 Bộ luật dân
sự năm 2015 thì trong thời hạn bảo hành, bên mua có
quyền yêu cầu và bên bán có nghĩa vụ sửa chữa vật mua
bán. Bên bán chịu chi phí về sửa chữa, vận chuyển vật đến
nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa về đến nhà của người
mua. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là việc chiếc điều hòa hỏng
trong tình huống này có thể gây tranh cãi và khó áp dụng
chính xác quy định của pháp luật vì đây chưa chắc là
khuyết tật của tài sản mua bán và thiệt hại này có phải
xuất phát từ lỗi của anh K (bên bán) hay không là chưa
rõ ràng (khi đối chiếu các quy định pháp luật) vì có thể
do lỗi lắp đặt của chồng chị H.

Câu hỏi 46: Anh C là người bán hàng của Công ty


trách nhiệm hữu hạn X chuyên cung cấp máy photocopy
cho các văn phòng. Anh C đến văn phòng ABC, gặp gỡ và
giới thiệu cho chủ văn phòng là anh D chiếc máy

77
photocopy được sản xuất theo công nghệ mới. Để giới thiệu
về các tính năng ưu việt của máy, anh C đưa ra đề nghị để
hai chiếc máy này tại văn phòng cho nhân viên của anh D
dùng thử trong 07 ngày sau đó sẽ mua để văn phòng kiểm
tra chất lượng và kỹ thuật của máy, anh C sẽ cung cấp cho
văn phòng 3 hộp giấy A4 và 2 ống mực cho mỗi máy
photocopy. Sau khi anh D đồng ý, anh C đã cho người
mang máy, giấy và mực cung cấp cho văn phòng đúng như
giao hẹn. Sau 10 ngày, anh D mới nhớ ra thời hạn hai bên
thỏa thuận đã hết nên gọi điện thoại yêu cầu anh C đến lấy
lại máy và trả lời là không mua do không có nhu cầu dù
chất lượng máy rất tốt, đúng như giới thiệu của anh C. Tuy
vậy, anh C cho rằng nếu không vì chất lượng của máy
không đúng như giới thiệu thì văn phòng anh D bắt buộc
phải mua do đã xác lập thỏa thuận dùng thử máy
photocopy với mình và không chấp nhận việc từ chối mua
của anh D. Sau đó, nhân viên văn phòng có báo cáo với
anh D về việc sau khi nhận máy được 02 ngày, do bị cắt
điện đột ngột dẫn đến xung điện một trong hai chiếc máy
bị hỏng chức năng photo hai mặt đối với văn bản. Xin hỏi,
căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015, trường hợp này sẽ được
giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 452 Bộ luật dân sự năm 2015, trường hợp
này giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn X và văn phòng
của anh D đã xác lập với nhau một hợp đồng mua bán
trong trường hợp đặc biệt, đó là thỏa thuận mua sau khi
dùng thử. Theo đó, vật dùng thử là 02 chiếc máy
photocopy, thời hạn dùng thử là 07 ngày. Trong thời hạn

78
này, anh D có thể trả lời chấp nhận mua hoặc không mua.
Tuy nhiên, do hết 07 ngày mà anh D không có bất kỳ trả
lời gì thì theo quy định của Điều 452 Bộ luật dân sự năm
2015, được xác định là anh D đã chấp nhận mua theo các
điều kiện đã thỏa thuận trước khi nhận máy photocopy.
Trong thời gian 07 ngày này, 02 chiếc máy photocopy vẫn
thuộc sở hữu của Công ty X (bên bán). Do đó, đối với
thiệt hại xảy ra do rủi ro khách quan sẽ thuộc về trách
nhiệm của Công ty X (bởi vì các bên không có thỏa thuận gì
khác). Trong thời hạn này, tuy 02 chiếc máy đã chuyển
giao cho văn phòng của anh D sử dụng nhưng văn phòng
không được phép chuyển quyền sở hữu đối với tài sản
này hoặc sử dụng tài sản này làm đối tượng bảo đảm cho
các giao dịch dân sự khác.
Giả thiết rằng, anh D trả lời không mua máy trong
thời hạn 07 ngày thì trường hợp này được xác định là
anh D không mua máy và phải trả lại 02 chiếc máy
photocopy cho công ty của anh C. Anh D không phải chịu
trách nhiệm về những hao mòn thông thường do việc
dùng thử gây ra và không phải hoàn trả hoa lợi (đối với
những tài sản sinh ra hoa lợi) do việc dùng thử mang lại.
Tuy nhiên, nếu văn phòng của anh D gây thiệt hại cho 02
chiếc máy (như làm hư hỏng máy) hoặc làm mất máy thì
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty
của anh C.
Như vậy, phần hỏng máy do rủi ro khách quan (trừ
khi chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của chủ thể
khác) sẽ thuộc về trách nhiệm của Công ty X (bên bán).
Văn phòng của anh D được xác định là đã chấp nhận mua
02 chiếc máy photocopy vì hết thời hạn dùng thử mà

79
không có bất kỳ ý kiến trả lời gì.
Câu hỏi 47: Anh A được ông nội để lại thừa kế một
chiếc đồng hồ cổ rất đẹp. Anh A vô cùng yêu quý chiếc
đồng hồ vì đó là kỷ vật của ông và hai ông cháu có rất
nhiều kỷ niệm gắn bó với chiếc đồng hồ đó. Tuy nhiên, do
công việc gặp khó khăn, A lâm vào cảnh nợ nần chồng
chất, anh A bị chủ nợ đến đòi tiền rất gay gắt. Không còn
cách nào khác, anh A buộc phải bán chiếc đồng hồ cổ của
anh. Tuy nhiên, anh A thỏa thuận với ông B là người mua
đồng hồ cho anh A được chuộc lại chiếc đồng hồ này trong
2 năm và với giá cả tương đương tại thời điểm chuộc lại.
Là một người sưu tầm đồ cổ, ông B đồng ý với đề nghị của
anh A vì ông B chỉ xác định mua để chơi chứ không định
kinh doanh, bán lại. 17 tháng sau, anh A điện thoại cho
ông B xin chuộc lại đồng hồ, thì ông B cho biết đã tặng
chiếc đồng hồ này cho bà C là bạn gái cũ của mình do bà C
rất thích chiếc đồng hồ. Xin hỏi, theo Bộ luật dân sự năm
2015, trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào? Anh A có
được chuộc lại đồng hồ không?
Trả lời:
Theo Điều 454 Bộ luật dân sự năm 2015, trường hợp
này giữa anh A và ông B đã xác lập với nhau một hợp
đồng mua bán trong trường hợp đặc biệt, đó là thỏa
thuận bán có chuộc lại tài sản. Theo đó, tài sản ở đây là
chiếc đồng hồ (thuộc loại động sản), thời hạn chuộc lại là
02 năm (được xác định theo thỏa thuận). Giả thiết nếu
không có thỏa thuận giữa các bên về thời hạn chuộc lại
thì thời hạn chuộc lại đối với chiếc đồng hồ này là không
quá 01 năm (nếu tài sản chuộc lại là bất động sản thì thời

80
hạn này là 05 năm) kể từ thời điểm giao tài sản, trừ
trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Trong thời hạn này, anh A có quyền chuộc lại bất cứ
lúc nào nhưng phải báo trước cho ông B trong một
khoảng thời gian hợp lý. Giá chuộc lại tài sản là giá thị
trường tại thời điểm, địa điểm chuộc lại. Như vậy, việc
yêu cầu chuộc lại tài sản sau 17 tháng của anh A là hoàn
toàn phù hợp với thỏa thuận và phù hợp với quy định
của pháp luật.
Theo khoản 2 Điều 454 Bộ luật dân sự năm 2015,
trong thời hạn 02 năm như đã thỏa thuận, ông B không
được chuyển quyền sở hữu đối với chiếc đồng hồ này và
phải chịu rủi ro đối với chiếc đồng hồ (anh A và ông B
không có thỏa thuận khác). Như vậy, việc ông B đã tự ý
tặng chiếc đồng hồ này cho bà C là vi phạm quy định tại
Điều 454 Bộ luật dân sự năm 2015, vi phạm quyền chuộc
lại tài sản của anh A. Anh A có trách nhiệm trả tiền chuộc
cho ông B, ông B có trách nhiệm trả lại đồng hồ cho anh
A.

Câu hỏi 48: Anh M đến cửa hàng của chị N để mua
một chiếc Ipad trị giá 8 triệu đồng. Do cửa hàng mới khai
trương nên chị N đã thỏa thuận cho phép anh M thanh
toán theo phương thức trả góp trong 8 tháng, mỗi
tháng trả 1 triệu đồng. Anh M đã ký vào hợp đồng mua
bán do cửa hàng soạn sẵn cho các khách hàng với nội
dung như trên. Sau 5 tháng sử dụng, chiếc Ipad này
không còn dùng được nữa do bị đánh rơi. Vì chiếc Ipad bị
hỏng nên anh M đã từ chối trả nốt số tiền còn thiếu vì cho
rằng Ipad này có chất lượng không tốt. Nhưng chị N vẫn
yêu cầu dù Ipad hỏng thì anh M vẫn phải tiếp tục trả

81
tiền cho đến khi thanh toán đủ 8 triệu đồng. Xin hỏi,
theo Bộ luật dân sự năm 2015, trường hợp này, anh M
có phải tiếp tục trả tiền không?
Trả lời:
Theo Điều 453 Bộ luật dân sự năm 2015, trường hợp
này giữa anh M và chị N đã xác lập với nhau một hợp
đồng mua bán trong trường hợp đặc biệt, đó là thỏa
thuận mua trả dần (trả góp) đối với tài sản. Theo đó,
anh M là người mua sẽ trả dần tiền mua (8 triệu đồng)
trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua (8 tháng).
Trường hợp này, do không có thỏa thuận cụ thể gì
khác, chiếc Ipad đã chuyển giao cho anh M nhưng quyền
sở hữu đối với chiếc Ipad này vẫn thuộc chị N. Cho đến
khi anh M thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản (8 triệu đồng)
thì anh mới trở thành chủ sở hữu mới đối với chiếc Ipad.
Cho dù chưa phải là chủ sở hữu tài sản nhưng anh M hoàn
toàn được quyền sử dụng chiếc Ipad này và phải chịu rủi
ro trong thời gian đang sử dụng và chưa trở thành chủ
sở hữu tài sản.
Hợp đồng mua trả dần phải được lập thành văn bản.
Do đó, nếu các bên chỉ thỏa thuận miệng hoặc xác lập
hợp đồng thông qua hành vi thì không thỏa mãn điều
kiện về hình thức của hợp đồng.
Như vậy, anh M có nghĩa vụ phải hoàn thành việc
thanh toán đủ số tiền mua Ipad cho chị N theo đúng thỏa
thuận. Việc hỏng của chiếc Ipad là do lỗi của anh M, do
đó, anh M phải chịu trách nhiệm.
Câu hỏi 49: Công ty P dán thông báo thanh lý tài sản
là hai chiếc ô tô bốn chỗ tại trụ sở của công ty. Hình thức
bán được thông báo là bán đấu giá. Giá khởi điểm của mỗi

82
chiếc ô tô là 80 triệu đồng. Phiên đấu giá được diễn ra
công khai tại trụ sở công ty. Ông A là người trả giá cao
nhất và mua được hai chiếc ô tô nêu trên. Sau đó, do ông A
không thanh toán đầy đủ số tiền nên Công ty P đã bán hai
chiếc ô tô cho chị E là người trả giá cao thứ hai sau A. Xin
hỏi, theo Bộ luật dân sự năm 2015, Công ty P làm như vậy
có đúng không?
Trả lời:
Theo Điều 451 Bộ luật dân sự năm 2015, trường hợp
này, hai chiếc ô tô là đối tượng của hợp đồng mua bán
trong trường hợp đặc biệt là bán đấu giá tài sản. Hai
chiếc ô tô thuộc sở hữu của Công ty P, do đó, việc bán đấu
giá này được thực hiện theo ý chí của chủ sở hữu. Trên
thực tế, có nhiều trường hợp việc bán đấu giá được diễn
ra không phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu mà theo
quy định của pháp luật. Ví dụ như ngân hàng bán đấu giá
tài sản là đối tượng của cầm cố, thế chấp. Đây là các tài
sản được người vay dùng để đảm bảo thực hiện hợp đồng
vay tiền từ ngân hàng nhưng những người vay không trả
được nợ, do đó, ngân hàng bán đấu giá các tài sản này để
thanh toán cho các khoản vay không được thanh toán đó.
Hai chiếc ô tô trong tình huống này thuộc sở hữu
riêng của ban lãnh đạo Công ty P nên chỉ cần sự quyết
định của ban lãnh đạo Công ty P là có thể đem bán đấu
giá. Giả thiết rằng, tài sản này thuộc sở hữu chung của
nhiều chủ sở hữu (ví dụ như tài sản của vợ chồng, của
người góp vốn làm ăn...) thì việc bán đấu giá phải được sự
đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác (giữa các đồng chủ sở hữu) hoặc
pháp luật có quy định khác (trong các trường hợp được

83
phép bán đấu giá mà không cần sự đồng ý của tất cả các
chủ sở hữu).
Việc bán đấu giá phải đảm bảo nguyên tắc khách
quan, công khai, minh bạch, đảm bảo quyền, lợi ích hợp
pháp của các bên tham gia. Do đó, trước khi tổ chức bán
đấu giá cần phải thông báo công khai để mọi người được
biết. Việc tổ chức bán đấu giá cũng cần đảm bảo quyền
lợi hợp pháp của các bên tham gia đấu giá.
Chi tiết cụ thể về bán đấu giá tài sản thường được
quy định trong văn bản hướng dẫn (ví dụ như Nghị định
số 17/2010/NĐ-CP ngày 04-3-2010 của Chính phủ về
bán đấu giá tài sản là văn bản quy định chi tiết nội dung
về bán đấu giá tài sản, hướng dẫn cho quy định về bán
đấu giá tài sản trong Bộ luật dân sự năm 2005). Chẳng
hạn, theo quy định của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP thì
trong trường hợp này, ông A là người trả giá cao nhất sẽ
có quyền mua tài sản. Nhưng do ông A không thực hiện
nghĩa vụ thanh toán của mình (hay có thể hiểu là vi
phạm về nghĩa vụ thanh toán) nên người trả giá cao ngay
sau ông A sẽ được quyền mua tài sản (là chị E).
2. Hợp đồng tặng, cho tài sản
Câu hỏi 50: Vợ chồng ông bà A có hai người con trai
là B và C. Khi anh B trưởng thành và chuẩn bị lập gia đình
thì ông bà A có chia cho anh B 80 m2 đất để xây nhà. Việc
cho đất được lập giấy viết tay, có chữ ký của vợ chồng ông
bà A và anh B. Sau khi lấy vợ, vì chưa có tiền xây nhà nên
vợ chồng anh B vẫn ở cùng với ông bà A. Sau 5 năm kết
hôn, vợ chồng anh B xây nhà trên mảnh đất 80 m2 mà anh
B được chia trước khi lấy vợ. Trong quá trình chung sống,
mâu thuẫn nảy sinh giữa vợ chồng ông bà A với vợ chồng

84
anh B. Vợ chồng anh B thường xuyên hỗn láo và cãi nhau
với vợ chồng ông bà A. Tức giận vì sự bất hiếu của người
con, ông bà A đòi anh B phải trả lại đất cho mình nhưng
anh B không đồng ý. Vậy, tình huống trên theo quy định
của Bộ luật dân sự năm 2015 được giải quyết như thế
nào?
Trả lời:
- Hợp đồng xác lập giữa vợ chồng ông bà A và anh B
là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Để hợp đồng
tặng cho quyền sử dụng đất có hiệu lực thì phải thỏa mãn
các điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm
2015, cụ thể:
+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực
hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
+ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự
nguyện;
+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không
vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu
lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy
định. Theo quy định tại Điều 459 Bộ luật dân sự năm
2015: “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn
bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu
bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định
của luật”. Bên cạnh đó, điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất
đai năm 2013 quy định: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng
cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công
chứng hoặc chứng thực...”.
- Đối chiếu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

85
giữa ông bà A và anh B với các điều kiện trên thì hợp
đồng này vi phạm về hình thức, vì hợp đồng được viết
tay mà chưa được công chứng, chứng thực.
Hợp đồng vi phạm về hình thức thì việc giải quyết
áp dụng theo khoản 2 Điều 129 Bộ luật dân sự năm
2015: “Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản
nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng
thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai
phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của
một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận
hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên
không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.
Mặc dù, hợp đồng tặng cho giữa ông bà A và anh B
chưa được công chứng, chứng thực nhưng ông bà A đã
giao đất cho anh B; đồng thời, anh B đã nhận đất và đã
tiến hành xây nhà trên diện tích được cho. Trong trường
hợp này có thể hiểu các bên trong hợp đồng đã thực hiện
xong nghĩa vụ trong hợp đồng tặng cho tài sản. Bởi vậy,
ông bà A không có quyền đòi đất của anh B. Anh B có
quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực
của hợp đồng.

Câu hỏi 51: Nguyễn Văn X lẻn vào gia đình chị B ăn
trộm một chiếc xe máy nhãn hiệu Honda, màu xanh. Sau
khi trộm xe, X mang đi tiêu thụ nhưng không bán được vì
xe quá cũ và không có giấy tờ. Sau đó, X mang chiếc xe cho
vợ chồng chị gái mình là Y và nói dối là xe do X mua rẻ từ
người bạn của mình. Vợ chồng chị Y mang xe đi bảo
dưỡng, sửa chữa và thay thế một số phụ tùng để làm
phương tiện chạy xe ôm. Tổng số tiền bảo dưỡng, sửa
chữa và thay thế phụ tùng xe hết 3 triệu đồng. Trong một

86
lần chồng chị Y chở khách đã gây tai nạn, đâm gẫy chân
chị M là người đi đường. Công an đến giải quyết và tạm thu
giữ chiếc xe máy của chồng chị Y. Qua lấy lời khai và xác
minh, công an xác định được chiếc xe là của chị B bị mất
trộm. Khi chị B đến nhận lại xe tại trụ sở công an thì vợ
chồng chị Y yêu cầu được nhận lại số tiền sửa chữa xe là 3
triệu đồng nhưng chị B không đồng ý. Vậy, theo quy định
của Bộ luật dân sự năm 2015, vợ chồng chị Y có quyền yêu
cầu chị B thanh toán số tiền 3 triệu đồng mà anh chị đã
bỏ ra để bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng xe máy
hay không?

Trả lời:

- Anh X sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm


cắp tài sản.
- Chị B không có nghĩa vụ phải thanh toán số tiền 3
triệu đồng cho vợ chồng chị Y khi chị B lấy lại xe máy. Vì:
Căn cứ theo Điều 583 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản, người
bị thiệt hại được hoàn trả tài sản thì phải thanh toán chi
phí cần thiết mà người chiếm hữu, người sử dụng tài sản,
người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá trị
của tài sản”. Điều kiện để yêu cầu chủ sở hữu thanh toán
chi phí làm tăng giá trị của tài sản là người chiếm hữu tài
sản phải ngay tình. Trong trường hợp này cho thấy, việc
chiếm hữu xe máy của vợ chồng chị Y là không có căn cứ
pháp luật và không ngay tình (vì xe máy là động sản phải
đăng ký nên bắt buộc vợ chồng chị Y phải biết) nên vợ
chồng chị Y cũng không có quyền yêu cầu chị B thanh

87
toán.
Tóm lại, số tiền 3 triệu mà vợ chồng Y đã bỏ ra để
sửa chữa chiếc xe máy do vợ chồng chị Y tự chịu và
không có quyền yêu cầu chị B thanh toán.

Câu hỏi 52: Vợ chồng ông M có 2 người con, trong đó


anh L là người con trai duy nhất và trên anh L còn một
người chị gái mắc bệnh tâm thần do ông bà M đang nuôi
dưỡng. Vợ chồng ông M quyết định trao toàn bộ nhà và
đất cho anh. Để thực hiện ý định của mình, vợ chồng ông
M cùng anh L ra phòng công chứng X để lập hợp đồng với
điều kiện anh M phải chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ khi
về già và phải chăm lo, nuôi dưỡng cho người chị tâm
thần của mình. Sau khi hợp đồng được công chứng xong,
anh L đã làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất và căn
nhà. Thời gian đầu, cuộc sống chung của gia đình ông bà
M tương đối hòa thuận, êm ấm, anh L chu đáo trong việc
phụng dưỡng ông bà M và chăm lo cho người chị tâm thần.
Sau một thời gian, cuộc sống gia đình nảy sinh nhiều mâu
thuẫn, vợ chồng anh L thường xuyên hỗn láo với ông bà M
và có hành vi đánh đập người chị tâm thần. Không những
vậy, khi ông M bị đột qụy phải đi viện điều trị thì vợ chồng
anh L bỏ mặc không chăm sóc. Bà M đi chăm sóc cho
chồng ở viện nên người con tâm thần bị bỏ mặc ở nhà.
Hằng ngày, lấy lý do đi làm, ăn ở cơ quan nên vợ chồng
anh L bỏ đói người chị tâm thần. Xin hỏi, theo quy định
của Bộ luật dân sự năm 2015, ông bà M muốn đòi lại nhà đất
đã tặng cho người con trai có được hay không?
Trả lời:
Hợp đồng xác lập giữa vợ chồng bà M và anh L là

88
hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện vì theo quy định
tại khoản 1 Điều 462 Bộ luật dân sự năm 2015: “Bên
tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một
hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều
kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội”.
Điều kiện trong tình huống này là: “anh L phải chăm
sóc, phụng dưỡng bố mẹ khi về già và phải chăm lo, nuôi
dưỡng cho người chị tâm thần của mình”. Điều kiện
này là một nghĩa vụ dân sự và không vi phạm điều cấm
của luật, không trái đạo đức xã hội nên đây là điều kiện phù
hợp và được pháp luật công nhận.
Việc tặng cho giữa vợ chồng ông M và anh L có hiệu
lực pháp luật vì thỏa mãn các điều kiện tại Điều 117
và Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2015:
+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực
hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
+ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự
nguyện;
+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự
không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
hội.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu
lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy
định. Theo quy định về tặng cho bất động sản tại khoản
1 Điều 459 Bộ luật dân sự năm 2015: “Tặng cho bất động
sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng
thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký
quyền sở hữu theo quy định của luật”. Bên cạnh đó, điểm a
khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Hợp
đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng

89
quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
với đất phải được công chứng hoặc chứng thực...”. Trong
trường hợp này, hợp đồng tặng cho giữa ông bà M và anh
L được lập thành văn bản, có công chứng đã thỏa mãn
điều kiện về hình thức của hợp đồng.
Như vậy, theo những căn cứ trên, hợp đồng tặng cho
tài sản giữa vợ chồng ông M và anh L đã tuân thủ quy
định về hình thức và có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên,
đây là tặng cho có điều kiện nên anh L phải thực hiện
theo đúng các điều kiện trong hợp đồng. Cụ thể, anh L
phải chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ khi về già và phải
chăm lo, nuôi dưỡng cho người chị tâm thần. Tuy nhiên,
anh L đã có hành vi vi phạm điều kiện tặng cho trong
hợp đồng, cụ thể: anh L hỗn láo với ông bà M; bỏ mặc
không chăm sóc ông M ở viện; có hành vi đánh đập, bỏ
đói người chị tâm thần. Anh L đã vi phạm quy định của
hợp đồng, do vậy áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều
462 Bộ luật dân sự năm 2015 thì: “Trường hợp phải thực
hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho
không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản
và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Áp dụng quy định này,
ông bà M có quyền đòi lại căn nhà và quyền sử dụng đất
đã tặng cho anh L.
3. Hợp đồng trao đổi tài sản
Câu hỏi 53: Cháu Lê Quang Đ 16 tuổi, là học sinh lớp
11 trường Trung học phổ thông X. Nhân ngày sinh nhật,
cháu được bố mẹ tặng một chiếc điện thoại nhãn hiệu
Oppo, trị giá 3 triệu đồng. Sau khi dùng một thời gian, cháu
Đ mang chiếc điện thoại đổi cho một người bạn cùng lớp
để lấy chiếc điện thoại Iphone 4 cũ. Người bạn của Đ đảm

90
bảo chiếc Iphone còn bảo hành, chưa bị sửa chữa lần nào
và chất lượng sử dụng tốt. Tuy nhiên, sau khi dùng
được 3 ngày, Đ thấy điện thoại liên tục bị trục trặc và
hỏng, Đ đã mang ra cửa hàng người bạn mua để yêu cầu
sửa chữa thì được cửa hàng cung cấp thông tin chiếc điện
thoại Iphone 4 này do người bạn của Đ mua hàng cũ tại
cửa hàng; trong quá trình sử dụng, người bạn của Đ cũng
đã sửa chữa 2 lần tại cửa hàng liên quan đến màn hình và
cảm ứng; đồng thời, chiếc điện thoại này chỉ được bảo
hành trong thời gian 1 tháng và đã hết thời gian bảo hành.
Biết được thông tin, Đ yêu cầu bạn mình trả lại điện thoại
Oppo và đưa lại chiếc Iphone 4 nhưng người bạn không
đồng ý với lý do Đ đã dùng hỏng. Vậy, tình huống này sẽ
được giải quyết như thế nào theo quy định của Bộ luật dân
sự năm 2015?
Trả lời:
Trong tình huống trên có hai hợp đồng dân sự: (i)
Hợp đồng tặng cho tài sản giữa bố mẹ Đ và Đ; (ii) Hợp
đồng trao đổi tài sản giữa Đ và bạn cùng lớp Đ.
Hợp đồng tặng cho tài sản thỏa mãn đầy đủ các điều
kiện có hiệu lực tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015
nên phát sinh hiệu lực. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ
thời điểm Đ nhận được chiếc điện thoại di động nên
chiếc điện thoại thuộc sở hữu của Đ và Đ được quyền
định đoạt đối với chiếc điện thoại.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự
năm 2015: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ
mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự,
trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động
sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định

91
của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng
ý”. Hợp đồng trao đổi tài sản của Đ và người bạn không
nằm trong trường hợp khi xác lập phải được sự đồng ý
của người đại diện nên Đ có toàn quyền thực hiện việc
trao đổi điện thoại với bạn mình. Sau khi đã trao đổi tài
sản, thì Đ trở thành chủ sở hữu của chiếc điện thoại
Iphone 4; còn bạn Đ được quyền sở hữu đối với chiếc
điện thoại Oppo. Sau khi dùng 3 ngày, chiếc điện thoại
Iphone bị lỗi, hỏng... và các thông tin mà người bạn của Đ
cung cấp hoàn toàn sai sự thật với thông tin cửa hàng
cung cấp. Bởi vậy, Đ có thể khởi kiện ra Tòa yêu cầu tòa
án tuyên bố hợp đồng trao đổi bị vô hiệu do Đ bị lừa
dối theo Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015: “Khi một
bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe
dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao
dịch dân sự đó là vô hiệu”. Khi hợp đồng trao đổi tài sản
bị tuyên bố vô hiệu thì Đ được quyền đòi lại chiếc điện
thoại Oppo của mình và trả lại Iphone 4 cho người bạn
theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân
sự năm 2015: “1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của
các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục
lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã
nhận...”.
Câu hỏi 54: Trần Văn T là sinh viên Đại học Luật năm
thứ 2. Vì phải thường xuyên làm bài tập nên T có mượn
chiếc laptop nhãn hiệu Dell của chị gái. Sau đó, chị gái T
mua chiếc laptop mới nên T sử dụng lâu dài chiếc máy
mượn của chị mình. Sau hơn hai năm sử dụng, chiếc máy cũ
thường xuyên hỏng và bị lỗi nên T mang chiếc laptop này

92
ra cửa hàng mua bán laptop cũ để đổi lấy một bộ máy tính
bàn và trả thêm cho cửa hàng 700.000 đồng. Biết chuyện,
chị gái T cho rằng, do em trai mình không biết giá trị chiếc
laptop nên đã bị lỗ khi đổi và yêu cầu cửa hàng phải trả lại
cho em mình 700.000 đồng nhưng đại diện cửa hàng
không đồng ý vì cho rằng cửa hàng giao dịch với T chứ
không giao dịch với chị gái T. Vậy, theo Bộ luật dân sự
năm 2015, đại diện cửa hàng trả lời như vậy có đúng
không?
Trả lời:
Chiếc laptop T mượn từ chị gái nên T chỉ có quyền sử
dụng mà không được quyền định đoạt tài sản. Chị gái T
mới là chủ sở hữu của chiếc laptop. Bởi vậy, theo khoản 3
Điều 455 Bộ luật dân sự năm 2015: “Trường hợp một bên
trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của
mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có
quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Chị gái T với tư cách là chủ sở hữu tài sản có quyền yêu
cầu hủy bỏ hợp đồng trao đổi tài sản giữa T và cửa hàng
bán laptop. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng được giải
quyết theo Điều 427 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể:
+ Hợp đồng trao đổi tài sản giữa T và cửa hàng bán
laptop không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên
không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận;
+ Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận
sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và
chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Cụ thể, cửa hàng trả
lại cho chị T laptop cùng với 700.000 đồng và em trai chị
T trả lại cho cửa hàng bộ máy tính bàn;
+ Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của

93
bên kia được bồi thường (nếu có).

Câu hỏi 55: Do chơi lô đề, cờ bạc nên anh Nguyễn


Văn N đã thế chấp nhà để vay của ngân hàng X số tiền 3 tỷ
đồng. Sau đó, qua quen biết với anh M là người chuyên
làm các giấy tờ giả, anh N đã nhờ anh M làm Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) giả cho nhà đất của mình
với chi phí 20 triệu đồng. Sắp đến hạn trả nợ, anh N không
có khả năng chi trả, sợ ngân hàng đến lấy nhà nên anh N đã
thỏa thuận với anh K về việc đổi nhà đất cho anh K. Nhà
anh K có diện tích 30 m2, ở trong ngõ; còn nhà anh N có
diện tích 50 m2 lại ở mặt đường to, ô tô vào được nên khi
đổi nhà anh K đưa thêm cho anh N số tiền là 1,5 tỷ đồng.
Hai bên lập văn bản và ký tên đầy đủ cũng như trao sổ đỏ
cho nhau và không qua cơ quan công chứng. Vì sổ đỏ giả
làm rất tinh vi và anh K cũng không có kiến thức sâu về
vấn đề này nên không biết. Sau khi dọn đến nhà mới được
1 tháng thì ngân hàng X cho người xuống làm việc và niêm
phong căn nhà với lý do nhà này anh N đã thế chấp và yêu
cầu gia đình anh K chuyển ra khỏi nhà. Đến lúc này, K mới
biết thực chất đã bị N lừa. K yêu cầu N phải trả lại K căn
nhà cùng với số tiền 1,5 tỷ đồng. Vậy, theo quy định của
Bộ luật dân sự năm 2015, yêu cầu của K được chấp nhận
hay không?
Trả lời:
Trường hợp này, M và N có thể sẽ phải chịu trách
nhiệm hình sự về các tội đánh bạc và sử dụng giấy tờ giả,
lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Về trách nhiệm dân sự, theo Bộ luật dân sự năm
2015, trường hợp này sẽ được giải quyết như sau:

94
Hợp đồng lập giữa N và K là hợp đồng trao đổi tài
sản. Hợp đồng này bị vô hiệu vì không thỏa mãn các điều
kiện theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm
2015. Cụ thể, hợp đồng này vi phạm các điều kiện sau:
- Vi phạm điều kiện “chủ thể tham gia giao dịch
hoàn toàn tự nguyện”. Thực chất, nhà đất của N đã mang
đi thế chấp cho ngân hàng X nhưng N lại làm sổ đỏ giả để
trao đổi với K nên N đã có hành vi lừa dối K.
- Vi phạm điều hiện về hình thức của hợp đồng. Vì
theo khoản 2 Điều 455 Bộ luật dân sự năm 2015: “Hợp
đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có
công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có
quy định”. Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm
2013 quy định: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế
chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng
đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc
chứng thực...”.
Hợp đồng trao đổi tài sản vi phạm 2 điều kiện trên
thì xử lý như sau:
Đối với vi phạm về hình thức thì áp dụng quy định
tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015: “Giao
dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi
phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà
một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba
nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên
hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực
của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không
phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.
- Đối với hợp đồng trao đổi được xác lập bởi K thì K
có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô

95
hiệu do bị lừa dối theo Điều 127 Bộ luật dân sự năm
2015: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa
dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án
tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”.
Trong tình huống trên, K muốn đòi lại căn nhà và
1,5 tỷ đồng từ N nên K có đủ căn cứ pháp luật để yêu
cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Khi giao dịch trao
đổi tài sản bị vô hiệu thì hậu quả pháp lý được giải quyết
theo Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:
- Hợp đồng trao đổi giữa N và K không có hiệu lực
từ thời điểm giao kết.
- N và K phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã
nhận, cụ thể: K phải trả lại căn nhà cùng sổ đỏ giả cho N
và N phải trả lại nhà cùng với 1,5 tỷ đồng và sổ đỏ cho K.
4. Hợp đồng vay tài sản
Câu hỏi 56: Anh Lê Đồng H cho chị Chu Thị L vay số
tiền 200 triệu đồng. Hai bên thỏa thuận, sau 1 năm chị L
phải hoàn trả cả gốc và lãi cho anh H là 230 triệu đồng. Do
kinh doanh lãi nên L có tiền trả nợ cho anh H sau thời
gian vay 6 tháng và yêu cầu anh H giảm tiền lãi từ 30 triệu
trở xuống 15 triệu đồng nhưng anh H không đồng ý. Vậy,
theo Bộ luật dân sự năm 2015, lãi suất do các bên thỏa
thuận có hợp pháp hay không?
Trả lời:
- Khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp
các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa
thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền

96
vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định
khác... Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi
suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi
suất vượt quá không có hiệu lực”.
Trong trường hợp này: anh H cho chị L vay 200
triệu đồng, tiền lãi là 30 triệu đồng trong vòng 12 tháng.
Vậy lãi suất theo năm là = 30.000.000 : 200.000.000 x
100% = 15%. Mức lãi suất này phù hợp với quy định của
pháp luật. Vì không vượt quá 20%/năm.
- Do kinh doanh có lãi, nên chị L trả tiền trước thời
hạn 6 tháng và yêu cầu anh H giảm tiền lãi xuống còn 15
triệu đồng. Vấn đề này được giải quyết theo khoản 2
Điều 470 Bộ luật dân sự năm 2015: “Đối với hợp đồng
vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản
trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác”. Vậy, theo quy định này thì dù chị L trả tiền trước
thời hạn cho anh H thì chị L phải trả đủ 30 triệu tiền lãi
trong thời gian 12 tháng.
Câu hỏi 57: Anh A có vay của chị B 200.000.000 đồng
với lãi suất 3%/tháng. Hai bên thỏa thuận anh A trả lãi
hàng tháng cho chị B, còn số tiền gốc thì anh phải trả đủ
sau khi kết thúc thời hạn vay là 2 năm. Hết thời hạn vay,
anh A chỉ trả cho chị B được số lãi hàng tháng còn số tiền
gốc anh không trả được. Sau khi quá hạn vay được 6
tháng, chị B khởi kiện anh A ra Tòa để yêu cầu anh trả đủ
số nợ trên. Theo Bộ luật dân sự năm 2015, tổng số tiền để
anh A phải trả cho chị B tại thời điểm khởi kiện là bao
nhiêu?
Trả lời:

97
Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự
năm 2015: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường
hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo
thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản
tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định
khác... Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi
suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi
suất vượt quá không có hiệu lực”.
Mức lãi suất các bên thỏa thuận là 3%/tháng, lãi
suất theo năm sẽ là 3% x 12 tháng = 36%/năm. Mức lãi
suất này đã vượt quá 20%/năm. Theo quy định trên, lãi
suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn (quá
16%) được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt
quá không có hiệu lực. Bởi vậy, mức lãi suất được áp
dụng trong trường hợp này là 20%/năm.
- Anh A đã trả tiền lãi theo thỏa thuận hàng tháng trong
thời gian 2 năm với mức lãi suất 36%/năm nên số tiền
lãi anh A đã thực trả là:
36% x 2 năm x 200.000.000 đồng = 144.000.000
đồng.
Số tiền lãi anh A phải trả theo quy định của pháp
luật trong thời gian 2 năm là:
20% x 2 năm x 200.000.000 đồng = 80.000.000 đồng.
Như vậy, so với số tiền theo quy định thì anh A đã
trả vượt quá số tiền là:
144.000.000 đồng - 80.000.000 đồng = 64.000.000 đồng.
Số tiền thừa này được trừ vào số tiền nợ gốc. Sau
thời gian 2 năm thì số tiền gốc anh A còn nợ chị B là:
200.000.000 đồng - 64.000.000 đồng = 136.000.000 đồng.
- Đối với số tiền lãi quá hạn trong 6 tháng được tính
theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân

98
sự năm 2015: “Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng
150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời
gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Vậy,
số tiền lãi quá hạn trong 6 tháng là:
136.000.000 đồng x 20% : 12 đồng x 150% x 6
tháng = 20.400.000 đồng.
Vậy tổng số tiền gốc và lãi mà anh A phải trả cho chị
B sau khi quá thời hạn vay 6 tháng là:
136.000.000 đồng + 20.400.000 đồng = 156.400.000 đồng.
Câu hỏi 58: Anh Nguyễn Văn T có vay chị H số tiền
500.000.000 đồng với tiền lãi 1.200 đồng/ triệu/ngày
trong thời gian 3 năm. Hai bên thỏa thuận tiền lãi và tiền
gốc được trả đồng thời khi hết hạn hợp đồng vay. Đến hết
thời gian 3 năm, anh T không có tiền trả cho chị H nên có
xin chị H gia hạn cho thêm 3 tháng để xoay tiền trả và chị
H đồng ý. Hết thời gian 3 tháng, anh T chỉ trả được cho chị
H 200 triệu đồng tiền lãi. Chị H sau nhiều lần đòi không
được thì 6 tháng sau (kể từ khi hết 3 tháng gia hạn) chị H
khởi kiện ra Tòa yêu cầu anh T phải trả đủ cả gốc và lãi
theo thỏa thuận cho chị. Theo Bộ luật dân sự năm 2015,
số tiền mà anh T phải trả cho chị H tại thời điểm chị H
khởi kiện ra Tòa là bao nhiêu?
Trả lời:
Theo tình huống trên thì tiền lãi vay trong hợp đồng
là 1.200 đồng/triệu/ngày nên lãi suất theo ngày tính ra
là 0,12%. Vậy, lãi suất theo tháng là 0,12% x 30 ngày =
3,6%/tháng. Lãi suất một năm là 3,6% x 12 tháng =
43,2%/năm. Mức lãi suất này đã vi phạm quy định tại
Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015: “Trường hợp các bên
có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận

99
không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ
trường hợp luật khác có liên quan quy định khác...”. Áp
dụng quy định này, mức lãi suất các bên thỏa thuận là
43,2%/năm đã vượt quá mức tối đa là 20%/năm mà
pháp luật cho phép. Bởi vậy, lãi suất để tính lãi trong tình
huống này là 20%/năm.
Anh T vay tiền của chị H trong thời gian 3 năm và
hết thời gian 3 năm anh xin gia hạn thêm 3 tháng và
được sự đồng ý của chị H nên thời gian 3 tháng gia hạn
được coi là thời gian trả lãi trong hạn chứ không phải
thời gian quá hạn. Vậy số tiền lãi mà anh T phải trả cho
chị H trong thời gian 3,25 năm (3 năm 3 tháng) là:
500.000.000 đồng x 20% x 3,25 năm = 325.000.000 đồng.
Hết thời gian này, anh T đã trả cho chị H được
200.000.000 đồng tiền lãi. Vậy, số tiền lãi trong hạn mà
anh T còn nợ chị H là:
325.000.000đồng - 200.000.000 đồng = 125.000.000 đồng.
Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 466 Bộ luật
dân sự năm 2015: “Trường hợp vay có lãi mà khi đến
hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay
phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp
đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi
suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này”; mà
theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm
2015: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi,
nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi
suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất
giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả
nợ”. Mức lãi suất để tính lãi trong thời gian chậm trả lãi

100
trong hạn là 10%/năm (tức 50% của 20% lãi suất). Vậy,
số tiền lãi phải trả cho việc chậm trả lãi trong thời hạn 6
tháng là:
125.000.000 đồng x 10%/năm : 12 x 6 tháng =
6.250.000 đồng.
Số tiền lãi quá hạn mà anh T phải trả cho chị H
trong 6 tháng quá hạn là:
500.000.000 đồng x 20%/năm : 12 x 150% x 6 tháng =
75.000.000 đồng.
Vậy, tổng số tiền anh T phải trả cho chị H tại thời
điểm chị H khởi kiện là:
500.000.000 đồng + 6.250.000 đồng + 75.000.000 đồng +
125.000.000 đồng = 706.250.000 đồng.
II. CÁC HỢP ĐỒNG CÓ MỤC ĐÍCH CHUYỂN QUYỀN SỬ
DỤNG ĐỐI VỚI TÀI SẢN
1. Hợp đồng thuê tài sản và thuê khoán tài sản
Câu hỏi 59: Đối với hợp đồng thuê tài sản mà các bên
không thỏa thuận về giá thuê và thời hạn thuê thì theo quy
định của Bộ luật dân sự năm 2015, trường hợp này sẽ được
giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 473 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định
về giá thuê:
“1. Giá thuê do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ
ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp
luật có quy định khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận
không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị
trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng

101
thuê”.
Như vậy, nếu các bên không thỏa thuận về giá thuê
thì giá thuê được xác định theo giá người thứ ba đưa ra
theo yêu cầu của các bên, hoặc có thể được xác định theo
giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng
thuê.
Thời hạn thuê nếu không thỏa thuận thì được xác
định theo mục đích thuê. Trong trường hợp các bên
không thỏa thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê
không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên
có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải
thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý (theo
Điều 474 Bộ luật dân sự năm 2015).

Câu hỏi 60: Trong trường hợp tài sản thuê bị giảm
sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì theo
quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 ai phải chịu trách
nhiệm?

Trả lời:

Theo Điều 477 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định


về nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê như
sau:
1. Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình
trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê
trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư
hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà
theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.
2. Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử
dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền
yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện

102
pháp sau đây:
a) Sửa chữa tài sản;
b) Giảm giá thuê;
c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài
sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài
sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích
thuê không đạt được.
3. Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà
không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên
thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý,
nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu
bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 477 Bộ
luật dân sự năm 2015 thì nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử
dụng tài sản thuộc về bên cho thuê tài sản. Vì vậy, bên
cho thuê phải thực hiện một hoặc một số biện pháp: sửa
chữa tài sản; giảm giá thuê; đổi tài sản hoặc bồi thường
thiệt hại nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê
không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được
mà do đó mục đích thuê không đạt được theo yêu cầu
của bên thuê. Ngoài ra, bên thuê có quyền tự sửa chữa tài
sản thuê với chi phí hợp lý nếu bên cho thuê đã được
thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa nhưng
không kịp thời. Tuy nhiên, bên thuê phải thông báo cho
bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh
toán chi phí sửa chữa.
Câu hỏi 61: Khi bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ
trong hợp đồng thuê khoán thì theo quy định của Bộ luật

103
dân sự năm 2015, bên cho thuê khoán có thể đơn phương
chấm dứt hợp đồng không?
Trả lời:
Trong hợp đồng thuê khoán, bên thuê khoán có
những nghĩa vụ cơ bản sau:
- Bên thuê khoán phải khai thác tài sản thuê khoán
đúng mục đích đã thỏa thuận và báo cho bên thuê khoán
theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác
tài sản; nếu bên cho thuê khoán có yêu cầu hoặc cần báo
đột xuất thì bên thuê khoán phải báo kịp thời (Điều 489
Bộ luật dân sự năm 2015).
- Bên thuê khoán phải trả đủ tiền thuê khoán cho dù
không khai thác công dụng tài sản thuê khoán (khoản 2
Điều 488 Bộ luật dân sự năm 2015).
- Trong trường hợp bên thuê khoán phải trả hiện
vật theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác công dụng
của tài sản thuê khoán thì phải trả vào thời điểm kết thúc
thời vụ hoặc kết thúc chu kỳ khai thác, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác (khoản 4 Điều 488 Bộ luật dân sự năm
2015).
- Trường hợp bên thuê khoán phải thực hiện một
công việc thì phải thực hiện đúng công việc đó (khoản 5
Điều 488 Bộ luật dân sự năm 2015).
- Thời hạn trả tiền thuê khoán do các bên thỏa
thuận, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì bên
thuê khoán phải thanh toán vào ngày cuối cùng của mỗi
tháng; trường hợp thuê khoán theo chu kỳ sản xuất, kinh
doanh thì phải thanh toán chậm nhất khi kết thúc chu kỳ
sản xuất, kinh doanh đó (khoản 6 Điều 488 Bộ luật dân sự
năm 2015).

104
- Trong thời hạn khai thác tài sản thuê khoán, bên
thuê khoán phải bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán
và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác; nếu bên thuê khoán làm
mất, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút giá trị tài sản
thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại (khoản 1 Điều
490 Bộ luật dân sự năm 2015).
- Bên thuê khoán không được cho thuê khoán lại,
trừ trường hợp được bên cho thuê khoán đồng ý (khoản
3 Điều 490 Bộ luật dân sự năm 2015).
- Khi chấm dứt hợp đồng thuê khoán, bên thuê
khoán phải trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù
hợp với mức khấu hao đã thỏa thuận; nếu làm mất giá trị
hoặc giảm sút giá trị của tài sản thuê khoán thì phải bồi
thường thiệt hại (Điều 493 Bộ luật dân sự năm 2015).
Vì vậy, trong trường hợp bên thuê khoán vi phạm
nghĩa vụ thì bên cho thuê khoán có thể đơn phương
chấm dứt hợp đồng, tuy nhiên cần chú ý quy định tại Điều
492 Bộ luật dân sự năm 2015 về đơn phương chấm dứt
thực hiện hợp đồng thuê khoán:
- Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước một
thời gian hợp lý; nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo
chu kỳ khai thác thì thời hạn báo trước phải phù hợp với
thời vụ hoặc chu kỳ khai thác.
- Trường hợp bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà
việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy
nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán
không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên
cho thuê khoán thì bên cho thuê khoán không được đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bên thuê khoán

105
phải cam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp
tục vi phạm hợp đồng.
Do vậy, khi bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ thì
bên cho thuê khoán có thể đơn phương chấm dứt hợp
đồng trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 492 Bộ
luật dân sự năm 2015.
Câu hỏi 62: Năm 2010, chị A sống như vợ chồng với anh B
là người có quốc tịch Pháp. Anh B cho chị A tiền để mua nhà
và ô tô. Đến nay, chị A và anh B đã chia tay. Tuy nhiên, anh B
vẫn muốn thuê căn nhà và thuê chiếc xe để sử dụng khi ở
Việt Nam nên chị A đã làm hợp đồng cho anh thuê. Nhưng
khi đến hạn, anh B không chịu trả tiền thuê cho chị A. Chị A
muốn lấy lại nhà và xe nhưng anh B không chịu ra khỏi nhà.
Tất cả tài sản nêu trên đều đứng tên của chị A. Vậy theo
quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, chị A phải làm như
thế nào để bảo vệ số tài sản trên?
Trả lời:
Nếu chị A có đủ căn cứ chứng minh những tài sản
trên thuộc sở hữu của mình và có đủ căn cứ chứng minh có
quan hệ thuê tài sản thì trong trường hợp anh B không
thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng, chị A có quyền
khởi kiện về hợp đồng theo Điều 429 Bộ luật dân sự năm
2015. Theo đó, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải
quyết tranh chấp là 3 năm kể từ ngày người có quyền yêu
cầu hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm phạm.
Theo quy định tại Điều 132 Luật nhà ở năm 2014 quy
định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê
nhà ở thì chị A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng thuê nhà khi bên thuê không trả tiền thuê nhà

106
liên tiếp trong 3 tháng trở lên mà không có lý do chính
đáng.
Ngoài ra, đối với hợp đồng thuê tài sản, khi bên
thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu
cầu bên thuê trả lại tài sản thuê và trả tiền thuê trong
thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên
thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản
thuê, nếu có thỏa thuận (khoản 4 Điều 482 Bộ luật dân
sự năm 2015); Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài
sản thuê trong thời gian chậm trả (khoản 5 Điều 482 Bộ
luật dân sự năm 2015).
Câu hỏi 63: Công ty A thuê nhà và thuê xe ô tô của
ông B để phục vụ việc đi lại của giám đốc C. Tuy nhiên, khi
ký kết hợp đồng thì cả hai loại hợp đồng thuê này đều
không công chứng, chứng thực. Theo quy định của Bộ luật
dân sự năm 2015, Hợp đồng này có phải công chứng
không? Nếu không công chứng thì có bị coi là vô hiệu
không?
Trả lời:
Theo quy định của Điều 119, Điều 472 Bộ luật dân sự
năm 2015; Điều 122 Luật nhà ở năm 2014, thì:
- Hình thức của hợp đồng thuê tài sản tuân theo quy
định tại Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015.
- Đối với hợp đồng thuê nhà, theo quy định
khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở năm 2014 sẽ không bắt
buộc phải công chứng, chứng thực. Vì vậy, nếu hợp đồng
thuê nhà không có công chứng hoặc chứng thực thì hợp
đồng đó vẫn có hiệu lực pháp lý.
- Đối với hợp đồng thuê ô tô: Hiện nay, chưa có văn
bản nào quy định hợp đồng thuê ô tô bắt buộc phải công

107
chứng. Vì vậy, công ty A và bên cho thuê là ông B chỉ cần
lập hợp đồng thuê nhà có chữ ký của các bên là được;
nếu có nhu cầu thì công ty A có quyền yêu cầu công
chứng tại tổ chức công chứng.
Câu hỏi 64: Trong mùa vụ, do nhu cầu của gia đình
nên ông A thuê của ông B một con bò, hai người thỏa thuận
thời hạn trả bò là khi kết thúc hai vụ mùa liên tiếp và giá thuê
là 4 triệu đồng. Hai người không thỏa thuận về thời gian trả
tiền thuê. Trong thời gian thuê, con bò nhà ông B đẻ ra một
con bê. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, sẽ giải
quyết như thế nào, khi:
a) Hết hai mùa vụ, ông A chỉ trả lại cho ông B con bò
mà không trả con bê.
b) Ông B yêu cầu ông A phải giao cả con bê cho mình
nhưng ông A lại yêu cầu ông B phải trả tiền chăm sóc và
nuôi dưỡng con bê và con bò lúc nó mang thai.
c) Ông A chưa trả tiền cho ông B vì lý do chưa có tiền
thì giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Căn cứ các quy định của Điều 472, Điều 481,
Điều 482 Bộ luật dân sự năm 2015, thì:
- Hai bên đã thực hiện hợp đồng thuê tài sản theo
quy định tại Điều 472 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể là
ông A thuê bò nhà ông B trong thời hạn 2 mùa vụ với số
tiền thuê là 4 triệu đồng. Hợp đồng giữa hai bên được lập
bằng hình thức miệng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 481 Bộ luật dân sự
năm 2015 về trả tiền thuê thì do hai bên không thỏa
thuận với nhau về thời gian trả tiền thuê thì thời điểm
trả tiền thuê sẽ được xác định theo phong tục, tập quán

108
vùng miền hoặc tiền thuê được trả khi bên thuê trả lại tài
sản thuê. Vì vậy, căn cứ theo các quy định này, ông A phải
trả tiền thuê cho ông B tại thời điểm trả lại con bò được
thuê.
- Trong thời gian ông A thuê con bò thì con bò có đẻ
ra một con bê, vì vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 482
Bộ luật dân sự năm 2015: "Trong trường hợp tài sản
thuê là gia súc thì bên thuê phải trả lại gia súc đã thuê và
cả gia súc được sinh ra trong thời gian thuê, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác. Bên cho thuê phải thanh toán
chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên thuê". Như
vậy, ông A phải trả lại cả con bê cho ông B và ông B có
trách nhiệm chi trả chi phí nuôi dưỡng con bê trong suốt
quá trình ông A thuê bò. Và ông A không có quyền yêu
cầu ông B chi trả chi phí nuôi dưỡng con bò trong suốt
thời gian thuê.
Ông A phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo đúng
quy định của pháp luật nếu không thỏa thuận được với
ông B. Đồng thời, ông A có thể yêu cầu ông B trả chi phí
nuôi dưỡng con bê từ khi nó được sinh ra đến khi con bê
được trả lại cho ông B ngoài ra ông A không được yêu
cầu chi phí khác.
Câu hỏi 65: Anh A thuê một chiếc xe ô tô loại chuyên
dùng để chở hàng của anh B để đi chở hàng thuê, tăng thêm
thu nhập cho gia đình. Anh A thuê chiếc xe theo thời hạn 5
tháng. Hết thời hạn này, hai bên lại làm hợp đồng mới.
Trong thời gian anh A sử dụng thì chiếc xe do lâu ngày
không được bảo dưỡng nên bị trục trặc. Anh A mang xe
đến yêu cầu anh B bảo dưỡng thì anh B từ chối và bảo đây
không phải nghĩa vụ của mình. Anh A cho rằng mình chỉ là

109
bên đi thuê, xe bị trục trặc không phải do lỗi của mình nên
anh A không có trách nhiệm phải sửa, anh B không đồng ý,
hai bên xảy ra mâu thuẫn, việc làm ăn của A cũng vì thế
mà ảnh hưởng rất nhiều. Vậy, theo quy định của Bộ luật dân
sự năm 2015, trong trường hợp này, bên nào có trách
nhiệm sửa chữa xe?
Trả lời:
Căn cứ quy định tại các Điều 483, Điều 490 Bộ luật
dân sự năm 2015, thì:
- Anh A thuê của anh B một chiếc xe loại chuyên dùng
để chở hàng thuê với mục đích khi anh A thuê là: để giao
hàng, khai thác công dụng của chiếc xe nhằm thu lợi
nhuận chứ không phải thuê để sử dụng. Vì vậy, giữa anh A
và anh B tồn tại mối quan hệ hợp đồng thuê khoán tài
sản.
- Theo các quy định trên, việc bảo dưỡng xe sẽ
thuộc về bên thuê khoán tức là anh A nếu giữa anh A và
bên cho thuê khoán tức anh B không có thỏa thuận khác.
2. Hợp đồng mượn tài sản
Câu hỏi 66: Anh A và anh B là bạn của nhau. Một lần có
việc gấp cần phải đi từ Hà Nội vào Nghệ An, anh B đã
mượn xe ô tô của anh A, anh A đồng ý và chuyển giao toàn
bộ giấy tờ đăng ký xe cho anh B để tiện cho anh B khi đi
xa. Tuy nhiên, sau khi vào đến Nghệ An, vì chưa ra Hà Nội
ngay nên anh B đã tự ý cho anh C là một người bạn làm ăn
của mình mượn chiếc xe ô tô đó để đi. Không may, trong
lúc di chuyển, anh C gây tai nạn làm hư hỏng xe. Xin hỏi
trong tình huống này theo quy định Bộ luật dân sự năm
2015 thì ai phải chịu trách nhiệm với việc hư hỏng xe ô tô

110
của anh B?
Trả lời:

Căn cứ quy định tại các Điều 494, Điều 496, Điều
499 Bộ luật dân sự năm 2015, trong trường hợp này, giữa
anh A và anh B tồn tại hợp đồng mượn tài sản theo Điều
494 Bộ luật dân sự năm 2015.
Giữa anh A và anh B không thỏa thuận về thời hạn
trả lại tài sản, tuy nhiên, trên cơ sở tình huống đưa ra thì
có thể xác định được mục đích mượn xe là để anh B đi từ
Hà Nội vào Nghệ An. Như vậy, khi anh B đi từ Hà Nội đến
Nghệ An được hiểu là mục đích mượn đã đạt được. Do
đó, anh B phải có nghĩa vụ trả lại tài sản mượn theo
khoản 3 Điều 496 Bộ luật dân sự năm 2015.
Tuy nhiên, anh B không những không trả lại xe ô tô
cho anh A mà còn cho anh C mượn xe khi không có sự
đồng ý của anh A là vi phạm (theo khoản 2 Điều 496 Bộ
luật dân sự năm 2015). Vì vậy, việc anh C đi xe gây hư
hỏng thì anh B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại cho anh A là chủ sở hữu của chiếc xe ô tô nói trên
(khoản 4 Điều 496, khoản 3 Điều 499 Bộ luật dân sự năm
2015).
III. CÁC HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG VIỆC
1. Hợp đồng dịch vụ
Câu hỏi 67: Để chào mừng ngày thành lập công ty,
ông Nguyễn Văn A đã thuê một đoàn vũ công C về thực
hiện chương trình ca nhạc. Tuy nhiên, trong nội dung
chương trình, ông A yêu cầu đoàn vũ công C phải biểu
diễn vài tiết mục sex show cho quan khách và đối tác công

111
ty xem. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, hợp
đồng thuê dịch vụ biểu diễn này có hiệu lực pháp luật
không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 513 Bộ luật dân sự năm
2015, hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận của bên sử dụng
dịch vụ với bên cung ứng dịch vụ nên ông Nguyễn Văn A
có quyền ký hợp đồng dịch vụ với bên cung ứng dịch vụ
là đoàn vũ công C. Tuy nhiên, tại Điều 514 Bộ luật dân sự
năm 2015 thì pháp luật quy định các công việc là đối
tượng của hợp đồng dịch vụ phải là công việc thực hiện
được, không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái
đạo đức xã hội. Do đó, việc thuê vũ đoàn C thực hiện
vài tiết mục mang tính chất sex show là không phù
hợp với đạo đức xã hội nên phần nội dung hợp đồng liên
quan đến đối tượng công việc này sẽ bị vô hiệu.
Câu hỏi 68: Khi phát hiện vợ mình có nhiều biểu hiện
không bình thường, ông H suy đoán vợ mình có quan hệ
bất hợp pháp với người đàn ông khác. Do vậy, ông H cầm
20 triệu đồng đến công ty thám tử A yêu cầu công ty thực
hiện việc theo dõi, thu thập thông tin liên quan đến các
hoạt động hằng ngày của vợ mình trong vòng 2 tuần liên
tục. Trước yêu cầu của ông H, do công ty không có đủ nhân
lực và công ty cũng nhận thấy thái độ, yêu cầu của ông H có
nhiều điểm vô lý nên công ty từ chối giao kết hợp đồng.
Tuy vậy, ông H vẫn để lại 20 triệu đồng và yêu cầu công ty
thực hiện công việc ông yêu cầu. Sau đó, ông H bỏ về. Hai
tuần sau, ông H đến công ty thám tử A yêu cầu bồi thường
thiệt hại vì công ty không chịu cung cấp bất kỳ thông tin,
hình ảnh nào liên quan đến hoạt động hằng ngày của vợ

112
ông trong khoảng thời gian ông yêu cầu. Theo quy định Bộ
luật dân sự năm 2015, việc giao kết này có hiệu lực không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 513 Bộ luật dân sự năm
2015, hợp đồng dịch vụ phải là kết quả của sự thỏa thuận
giữa bên cung ứng dịch vụ với bên sử dụng dịch vụ. Trong
tình huống này, hợp đồng của ông H với công ty thám tử
A chưa được giao kết. Điều này xuất phát từ các dấu hiệu
sau:
Một là, công ty thám tử A đã thể hiện rõ từ chối giao
kết hợp đồng dịch vụ. Như vậy, công ty thám tử A đã không
tự nguyện và không thống nhất ý chí với ông H trong việc
giao kết hợp đồng dịch vụ.
Hai là, hành vi để lại số tiền 20 triệu đồng của ông H
không được coi là hành vi giao kết hợp đồng. Giao kết hợp
đồng dịch vụ có thể thể hiện trong ba trường hợp: (1) Nếu
hợp đồng dịch vụ được giao kết dưới hình thức miệng thì
thời điểm giao kết sẽ là thời điểm các bên thống nhất các
điều khoản, nội dung của hợp đồng; (2) Nếu hợp đồng
dịch vụ được giao kết dưới hình thức văn bản thì thời
điểm giao kết hợp đồng sẽ là thời điểm bên sau cùng ký
vào văn bản; (3) Nếu hợp đồng được giao kết bằng hình
thức hành vi thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm
bên sử dụng dịch vụ bằng hành vi của chính mình tiến
hành sử dụng dịch vụ của bên cung ứng dịch vụ.
Chiếu theo các nội dung trình bày nêu trên, hợp
đồng dịch vụ giữa ông H với công ty thám tử A chưa
được coi là giao kết hợp đồng. Do vậy, ông H không có
quyền yêu cầu công ty thám tử A phải bồi thường thiệt

113
hại cho mình. Đồng thời, công ty thám tử A có nghĩa vụ
trả lại cho ông H số tiền 20 triệu đồng mà ông H để lại
với tư cách là tiền dịch vụ.
Câu hỏi 69: Công ty trách nhiệm hữu hạn A vừa hoàn
thành xây dựng tòa nhà là trụ sở chính của công ty mình.
Tuy nhiên, do công trình xây dựng vừa hoàn thành, còn rất
nhiều bụi bẩn nên công ty A đến công ty trách nhiệm hữu
hạn B yêu cầu cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho
mình. Hai bên thỏa thuận qua thư điện tử rằng thời gian
thực hiện vệ sinh là 07 ngày, phí dịch vụ là 50 triệu đồng
và hình thức hợp đồng sẽ là văn bản. Tuy nhiên, do giám
đốc công ty B đang đi công tác nước ngoài trong thời
gian 01 tháng mới về mà công ty A lại có nhu cầu vệ sinh
sớm để kịp ngày khai trương trụ sở mới. Do vậy, công ty A
thỏa thuận với công ty B là cứ tiến hành công việc và bao
giờ giám đốc của công ty B về thì hoàn thiện hợp đồng
sau. Bên công ty A ứng trước 50% tiền phí dịch vụ (tức 25
triệu đồng) cho công ty B. Sau khi công việc hoàn thành
xong, công ty B yêu cầu công ty A hoàn trả nốt số tiền thì
công ty A viện lý do là hợp đồng chưa ký nên từ chối trả
tiền dịch vụ. Theo quy định Bộ luật dân sự năm 2015,
công ty B có được thanh toán nốt số tiền còn lại không?
Trả lời:
Theo khoản 2 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định “hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu
lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy
định” và tại Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định
về “giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định
về hình thức” cho thấy, pháp luật chỉ xem xét sự vô hiệu

114
của một giao dịch dân sự (trong đó có hợp đồng) khi
hình thức của giao dịch bị vi phạm, không tuân thủ theo
quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, hợp đồng
dịch vụ giữa công ty A và công ty B không bị pháp luật
quy định bắt buộc về hình thức. Hình thức hợp đồng
được xác định theo hình thức các bên thỏa thuận. Đồng
thời, khi pháp luật không bắt buộc về mặt hình thức thì
đây sẽ không là căn cứ để xác định hợp đồng vô hiệu.
Như vậy, hợp đồng dịch vụ giữa công ty A và công ty
B không vô hiệu. Hơn nữa, công ty B đã hoàn thành công
việc, công ty A cũng đã tạm ứng 50% giá trị tiền dịch vụ
theo thỏa thuận trước đó và có các trao đổi trên thư
điện tử chứng minh các bên đã thỏa thuận cũng như
đã thực hiện đối tượng hợp đồng. Do đó, trong trường
hợp này công ty A có nghĩa vụ thanh toán nốt phần tiền
dịch vụ còn lại cho công ty B theo đúng thỏa thuận.

Câu hỏi 70: Công ty cổ phần A chuyên cung cấp dịch


vụ sửa chữa các máy siêu âm cho các phòng khám, bệnh
viện. Khi bệnh viện B bị hỏng máy siêu âm liền ký hợp đồng
với công ty A. Hai bên thỏa thuận với nhau công ty A có
thời gian khảo sát và sửa chữa máy là 07 ngày. Tiền thanh
toán sẽ bao gồm hai khoản tiền: tiền thay thế các bộ phận
máy móc (nếu có) và tiền dịch vụ sửa chữa (số tiền cố
định). Khi hai bên chủ thể tiến hành ký kết hợp đồng thì do
người đại diện theo pháp luật của bệnh viện B đi công tác
nên Phó giám đốc bệnh viện cho rằng, đây cũng là một
công việc phát sinh trong thời gian Giám đốc đi vắng nên
mình cũng có nghĩa vụ giải quyết, vì vậy ông trực tiếp ký
kết hợp đồng dịch vụ. Hai tuần sau, Giám đốc bệnh viện về
thì không đồng ý với việc ký kết hợp đồng này. Do vậy,

115
Giám đốc bệnh viện B yêu cầu ngừng việc thanh toán cho
công ty A mặc dù công ty A đã hoàn thành công việc sửa
chữa và bệnh viện B đang tiếp tục tiến hành siêu âm
cho bệnh nhân bằng chiếc máy này. Vậy, theo Bộ luật
dân sự năm 2015, công ty A có được thanh toán khoản
tiền theo hợp đồng đã ký hay không?
Trả lời:
Trong tình huống này cho thấy người đại diện cho
bệnh viện B ký kết hợp đồng đã thực hiện vượt quá
phạm vi được ủy quyền bởi người đại diện cho pháp luật.
Tuy nhiên, công ty A đã thực hiện và hoàn thành công
việc, đem lại lợi ích cho bệnh viện B. Bệnh viện B chỉ chưa
thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền dịch vụ của mình.
Tình huống cũng cho thấy, Phó giám đốc bệnh viện có lỗi
vô ý trong việc xác định phạm vi ủy quyền của mình.
Công ty A không biết về việc Phó giám đốc không có
thẩm quyền đại diện để ký hợp đồng. Như vậy, nếu xét
theo Điều 143 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về “hậu
quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực
hiện vượt quá vi phạm đại diện” thì hợp đồng dịch vụ
của công ty A với bệnh viện B không đương nhiên vô hiệu
theo điểm c khoản 1 của Điều luật này. Do đó, hậu quả
của tình huống này sẽ được giải quyết theo khoản 2 của
Điều 143 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, nếu Giám
đốc bệnh viện B không đồng ý với hợp đồng được giao
kết và đã thực hiện thì chính Phó giám đốc bệnh viện có
trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên công
ty A.
Câu hỏi 71: Các ông A, ông B, ông C cùng nhau góp

116
tiền mua mảnh đất và ký hợp đồng với chị D làm các thủ
tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chị D
thường xuyên quảng cáo với mọi người có nhiều mối
quan hệ với cơ quan nhà nước để có thể làm nhanh chóng
các thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Khi các bên thống nhất xong với mức phí làm giấy tờ là
100 triệu đồng thì các ông A, B, C tạm ứng cho chị D số
tiền 30 triệu đồng. Khi chị B hoàn thành hồ sơ và có giấy
hẹn trả kết quả của cơ quan nhà nước thì bên mua sẽ trả
tiếp 50 triệu. Khi nào các ông A, B, C nhận được giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên mình thì sẽ
thanh toán nốt 20 triệu tiền dịch vụ cuối cùng. Sau khi
nhận 30 triệu tiền tạm ứng tiền dịch vụ, các ông A, B và C
không thấy chị D thực hiện được bất cứ công việc gì nên
yêu cầu chị D trả tiền lại cho họ. Chị D từ chối với lý do chị
D không vi phạm hợp đồng mà là do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền không giải quyết do vướng mắc vì thủ tục và
giấy tờ hành chính. Xin hỏi, theo Bộ luật dân sự năm 2015,
bên mua có lấy lại được 30 triệu đồng không?
Trả lời:
Công việc của chị D không được coi là dịch vụ vì bản
thân chị D không được phép cung cấp dịch vụ môi giới
sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy
định về đối tượng của hợp đồng dịch vụ tại Điều 514 Bộ
luật dân sự năm 2015 thì đây là công việc không có khả
năng thực hiện nên hợp đồng giữa ông A, ông B và ông C
với chị D không được coi là hợp đồng dịch vụ. Thỏa
thuận giữa ông A, ông B, ông C và chị D chỉ được coi là
hợp đồng thực hiện một công việc. Giải quyết hậu quả
pháp lý trong tình huống này sẽ tuân thủ theo nguyên

117
tắc chung về thực hiện hợp đồng. Khi bên được thuê
thực hiện một công việc và không có khả năng thực hiện
công việc đó sẽ là căn cứ để cho bên thuê thực hiện công
việc hủy bỏ hợp đồng. Tuy nhiên, trong tình huống này
không cho thấy các bên có thỏa thuận về các trường hợp
được hủy bỏ hợp đồng thì các bên sẽ tuân thủ theo quy
định tại Điều 425 Bộ luật dân sự năm 2015. Các ông A, B,
C có quyền hủy bỏ hợp đồng do chị D không có khả năng
thực hiện. Chị D có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền đã nhận
(30 triệu đồng) và có thể phải bồi thường thiệt hại cho
các ông A, B, C trong trường hợp các ông này có thiệt hại
thực tế và có yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Hợp đồng vận chuyển
Câu hỏi 72: Ông A và ông B là đồng hương, người
cùng làng với nhau. Khi biết ông B có việc về quê và đi bằng
xe ô tô riêng của gia đình nên ông A xin đi nhờ về quê. Trên
đường đi, chẳng may xe ô tô của ông B bị đứt phanh, đâm
xuống ruộng làm cho cả ông A, ông B và người lái xe bị
thương. Ông A yêu cầu ông B phải bồi thường cho mình vì
ông đã vi phạm hợp đồng vận chuyển. Xin hỏi, theo Bộ luật
dân sự năm 2015, yêu cầu của ông A có chính đáng
không?
Trả lời:
Trường hợp này, thỏa thuận của ông A và ông B
cũng được coi là một hợp đồng vận chuyển nhưng không
phải là hợp đồng vận chuyển hành khách mà chỉ là hợp
đồng thực hiện một công việc vận chuyển người. Ông B
không phải là người chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển
hành khách cũng như không đáp ứng điều kiện về nhà

118
cung ứng dịch vụ theo luật định.
Ông A, ông B và người lái xe bị tai nạn không phải
do vi phạm hợp đồng thực hiện công việc mà đây có thể
được coi là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Như vậy, việc bồi thường thiệt hại không được xác định
theo trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng.
Câu hỏi 73: Anh A có việc gia đình nên bắt xe khách
từ bến xe Mỹ Đình về Thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên,
khi lên xe, anh A trả tiền phí vận chuyển nhưng không
được nhà xe phát vé cho mình. Túi hành lý của anh A thì
được nhà xe yêu cầu cho xuống khoang hành lý của xe.
Nhà xe không đồng ý cho hành khách mang hành lý cồng
kềnh lên chỗ ngồi ở trên xe. Khi xe trên đường từ Hà Nội
xuống Hải Phòng không may bị hỏa hoạn khiến cho hành
khách chỉ kịp xuống khỏi xe, không kịp lấy hành lý. Sau đó,
anh A yêu cầu nhà xe phải bồi thường cho mình bao gồm
phần phí anh trả cho cước vận chuyển cũng như giá trị
hành lý của anh đã bị hủy hoại trong vụ hỏa hoạn. Nhà xe
từ chối vì nhà xe chỉ bồi thường cho hành khách nào có vé.
Đồng thời, giá trị hành lý của khách bị cháy nhà xe sẽ
không bồi thường vì nhà xe không có trách nhiệm quản lý
hành lý, nhà xe chỉ cho khách để nhờ. Trong trường hợp
này, theo Bộ luật dân sự năm 2015, anh A có được bồi
thường thiệt hại không?
Trả lời:
Trong tình huống này cần lưu ý các điểm như sau:
Thứ nhất, nhà xe từ chối trả tiền cước phí mà anh A
đã trả cho nhà xe với lý do là anh A không có vé là sai.
Theo khoản 2 Điều 523 Bộ luật dân sự năm 2015 thì “vé

119
là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển
hành khách giữa các bên”. Như vậy, nếu có vé thì đó là
bằng chứng có giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, tại khoản
1 Điều 523 Bộ luật dân sự năm 2015 thì “hợp đồng vận
chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản, bằng
lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể” nên việc
anh A có mặt trên xe, đã thực hiện hành vi thanh toán
tiền cước cho thấy, giữa anh A và nhà xe đã giao kết và
đang thực hiện một hợp đồng vận chuyển hành khách.
Do đó, nhà xe không thể lấy lý do nêu trên để từ chối trả
tiền cước phí cho anh A với tư cách là hành khách đang
được nhà xe vận chuyển.
Thứ hai, đối với bồi thường thiệt hại cho hành lý của
anh A. Nhà xe cho rằng, nhà xe không có nghĩa vụ quản lý
hành lý cho hành khách vì theo khoản 1 Điều 526 Bộ luật
dân sự năm 2015 pháp luật đã quy định nghĩa vụ của
hành khách là “trả đủ cước phí vận chuyển hành khách,
cước phí vận chuyển hành lý vượt quá mức quy định và
tự bảo quản hành lý mang theo người” nên nhà xe chỉ là
cho hành khách để nhờ hành lý. Lập luận của nhà xe là
không đúng quy định của pháp luật vì tại khoản 4 của
Điều 524 Bộ luật dân sự năm 2015 thì nghĩa vụ của bên
vận chuyển phải “chuyên chở hành lý và trả lại cho hành
khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm thỏa
thuận theo đúng thời gian, lộ trình” nên trường hợp này,
khi nhà xe yêu cầu anh A đưa hành lý vào khoang chứa hành
lý chứng tỏ anh A đã giao cho nhà xe quyền chiếm hữu
hành lý của mình. Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 528
Bộ luật dân sự năm 2015 thì trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của bên vận chuyển được áp dụng khi “tính

120
mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại
thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của
pháp luật”. Pháp luật chỉ loại trừ trách nhiệm cho bên
vận chuyển trong trường hợp thiệt hại hoàn toàn do lỗi
của hành khách theo khoản 2 Điều luật này. Do đó, trong
tình huống này, nhà xe đương nhiên phải bồi thường cho
anh A giá trị thiệt hại hành lý của anh A.
Câu hỏi 74: Chị A là hành khách trên chuyến xe có lộ
trình đi từ tỉnh Yên Bái về Hà Nội. Nhà xe B cam kết sẽ trả
khách tại bến xe Mỹ Đình và bến xe Nước ngầm. Khi đi đến
cao tốc Thăng Long - Nội Bài đoạn giao nhau với đường
đi Gia Lâm, nhà xe B yêu cầu các hành khách (bao gồm
cả chị A) có điểm đến cuối cùng là bến xe Mỹ Đình
xuống xe và chuyển sang xe C. Xe này sẽ đưa hành khách
đến bến xe Mỹ Đình còn chiếc xe hiện tại sẽ đưa khách
sang bến xe Gia Lâm. Khi chuyển khách, nhà xe B cam kết
hành khách không phải trả thêm tiền vì nhà xe B đã hoàn
thành nghĩa vụ với xe C để đưa khách đến bến xe Mỹ Đình.
Tuy nhiên, khi chiếc xe C đưa chị A đến bến xe Mỹ Đình
chạy tiếp được khoảng 2 km thì nhà xe bắt đầu yêu cầu
chị A trả thêm cước phí vận chuyển. Chị A từ chối trả
thêm với lý do nhà xe B thông báo đã thanh toán và hành
khách từ xe đó sang xe C sẽ không phải trả thêm tiền cước
phí vận chuyển. Nhà xe C không đồng ý và họ yêu cầu không
vận chuyển chị A nếu chị A không chịu thanh toán thêm
tiền cước vận chuyển. Vậy, theo Bộ luật dân sự năm 2015,
chị A có quyền từ chối thanh toán cước vận chuyển đối
với nhà xe C không?
Trả lời:

121
Thứ nhất, việc nhà xe B đi từ Yên Bái xuống Hà Nội
và tiến hành “bán” hành khách sang cho nhà xe C là hành
vi vi phạm nghĩa vụ của bên vận chuyển. Theo khoản 1
Điều 524 Bộ luật dân sự năm 2015 thì bên vận chuyển có
nghĩa vụ “chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát
đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, bằng phương tiện đã
thỏa thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ
chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng
tải”. Như vậy, khi đón khách, nhà xe B cam kết với chị A
sẽ trả khách tại địa điểm bến xe Mỹ Đình nhưng sau đó
nhà xe B lại đi theo lộ trình khác và “bán” chị A sang cho
xe C là không đúng quy định pháp luật. Đồng thời, quyền
của chị A theo khoản 1 Điều 527 là “yêu cầu được chuyên
chở đúng bằng phương tiện vận chuyển và giá trị theo
cước phí vận chuyển với lộ trình đã thỏa thuận” nên việc
chị A bị chuyển sang xe C để đi tiếp về bến xe Mỹ Đình là
vi phạm quyền của chị A. Khi quyền của chị A bị nhà xe vi
phạm thì theo quy định của pháp luật, chị A có quyền
đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng vận chuyển
hành khách với nhà xe theo quy định tại khoản 2 Điều
529. Điều luật này quy định “hành khách có quyền đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường
hợp bên vận chuyển vi phạm nghĩa vụ quy định tại các
khoản 1, 3 và 4 Điều 524 của Bộ luật này”. Nếu chị A đơn
phương chấm dứt hợp đồng vận chuyển thì hậu quả pháp
lý sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 428 Bộ luật
dân sự năm 2015. Theo quy định đó thì hợp đồng vận
chuyển giữa nhà xe B và chị A sẽ chấm dứt tại thời điểm
chị A thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng. Việc
chấm dứt này xuất phát từ hành vi vi phạm nghĩa vụ của
nhà xe B đối với chị A. Do đó, nhà xe B có nghĩa vụ hoàn

122
trả cho chị A số tiền cước phí tương ứng đoạn đường từ
địa điểm “bán” hành khách trên cao tốc Thăng Long - Nội
Bài đến bến xe Mỹ Đình.
Thứ hai, việc nhà xe C vận chuyển hành khách xuống
bến xe Mỹ Đình đòi chị A phải trả thêm tiền cước phí cho
đoạn đường từ nơi bắt đầu nhận hành khách đến nơi trả
là bến xe Mỹ Đình. Về nguyên tắc, các nhà xe chuyển khách
cho nhau tự tiến hành thanh toán. Như vậy, đây là bản
chất chuyển giao nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ
vận chuyển và được sự đồng ý của bên có quyền (hành
khách). Như vậy, nhà xe đang vận chuyển chị A (nhà xe C)
được coi là bên thế nghĩa vụ và tiếp tục thực hiện quyền,
nghĩa vụ của nhà xe B đã cam kết vận chuyển chị A từ
Yên Bái về bến xe Mỹ Đình. Trong trường hợp nhà xe C
yêu cầu tăng tiền cước phí vận chuyển sẽ chỉ được thực
hiện khi hành khách đồng ý. Nếu chị A không đồng ý thì
có quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng, đề nghị nhà xe
thanh toán phần tiền cước vận chuyển cho chị A tương
đương với đoạn đường mà nhà xe đáng lẽ phải vận
chuyển chị A đến điểm đến là bến xe Mỹ Đình.
Câu hỏi 75: Ông A bán hàng trực tuyến cho chị B,
nhưng vì ông A và chị B ở hai địa phương khác nhau nên
ông A đến công ty vận chuyển C thuê vận chuyển hàng
hóa đến địa chỉ của C. Tuy nhiên, khi ông A ký hợp đồng
thuê vận chuyển thì ông A yêu cầu người nhận hàng sẽ trả
tiền cước vận chuyển và bên cung ứng dịch vụ vận chuyển
có nghĩa vụ thu tiền hàng cho ông A. Khi công ty C chuyển
hàng đến cho chị B thì chị B từ chối thanh toán tiền cước
vận chuyển. Nếu ông A buộc chị B thanh toán tiền cước
vận chuyển thì chị B sẽ từ chối hợp đồng mua bán với ông
A. Vậy, theo Bộ luật dân sự năm 2015, trong trường hợp

123
này, ai sẽ phải thanh toán cước vận chuyển cho công ty C?
Trả lời:

Giữa các chủ thể trong tình huống này tồn tại hai
loại hợp đồng: hợp đồng mua bán (giữa ông A và chị B)
và hợp đồng vận chuyển (giữa ông A với công ty C để vận
chuyển tài sản cho người nhận là chị B). Hợp đồng vận
chuyển là hợp đồng bổ sung cho hợp đồng mua bán vì nó
hỗ trợ cho bên bán (là ông A) chuyển giao tài sản bán
cho bên mua (là chị B). Tuy nhiên, do không có sự thỏa
thuận cụ thể giữa ông A và chị B nên dẫn đến không xác
định được ai có nghĩa vụ thanh toán cho công ty C phần
cước phí vận chuyển.
Để xác định nghĩa vụ của người thanh toán tiền
cước phí vận chuyển thì phải xác định ai có nghĩa vụ
chuyển giao tài sản trong hợp đồng mua bán. Trên cơ sở
quy định pháp luật của hợp đồng mua bán theo Điều 435
Bộ luật dân sự năm 2015 về “địa điểm giao tài sản” có
quy định “địa điểm giao tài sản do các bên thỏa thuận;
nếu không có thỏa thuận thì áp dụng quy định tại
khoản 2 Điều 277 của Bộ luật này”. Theo khoản 2 Điều
277 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì nếu tài sản là
động sản, địa điểm chuyển giao tài sản là nơi cư trú của
bên có quyền. Do đó, trong tình huống này thì địa điểm
chuyển giao tài sản sẽ là nơi cư trú của chị B. Nói một
cách khác thì ông A có nghĩa vụ chuyển giao tài sản cho
chị B đến nơi cư trú của chị B. Do đó, trong hợp đồng
thuê vận chuyển tài sản, bên có nghĩa vụ chuyển giao
tài sản (là ông A) có nghĩa vụ thanh toán tiền cước vận
chuyển cho công ty C.

124
Trong tình huống chị B từ chối nhận hàng và không
trả tiền cho ông A thì trên cơ sở nội dung thỏa thuận của
hợp đồng vận chuyển tài sản, hậu quả pháp lý sẽ được giải
quyết theo thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp các
bên không có thỏa thuận thì áp dụng khoản 3 Điều 538
Bộ luật dân sự năm 2015, bên vận chuyển có nghĩa vụ
chuyển lại tài sản cho bên thuê vận chuyển (ông A) và
được nhận chi phí cho việc vận chuyển tài sản từ ông A.
3. Hợp đồng gia công

Câu hỏi 76: Chị A đến cửa hàng của chị B đặt may
một bộ đồng phục, nhưng vì cửa hàng của chị B hết loại
vải mà chị A chọn nên chị A buộc phải sang cửa hàng của
anh C để mua vải và mang sang cửa hàng chị B để
may. Cửa hàng của chị B bị chập điện cháy khiến mảnh
vải mà chị A đã chuyển giao cho chị B cũng bị cháy. Theo
Bộ luật dân sự năm 2015, chị A có quyền yêu cầu chị B bồi
thường cho mình không?

Trả lời:

Chị A sẽ không được thanh toán giá trị mảnh vải


nếu sự kiện chập điện của cửa hàng chị B hoàn toàn do
khách quan. Theo quy định tại Điều 548, Bộ luật dân sự
năm 2015: “Cho đến khi giao sản phẩm cho bên đặt gia
công, bên nào là chủ sở hữu của nguyên vật liệu thì phải
chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được
tạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác”. Do đó, nếu không có thỏa thuận khác, thì chị
A sẽ không được thanh toán phần giá trị mảnh vải đã bị
cháy do ở thời điểm bị thiệt hại, mảnh vải đang là tài sản
thuộc sở hữu của chị A.

125
Câu hỏi 77: Anh A đến cửa hàng đồ gỗ của anh B, đặt
hàng anh B đóng cho mình một bộ giường, tủ nhưng khi
thấy bộ bàn ghế mà cửa hàng anh B trưng bày (hàng
mẫu), anh A thấy ưng ý và mua luôn. Vậy, theo Bộ luật
dân sự năm 2015, hợp đồng đã thực hiện giữa anh A và
anh B có phải là hợp đồng gia công không? Tại sao?

Trả lời:

Hợp đồng giữa anh A và anh B là hợp đồng mua bán


chứ không phải hợp đồng gia công do đối tượng của hợp
đồng gia công là công việc gia công, trong khi đó thỏa
thuận giữa anh A và anh B chỉ liên quan đến bộ bàn ghế
đã có sẵn.

Câu hỏi 78: Theo Bộ luật dân sự năm 2015, nghĩa vụ


cung cấp nguyên vật liệu trong hợp đồng gia công thuộc
về bên nhận gia công hay bên đặt gia công?

Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 544 Bộ luật dân sự
năm 2015 thì nghĩa vụ cung cấp nguyên vật liệu thuộc về
bên đặt gia công, và bên đặt gia công phải cung cấp
nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn
và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung
cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.
Câu hỏi 79: Ông A đặt hàng ông B gia công và lắp đặt
bộ cửa sắt, cửa nhôm cho công trình xây dựng của ông A.
Theo thỏa thuận, ông B phải lắp đặt và bàn giao sản phẩm
cho ông A. Nhưng vì công ty cung cấp phôi thép cho ông B
bị chìm tàu chở phôi thép, lượng phôi thép mà ông B đặt
hàng không còn nên đến thời hạn thỏa thuận, ông B không

126
giao được sản phẩm cho ông A mà mãi 05 ngày sau ngày
thỏa thuận ông B mới giao tài sản gia công. Vì thế, công
trình của ông A không được “nghiệm thu” đúng thời hạn,
ông A phải bồi thường thiệt hại cho chủ đầu tư của công
trình xây dựng là 1 tỷ đồng. Ông A yêu cầu ông B bồi
thường thiệt hại. Vậy, theo Bộ luật dân sự năm 2015, ông
B có phải bồi thường thiệt hại cho ông A không? Tại sao?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 549 Bộ luật dân sự năm
2015: “Bên nhận gia công phải giao sản phẩm và bên
đặt gia công phải nhận sản phẩm theo đúng thời hạn
và tại địa điểm đã thỏa thuận” . Trong trường hợp
ông B chậm giao sản phẩm gia công cho ông A thì ông
B có thể thông báo xin gia hạn và khi hết thời gian gia
hạn mà ông B vẫn không giao tài sản thì ông A có
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi
thường thiệt hại theo khoản 1 Điều 550, Bộ luật dân
sự năm 2015 quy định về chậm giao, chậm nhận sản
phẩm gia công. Tuy nhiên, trong trường hợp này
không đề cập việc ông B có xin gia hạn không, do đó
nếu đến thời hạn mà ông B không giao tài sản thì được
coi là hành vi vi phạm hợp đồng nhưng dữ kiện của tình
huống nói rõ ông B không giao được là do sự kiện “chìm
tàu chở phôi thép của công ty C”, do đó đây được coi là
sự kiện bất khả kháng, nên ông B không phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông A, trừ trường hợp
ông A và ông B có thỏa thuận khác theo quy định tại
khoản 2 Điều 351, Bộ luật dân sự năm 2015: “Trường
hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do

127
sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm
dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác”.
Câu hỏi 80: Anh A đặt cửa hàng vàng, bạc của ông B
gia công cho mình bộ nhẫn đôi để tặng sinh nhật cho bạn
gái. Mặc dù đã cung cấp đầy đủ thông tin và chỉ dẫn về
mẫu mã của cặp nhẫn nhưng đến khi nhận bàn giao tài
sản, bạn gái của anh A không đeo vừa chiếc nhẫn đó, anh
A yêu cầu ông B gia công lại chiếc nhẫn này. Nhưng ông B
yêu cầu anh A trả thêm tiền vì tăng kích cỡ của nhẫn cần
phải bổ sung lượng vàng. Anh A không đồng ý nên ông B
không nhận gia công, sửa chữa lại nhẫn. Anh A phải mang
nhẫn sang cửa hàng của bà C (gần cửa hàng của ông B) để
gia công lại. Vì chưa thanh toán cho ông B, nên khi thanh
toán tiền anh A đã tự ý bớt lại số tiền 300.000 đồng (bằng
số tiền mà anh A đã phải trả cho bà C để gia công lại chiếc
nhẫn). Theo Bộ luật dân sự năm 2015, hành vi của anh A
có được coi là vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp
đồng gia công không? Tại sao?
Trả lời:
Theo quy định của khoản 3 Điều 545 Bộ luật dân sự
năm 2015: “Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất
lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu
cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa
chữa được trong thời hạn thỏa thuận thì bên đặt gia công
có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt
hại”. Trong trường hợp này, anh A (bên đặt gia công) đã
không sử dụng quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi
thường thiệt hại mà chỉ bớt tiền công của ông B khi thực

128
hiện nghĩa vụ trả tiền thì hành vi của anh A cũng được
coi là có căn cứ pháp luật. Vì theo quy định của khoản 3
Điều 552 Bộ luật dân sự năm 2015, anh A chỉ không
được giảm tiền công của ông B khi: “sản phẩm không bảo
đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà mình đã cung cấp
hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của mình”. Trong
trường hợp này, ông B đã gia công không đúng yêu cầu
của anh A, chất lượng của một trong hai chiếc nhẫn anh
A đặt gia công không đúng với chỉ dẫn của anh A, do đó
anh A có quyền giảm tiền công.
4. Hợp đồng gửi, giữ tài sản
Câu hỏi 81: Chị A đi vắng, nhờ bà B trông nhà, khi về
chị A thấy con chó của mình bị chết, nhà bị tróc sơn, chị A
yêu cầu bà B bồi thường. Bà B nói: “cô chỉ nhờ trông nhà,
tôi không có nghĩa vụ phải trông chó, nhà bị tróc sơn là do
chất lượng sơn kém không phải do lỗi của tôi”. Vậy, theo
Bộ luật dân sự năm 2015, bà B có phải bồi thường thiệt
hại cho chị A không? Tại sao?
Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 555 Bộ luật dân sự năm 2015 quy


định nghĩa vụ của bên gửi tài sản (chị A): “1. Khi giao tài
sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và
biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu
không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do
không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu;
nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Nếu chị A không
nói rõ bà B trông coi cả chó của mình thì bà B chỉ phải
trông coi nhà cho chị A. Khi con chó của chị A chết thì chị
A phải tự chịu rủi ro đối với tài sản của mình. Khi xác lập

129
hợp đồng gửi giữ nhà với bà B, chị A phải nói rõ chị A
muốn bà B áp dụng những biện pháp nào để bảo quản
ngôi nhà, nếu do chính chị A không biết rõ tình trạng
chất lượng sơn của ngôi nhà thì bà B không phải bồi
thường.

Câu hỏi 82: Trong quá trình khám xét nhà của Đỗ
Văn A, công an phát hiện nhà của A có chứa một lượng
lớn ba ba và ngà voi. Khi bị công an lập biên bản, A nói A
chỉ là người nhận trông giữ tài sản. A xuất trình hợp đồng
viết tay. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, hợp
đồng viết tay này có hiệu lực không?
Trả lời:

Hợp đồng gửi giữ của Đỗ Văn A là hợp đồng dân sự


vô hiệu tuyệt đối vì ba ba và ngà voi là loại tài sản cấm
lưu thông, buôn bán và tàng trữ. Vì vậy, ba ba và ngà
voi không thể trở thành đối tượng của hợp đồng gửi giữ
được. Do đó, căn cứ Điều 123 Bộ luật dân sự năm 2015
quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều
cấm của luật, trái đạo đức xã hội, thì hợp đồng gửi giữ
của A với đối tác vô hiệu do nội dung, mục đích vi phạm
điều cấm của pháp luật.

Câu hỏi 83: Nguyễn Văn A mang xe máy ra bãi gửi xe


của bến xe Mỹ Đình gửi để đi xe khách về quê nhưng
không nói đến bao giờ mới lấy xe. 3 tuần sau, anh A đến
lấy xe thì được người trông xe cho biết xe của anh đã bị
bán do quá lâu không đến lấy. Xin hỏi, theo quy định của
Bộ luật dân sự năm 2015, anh A có được bồi thường thiệt
hại không?

130
Trả lời:

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, vì anh


A và bên nhận gửi giữ xe máy không thỏa thuận về thời
hạn của hợp đồng gửi giữ nên hợp đồng gửi giữ sẽ chỉ
chấm dứt khi anh A “yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào,
nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng
phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý” theo
khoản 1 Điều 556 Bộ luật dân sự năm 2015. Và theo
khoản 1 Điều 557 Bộ luật dân sự năm 2015, bên nhận
trông giữ xe máy của anh A có nghĩa vụ phải: “Bảo quản
tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên
gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ” và chỉ
được: “Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc
tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó
cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do
bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản”
theo khoản 4 Điều 558 Bộ luật dân sự năm 2015.
Căn cứ các quy định trên, bên trông giữ xe máy phải
có trách nhiệm bồi thường cho anh A số tiền bằng giá trị
của chiếc xe anh đã gửi.

Câu hỏi 84: Anh A mang chó đến nhà chị B để gửi giữ
trong thời gian 03 tháng để đi du lịch nước ngoài cùng gia
đình. Anh A và chị B thỏa thuận sau 03 tháng, anh A sẽ
đến nhận lại chó, thù lao cho việc trông giữ chó mà anh
A phải thanh toán cho chị B là 2 triệu đồng/tháng. Nhưng
kế hoạch du lịch của gia đình nhà anh A thay đổi, hai
tháng sau, anh A đã quay về Việt Nam, anh A đến nhận lại
chó. Chị B yêu cầu anh A phải thanh toán toàn bộ 6 triệu

131
đồng, anh A không đồng ý vì cho rằng mình chỉ phải thanh
toán tiền gửi giữ theo thời gian gửi giữ trên thực tế. Theo
Bộ luật dân sự năm 2015, anh A nhận định như vậy có
đúng không? Số tiền mà anh A phải trả cho chị B là bao
nhiêu?
Trả lời:

Nhận định của anh A là hoàn toàn sai. Vì theo quy


định tại khoản 3 Điều 561 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Khi bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì vẫn phải
trả đủ tiền công và thanh toán chi phí cần thiết phát
sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sản trước thời hạn,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Khi anh A lấy lại tài
sản trước thời hạn 3 tháng theo thỏa thuận, anh A vẫn
phải trả đủ tiền công và thanh toán chi phí cần thiết phát
sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sản trước thời hạn do
anh A và chị B không có thỏa thuận gì khác.
Số tiền mà anh A phải thanh toán cho chị B là 6 triệu
đồng là số tiền của cả ba tháng trông coi mà anh A và chị
B đã thỏa thuận, ngoài ra, anh A có thể phải trả những
chi phí cần thiết phát sinh từ việc chị B phải trả lại chó
trước thời hạn (nếu có).

5. Hợp đồng ủy quyền

Câu hỏi 85: Hợp đồng ủy quyền chỉ có thể được ký


kết giữa các chủ thể là cá nhân có đúng không?

Trả lời:
Theo Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng
ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên
được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân

132
danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao
nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Hợp đồng ủy quyền được ký kết với tất cả chủ thể
của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm cá nhân, pháp
nhân thương mại, các pháp nhân phi thương mại, hộ gia
đình, tổ hợp tác và các tổ chức khác không có tư cách
pháp nhân, nhà nước...

Câu hỏi 86: Ông A ủy quyền cho ông B thay mình xác
lập và thực hiện hợp đồng liên quan đến tài sản là con
trâu của ông A trong khi ông A đi vắng. Theo Bộ luật dân
sự năm 2015, hợp đồng ủy quyền giữa ông A và ông B chỉ
chấm dứt trong trường hợp ông A hoặc ông B chết có
đúng không?

Trả lời:

Sai. Vì hợp đồng ủy quyền giữa ông A và ông B còn


chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp được quy
định tại khoản 3 Điều 140 và Điều 422 Bộ luật dân sự
năm 2015, theo đó, hợp đồng ủy quyền sẽ chấm dứt khi:
- Hợp đồng đã được hoàn thành; ông B đã hoàn
thành công việc được ủy quyền.
- Theo thỏa thuận của ông A và ông B.
- Ông A hoặc ông B chết.
- Ông A hoặc ông B hủy bỏ hoặc đơn phương chấm
dứt hợp đồng.
- Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của
Bộ luật này.
- Do đối tượng của hợp đồng (trong trường hợp này
là con trâu) không còn.
- Trường hợp khác do luật quy định. Ví dụ:

133
trường hợp ông B không còn đủ khả năng để đại diện
cho ông A như trường hợp ông B bị Tòa án tuyên bố
mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự...

Câu hỏi 87: Ông A ủy quyền cho bà B bán căn nhà cấp
bốn của mình, nhưng không cho bán các đồ đạc bên
trong nhà như bàn ghế, ti vi và các đồ vật gia dụng khác.
Tuy nhiên, khi ký kết hợp đồng với chị C, bà B lại bán toàn
bộ cả nhà và đồ dùng gia dụng cho chị C. Theo Bộ luật dân
sự năm 2015, bà B có phải chịu trách nhiệm bồi thường
cho ông A về số đồ đạc đã bán không?

Trả lời:

Nguyên tắc khi bên được ủy quyền thực hiện công


việc vượt quá phạm vi công việc ủy quyền thì phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền theo
quy định của khoản 6 Điều 565 và khoản 3 Điều 568, Bộ
luật dân sự năm 2015, bên ủy quyền được: “bồi thường
thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy
định tại Điều 565 của Bộ luật này”. Tuy nhiên, theo quy
định tại khoản 1 Điều 143 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện
xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, theo đó
giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện
vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch
được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường
hợp rơi vào một trong ba tình huống sau: Người được
đại diện đồng ý; Người được đại diện biết mà không
phản đối trong một thời hạn hợp lý; Người được đại diện

134
có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc
không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.
Do đó, trong tình huống trên, nếu ông A biết mà
đồng ý hoặc không phản đối khi bà B thực hiện giao dịch
vượt quá phạm vi đại diện hoặc ông A có lỗi khiến bà B
không biết mình đã xác lập, vượt quá phạm vi đại diện
thì bà B không phải chịu trách nhiệm liên quan đến phần
vượt quá phạm vi đại diện mà mình đã xác lập với chị
C. Còn ngược lại, bà B phải chịu trách nhiệm bồi thường
cho ông A về số đồ vật đã bán nằm ngoài phạm vi ủy
quyền.

Câu hỏi 88: Theo Bộ luật dân sự năm 2015, khi bên
được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy
quyền, nhưng đem lại lợi ích cho bên ủy quyền thì có phải
chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền
không?

Trả lời:
Hiện nay, Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định
đây được coi là căn cứ loại trừ trách nhiệm của bên được
ủy quyền. Do đó, bên được ủy quyền vẫn phải chịu trách
nhiệm dân sự do không thực hiện đúng phạm vi ủy
quyền nếu không thuộc các trường hợp được quy định
tại khoản 1 Điều 143 Bộ luật dân sự năm 2015, chỉ khác
là người được ủy quyền không phải bồi thường thiệt hại
cho bên ủy quyền do không có thiệt hại xảy ra.

Câu hỏi 89: Chị A đi công tác nước ngoài, chị A ủy


quyền cho chị B thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu

135
đối với diện tích quyền sử dụng đất mà chị A mua từ chị C,
nhưng sau nhiều lần thúc giục, chị B vẫn không thực hiện.
Xin hỏi theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, chị A
có quyền hủy bỏ hợp đồng ủy quyền không?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 569 Bộ luật dân sự năm 2015 quy


định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy
quyền, thì: “Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy
quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được
ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy
quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy
quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm
dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo
trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ
ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp
đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba
vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc
phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt”.
Theo quy định này, chị A chỉ có thể đơn phương
chấm dứt hợp đồng với chị B và có thể yêu cầu chị B bồi
thường thiệt hại do chị B đã vi phạm nghĩa vụ của người
được ủy quyền theo quy định tại khoản 6 Điều 565 và
khoản 3 Điều 568 Bộ luật dân sự năm 2015.

Câu hỏi 90: Anh Nguyễn Văn A có nhu cầu bán nhà,
anh A ủy quyền cho bà B được toàn quyền định đoạt ngôi
nhà khi anh A đi vắng. Nhưng bà B mãi không tìm được
khách mua nhà, trong lúc đó, anh A lại tìm được chị C là

136
người đang có nhu cầu muốn mua nhà. Anh A ký hợp đồng
với chị C. Bà B cho rằng, hợp đồng giữa anh A và chị C vô
hiệu, vì trong thời gian ủy quyền chỉ có mình bà B mới
được bán nhà. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm
2015, yêu cầu của bà B có đúng không?

Trả lời:

Nhận định của bà B là không đúng, vì trong thời hạn


của hợp đồng ủy quyền anh A vẫn là chủ sở hữu của ngôi
nhà nên theo khoản 2 Điều 569 Bộ luật dân sự năm
2015, anh A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
đối với bà B nhưng phải báo cho bà B biết trước. Mặt
khác, hợp đồng ủy quyền chỉ xác lập tư cách đại diện của
bà B không xác lập quyền sở hữu của bà B với ngôi nhà,
đồng thời, cũng không làm chấm dứt quyền sở hữu ngôi
nhà đối với anh A. Anh A là chủ sở hữu và do vậy anh A
được quyền tự mình định đoạt tài sản đó.

Câu hỏi 91: Anh A ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ
viễn thông cho công ty B, nhưng vì nhiều đơn hàng cần
thực hiện, anh A không thể thực hiện được toàn bộ nên đã
ủy quyền cho ông C thực hiện việc lắp đặt đường truyền
internet cho công ty B (hợp đồng ủy quyền này anh A đã
thông báo và được công ty B đồng ý). Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện, ông C bị cột thu phát sóng đè gẫy
chân không thể tự mình thực hiện được công việc, ông C
đã ủy quyền lại cho anh D thay mình lắp đặt hệ thống
đường truyền internet cho công ty B. Theo Bộ luật dân sự
năm 2015, hành vi ủy quyền của ông C và anh D có hợp
pháp không khi ông C chưa hỏi ý kiến của anh A?

137
Trả lời:

Việc ủy quyền lại của ông C và anh D là hợp pháp,


mặc dù ông C chưa nhận được sự đồng ý của anh A,
nhưng vì ông C bị gãy chân không thể tự mình thực hiện
được do vậy, trong trường hợp này áp dụng quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 564 Bộ luật dân sự năm 2015: “Bên
được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong
trường hợp: ... Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp
dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực
hiện được”. Tuy nhiên, việc ủy quyền lại của ông C và anh
D không được vượt quá phạm vi mà anh A đã ủy quyền
cho ông C, hình thức của hợp đồng ủy quyền lại giữa ông
C và anh D phải phù hợp với hình thức hợp đồng ủy
quyền ban đầu giữa anh A và ông C.

IV. HỢP ĐỒNG VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ HỢP


ĐỒNG HỢP TÁC
1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất

So với Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật dân sự


năm 2015 không tái kết cấu Phần “Quy định về chuyển
quyền sử dụng đất” thành phần riêng trong Bộ luật dân
sự. Các quy định về quyền sử dụng đất liên quan đến
tài sản, quyền sở hữu, vật quyền khác, hợp đồng và
quyền nhân thân đã được quy định trong các chế định
tương ứng của Bộ luật mà không quy định lại những nội
dung đã được quy định cụ thể trong Luật đất đai năm
2013. Các quy định về Hợp đồng về quyền sử dụng đất

138
được quy định tại Mục 7 Chương XVI Phần thứ ba của
Bộ luật dân sự năm 2015.

Câu hỏi 92: Năm 1994, ông Nguyễn Văn A được Nhà
nước giao 720 m2 đất nông nghiệp tại xã Q theo Nghị định
số 64/CP ngày 27-9-1993 của Chính phủ ban hành bản
quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sử dụng đất
nông nghiệp. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015,
ông A được thực hiện các loại hợp đồng về quyền sử dụng
đất nào đối với thửa đất của mình; ông A có được quyền
chuyển đổi quyền sử dụng thửa đất của mình cho ông
Nguyễn Văn B cũng là người nông dân trực tiếp sản xuất
nông nghiệp có hộ khẩu thường trú tại xã T không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 500 của Bộ luật dân sự năm
2015, có các loại hợp đồng về quyền sử dụng đất sau:
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng
cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện
quyền khác theo quy định của Luật đất đai.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 179 của Luật đất
đai năm 2013 thì ông A được ký các hợp đồng chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho,
thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, do đây là đất nông nghiệp nên hợp đồng
chuyển đổi quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Văn A chỉ
được thực hiện với người khác hộ gia đình, cá nhân khác
cũng đang sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã Q. Như
vậy, ông A không được phép ký hợp đồng chuyển đổi
quyền sử dụng đất nông nghiệp với ông Nguyễn Văn B.

139
Câu hỏi 93: Ông Đỗ Văn T ký hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng 100 m2 đất ở cho bà Nguyễn Thị B có
chứng nhận của công chứng viên. Nội dung của hợp đồng
theo đúng quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, khi
bà B đi làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất thì phát
hiện tại thời điểm ký hợp đồng, thửa đất nằm trong quy
hoạch mở đường của thành phố H. Theo quy định của Bộ luật
dân sự năm 2015, các bên có được thỏa thuận chuyển
nhượng thửa đất nằm trong quy hoạch không?

Trả lời:

Trước hết, chúng ta cần xem xét đến nội dung của
hợp đồng giữa ông Đỗ Văn T và bà Nguyễn Thị B trong
việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với mảnh đất
nằm trong quy hoạch mở đường của thành phố H có
thuộc diện không được phép chuyển nhượng không.
Muốn vậy, trong trường hợp này, cần phải căn cứ các
quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật đất đai
năm 2013. Theo khoản 2 Điều 501 Bộ luật dân sự năm
2015 quy định về nội dung của hợp đồng về quyền sử
dụng đất: “Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất
không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời
hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các
quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất
đai và quy định khác của pháp luật có liên quan”; kết hợp
với khoản 2 Điều 49 của Luật đất đai năm 2013 quy định
về thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất:
“Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố
mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp
huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và

140
được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy
định của pháp luật.
Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm
của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải
chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế
hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử
dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công
trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu
cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo
quy định của pháp luật”.
Như vậy, ngoài việc tuân thủ quy định chung về hợp
đồng và nội dung của hợp đồng thông dụng có liên quan
trong Bộ luật dân sự, nội dung của hợp đồng về quyền sử
dụng đất phải tuân thủ các quy định về mục đích sử
dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp
luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên
quan.
Đối với trường hợp cụ thể nêu trên, ông T và bà B
được phép ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất và thực hiện thủ tục hành chính theo quy định.

Câu hỏi 94: Năm 2004, ông Phan Văn Q ký hợp đồng
viết tay chuyển nhượng 120 m2 đất ở của mình cho bà B.
Nay, bà B muốn đi làm thủ tục để được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Bà B muốn biết, theo quy định
của Bộ luật dân sự năm 2015, bà B và ông Q có phải ký lại
hợp đồng có công chứng, chứng thực theo quy định
không? Bà B muốn chuyển nhượng thửa đất này cho chị C
thì phải làm những thủ tục gì? Hiệu lực của việc chuyển

141
quyền sử dụng đất giữa bà B và chị C được xác định từ
thời điểm nào?

Trả lời:
Trong trường hợp này, cần xem xét đến tính hình
thức của hợp đồng viết tay giữa ông Q và bà B có vi phạm
pháp luật không. Theo Điều 502 Bộ luật dân sự năm
2015 quy định về hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng
về quyền sử dụng đất:
“1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập
thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của
Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của
pháp luật có liên quan.
2. Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất
phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật
về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Kết hợp với quy định tại Điều 82 Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai đã quy
định về thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng
đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo
quy định, như sau:
“1. Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận
chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử
dụng đất trước ngày 01-01-2008 mà đất đó chưa được
cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này thì người nhận chuyển quyền
sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và

142
tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của
Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải
làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận
hồ sơ không được bắt buộc người nhận chuyển quyền sử
dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng
đất theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận
chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử
dụng đất trước ngày 01-7-2014 mà bên nhận chuyển
quyền sử dụng đất chỉ có Giấy chứng nhận của bên
chuyển quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng, giấy tờ về
chuyển quyền sử dụng đất theo quy định thì thực hiện
theo quy định như sau:
a) Người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp đơn
đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các giấy
tờ về quyền sử dụng đất hiện có;
b) Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn
bản cho bên chuyển quyền và niêm yết tại trụ sở Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc làm thủ tục cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển
quyền. Trường hợp không rõ địa chỉ của người chuyển
quyền để thông báo thì phải đăng tin trên phương tiện
thông tin đại chúng của địa phương ba số liên tiếp (chi
phí đăng tin do người đề nghị cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất trả);
c) Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc
đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng

143
của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết
tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để
trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy Giấy chứng
nhận đã cấp đối với trường hợp không nộp Giấy chứng
nhận để làm thủ tục đồng thời cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất mới cho bên nhận chuyển quyền.
Trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì
Văn phòng đăng ký đất đai hướng dẫn các bên nộp đơn
đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp theo quy định”.
Căn cứ vào các quy định trên, khi bà B làm thủ tục
xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông Q thì không
phải công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất nữa (do bà B thực hiện nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất trước ngày 01-01-2008). Tuy
nhiên, khi bà B chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
mình cho chị C thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại
khoản 3 Điều 167 và Điều 188 của Luật đất đai đó là hợp
đồng chuyển nhượng phải được công chứng, chứng thực
theo quy định và thửa đất chuyển nhượng phải có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Về trình tự, thủ tục đăng ký chuyển nhượng quyền
sử dụng đất đối với thửa đất của ông Q sang bà B phải
thực hiện theo Điều 82 của Nghị định số 43/2014/NĐ-
CP. Đối với trường hợp chuyển từ bà B sang chị C thì
tuân theo quy định tại Điều 79 của Nghị định số
43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở

144
hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng
thành của chung vợ và chồng.
Về hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất giữa
bà B và chị C được xác định theo quy định tại Điều 503
Bộ luật dân sự năm 2015: “việc chuyển quyền sử dụng
đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định
của Luật đất đai”.
2. Hợp đồng hợp tác
Bộ luật dân sự chỉ quy định về những hợp đồng
mang tính đặc trưng và đại diện cho quan hệ pháp luật
dân sự. So với Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật dân sự
năm 2015 không quy định về hợp đồng mua bán nhà ở,
hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng bảo hiểm. Những hợp
đồng này đã được quy định trong Luật nhà ở, Luật kinh
doanh bảo hiểm. Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự năm 2015
cũng bổ sung một loại hợp đồng mới là hợp đồng hợp tác
để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về hợp tác trong sản
xuất, kinh doanh.
Các quy định về hợp đồng hợp tác được quy định tại
Mục 8 Chương XVI Phần thứ ba Bộ luật dân sự năm
2015, gồm 9 điều quy định về các vấn đề: Hợp đồng hợp
tác (Điều 504); Nội dung của hợp đồng hợp tác (Điều
505); Tài sản chung của các thành viên hợp tác (Điều
506); Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác (Điều
507); Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (Điều 508);
Trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác (Điều 509);
Rút khỏi hợp đồng hợp tác (Điều 510); Gia nhập hợp
đồng hợp tác (Điều 511); Chấm dứt hợp đồng hợp tác
(Điều 512). Sau đây là một số tình huống liên quan đến

145
hợp đồng hợp tác theo Bộ luật dân sự năm 2015.

Câu hỏi 95: Theo quy định của Bộ luật dân sự năm
2015, những hợp đồng sau đây, hợp đồng nào là hợp đồng
hợp tác: Hợp đồng góp vốn; Hợp đồng liên doanh; Hợp
đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT); Hợp
đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO); Hợp
đồng xây dựng - chuyển giao (BT); và Hợp đồng hợp tác
kinh doanh (BCC)?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 504 của Bộ luật dân sự năm
2015 thì “Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá
nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức
để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng
chịu trách nhiệm”.
Vì vậy, trong các loại hợp đồng nêu trên thì hợp
đồng góp vốn, hợp đồng liên doanh và hợp đồng BCC là
các dạng của hợp đồng hợp tác. Bởi vì:
- Hợp đồng góp vốn có sự đóng góp vốn là tiền, tài
sản, giấy tờ có giá... của một bên với một bên khác, ví
dụ góp vốn thành lập doanh nghiệp;
- Hợp đồng liên doanh là sự hợp tác giữa nhà đầu tư
trong nước và nhà đầu nước ngoài để triển khai thực
hiện dự án đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam.
- Hợp đồng BCC là Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo
quy định của Luật đầu tư năm 2014 (điểm 9, Điều 3).
Hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh
doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà
không thành lập tổ chức kinh tế.

146
Câu hỏi 96: Hợp đồng hợp tác có thể được giao kết
bằng miệng không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 504 của Bộ luật dân
sự năm 2015 thì hợp đồng hợp tác phải được lập thành
văn bản, do vậy hợp đồng này không được giao kết bằng
miệng.

Câu hỏi 97: Công ty Địa chính K và Công ty L ký hợp


đồng hợp tác kinh doanh số 01/HĐ-HTKD, trong đó có nội
dung:

“Điều 1. Nội dung của Hợp đồng hợp tác kinh doanh:
1.1- Hai bên thống nhất cùng nhau góp vốn nhằm
thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư
Đông Bắc VH nằm ở phía Đông đường T với diện tích
301.800 m2.
(...)1.3- Đối tượng sản phẩm của dự án: Nền nhà phố
và nền nhà biệt thự để chuyển nhượng quyền sử dụng đất
cho người mua.
(...) Điều 8. Phân chia rủi ro và lợi nhuận.
Lợi nhuận và rủi ro (nếu có) của Dự án được phân chia
theo tỷ lệ góp vốn của các bên...”.
Sau đó, Công ty địa chính K và Công ty L ký Phụ lục số
01/PLHĐ-01 của Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 01/HĐ-
HTKD, quy định cụ thể công việc của mỗi bên và tiến độ
góp vốn triển khai giai đoạn 1 của Dự án. 3 tháng sau,
Công ty địa chính K và Công ty L ký tiếp Phụ lục số
02/PKHĐ-02 của Hợp đồng hợp tác kinh doanh số
01/HĐ-HTKD, quy định cụ thể công việc của mỗi bên và

147
tiến độ vốn triển khai giai đoạn 2 của Dự án. Vậy, theo quy
định của Bộ luật dân sự năm 2015, nội dung các bên thỏa
thuận tại Điều 1 của Hợp đồng hợp tác kinh doanh số
01/HĐ-HTKD có đầy đủ các nội dung chính của hợp đồng
hợp tác không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 505 của Bộ luật dân sự năm
2015 thì hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:
“1. Mục đích, thời hạn hợp tác;
2. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp
nhân;
3. Tài sản đóng góp, nếu có;
4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
6. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác
của thành viên, nếu có;
9. Điều kiện chấm dứt hợp tác”.
Như vậy, nội dung của hai điểm nêu tại Điều 1 của
hợp đồng mới chỉ quy định về mục đích của hợp đồng
hợp tác mà chưa nêu rõ những nội dung cơ bản của hợp
đồng hợp tác theo quy định tại Điều 505 Bộ luật dân sự
năm 2015.

Câu hỏi 98: Công ty cổ phần A và Công ty trách


nhiệm hữu hạn B ký hợp đồng hợp tác số 02/HĐHT về
việc hợp tác thi công xây dựng công trình đường cho xã Q.
Sau đó, Công ty cổ phần C là đơn vị chuyên kinh doanh vật

148
liệu xây dựng cát, sỏi đã đề nghị được hợp tác để cùng
thực hiện việc xây dựng đường cho xã Q, và được sự đồng
ý của Công ty A và Công ty B. Các bên thỏa thuận về tỷ lệ
góp vốn và phân chia lợi nhuận theo các mức: Công ty A
góp và hưởng 45%; Công ty B góp và hưởng 35%; Công ty
C góp và hưởng 20%. Xin hỏi, theo Bộ luật dân sự năm
2015, Công ty cổ phần C có được coi là thành viên mới gia
nhập hợp đồng hợp tác không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 511 của Bộ luật dân sự năm
2015 thì “Trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định
khác thì một cá nhân, pháp nhân trở thành thành viên mới
của hợp đồng nếu được sự đồng ý của hơn một nửa tổng
số thành viên hợp tác”. Tuy nhiên, Điều luật không quy
định rõ khi có một thành viên mới thì có phải ký lại hợp
đồng không hay chỉ cần ký phụ lục của hợp đồng. Mặt
khác, khoản 2 Điều 504 của Bộ luật dân sự năm 2015
quy định hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.
Do đó, trong trường hợp này các bên nên ký lại hợp đồng
hợp tác kinh doanh để thay thế cho Hợp đồng hợp tác số
02/HĐHT, đồng thời ghi rõ các nội dung theo quy định
tại Điều 505 Bộ luật dân sự năm 2015.

Câu hỏi 99: Công ty cổ phần X đã ký hợp đồng xây


dựng số 01 có nội dung chính là xây dựng khu giảng
đường và ký túc xá với Trường đại học dân lập Y. Trong
quá trình thực hiện công việc này, do cần vốn để đẩy
nhanh tiến độ hoàn thành và bàn giao kịp phục vụ năm
học mới, Công ty X đã đề nghị với Công ty trách nhiệm
hữu hạn C và ông B về việc huy động vốn cùng thực hiện

149
công việc trên. Theo đó, ông B góp 10 tỷ, tương đương
10% giá trị hợp đồng, Công ty C góp 25 tỷ tương đương
25% giá trị hợp đồng. Xin hỏi, Bộ luật dân sự năm 2015
xác định tài sản chung của các thành viên hợp tác trong
trường hợp này như thế nào? Ông B muốn chia phần tài
sản của ông trước khi thanh lý hợp đồng giữa Công ty X và
Trường đại học dân lập Y có được không?

Trả lời:

Điều 506 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tài
sản chung của các thành viên hợp tác gồm:
“1. Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập
và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản
chung theo phần của các thành viên hợp tác.
Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành
viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả
lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều
357 của Bộ luật này và phải bồi thường thiệt hại.
2. Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà,
xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận
bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài
sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Không được phân chia tài sản chung trước khi
chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các
thành viên hợp tác có thỏa thuận.
Việc phân chia tài sản chung quy định tại khoản này
không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được
xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân
chia”.
Như vậy, tài sản chung của các bên hợp tác trong

150
trường hợp này tương đương giá trị 100 tỷ (Công ty cổ
phần X góp 65 tỷ tương đương 65%; ông B góp 10 tỷ
tương đương 10%; Công ty trách nhiệm hữu hạn C góp 25
tỷ tương đương 25%).
Về yêu cầu xin rút phần góp vốn của ông B: Căn cứ
quy định tại khoản 3 Điều 506 Bộ luật dân sự năm 2015,
ông B không có quyền xin rút phần góp của mình trước
khi thanh lý hợp đồng giữa Công ty cổ phần X và Trường
đại học dân lập Y (trừ trường hợp công ty X và công ty C
đồng ý).
Câu hỏi 100: Bộ luật dân sự năm 2015 quy định các
thành viên hợp tác có những quyền và nghĩa vụ gì? Ai là
người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự cho các
bên tham gia hợp đồng hợp tác?
Trả lời:
Điều 507 của Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định
về quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác như sau:
“1. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt
động hợp tác.
2. Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến
thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.
3. Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác
khác do lỗi của mình gây ra.
4. Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng”.
Khi tham gia hợp tác, các thành viên hợp tác có thể
cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Cần
lưu ý, trong trường hợp này, mọi giao dịch dân sự liên
quan đến hợp đồng hợp tác phải được sự đồng ý của tất
cả các thành viên tham gia hợp đồng hợp tác đồng ý và

151
xác nhận.
Hoặc các thành viên tham gia hợp tác có thể cử
người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
liên quan đến hoạt động hợp tác của các thành viên.
Việc xác lập thực hiện giao dịch của người đại diện
cho các thành viên hợp tác sẽ nảy sinh quyền và nghĩa
vụ của tất cả các thành viên hợp tác.
Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định về xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự, như sau:
“Điều 508. Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
1. Trường hợp các thành viên hợp tác cử người đại
diện thì người này là người đại diện trong xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự.
2. Trường hợp các thành viên hợp tác không cử ra
người đại diện thì các thành viên hợp tác phải cùng tham
gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.
3. Giao dịch dân sự do chủ thể quy định tại khoản
1 và khoản 2 Điều này xác lập, thực hiện làm phát
sinh quyền, nghĩa vụ của tất cả thành viên hợp tác”.
Câu hỏi 101: Ông Nguyễn Đình A, ông Phạm Văn B và
bà Đỗ Thị C cùng nhau ký hợp đồng hợp tác góp vốn bằng
hình thức thế chấp nhà và đất của mỗi người để kinh
doanh chứng khoán với thời hạn hợp tác là 6 tháng, giá trị
góp vốn là 32 tỷ đồng. Theo đó, ông A góp 14 tỷ đồng
chiếm tỷ lệ 43,75%, ông B góp 10 tỷ đồng chiếm tỷ lệ
31,25%, còn lại bà C góp 8 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 25%.
Toàn bộ số tiền 32 tỷ đồng sẽ giao cho người góp vốn
nhiều nhất quản lý và đầu tư. Tại Điều 8 của hợp đồng đã
thỏa thuận “Lợi nhuận và rủi ro (nếu có) của việc góp vốn

152
đầu tư chứng khoán được phân chia theo tỷ lệ góp vốn
của các bên. Lợi nhuận có thể được chia bằng tiền mặt
hoặc cổ phiếu mua trong tài khoản giao dịch”. Vậy, Bộ luật
dân sự năm 2015 sẽ quy định như thế nào về trách
nhiệm dân sự của thành viên hợp tác trong trường hợp
này? Và trong trường hợp nào thì Hợp đồng hợp tác này
chấm dứt?
Trả lời:
Hợp đồng hợp tác giữa ông Nguyễn Đình A, ông
Phạm Văn B và bà Đỗ Thị C phù hợp với quy định của
pháp luật dân sự.
Về trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác
được quy định tại Điều 509 của Bộ luật dân sự năm
2015: “Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự
chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không
đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác
phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần
tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp
hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác”.
Căn cứ quy định trên, cho thấy, ông A, ông B, và bà C
cùng hợp tác vay vốn ngân hàng để đầu tư chứng khoán,
nếu kinh doanh có lãi, các bên sẽ được hưởng phần lãi
theo tỷ lệ góp vốn như đã cam kết. Nếu thua lỗ, các bên
phải chịu trách nhiệm bằng số tài sản chung đã góp (32
tỷ), nếu không đủ thì ông A, ông B, bà C phải chịu trách
nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần
đóng góp của mình.
Đối với việc chấm dứt hợp đồng hợp tác, Điều 512 Bộ
luật dân sự năm 2015 quy định:
“1. Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp

153
sau đây:
a) Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác;
b) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
c) Mục đích hợp tác đã đạt được;
d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này,
luật khác có liên quan.
2. Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ
phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản
chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của
các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại
Điều 509 của Bộ luật này.
Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong
mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành
viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của
mỗi người, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
VI. CÁC HỢP ĐỒNG CÓ MỤC ĐÍCH BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
NGHĨA VỤ DÂN SỰ
1. Hợp đồng cầm cố tài sản
Câu hỏi 102: Theo quy định của Bộ luật dân sự năm
2015, bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố có được sử
dụng tài sản đó không?
Trả lời:
Tại khoản 3 Điều 313 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định về nghĩa vụ của bên nhận cầm cố. Theo đó, bên
nhận cầm cố có nghĩa vụ: “Không được cho thuê, cho
mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài
sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

154
Bên cạnh đó, Điều 314 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định về quyền của bên nhận cầm cố cũng quy định bên
nhận cầm cố có quyền:
“1. Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.
2. Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa
thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài
sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố,
nếu có thỏa thuận.
4. Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản
cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố”.
Như vậy, cả khoản 3 Điều 313 và khoản 3 Điều
314 đều ghi nhận về nguyên tắc bên nhận cầm cố không
được phép sử dụng tài sản cầm cố. Quy định này đảm bảo
được giá trị nguyên vẹn của tài sản cầm cố, tránh trường
hợp bên nhận cầm cố sử dụng tài sản làm hư hỏng hoặc
giảm giá trị của tài sản. Tuy nhiên, để tôn trọng sự tự do ý
chí của các bên và để tài sản phát huy được lợi ích kinh tế
một cách tốt nhất, pháp luật ghi nhận trường hợp nếu hai
bên có thỏa thuận thì bên nhận cầm cố được sử dụng tài
sản cầm cố trong thời hạn cầm cố.
Vấn đề đặt ra là nếu hết thời hạn cầm cố mà bên
cầm cố chưa thực hiện được nghĩa vụ thì bên nhận cầm
cố có quyền sử dụng tài sản đó hay không? Theo quy định
của pháp luật, bên nhận cầm cố chỉ được sử dụng tài sản
cầm cố theo thời hạn do các bên thỏa thuận. Do đó, về
nguyên tắc nếu các bên có thỏa thuận về thời hạn sử
dụng tài sản cầm cố thì bên nhận cầm cố chỉ được sử
dụng tài sản trong thời hạn đó. Nếu các bên không thỏa

155
thuận rõ về thời hạn sử dụng tài sản thì được hiểu là thời
hạn sử dụng tài sản bằng thời hạn cầm cố. Vì vậy, nếu hết
thời hạn cầm cố thì dù bên cầm cố có thực hiện được
nghĩa vụ hay không thì bên nhận cầm cố cũng không được
phép tiếp tục sử dụng tài sản đó. Nếu bên nhận cầm cố
vẫn tiếp tục sử dụng tài sản thì sẽ vi phạm nghĩa vụ và có
thể dẫn đến hậu quả pháp lý là phải hoàn trả hoa lợi, lợi
tức và phải bồi thường thiệt hại nếu có.

Câu hỏi 103. Bộ luật dân sự năm 2015 quy định khi
nào hợp đồng cầm cố phát sinh hiệu lực pháp luật?

Trả lời:

Điều 310 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định:


“1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm
giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có
quy định khác.
2. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ
ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm
cố.
Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố
theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có
hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng
ký”.
Việc xác định hiệu lực và thời điểm có hiệu lực của
hợp đồng cầm cố rất quan trọng. Vì kể từ thời điểm hợp
đồng có hiệu lực mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
của các bên theo hợp đồng. Nếu hợp đồng chưa hoặc
không phát sinh hiệu lực mà các bên vẫn thực hiện
quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng thì mọi thực hiện của
các bên cũng không có giá trị pháp lý và nếu có yêu cầu

156
thì các bên lại phải khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Khác với Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về thời
điểm có hiệu lực của hợp đồng cầm cố là thời điểm các
bên chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng thì Bộ
luật dân sự năm 2015 quy định thời điểm có hiệu lực của
hợp đồng cầm cố là thời điểm giao kết. Thời điểm giao
kết hợp đồng được xác định theo Điều 400, cụ thể:
1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề
nghị nhận được chấp nhận giao kết.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự
trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì
thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của
thời hạn đó.
3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là
thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp
đồng.
4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là
thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng
hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản”.
Như vậy, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về cơ
bản phụ thuộc vào thời điểm bên đề nghị nhận được lời
chấp nhận đề nghị và phụ thuộc vào hình thức của hợp
đồng bằng miệng hay bằng văn bản.
Tuy nhiên, khi hợp đồng cầm cố có hiệu lực nó chỉ
có giá trị pháp lý đối với hai bên mà chưa có giá trị đối
kháng với người thứ ba. Hợp đồng chỉ có giá trị đối
kháng với người thứ ba vào thời điểm các bên chuyển
giao cho nhau đối tượng của hợp đồng nếu tài sản cầm
cố là động sản. Trong trường hợp tài sản cầm cố là bất
động sản theo quy định của pháp luật thì giao dịch cầm

157
cố chỉ có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời
điểm giao dịch này được đăng ký tại cơ quan đăng ký
giao dịch bảo đảm.
Nếu giao dịch cầm cố không có hiệu lực đối kháng
với người thứ ba và khi tài sản cầm cố được chuyển giao
cho người thứ ba thì quyền lợi của người thứ ba có thể
được bảo vệ trước bên nhận cầm cố. Do đó, trong trường
hợp này việc chiếm hữu thực tế hoặc đăng ký giao dịch
cầm cố là việc làm cần thiết mà bên nhận cầm cố cần
thực hiện để tránh rủi ro xảy ra.
Câu hỏi 104: Ông A nhận cầm cố chiếc xe đạp của ông
B để cho vay 2 triệu đồng. Trong thời hạn cầm cố, ông A
lại tự ý bán chiếc xe đạp đó cho người khác. Theo Bộ
luật dân sự năm 2015, trường hợp này xử lý như thế nào?
Trả lời:
Điều 313 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về
nghĩa vụ của bên nhận cầm cố. Theo đó, bên nhận cầm cố
có nghĩa vụ:
“1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất,
thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường
thiệt hại cho bên cầm cố.
2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài
sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
3. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác.
4. Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có
khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc
được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, trong thời

158
hạn cầm cố, bên nhận cầm cố không được định đoạt tài
sản cầm cố. Nếu bên nhận cầm cố bán tài sản cầm cố là vi
phạm nghĩa vụ và sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự. Theo
tình huống trên, ông A tự ý bán chiếc xe đạp cho người
khác trong thời hạn cầm cố là vi phạm pháp luật. Do đó,
ông B có quyền yêu cầu ông A bồi thường thiệt hại giá trị
của chiếc xe đạp và các thiệt hại khác phát sinh nếu có.
Câu hỏi 105: A ăn trộm chiếc máy tính rồi đến cửa
hàng cầm cố cho B để vay 5 triệu đồng. Chủ sở hữu chiếc
máy tính phát hiện ra và đòi lại. Theo Bộ luật dân sự năm
2015, chủ sở hữu chiếc máy tính có quyền đòi lại chiếc
máy tính không?
Trả lời:
Trước hết, A sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối
với hành vi ăn trộm.
Khoản 1 Điều 295 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định: Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên
bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền
sở hữu.
Trường hợp tài sản cầm cố là tài sản ăn trộm là vi
phạm vào điều cấm của pháp luật nên giao dịch cầm cố bị
coi là vô hiệu theo Điều 123 Bộ luật dân sự năm 2015.
Trong trường hợp này, bên nhận cầm cố là người chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật. Theo quy định tại Điều
166 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:
“1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài
sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người
sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn
cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự

159
chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài
sản đó”.
Một giả thiết đặt ra là ông B nhận cầm cố mà
không biết chiếc máy tính là tài sản ăn trộm thì trong
trường hợp này ông là người chiếm hữu ngay tình. Tuy
nhiên, theo quy định tại Điều 167 thì:
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải
đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được
động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với
người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp
đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền
đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc
trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở
hữu.
Như vậy, căn cứ vào các điều 295, 123, 166, 167 Bộ
luật dân sự năm 2015 thì chủ sở hữu của tài sản có
quyền đòi lại tài sản là chiếc máy tính. Trong trường hợp
này, giao dịch vay tài sản coi như không có bảo đảm và
bên cho vay chỉ có quyền đòi lại tài sản vay mà không có
quyền xử lý tài sản cầm cố. Tuy nhiên, nếu ông B là
người chiếm hữu ngay tình thì ông B cũng có quyền yêu
cầu A thanh toán chi phí bảo quản hoặc bồi thường các
khoản thiệt hại khác phát sinh từ giao dịch cầm cố nếu
có.

Câu hỏi 106: Nếu hết thời hạn mà bên vay không trả
tiền thì theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, tài
sản cầm cố được xử lý như thế nào?

Trả lời:

160
Hết thời hạn vay mà bên vay không thực hiện nghĩa
vụ trả tiền thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản cầm cố.
Vì Bộ luật dân sự năm 2015 không có quy định riêng về
xử lý tài sản cầm cố nên trường hợp này sẽ áp dụng quy
định chung của pháp luật về xử lý tài sản cầm cố, thế
chấp tại Điều 303 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó:
“1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền
thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm
cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế
cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức
xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này
thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy
định khác”.
Như vậy, trong trường hợp này nếu bên nhận cầm
cố và bên cầm cố có thỏa thuận về phương thức xử lý thì
các bên thực hiện theo thỏa thuận. Nếu các bên không có
thỏa thuận thì tài sản cầm cố được mang ra bán đấu
giá theo trình tự và thủ tục bán đấu giá do pháp luật
quy định.

2. Hợp đồng thế chấp tài sản

Câu hỏi 107: Thế chấp tài sản là gì? Thế chấp tài sản
khác gì với cầm cố tài sản?

Trả lời:

161
Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa thế
chấp như sau:
“1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi
là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản
cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có
thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế
chấp”.
Còn cầm cố tài sản được quy định tại Điều 309 Bộ
luật dân sự năm 2015, theo đó:
“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là
bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình
cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ”.
Như vậy, dù đều là biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự nhưng thế chấp và cầm cố là hai biện
pháp hoàn toàn khác nhau. Trong đó, điểm cơ bản và dễ
dàng phân biệt nhất của hai biện pháp này là đối với cầm
cố thì tài sản bảo đảm được giao cho bên nhận cầm cố là
bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ chính còn đối với
thế chấp thì tài sản vẫn do bên thế chấp là bên có nghĩa
vụ giữ. Chính vì điểm khác biệt trong phương thức nắm
giữ tài sản bảo đảm mà pháp luật quy định các hệ quả
khác nhau về thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng,
quyền và nghĩa vụ giữa các bên, về xử lý tài sản bảo
đảm...

Câu hỏi 108: Nếu chỉ mang thế chấp quyền sử dụng
đất mà không thế chấp nhà ở trên đất đó thì theo Bộ luật

162
dân sự năm 2015 nhà ở có bị xử lý không?

Trả lời:

Điều 318 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về tài


sản thế chấp như sau:
“1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động
sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó
cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác.
2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản,
động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc
tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài
sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế
chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế
chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì
bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm
biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế
chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp
cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo
cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang
được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả
tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp
có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp”.
Như vậy, theo khoản 3 Điều 318 Bộ luật dân sự năm
2015, trường hợp quyền sử dụng đất được mang thế
chấp mà nhà ở trên đất thuộc quyền sở hữu của bên thế
chấp mà các bên không có thỏa thuận gì khác thì nhà ở

163
cũng được coi là tài sản thế chấp và khi xử lý sẽ xử lý cả
quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất đó. Trường
hợp này bên nhận thế chấp được thanh toán trong phạm
vi tài sản thế chấp bao gồm cả nhà ở và quyền sử dụng
đất.
Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất các bên có
thỏa thuận nhà ở không thuộc tài sản thế chấp và người
sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với
đất thì theo quy định của khoản 1 Điều 325 Bộ luật dân
sự năm 2015 quy định về thế chấp quyền sử dụng đất
mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất, tài sản được
xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, trong
trường hợp này vì nhà ở không phải là tài sản thế chấp
nên bên nhận thế chấp chỉ được bảo đảm thanh toán đối
với số tiền xử lý quyền sử dụng đất mà thôi.
Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người
sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn
liền với đất thì theo quy định tại khoản 2 Điều 325 Bộ
luật dân sự năm 2015 khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ
sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất
trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa
vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu
tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác. Như vậy, trong trường hợp này, bên
nhận thế chấp không được xử lý nhà ở gắn liền với đất
mà chỉ được phép xử lý đối với quyền sử dụng đất và
người chủ sở hữu của nhà ở sẽ được tiếp tục sử dụng đất

164
trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của họ có từ trước (Ví
dụ như theo hợp đồng thuê hoặc mượn...).

Câu hỏi 109: Khi một tài sản được mang thế chấp cho
nhiều người thì theo quy định của Bộ luật dân sự năm
2015, ai sẽ được ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế
chấp?

Trả lời:

Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định riêng về


trường hợp một tài sản được dùng để thế chấp cho nhiều
người nhưng Bộ luật dân sự năm 2015 lại quy định
chung về trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm cho
việc thực hiện nhiều nghĩa vụ. Theo đó, thứ tự ưu tiên
thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm sẽ được áp
dụng theo các điểm a, b, c khoản 1 Điều 308 của Bộ luật
này như sau:
“a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát
sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh
toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối
kháng;
b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh
hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo
đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ
ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối
kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không
phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự
thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp
bảo đảm”.

165
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 319 Bộ luật dân sự năm
2015 có quy định về hiệu lực của thế chấp tài sản: “Thế
chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ
ba kể từ thời điểm đăng ký”.
Như vậy, có thể thấy rằng, trường hợp một tài sản
dùng để bảo đảm cho nhiều giao dịch thế chấp khác nhau
mà tất cả các giao dịch thế chấp đều có đăng ký thì giao
dịch nào được đăng ký trước sẽ được ưu tiên thanh toán
trước. Trường hợp có giao dịch thế chấp được đăng ký,
có giao dịch không đăng ký thì ưu tiên giao dịch có đăng
ký. Trường hợp tất cả các giao dịch đều không đăng ký
thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự
xác lập giao dịch thế chấp.

Câu hỏi 110: Theo Bộ luật dân sự năm 2015, trong


thời hạn thế chấp, bên thế chấp có quyền bán tài sản thế
chấp không?

Trả lời:

Điều 321 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về


quyền của bên thế chấp bao gồm:
“1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài
sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài
sản thế chấp theo thỏa thuận.
2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
3. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và
giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế
chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm
dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu

166
tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản
xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu
bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình
thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc
được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế
chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng
phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như
thỏa thuận.
5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp
không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản
xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý
hoặc theo quy định của luật.
6. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp
nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về
việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế
chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết”.
Như vậy, về nguyên tắc, bên thế chấp không có
quyền định đoạt tài sản. Bên thế chấp chỉ có quyền bán,
trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp nếu được bên nhận
thế chấp đồng ý hoặc trong trường hợp pháp luật có quy
định.
Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt mà tài sản thế
chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất
kinh doanh thì bên thế chấp được phép bán, thay thế hoặc
trao đổi. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên
thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho. Khi
đó, tài sản thay thế, khoản tiền thu được hoặc quyền yêu
cầu thanh toán tiền trở thành tài sản thế chấp và bên
nhận thế chấp có quyền yêu cầu xử lý nếu hết thời hạn

167
mà bên thế chấp không thực hiện được nghĩa vụ được
bảo đảm.

3. Hợp đồng bảo lãnh tài sản

Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là bên bảo lãnh)


cam kết với bên có quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ
thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là
bên được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà bên được
bảo lãnh không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ, hoặc khi bên được bảo lãnh không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của mình (Điều 335 Bộ luật
dân sự năm 2015).

Câu hỏi 111: Khi nào các bên chủ thể tham gia hợp
đồng có thể sử dụng biện pháp bão lãnh để bảo đảm cho
việc thực hiện nghĩa vụ dân sự?

Trả lời:

Khác với các biện pháp bảo đảm khác (bên bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ chính là bên có nghĩa vụ trong
quan hệ nghĩa vụ chính), biện pháp bảo lãnh sẽ được
các bên thỏa thuận sử dụng làm biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ khi bên có nghĩa vụ trong quan hệ
nghĩa vụ chính không có tài sản đủ để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ của mình, hoặc có thể có tài sản nhưng
chưa đủ độ tin cậy đối với bên có quyền, nên bên có
quyền chưa yên tâm xác lập giao dịch với họ. Trong
những trường hợp này sẽ xuất hiện bên bảo lãnh (là
người thứ ba so với bên có quyền và bên có nghĩa vụ
trong quan hệ nghĩa vụ chính) đứng ra cam kết sẽ

168
thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu đến
thời hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện
không đúng, hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa
vụ.

Câu hỏi 112: Biện pháp bảo lãnh có cần phải lập
thành văn bản không?

Trả lời:

Bộ luật dân sự năm 2015 không có quy định về hình


thức bảo lãnh phải lập thành văn bản hay không, do đó
có thể hiểu các bên tham gia hợp đồng có thể tùy ý lựa
chọn về hình thức của bảo lãnh: bằng lời nói, bằng văn
bản (trừ trường hợp pháp luật có quy định cụ thể). Nếu
bảo lãnh được xác lập theo hình thức văn bản thì có thể
lập riêng văn bản bảo lãnh hoặc thỏa thuận bảo lãnh là
một điều khoản trong hợp đồng chính.

Câu hỏi 113: Ông Phạm Văn A đứng ra bảo lãnh cho
con trai vay tiền người hàng xóm để mở cửa hàng kinh
doanh, việc bảo lãnh được ghi rõ trong hợp đồng vay tiền.
Hợp đồng vay có thỏa thuận nếu đến thời hạn trả tiền mà
bên vay không trả thì sẽ phải chịu phạt với lãi suất gấp 1,5
lần lãi suất thỏa thuận trong thời hạn. Vậy, theo Bộ luật
dân sự năm 2015 nếu đến thời hạn trả nợ mà con trai
ông không trả được tiền thì ông A có phải trả tiền lãi đó
hay không?

Trả lời:

Tình huống này liên quan đến phạm vi bảo lãnh


được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó,

169
tại khoản 1, khoản 2 Điều 336 Bộ luật dân sự năm 2015
quy định về phạm vi bảo lãnh như sau:
“1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần
hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ
gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền
chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác...”.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 293 Bộ luật dân sự
năm 2015 có quy định về phạm vi nghĩa vụ được bảo
lãnh: “Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn
bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định
phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm
toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường
thiệt hại”.
Như vậy, trong trường hợp này ông A đã không thỏa
thuận về phạm vi bảo lãnh là bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ
hay chỉ bảo lãnh cho một phần nghĩa vụ, nên đương
nhiên được hiểu là nghĩa vụ trả nợ này được bảo đảm
toàn bộ. Do đó, nếu đến thời hạn trả nợ mà con trai ông
A không trả được tiền thì ông A phải thay con trai thực
hiện nghĩa vụ với bên cho vay bao gồm số tiền gốc, tiền
lãi và cả tiền phạt phát sinh.

Câu hỏi 114: Chị Đỗ Thị T thế chấp quyền sử dụng


đất của mình cho ngân hàng để bảo lãnh cho con trai (là
anh V) vay tiền với mục đích sản xuất kinh doanh theo mô
hình VAC. Thời hạn trả tiền là 60 ngày tính từ ngày vay.
Nhưng cán bộ ngân hàng trong một lần thực hiện công
việc đã phát hiện anh V sử dụng vốn vay sai mục đích

170
(mở quán café vườn). Ngân hàng đã hủy bỏ hợp đồng và
yêu cầu anh V thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn. Nếu anh V
không thực hiện được việc trả nợ thì theo quy định của Bộ
luật dân sự năm 2015, chị T có phải thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh (trước thời hạn) không?

Trả lời:
Do hợp đồng vay tiền đã thỏa thuận thời hạn trả nợ
là 60 ngày tính từ ngày vay, nên về nguyên tắc chỉ khi đến
thời hạn đó mà anh V không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ thì chị T mới phải thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh. Tuy nhiên, do bên vay vi phạm hợp đồng
vay nên ngân hàng đã hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu anh
V thực hiện việc trả tiền trước thời hạn. Trong trường
hợp này, nếu anh V không thực hiện được việc trả nợ
cho ngân hàng thì nghĩa vụ bảo lãnh của chị T sẽ phát
sinh. Khoản 2 Điều 299 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định tài sản bảo đảm sẽ được xử lý để bảo đảm cho việc
thực hiện nghĩa vụ khi: “Bên có nghĩa vụ phải thực hiện
nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa
vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật”.
Như vậy, quyền sử dụng đất của chị T thế chấp tại
ngân hàng sẽ được xử lý để khấu trừ vào nghĩa vụ trả nợ
mà anh V chưa thực hiện được.

Câu hỏi 115: Khi còn sống, bố bà H đã cho bà N


mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ngôi nhà
hiện nay gia đình bà H đang ở để thế chấp vay tiền ngân
hàng. Số tiền vay đó giờ đã quá hạn nhưng bà N không
chịu trả mà người bảo lãnh là bố bà H đã mất cách đây
hơn 1 năm, gia đình bà H cũng có đến nhắc nhở bà N trả

171
tiền để lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về nhưng
bà N không chịu trả mặc dù bà có đủ khả năng trả nợ. Vậy,
theo Bộ luật dân sự năm 2015, gia đình bà H phải làm như
thế nào để lấy lại được tài sản của mình?

Trả lời:

Theo như sự việc trên thì khi còn sống, bố bà H đã


xác lập quan hệ bảo lãnh với phía ngân hàng để bảo đảm
cho việc vay tiền của bà N. Theo đó, bố bà H cam kết khi
đến thời hạn trả nợ mà bà N không thực hiện được nghĩa
vụ của mình thì bố bà H sẽ thay bà N trả nợ bằng giá trị
quyền sử dụng đất đã thế chấp cho ngân hàng.
Khi khoản nợ bị quá hạn mà bên vay (bà N) không
thực hiện được nghĩa vụ trả tiền thì bên cho vay (ngân
hàng) có quyền yêu cầu bên bảo lãnh (bố bà H) thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. Theo quy định tại khoản 2
Điều 336 Bộ luật dân sự năm 2015: “Nghĩa vụ bảo lãnh
bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi
thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác”. Trong trường hợp bên bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì
bên cho vay có quyền xử lý tài sản bảo lãnh theo quy
định để khấu trừ vào khoản vay. Mặc dù người bảo lãnh
(bố bà H) đã chết nhưng theo Điều 614 Bộ luật dân sự
năm 2015 quy định về thời điểm phát sinh quyền và
nghĩa vụ của người thừa kế, những người thừa kế của bố
bà H sẽ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay
cho bố bà H.
Để chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh và nhận lại tài sản,
gia đình bà H có thể thỏa thuận để bà N tự mình thực

172
hiện nghĩa vụ trả nợ, hoặc gia đình bà H trả tiền vay nợ
thay bà N, sau khi hoàn thành nghĩa vụ bảo lãnh, gia đình
bà H có quyền yêu cầu bà N thực hiện nghĩa vụ hoàn trả
tài sản theo quy định tại Điều 340 Bộ luật dân sự năm
2015 (Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh
thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ
bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác).
Câu hỏi 116: Theo Bộ luật dân sự năm 2015, việc bảo
lãnh của bên bảo lãnh có cần thông báo cho bên được bảo
lãnh biết hay không? Nếu bên được bảo lãnh không biết
về việc bảo lãnh và không đồng ý hoàn trả sau khi được
bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho mình thì sẽ giải
quyết như thế nào?

Trả lời:

Bộ luật dân sự năm 2015 không có quy định về


việc thông báo cho bên được bảo lãnh biết về việc bảo
lãnh. Quan hệ bảo lãnh có thể có sự thỏa thuận giữa
người bảo lãnh và người được bảo lãnh, nhưng cũng có
những trường hợp người được bảo lãnh không biết về
việc có ai đó bảo lãnh cho mình. Điều 340 Bộ luật dân
sự năm 2015 quy định về quyền yêu cầu của bên bảo
lãnh: “Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh
thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ
bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác”. Từ quy định trên có thể thấy, về nguyên tắc, dù
bên được bảo lãnh không biết về việc bảo lãnh thì khi
người bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền,

173
bên được bảo lãnh phải có nghĩa vụ hoàn trả cho bên bảo
lãnh giá trị nghĩa vụ mà họ đã thực hiện với bên có
quyền thay cho mình.

Câu hỏi 117: Anh C vay tiền của anh S để tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh. Số tiền là 1,5 tỷ đồng, thời
hạn vay 3 năm, lãi suất 1%/tháng. Trong hợp đồng có ghi
rõ ông K, bà L và anh H sẽ đứng ra bảo lãnh cho anh C vay
số tiền này. Hợp đồng được công chứng tại Văn phòng
công chứng H. Do làm ăn thua lỗ nên đến thời hạn phải
trả nợ, anh C chỉ trả được khoản lãi của 3 năm, còn tiền
gốc thì chưa trả được. Trong số những người bảo lãnh,
ông K là người có khả năng kinh tế tốt nhất. Theo Bộ luật
dân sự năm 2015, anh S có quyền yêu cầu ông K thực hiện
toàn bộ nghĩa vụ trả nợ thay cho anh C được không? Nếu
anh S yêu cầu ông K thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh
nhưng sau đó lại miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho ông K
thì anh C có phải thực hiện nghĩa vụ với anh S không?
Trong số những người bảo lãnh, anh S miễn việc thực hiện
nghĩa vụ cho bà L thì ông K và anh H có phải thực hiện trả
nợ toàn bộ số tiền 1,5 tỷ không?

Trả lời:

- Điều 338 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Khi


nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới
thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận
hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc
lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số
những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ
nghĩa vụ...”. Trong trường hợp này, giữa những người

174
cùng bảo lãnh cho anh C không có thỏa thuận về việc sẽ
bảo lãnh theo các phần độc lập, do đó ông K, bà L, và anh
H sẽ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh. Theo quy định
của điều luật này, nếu bên nhận bảo lãnh (anh S) nhận
thấy ông K là người có khả năng kinh tế tốt nhất trong số
những người bảo lãnh thì hoàn toàn có quyền yêu cầu
ông K thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh. Khi ông K đã
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho anh C thì có quyền
yêu cầu bà L và anh H phải hoàn trả cho mình phần nghĩa
vụ mà ông K đã thực hiện thay cho họ.
- Cơ sở pháp lý để giải quyết trong trường hợp này
bao gồm:
+ Khoản 3 Điều 288 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định về thực hiện nghĩa vụ liên đới: “Trường hợp bên có
quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa
vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó
lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được
miễn thực hiện nghĩa vụ”.
+ Khoản 1 Điều 341 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định về miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: “Trường
hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà
bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên
bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện
nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có
thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác”.
Như vậy, nếu anh S yêu cầu ông K thực hiện toàn bộ
nghĩa vụ bảo lãnh nhưng sau đó lại miễn việc thực hiện
nghĩa vụ cho ông K thì anh C không phải thực hiện nghĩa
vụ với anh S nữa.

175
- Khoản 4 Điều 288 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định về thực hiện nghĩa vụ liên đới: “Trường hợp bên có
quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số
những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện
phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải
liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ”. Do đó, khi anh
S miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bà L thì ông K và anh
H sẽ phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của
mình.

4. Hợp đồng đặt cọc

Đặt cọc là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó một


bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc)
một tài sản (tài sản đặt cọc: tiền, vàng, đá quý...) trong
một thời hạn để bảo đảm cho việc giao kết, thực hiện
hợp đồng các bên đang hướng tới; hoặc thực hiện hợp
đồng mà các bên đã giao kết từ trước. Điều 328 Bộ luật
dân sự năm 2015.

Câu hỏi 118: Bộ luật dân sự năm 2015 quy định khi
nào các chủ thể tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận áp
dụng biện pháp bảo đảm đặt cọc?

Trả lời:

Khác với các biện pháp bảo đảm khác - được xác lập
khi đã tồn tại quan hệ nghĩa vụ chính, biện pháp đặt cọc
có thể được xác lập khi chưa có bất cứ một hợp đồng nào
được xác lập giữa các bên. Do đó, ngoài trường hợp các
chủ thể tham gia hợp đồng muốn thỏa thuận biện pháp
đặt cọc để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên
có nghĩa vụ, thì họ còn có thể thỏa thuận áp dụng biện

176
pháp đặt cọc nhằm bảo đảm cho việc các bên sẽ xác lập
một hợp đồng để hiện thực hóa những hứa hẹn mà họ đã
dành cho nhau từ trước đó.
Các chủ thể tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận áp
dụng biện pháp đặt cọc khi muốn lựa chọn một biện
pháp bảo đảm có thể bảo đảm cho việc giao kết hợp
đồng, hoặc thực hiện hợp đồng, hoặc cũng có thể đảm
bảo cho cả hai mục đích trên. Mục đích của đặt cọc cần
thiết phải được các bên thỏa thuận một cách cụ thể, vì nó
có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm
dân sự khi một bên không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng thỏa thuận đó.
Nếu các chủ thể tham gia hợp đồng không thỏa
thuận về mục đích của đặt cọc thì sẽ căn cứ vào thời
điểm đặt cọc và thời điểm giao kết hợp đồng được bảo
đảm bằng biện pháp đặt cọc để xác định. Cụ thể:
- Các bên xác lập đặt cọc trước khi xác lập hợp đồng
được bảo đảm bằng biện pháp đặt cọc thì mục đích
của đặt cọc là để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng.
- Các bên xác lập đặt cọc sau khi xác lập hợp đồng
được bảo đảm bằng biện pháp đặt cọc thì mục đích của
đặt cọc là để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng.
Câu hỏi 119: Tài sản đặt cọc có thể là những tài sản
nào?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt
cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc)
một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá
trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một

177
thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.
Theo quy định này, tài sản đặt cọc bao gồm một khoản
tiền, hoặc một vật có giá trị.
Điều luật không quy định về “khoản tiền đặt cọc”
phải là đồng tiền Việt Nam (VNĐ) hay ngoại tệ, tuy nhiên
về nguyên tắc chỉ được sử dụng ngoại tệ để đặt cọc trong
các trường hợp pháp luật có quy định (Ví dụ: một bên
chủ thể của đặt cọc là tổ chức có chức năng kinh doanh
ngoại tệ, như ngân hàng...).
Vật dùng để đặt cọc phải là vật có giá trị và có thể
chuyển giao được trong giao dịch dân sự. Điều luật
không quy định rõ vật có thể là vật hiện có hay vật hình
thành trong tương lai, vật là động sản hay bất động sản,
nhưng với quy định “Đặt cọc là việc một bên... giao cho
bên kia...” thì có thể hiểu, vật dùng để đặt cọc phải là vật
hiện có, thuộc sở hữu của bên đặt cọc, và phải là động
sản để có thể giao được cho bên nhận đặt cọc.

Câu hỏi 120: Bộ luật dân sự năm 2015 quy định biện
pháp đặt cọc có hiệu lực pháp luật tại thời điểm nào?

Trả lời:

Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 không có quy


định về thời điểm có hiệu lực của biện pháp đặt cọc, do
đó thời điểm này sẽ được xác định theo cách xác định
thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự nói chung. Cụ
thể:
Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ
thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc luật liên quan có quy định khác.

178
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải
thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết.
Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa
thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đặt
cọc sẽ được hiểu như sau:
- Nếu pháp luật liên quan có quy định về thời điểm
có hiệu lực của hợp đồng đặt cọc thì áp dụng quy định
đó.
- Nếu pháp luật không có quy định, nhưng các bên
đặt cọc và nhận đặt cọc có thỏa thuận về thời điểm có
hiệu lực của hợp đồng thì sẽ xác định theo sự thỏa thuận
của các bên.
- Nếu pháp luật liên quan không có quy định, các
bên không có thỏa thuận thì xác định thời điểm có hiệu
lực của hợp đồng đặt cọc là thời điểm giao kết hợp đồng
theo quy định tại Điều 400 Bộ luật dân sự năm 2015.
Câu hỏi 121: Bộ luật dân sự năm 2015 có quy
định việc đặt cọc phải lập thành văn bản không?

Trả lời:

Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định


về hình thức của biện pháp đặt cọc. Do đó, các bên có thể
tự do lựa chọn hình thức: lời nói, văn bản. Tuy nhiên, với
bản chất là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự thì cần thiết phải có những chứng cứ cụ thể về
việc một bên đã giao một khoản tiền hoặc một vật có giá
trị cho bên kia, để dễ dàng trong việc giải quyết hậu quả
pháp lý khi một trong hai bên không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng thỏa thuận.

179
Câu hỏi 122: Anh Đỗ Văn A ký hợp đồng mua máy
tính của anh Phạm Quang B. Hợp đồng ghi rõ sau 2 ngày
kể từ khi ký hợp đồng sẽ bàn giao máy tính, và hai bên
thỏa thuận anh A đặt cọc trước 1 triệu đồng. Số tiền còn
lại sẽ trả nốt khi nhận được máy tính. Nhưng đến ngày
thỏa thuận anh B vẫn chưa bàn giao chiếc máy tính cho
anh A. Anh A muốn biết, theo Bộ luật dân sự năm 2015,
trong trường hợp anh B không giao máy tính, thì anh A có
được nhận lại tiền đặt cọc và khoản tiền phạt đặt cọc
không?
Trả lời:
Cơ sở pháp lý để giải quyết tình huống này bao
gồm:
- Khoản 1 Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: “Hợp đồng
được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có
quy định khác”.
- Khoản 4 Điều 400 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định về thời điểm giao kết hợp đồng: “Thời điểm giao kết
hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào
văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể
hiện trên văn bản”.
- Khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định về hậu quả pháp lý của đặt cọc: “..., nếu bên nhận
đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải
trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền
tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác”.
Như vậy, căn cứ các quy định trên có thể thấy hợp

180
đồng mua bán máy tính có hiệu lực từ thời điểm bên sau
cùng ký vào hợp đồng. Kể từ thời điểm đó sẽ ràng buộc
quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Anh A có quyền yêu cầu
trực tiếp anh B giao máy tính theo đúng thỏa thuận mà
hai bên đã ghi trong hợp đồng. Trường hợp anh B vẫn
nhất quyết không giao máy tính thì anh A có quyền yêu
cầu anh B phải trả số tiền 1 triệu đồng đã đặt cọc và
thêm 1 triệu tiền phạt đặt cọc do đã không thực hiện
đúng hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên. Nếu không tự
yêu cầu được thì anh A có thể yêu cầu Tòa án giải quyết
theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 123: Chị Lê Thị M ký kết hợp đồng mua bán
nhà với ông Trần Văn B. Hợp đồng được giao kết và chị M
đặt cọc 500 triệu đồng, thỏa thuận khi bàn giao nhà sẽ trả
nốt số tiền còn lại. Do không tìm hiểu kỹ nên đến ngày
thỏa thuận bàn giao nhà, chị M mới biết ông B đã thế chấp
ngôi nhà đó cho ngân hàng để vay tiền đầu tư kinh doanh.
Vậy, trong trường hợp này, theo Bộ luật dân sự năm 2015,
chị M có quyền đòi ông B số tiền đặt cọc không?
Trả lời:
Trong trường hợp này, chị M và ông B đã giao kết
hợp đồng mua bán nhà, đồng thời chị M đặt cọc cho ông
B số tiền 500 triệu đồng với mục đích bảo đảm cho việc
thực hiện hợp đồng (thực hiện việc giao nhà đúng thời
hạn). Tuy nhiên, ngôi nhà mà chị M có ý định mua đang
rơi vào tình trạng bị thế chấp tại ngân hàng. Cơ sở pháp
lý để giải quyết tình huống này gồm có:
- Khoản 8 Điều 320 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định về nghĩa vụ của bên thế chấp: “Không được bán,
thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường

181
hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ
luật này”.
- Điều 123 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về
giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật,
trái đạo đức xã hội: “Giao dịch dân sự có mục đích, nội
dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì
vô hiệu...”.
Như vậy, trường hợp này hoàn toàn có đủ cơ sở
pháp lý để chị M yêu cầu ông B phải hoàn trả số tiền 500
triệu đồng mà chị đã đặt cọc và một khoản tiền 500 triệu
đồng nữa do ông B đã có lỗi trong việc để hợp đồng mua
bán nhà vô hiệu (hợp đồng vô hiệu do nội dung vi phạm
điều cấm của pháp luật) theo quy định tại Điều 328 Bộ
luật dân sự năm 2015.

182
MỤC LỤC

Trang
Lời Nhà xuất bản 5
Phần 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 7
I. Quá trình ký kết hợp đồng, đề nghị giao kết
hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng, thời điểm và địa điểm giao kết hợp
đồng 7
II. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, điều
kiện về chủ thể ký kết hợp đồng, điều kiện về
ý chí của các bên khi ký kết hợp đồng, điều
kiện về mục đích và nội dung của hợp đồng,
điều kiện về hình thức của hợp đồng 23
III. Cấu trúc của hợp đồng, các điều khoản
trong hợp đồng, phụ lục hợp đồng, sửa đổi,
bổ sung hợp đồng 45
IV. Phân loại hợp đồng dân sự 62
1. Hợp đồng chính và hợp đồng phụ 63
2. Hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền
bù 65
3. Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ 68
4. Hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế 70
5. Hợp đồng theo mẫu 72

183
6. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba 75
Phần 2
CÁC HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THÔNG DỤNG 77
I. Các hợp đồng có mục đích chuyển quyền sở
hữu đối với tài sản 77
1. Các hợp đồng thông dụng 77
2. Hợp đồng tặng, cho tài sản 90
3. Hợp đồng trao đổi tài sản 97
4. Hợp đồng vay tài sản 104
II. Các hợp đồng có mục đích chuyển quyền sử
dụng đối với tài sản 109
1. Hợp đồng thuê tài sản và thuê khoán tài sản 109
2. Hợp đồng mượn tài sản 119
III. Các hợp đồng có đối tượng là công việc 120
1. Hợp đồng dịch vụ 120
2. Hợp đồng vận chuyển 127
3. Hợp đồng gia công 135
4. Hợp đồng gửi, giữ tài sản 139
5. Hợp đồng ủy quyền 143
IV. Hợp đồng về quyền sử dụng đất và hợp
đồng hợp tác 150
1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất 150
2. Hợp đồng hợp tác 157
VI. CÁC HỢP ĐỒNG CÓ MỤC ĐÍCH BẢO ĐẢM
THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ 167
1. Hợp đồng cầm cố tài sản 167
2. Hợp đồng thế chấp tài sản 175
3. Hợp đồng bảo lãnh tài sản 181
4. Hợp đồng đặt cọc 190

184
Chịu trách nhiệm xuất bản
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
PGS. TS. VŨ TRỌNG LÂM

Biên tập nội dung: VĂN THANH HƯƠNG


TRẦN QUỐC THẮNG
Trình bày bìa: LÊ THỊ HÀ LAN
Chế bản vi tính: BÙI THỊ TÁM
Sửa bản in: MINH THÚY - HỒNG QUÝ
Đọc sách mẫu: QUỐC THẮNG

185

You might also like