You are on page 1of 20

KHOA LUẬT – HỌC VIỆN NGÂN HÀNG


LUẬT DÂN SỰ 2
Giảng viên phụ trách:
1. ThS. Nguyễn Phương Thảo (1989)
• ĐT: 0975.622.670
• Email: thaonp@hvnh.edu.vn
2. ThS. Nguyễn Phương Thảo (1991)
• ĐT: 0985.131.867
• Email: thaonp.kl@hvnh.edu.vn
GIỚI THIỆU CHUNG
VỀ HỌC PHẦN

1. Thời gian học: 45 tiết


2. Kiểm tra và thi:
• Được sử dụng văn bản quy phạm
pháp luật
3. Phương thức đánh giá:
• Điểm chuyên cần: 10%
• Điểm kiểm tra: (2 bài) 30%
• Điểm thi: 60%
HỌC LIỆU

• Giáo trình
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam”, Tập II, Nxb.
CAND, Hà Nội.
• Tài liệu tham khảo
1. PGS.TS Nguyễn Văn Cừ - PGS. TS Trần Thị Huệ (đồng chủ biên), “Bình luận
khoa học BLDS của nước CHXHCN Việt Nam năm 2015”, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2016;
2. TS. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của
nước CHXHCN Việt Nam năm 2015”, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2016;
3. PGS.TS. Phạm Văn Tuyết (chủ biên), “Hướng dẫn môn học Luật Dân sự: Học
phần 1”; Nxb. Tư Pháp, Hà Nội, 2017.
3
CHƯƠNG V:

TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG

4
NỘI DUNG CƠ BẢN

A. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
I. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI
HỢP ĐỒNG
II. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG
III. NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
IV. NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI
HỢP ĐỒNG
V. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI
5 VI. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NỘI DUNG CƠ BẢN

B. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ


I. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI CỦA CON NGƯỜI GÂY RA
II. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY RA

6
A. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
I. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
1. Định nghĩa
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, buộc người có hành vi xâm phạm
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp
pháp khác của chủ thể khác phải bồi thường những thiệt hại mà mình đã gây ra.

7
A. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
I. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
2. Đặc điểm
▪ Đặc điểm chung của trách nhiệm dân sự:
• Là hậu quả pháp lý bất lợi do pháp luật quy định
• Được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật
• Mang tính cưỡng chế
▪ Đặc điểm riêng:
• Chỉ áp dụng khi có thiệt hại xảy ra
• Có thể được áp dụng với người không trực tiếp gây ra thiệt hại
• Việc áp dụng không cần chứng minh yếu tố lỗi của người gây thiệt hại
8
A. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
II. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI
HỢP ĐỒNG
▪ Điều 584 BLDS 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người
khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật
khác có liên quan quy định khác”.
▪ Có 3 điều kiện:
• Có thiệt hại xảy ra
• Có hành vi trái pháp luật
• Có mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại

9
A. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
III. NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
▪ Được quy định tại Điều 585 BLDS 2015.
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức
bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương
thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi
hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại
có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi
của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp
dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
10
A. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
IV. NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
▪ Được quy định tại Điều 586 BLDS 2015.
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt
hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản
riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật
này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản
của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản
của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người
được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi
thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh
11
được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
A. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
V. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI
▪ Được quy định tại các điều từ Điều 589 – Điều 593 BLDS 2015.
▪ Bao gồm 4 loại thiệt hại (phân loại tương ứng với các điều luật):
• Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
• Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
• Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
• Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

12
A. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
V. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI
1. THIỆT HẠI DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM
▪ Được quy định tại Điều 589 BLDS 2015
▪ Bao gồm:
a. Thiệt hại trực tiếp
• Thiệt hại do tài sản bị mất
• Thiệt hại do tài sản bị hủy hoại
• Thiệt hại do tài sản bị hư hỏng
b. Thiệt hại gián tiếp
• Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút
• Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại
13
b. Thiệt hại khác do luật quy định
A. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
V. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI
2. THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM
▪ Được quy định tại Điều 590 BLDS 2015
▪ Bao gồm:
a. Thiệt hại vật chất
• Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị
giảm sút của người bị thiệt hại
• Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại
• Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị
• Thiệt hại khác do luật định
b. 14 Tổn thất về tinh thần
A. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
V. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI
3. THIỆT HẠI DO TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM
▪ Được quy định tại Điều 591 BLDS 2015
▪ Bao gồm:
a. Thiệt hại vật chất
• Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 BLDS 2015
• Chi phí hợp lý cho việc mai táng
• Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng
• Thiệt hại khác do luật định
b. Tổn thất về tinh thần

15
A. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
V. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI
4. THIỆT HẠI DO DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM
▪ Được quy định tại Điều 592 BLDS 2015
▪ Bao gồm:
a. Thiệt hại vật chất
• Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại
• Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
• Thiệt hại khác do luật định
b. Tổn thất về tinh thần

16
A. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
VI. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
▪ Được quy định tại Điều 588 BLDS 2015
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người
có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
phạm.

17
B. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
I. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI CỦA CON NGƯỜI GÂY RA
1. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng (Điều 594)
2. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp
thiết (Điều 595)
3. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra (Điều 596)
4. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (Điều 597)
5. Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra (Điều 598)
6. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực
hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân
khác trực tiếp quản lý (Điều 599)
18
B. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
I. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI CỦA CON NGƯỜI GÂY RA
7. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
(Điều 600)
8. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường (Điều 601)
9. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể (Điều 606)
10. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả (Điều 607)
11. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dung (Điều 608)

19
B. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
II. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY RA
1. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 601)
2. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra (Điều 603)
3. Bồi thường thiệt hại do cây cối (Điều 604)
4. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
(Điều 605)

20

You might also like