You are on page 1of 35

KHOA LUẬT – HỌC VIỆN NGÂN HÀNG


LUẬT DÂN SỰ 2
Giảng viên phụ trách:
1. ThS. Nguyễn Phương Thảo (1989)
• ĐT: 0975.622.670
• Email: thaonp@hvnh.edu.vn
2. ThS. Nguyễn Phương Thảo (1991)
• ĐT: 0985.131.867
• Email: thaonp.kl@hvnh.edu.vn
GIỚI THIỆU CHUNG
VỀ HỌC PHẦN

1. Thời gian học: 45 tiết


2. Kiểm tra và thi:
• Được sử dụng văn bản quy phạm
pháp luật
3. Phương thức đánh giá:
• Điểm chuyên cần: 10%
• Điểm kiểm tra: (2 bài) 30%
• Điểm thi: 60%
HỌC LIỆU

• Giáo trình
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam”, Tập II, Nxb.
CAND, Hà Nội.
• Tài liệu tham khảo
1. PGS.TS Nguyễn Văn Cừ - PGS. TS Trần Thị Huệ (đồng chủ biên), “Bình luận
khoa học BLDS của nước CHXHCN Việt Nam năm 2015”, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2016;
2. TS. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của
nước CHXHCN Việt Nam năm 2015”, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2016;
3. PGS.TS. Phạm Văn Tuyết (chủ biên), “Hướng dẫn môn học Luật Dân sự: Học
phần 1”; Nxb. Tư Pháp, Hà Nội, 2017.
3
CHƯƠNG II:

NHỮNG QUY ĐỊNH


CHUNG
VỀ HỢP ĐỒNG

4
NỘI DUNG CƠ BẢN

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG


1. Khái niệm hợp đồng
2. Nội dung và hình thức của hợp đồng
3. Phân loại hợp đồng

5
NỘI DUNG CƠ BẢN

II. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG, HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU


1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
3. Hợp đồng vô hiệu và cách thức xử lý hợp đồng vô hiệu

6
NỘI DUNG CƠ BẢN

III. GIAO KẾT, THỰC HIỆN, SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
1. Giao kết hợp đồng
2. Thực hiện hợp đồng
3. Sửa đổi hợp đồng
4. Chấm dứt hợp đồng
5. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng

7
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
1. Khái niệm hợp đồng
a. Định nghĩa
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385 BLDS 2015)
b. Đặc điểm
▪ Có sự thỏa thuận của các bên
▪ Là sự thỏa thuận của ít nhất hai bên chủ thể
▪ Hậu quả pháp lý của sự thỏa thuận là việc xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự

8
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
2. Nội dung và hình thức của hợp đồng
a. Nội dung
▪ Là tổng hợp các điều khoản mà chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đã
thỏa thuận.
▪ Được quy định tại Điều 398 BLDS 2015.
▪ Ngoài những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 398 BLDS 2015,
các bên có thể thỏa thuận để xác định với nhau thêm những nội dung
khác.

9
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
2. Nội dung và hình thức của hợp đồng
a. Nội dung
▪ Toàn bộ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ hợp
đồng được thể hiện dưới dạng các điều khoản. Có 3 loại điều khoản
trong hợp đồng, bao gồm:
• Điều khoản cơ bản
• Điều khoản thông thường
• Điều khoản tùy nghi (bao gồm: điều khoản tùy nghi lựa chọn và điều
khoản tùy nghi thỏa thuận)

10
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
2. Nội dung và hình thức của hợp đồng
b. Hình thức
▪ Là phương tiện ghi nhận, thể hiện các quyền và nghĩa vụ đa được thỏa
thuận, thống nhất của các bên trong quan hệ hợp đồng (nội dung của
hợp đồng).
▪ Về nguyên tắc chung, người xác lập hợp đồng có quyền lựa chọn hình
thức của hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp pháp luật có quy định
hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức nhất định thì các bên giao
kết hợp đồng cần phải tuân theo hình thức luật định đó.

11
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
2. Nội dung và hình thức của hợp đồng
b. Hình thức
▪ Theo quy định tại Điều 119 BLDS 2015, hình thức của hợp đồng (cũng
đồng thời là hình thức của giao dịch dân sự) bao gồm:
• Bằng lời nói
• Bằng văn bản
• Bằng hành vi cụ thể

12
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
3. Phân loại hợp đồng

HỢP ĐỒNG

Sự tác
Sự phụ động qua Sự có đi,
Thời điểm
Hình thức thuộc lẫn lại về có lại về lợi Đối tượng
có hiệu lực
của hợp nhau về quyền và ích vật chất của hợp
của hợp
đồng hiệu lực nghĩa vụ giữa các đồng
đồng
pháp lý của các chủ thể
bên

13
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
3. Phân loại hợp đồng

Hợp đồng bằng lời nói

a. Theo
hình thức
Hợp đồng bằng văn bản
của hợp
đồng

Hợp đồng bằng hành vi cụ thể

14
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
3. Phân loại hợp đồng

Hợp đồng chính


b. Theo
sự phụ
thuộc lẫn
nhau về
hiệu lực
pháp lý
Hợp đồng phụ

15
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
3. Phân loại hợp đồng

c. Theo Hợp đồng song vụ


sự tác
động qua
lại về
quyền và
nghĩa vụ
của các
bên Hợp đồng đơn vụ

16
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
3. Phân loại hợp đồng

Hợp đồng luôn có đền bù


d. Theo
sự có đi,
có lại về
lợi ích vật Hợp đồng luôn không có đền bù
chất giữa
các chủ
thể Hợp đồng có thể có đền bù hoặc
không

17
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
3. Phân loại hợp đồng

Hợp đồng ưng thuận


e. Theo
thời điểm
có hiệu
lực của
hợp đồng

Hợp đồng thực tế

18
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
3. Phân loại hợp đồng

Hợp đồng liên quan đến tài sản

f. Theo đối
tượng của
hợp đồng

Hợp đồng liên quan đến


công việc

19
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
3. Phân loại hợp đồng
Ngoài ra, hợp đồng còn có thể bao gồm các loại:
• Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
• Hợp đồng có điều kiện
• Hợp đồng hỗn hợp
• Hợp đồng theo mẫu

20
II. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG, HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
▪ Điều 116 BLDS 2015 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi
pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự”. Như vậy, có thể hiểu rằng hợp đồng là giao dịch dân sự cho nên
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chính là điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự.
▪ Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117
BLDS 2015.

21
II. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG, HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
▪ Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:
• Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù
hợp với giao dịch dân sự được xác lập
• Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện
• Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm
của luật, không trái đạo đức xã hội
• Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự trong trường hợp luật có quy định

22
II. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG, HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
▪ Thời điểm giao kết
▪ Thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng
▪ Thời điểm định sẵn do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
▪ Thời điểm công chứng, chứng thực hoặc thời điểm đăng ký

23
II. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG, HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
3. Hợp đồng vô hiệu và cách thức xử lý hợp đồng vô hiệu
▪ Sự vô hiệu của hợp đồng không làm phát sinh hậu quả về việc xác lập,
thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự theo mong mốn của các chủ
thể tham gia xác lập hợp đồng.
▪ Các trường hợp hợp đồng vô hiệu
• Không đáp ứng các điều kiện tại Điều 117 BLDS 2015 (theo Điều 122,
khoản 1 Điều 407 BLDS 2015)
• Thuộc trường hợp cụ thể theo quy định từ Điều 123 – 129 BLDS 2015
• Vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được (Điều 408 BLDS
2015)

24
II. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG, HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
3. Hợp đồng vô hiệu và cách thức xử lý hợp đồng vô hiệu
▪ Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu: Điều 131 BLDS 2015
▪ Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu:
• Được quy định tại Điều 132 BLDS 2015
• Đối với các hợp đồng vô hiệu quy định tại Điều 125, 126, 127, 128, 129
BLDS 2015, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu là: 02 năm.
• Đối với các hợp đồng vô hiệu quy định tại Điều 123, 124 BLDS 2015,
thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu: không bị hạn chế.

25
II. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG, HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
3. Hợp đồng vô hiệu và cách thức xử lý hợp đồng vô hiệu
▪ Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu trong một số trường hợp ngoại lệ:
• Quy định “sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ
không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (khoản 2
Điều 407 BLDS 2015).
• Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ
trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể
tách rời của hợp đồng chính (khoản 3 Điều 407 BLDS 2015).

26
III. GIAO KẾT, THỰC HIỆN, SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
1. Giao kết hợp đồng
a. Nguyên tắc giao kết:
Áp dụng quy định tại Điều 3 BLDS 2015 về các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật dân sự.

27
III. GIAO KẾT, THỰC HIỆN, SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
1. Giao kết hợp đồng
b. Trình tự giao kết
Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng
• Được quy định tại khoản 1 Điều 386 BLDS 2015.
• Một đề nghị giao kết hợp đồng cần có 2 dấu hiệu: (1) Phải thể hiện rõ ý
muốn xác lập một hợp đồng với bên được đề nghị và (2) Bên được đề nghị
phải được xác định.
• Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực: Điều 388 BLDS 2015.
• Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng: Điều 389 BLDS 2015.
• Hủy bỏ đề nghị giao kết: Điều 390 BLDS 2015.
• 28 Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng: Điều 391 BLDS 2015.
III. GIAO KẾT, THỰC HIỆN, SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
1. Giao kết hợp đồng
b. Trình tự giao kết
Bước 2: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
• Được quy định tại Điều 393 BLDS 2015.
• Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng: Điều 394 BLDS 2015.
• Trường hợp bên đề nghị/bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết, mất
năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi: Điều 395, 396 BLDS 2015.
• Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng: Điều 39 BLDS 2015.
• Địa điểm, thời gian giao kết hợp đồng: Điều 399, 400 BLDS 2015.
29
III. GIAO KẾT, THỰC HIỆN, SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
1. Giao kết hợp đồng
c. Địa điểm, thời điểm giao kết hợp đồng
▪ Địa điểm giao kết hợp đồng: Điều 399 BLDS 2015
▪ Thời điểm giao kết hợp đồng: Điều 400 BLDS 2015

30
III. GIAO KẾT, THỰC HIỆN, SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
2. Thực hiện hợp đồng
a. Nguyên tắc thực hiện
Áp dụng quy định tại Điều 3 BLDS 2015 về các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật dân sự.

31
III. GIAO KẾT, THỰC HIỆN, SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
2. Thực hiện hợp đồng
a. Nội dung thực hiện
▪ Thực hiện hợp đồng đơn vụ
▪ Thực hiện hợp đồng song vụ
▪ Thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
▪ Thực hiện hợp đồng có thỏa thuận phạt vi phạm
▪ Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

32
III. GIAO KẾT, THỰC HIỆN, SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
3. Sửa đổi hợp đồng
▪ Việc sửa đổi hợp đồng xuất phát từ sự thỏa thuận của các bên (Đ.421.1
BLDS 2015).
▪ Nội dung hợp đồng sửa đổi sẽ có hiệu lực pháp luật, thay thế nội dung
phần tương ứng trong hợp đồng cũ.
▪ Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu (khoản
3 Điều 421 BLDS 2015) – nếu pháp luật có quy định về hình thức của hợp
đồng ban đầu.

33
III. GIAO KẾT, THỰC HIỆN, SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
4. Chấm dứt hợp đồng
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng: Điều 422 BLDS 2015.
▪ Hợp đồng đã được hoàn thành
▪ Theo thỏa thuận của các bên
▪ Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt
tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện
▪ Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện
▪ Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không
còn
▪ Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này (chấm dứt
khi hoàn cảnh thực hiên hợp đồng thay đổi)

34
Trường hợp khác do luật quy định.
III. GIAO KẾT, THỰC HIỆN, SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
5. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng
▪ Là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ
án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị xâm phạm; nếu thời
hạn đó kết thúc thì chủ thể mất quyền khởi kiện.
▪ Được quy định tại Điều 429 BLDS 2015: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu
Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có
quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm phạm”.

35

You might also like