You are on page 1of 103

LUẬT HỢP ĐỒNG

PGS-TS Dương Anh Sơn


sonduong@uel.edu.vn
TIÊN ĐỀ HIỆU QUẢ
CỦA CẢI, TÀI NGUYÊN HỮU HẠN VÀ NGÀY CÀNG KHAN HIẾM

VÌ VẬY NHIỆM VỤ CỦA CÁC CHỦ THỂ: SỬ DỤNG MỘT CÁCH CÓ HIỆU QUẢ NHẤT
TIÊN ĐỀ HIỆU QUẢ
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ THỂ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ?

HIỆU QUẢ = LỢI ÍCH – CHI PHÍ (CHI PHÍ GIAO DỊCH)

◦ PHÁP LUẬT CÀNG RÕ RÀNG BAO NHIÊU THÌ CHI PHÍ GIAO DỊCH CÀNG THẤP BẤY NHIÊU
Ronald Harry Coase
ĐỊNH LÝ PHÁT TRIỂN
Nhà nước, xã hôi và mọi tổ chức đều mong muốn phát triển

◦ Để phát triển:

◦ Điều kiện cần:

◦ Điều kiện đủ:


KHÁI QUÁT HỢP ĐỒNG

KHÁI NIỆM: Điều 385 BLDS 2015


ĐẶC ĐIỂM:
◦ - Sự thỏa thuận
◦ - Hành vi pháp lý: Xác lập, thay đổi, chấm dứt
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Vai trò của hợp đồng trong cuộc sống nói chung và trong đời song
kinh tế
Nobel kinh tế học 2016
Nobel kinh tế học 2020
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Cuộc đời là trò chơi lớn, trong đó có nhiều trò chơi nhỏ. Trò
chơi có người chơi và luật chơi. Ai là người thường thắng.
Hiệu quả: Bất kỳ hành vi nào (hoạt động nào) cũng có chi
phí và mang lại lợi ích. Chi phí Min và lợi ích Max. Cách nào?
Mạng nhện mới Mạng nhện cũ
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Pháp luật hợp đồng bao giờ cũng có những lỗ hổng: Thiếu,
Không rõ ràng, Mâu thuẫn, Trái thực tiễn, trái thông lệ quốc
tế
Nghiên cứu là tìm các lỗ hổng đó, cách thức tìm lỗ thủng.
Xử lý các lỗ hổng tuỳ thuộc vào mục đích người tìm: Nhà
làm luật, Nhà tư vấn (luật sư), thẩm phán.
HỌC LUẬT NHƯ THẾ NÀO?
HỌC LUẬT LÀ HỌC Ý?

HAY LÀ HỌC THẾ?


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp lịch sử
Phương pháp so sánh
◦ So sánh trong
◦ So sánh ngoài
Phương pháp đối chiếu
I. NGHĨA VỤ DÂN SỰ
1.1 Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của quan hệ nghĩa vụ
1.2 Căn cứ phát sinh nghĩa vụ
1.3 Phân loại nghĩa vụ
1.3.1 Nghĩa vụ riêng rẽ
1.3.2 Nghĩa vụ liên đới
1.3.3 Nghĩa vụ không phân chia được theo phần
1.3.4 Nghĩa vụ bổ sung
I. NGHĨA VỤ DÂN SỰ

1.4 Thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ


1.4.1 Chuyển giao quyền yêu cầu
1.4.2 Chuyển giao nghĩa vụ
1.5 Thực hiện nghĩa vụ dân sự
I. NGHĨA VỤ DÂN SỰ

1.5 Thực hiện nghĩa vụ dân sự


1.5.1 Khái niệm
1.5.2 Nguyên tắc
1.6 Chấm dứt nghĩa vụ
KHÁI QUÁT HỢP ĐỒNG

KHÁI NIỆM: Điều 385 BLDS 2015


ĐẶC ĐIỂM:
◦ - Sự thỏa thuận
◦ - Hành vi pháp lý: Xác lập, thay đổi, chấm dứt
TỰ DO HỢP ĐỒNG
2.2 Tự do hợp đồng
2.2.1 Khái niệm
2.2.2 Nội dung: 4 ND
2.2.3 Tại sao cần tôn trọng và bảo vệ TDHD?
2.2.4 Thay đổi như thế nào?
2.2.5 Giới hạn?
Nội dung của tự do hợp đồng
1. Tự do quyết định ký hợp đồng
2. Tự do lựa chọn đối tác
3. Tự do lựa chọn loại hợp đồng
4. Tự do xác lập các điều khoản (nội dung) của hợp đồng

◦ Ngoại lệ của nguyên tắc chung: Giải thích


Tại sao cần tôn trọng và bảo vệ TDHD?

- Không có tự do thì không thể có sáng tạo


- Có 3 trụ cột:
◦ Tự do sở hữu
◦ Tự do lập hội
◦ Tự do hợp đồng
Sự thay đổi của tự do hợp đồng
I
II

Thế kỷ 16-17-18 2022


Giới hạn tự do hợp đồng
1. Giới hạn tự do hợp đồng nhằm ưu tiên bảo
vệ bên yếu hơn
2. Bảo vệ bên trung thực hơn
3. Bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội, của
người thứ 3.
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG

1. Trên đời có bao nhiêu hợp đồng? Tại sao?

2. Trong một hợp đồng có bao nhiêu điều khoản? Tại


sao?
II. KHÁI QUÁT HỢP ĐỒNG
2.3 Nội dung và hình thức của hợp đồng
2.3.1 Nội dung của hợp đồng
- Điều khoản bắt buôc
- Điều khoản thường lệ (Luật ,Tập quán, Thói quen Án
lệ, Lẽ công bằng)
- Điều khoản tuỳ nghi
II. KHÁI QUÁT HỢP ĐỒNG
2.3.2 Hình thức của hợp đồng
Bằng lời
Hành vi
Văn bản (Viết)
◦ Văn bản thông thường
◦ Văn bản có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký
II. KHÁI QUÁT HỢP ĐỒNG

Ý NGHĨA CỦA HÌNH THỨC VĂN BẢN


- Giá trị chứng cứ của hình thức hợp đồng
- Giá trị hiệu lực
II. KHÁI QUÁT HỢP ĐỒNG
2.4 Phân loại hợp đồng
2.4.1 Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ
2.4.2 Hợp đồng chính và hợp đồng phụ
2.4.3 Hợp đồng có điều kiện
2.4.4 Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
II. KHÁI QUÁT HỢP ĐỒNG
2.4.5 Hợp đồng ưng thuận
2.4.6 Hợp đồng thực tế
2.4.7 Hợp đồng dân sự
2.4.8 Hợp đồng thương mại
III. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

3.1 Nguyên tắc


3.1.1.Trung thực thiện chí
3.1.2.Tự do giao kết
Pháp luật nhìn từ góc độ sinh học
III. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
3.2.Trình tự giao kết
3.2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng
- Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng
- Giá trị pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng
Promissory estoppel ngoại lệ của Consideration
CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

1. Trả lời của bên đề nghị:

- Chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị

- Trong khoảng thời hạn hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng

- Bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời

- Không nêu rõ thời hạn trả lời thì trong một thời hạn hợp lý.
CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
2. Sự im lặng không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp
có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên

3. Khi các bên giao kết trực tiếp kể cả qua điện thoại hoặc phương tiện khác thì phải trả
lời ngay trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời

4. Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp
đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị
nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
THỜI ĐIỂM HỢP ĐỒNG ĐƯỢC KÝ KẾT
1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời
hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của
hợp đồng.
4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay
bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm
giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.
III. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
3.3 Ký kết hợp đồng theo mẫu
- Hợp đồng theo mẫu là gì: 3 loại
- Hợp đồng theo mẫu và tự do hợp đồng
- Một số khuyến nghị khi ký kết hợp đồng theo mẫu
Giải thích hợp đồng
- Sự cần thiết của việc giải thích hợp đồng
- Chủ thể giải thích hợp đồng
- Nguyên tắc giải thích hợp đồng
IV. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

Hợp đồng có hiệu lực có giá trị pháp lý ràng buộc các bên
Để hợp đồng có hiệu lực thì nó phải đáp ứng những điều
kiện cần và đủ.
IV. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
4.1 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (117 BLDS 2015)
4.1.1 Chủ thể
-Thể nhân (cá nhân)
- Pháp nhân
◦ - Người ký kết phải đúng thẩm quyền
◦ (Án lệ vựng tập của Trần Đại Khâm, Nhà sách Khai trí 1968).
IV. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
4.1.2 Người tham gia giao kết hợp đồng phải hoàn toàn tự
nguyện
- Bị nhầm lẫn
- Người tham gia ký kết hợp đồng bị lừa dối
- Người tham gia ký kết hợp đồng bị đe doạ, bị cưỡng ép
IV. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
4.1.3 Nội dung và mục đích của hợp đồng không vi phạm
điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội
- Nội dung không vi phạm điều cấm của luật và không trái
với đạo đức xã hội
- Mục đích không vi phạm điều cấm của luật và không trái
với đạo đức xã hội
IV. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
- Hợp đồng giả tạo (Giả cách)
◦ 1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu
một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao
dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực.
◦ 2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ
với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
- Hợp đồng được ký tại thời điểm chủ thể không nhận thức
được hành vi
IV. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
4.1.4 Hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp
luật
- Hình thức của hợp đồng có thể bằng lời, bằng hành vi và
bằng văn bản
- Hợp đồng được ký kết không tuân thủ hình thức văn bản chỉ
bị coi là vô hiệu trong trường hợp pháp luật có quy định rõ
ràng rằng, nếu không tuân thủ hình thức văn bản thì vô hiệu.
IV. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
4.2 Thời hiệu yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu
- Phân tích, so sánh Điều 132 BLDS 2015 với Điều 136
BLDS 2005 và với pháp luật của các nước
IV. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
4.3 Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu
- Hậu quả pháp lý đối với các bên trong hợp đồng (Điều
131)
- Hậu quả pháp lý đối với người thứ 3 ngay tình (133 BLDS
2015)
V. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG
1. Các biện pháp này là gì?
2. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bằng cài gì?
3. Có những biện pháp nào?
4. Giao dịch bảo đảm là gì?
5. Đăng ký giao dịch bảo đảm là gì? Tại sao phải đăng ký?
6. Thế nào là hiệu lực đối kháng với người thứ 3?
V. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC
HIÊN HỢP ĐỒNG
1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm,
trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác
định được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình
thành trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ
hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
V. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC
HIÊN HỢP ĐỒNG
5.2 Đăng ký biện pháp bảo đảm (Nghị định 102/2017)
1. Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thoả thuận hoặc
theo quy định của luật.
Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực
chỉ trong trường hợp luật có quy định.
V. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC
HIÊN HỢP ĐỒNG
2. Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh
hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
◦ Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với
người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài
sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định của
pháp luật
3. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy
định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
v. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC
HIÊN HỢP ĐỒNG
5.3 Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm (NQ 42 QH)
1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có
nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm
trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc
theo quy định của luật.
3. Trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc luật có quy
định.
v. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC
HIÊN HỢP ĐỒNG
5.4 Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm
1. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo
bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý cho bên bảo đảm và các bên
cùng nhận bảo đảm khác.
Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng thì bên nhận bảo đảm
có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo.
2. Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo mà gây thiệt hại
thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm
khác.
V. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC
HIÊN HỢP ĐỒNG
5.5 Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho
việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
V. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC
HIÊN HỢP ĐỒNG
Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý
tài sản bảo đảm thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường
hợp luật có quy định khác.
V. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC
HIÊN HỢP ĐỒNG
Định giá tài sản bảo đảm
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận
về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định
giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.
Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá
thông qua tổ chức định giá tài sản.
V. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC
HIÊN HỢP ĐỒNG
2. Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan,
phù hợp với giá thị trường.
3. Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi
trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận
bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm.
V. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC
HIÊN HỢP ĐỒNG (Đ 308 BLDS 2005)
5.6 Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài
sản bảo đảm
1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều
nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng
nhận bảo đảm được xác định như sau:
a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực
đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác
định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
V. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
THỰC HIÊN HỢP ĐỒNG
b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối
kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát
sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện
pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được
thanh toán trước;
c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu
lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác
định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
V. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
THỰC HIÊN HỢP ĐỒNG
5.7 Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
5.7.1 Cầm cố
5.7.2 Thế chấp
5.7.3 Đặt cọc
5.7.4 Ký cược
V. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
THỰC HIÊN HỢP ĐỒNG
5.7.5 Ký quỹ
5.7.6 Bảo lãnh
5.7.7 Tín chấp
5.7.8 Bảo lưu quyền sở hữu
5.7. 9 Cầm giữ tài sản.
BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU
ĐIỀU 331:
◦ ĐIỀU KIỆN CẦN- NGƯỜI MUA TRẢ CHẬM
◦ ĐIỀU KIỆN ĐỦ - CÓ THỎA THUẬN

ĐIỀU 453:
◦ ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ: NGƯỜI MUA TRẢ CHẬM, TRẢ DẦN
VI. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
◦ Dura Lex, Sed Lex
Nguyên tắc thực hiện hợp đồng:
1. Pacta Sunt Servanda
2. Rebus Sic Stantibus –Điều 420 BLDS 2015 (421
ICC).
VI. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
1. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thoả thuận

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, nếu tự ý thực hiện
nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ

thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn.


VI. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
3. Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện
nghĩa vụ thì mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo
cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.
VI. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Địa điểm thực hiện nghĩa vụ - thực hiện hợp đồng (Đ 277 BLDS)
1. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ (Hợp đồng) do các bên thoả thuận.
2. Trường hợp không có thoả thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ
được xác định như sau:
a) Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;
b) Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của
nghĩa vụ không phải là bất động sản.
So sánh với Đ 35.4 Luật Thương mại 2005.
VI. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Thực hiện nghĩa vụ giao vật (tài sản, hàng hóa)
1. Vật đặc định: phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã
cam kết;
2. Vật cùng loại: phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thoả
thuận, nếu không có thoả thuận về chất lượng thì phải giao vật đó
với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ.
3. Bên có nghĩa vụ phải bảo quản, chịu mọi chi phí về việc giao vật,
trừ trường hợp có thoả thuận khác.
VI. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Trường hợp người mua chậm nhận tài sản thì bên bán có thể:
◦ Gửi tài sản tại nơi nhận gửi giữ tài sản và phải thông báo
ngay cho bên có quyền.
◦ Hoặc áp dụng biện pháp cần thiết khác để bảo quản tài sản
và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý.
VI. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Thực hiện nghĩa vụ trả tiền
1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời
hạn, đúng địa điểm và phương thức (TT, DP-DA, L/C) đã
thoả thuận.
2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ
trường hợp có thoả thuận khác.
◦ Chậm trả tiền thì phải trả lãi theo quy định tại Điều 357 và Điều 468
BLDS 2015, 306 LTM 2005
VI. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Sửa đổi hợp đồng
- Hợp đồng sửa đổi khi có sự thoả thuận của các bên
- Sửa đổi nội dung hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
(Điều 420 BLDS 2015)
- Cơ chế pháp lý cho phép sửa đổi nội dung hợp đồng (Ấn
bản số 421 ICC)
CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
TẠM NGỪNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (TẠM HOÃN)

◦ Khái niệm tạm ngừng (tạm hoãn –BLDS)

◦ Điều kiện tạm ngừng thực hiện hợp đồng

◦ Hậu quả pháp lý của tạm ngừng thực hiện hợp đồng
TẠM NGỪNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (TẠM HOÃN)

◦ Điều kiện cần: Sự vi phạm Sự vi phạm: Điều kiện cần và đủ

308-309 LTM
Tạm ngừng Hoặc: Do thoả thuận Tạm hoãn (411.2 BLDS)

Điều kiện đủ:


Vi phạm cơ bản
HẬU QUẢ PHÁP LÝ

1. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu
lực.
2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy
định của Luật này.
CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
Đình chỉ thực hiện hợp đồng

- Khái niệm đình chỉ (đơn phương chấm dứt –BLDS)


- Điều kiện đình chỉ việc thực hiện hợp đồng
- Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng
ĐÌNH CHỈ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

◦ Điều kiện cần: Sự vi phạm Sự vi phạm: Điều kiện cần

Đình chỉ Hoặc: Do thoả thuận Đơn phương chấm dứt


Điều kiện đủ
Điều kiện đủ:
Hoặc: Vi phạm cơ bản
Vi phạm nghiêm trọng
 Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ
thực hiện hợp đồng
1. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một
bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ hợp đồng.

2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật
này.
HỦY HỢP ĐỒNG

- Điều kiện huỷ hợp đồng


- Hậu quả pháp lý của việc huỷ hợp đồng
HỦY HỢP ĐỒNG
1. Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ
một phần hợp đồng.
2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện
tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần
nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu
lực.
HUỶ HỢP ĐỒNG

◦ Điều kiện cần: Sự vi phạm Sự vi phạm: Điều kiện cần

Huỷ (LTM) Hoặc: Do thoả thuận Huỷ HĐ (BLDS)

Điều kiện đủ:


Vi phạm cơ bản

Vi phạm nghiêm trọng


HẬU QUẢ PHÁP LÝ

1. Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết


2. Hoàn trả, không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có
nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
3. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy
định của Luật này.
Nghĩa vụ thông báo

Bên tạm ngừng, đình chỉ, huỷ hợp đồng phải thông báo
ngay cho bên kia, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì
phải bồi thường.
TRÁCH NHIỆM TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ (352 BLDS
2015)
BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG (297 LTM 2005
VI PHẠM HỢP ĐỒNG HIỆU QUẢ
(Hiệu quả Pareto)
VII. TRÁCH NHIỆM HỢP ĐỒNG

1. KHÁI NIỆM, HÌNH THỨC

2. ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH

3. MIỄN TRỪ
HÌNH THỨC
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI -
PHẠT HỢP ĐỒNG (PHẠT VI PHẠM)
Tuỳ thuộc vào sự thoả thuận hoặc quy định của pháp luật
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

1. Bồi thường thiệt hại tính sau (Bồi thường thiệt hại)

2. Bồi thường thiệt hại ước tính (Liquidated Damage –LD)


VII. TRÁCH NHIỆM HỢP ĐỒNG
Thiệt hại:
◦ Thiệt hại thực tế
◦ Mất mát
◦ Hư hỏng
◦ Đền bù cho đối tác
◦ Chi phí khắc phục hậu quả
◦ -------------------------
◦ Khoản lợi đáng lẽ được hưởng (Thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút)
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
- Có 1 Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

- Phải thực hiện 2 Nghĩa vụ:


◦ Hạn chế thiệt hại (362 BLDS 15 và 305 LTM 05)
◦ Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại
VII. TRÁCH NHIỆM HỢP ĐỒNG
Phạt vi phạm
- Bản chất của phạt vi phạm theo pháp luật Việt Nam và của
các nước
- Mức phạt vi phạm
- Mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
MỨC PHẠT VI PHẠM
◦ BLDS 2015: Do thoả thuận (418.2 BLDS 2015)
◦ LTM 2005: Do thoả thuận, < = 8% (301 LTM 2005)
◦ Luật Xây dựng:
◦ Tiền của dân: mức phạt do thoả thuận

◦ Tiền của nhà nước: mức phạt < = 12%


◦ 1. Tại sao LTM, LXD quy định mức phạt tối đa?
◦ 2. Tại sao có sự khác nhau về mức phạt?
◦ 3. Tại sao có sự phân biệt mức phạt giữa vốn nhà nước – vốn tư nhân?
Luật Xây dựng
Điều 138. Quy định chung về hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và
bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Điều 146. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết
tranh chấp hợp đồng xây dựng
2. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12%
giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn
phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp
luật có liên quan khác.
MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẠT VỚI BTTH
1 Tình huống: Có thoả thuận phạt vi phạm, không có thoả
thuận bồi thường thiệt hại
Cách giải quyết:
◦ Theo K3 Đ418 BLDS 2015: Bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu
cầu trả tiền phạt, không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
◦ Theo Đ 307 LTM 2005: Bên bị vi phạm vừa có quyền yêu
cầu trả tiền phạt, vừa yêu cầu bồi thường thiệt hại (K2 Đ 146
Luật Xây dựng)
VII. TRÁCH NHIỆM HỢP ĐỒNG
Các điều kiện phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
- Vi phạm hợp đồng
- Có thiệt hại xảy ra
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng với
thiệt hại xảy ra
- Phải có lỗi của bên vi phạm (Lỗi suy đoán- Suy đoán có lỗi)
(585.2)
VII. TRÁCH NHIỆM HỢP ĐỒNG
Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm (Điều 294 LTM
2005)
- Do sự kiện bất khả kháng (Số 421 ICC, Đ156 BLDS 2015)
- Hoàn toàn do lỗi của bên có quyền - khoản 2, Đ 411 BLDS
- Do tuân thủ quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền
- Do có sự thoả thuận của các bên về trường hợp miễn trừ đó
CẢM ƠN VÌ ĐÃ LẮNG NGHE
VÀ HỢP TÁC

You might also like