You are on page 1of 3

Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng gây ra.

1.Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật
Việt Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về Căn cứ
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.

- Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là hình thức chịu trách nhiệm dân sự, được đặt ra
khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và đã gây ra thiệt hại (Điều 351, 360 BLDS
2015). Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là:

- Có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (không thực hiện, thực hiện không đúng, không
đủ nghĩa vụ).

- Có phát sinh thiệt hại trong thực tế; hành vi vi phạm xuất phát từ lỗi của chủ thể vi
phạm.

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả (hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn
đến phát sinh thiệt hại). Những thay đổi về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hợp đồng so với BLDS 2005: BLDS 2005 quy định việc bồi thường thiệt hại do
hành vi vi phạm nghĩa vụ gây ra mang tính bắt buộc, không có yếu tố thỏa thuận giữa các
bên trừ khi vi phạm hợp đồng do trường hợp bất khả kháng.

2. Trong tình huống trên, có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà Nguyễn
không? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã hội đủ
chưa? Vì sao?

- Trong tình huống trên, đã có sự xâm phạm đến yếu tố nhân thân của bà Nguyễn, đó là
xâm phạm đến quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể theo Điều
32 BLDS 2015 vì bà Nguyễn sau khi thực hiện phẫu thuật đã bị tổn hại nghiêm trọng về
sức khỏe (mất núm vú phải). Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường cho bà Nguyễn đã
hội tụ đủ căn cứ theo Điều 358 BLDS 2015 vì ông Lại ông thực hiện đúng nghĩa vụ trong
hợp đồng,cụ thể: Ông Lại thực hiện không đúng nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại sau quá
trìnhphẫu thuật, khiến cho bà Nguyễn phải chịu nhiều thiệt hại liên quan đến phẫu thuật
như sưng, đau nhức vết thương, các yêu cầu của cuộc phẫu thuật không được đảm bảo và
đặc biệt là làm bà Nguyễn bị mất núm vú.

Câu 3: Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất nào do vi phạm hợp đồng
gây ra được bồi thường? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời
CSPL: Khoản 2 Điều 361 BLDS 2015: “Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế
xác định được bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế, khắc
phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút”.

Như vậy, để phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, người có quyền phải có nghĩa vụ
chứng minh thiệt trong thực tế đã xảy ra. VD: xuất trình hóa đơn, chứng từ, hoặc các
bằng chứng khác có thể chứng minh cho việc yêu cầu bồi thường thiệt hại. Những tổn
thất về tài sản như tài sản bị mất, bị hủy hoại sẽ được bồi thường theo giá cả. Trường hợp
tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là những chi phí bỏ ra để sửa chữa, khôi
phục lại tình trạng tài sản và những thiệt hại do giảm giá trị của tài sản. Ngoài ra, tổn thất
về tài sản còn bao gồm cả lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng và những chi phí
hợp lí nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

Câu 4: BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi
phạm hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

CSPL: Khoản 3 Điều 361 BLDS 2015: “Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do
bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân
thân khác của một chủ thể”. Và khoản 3 Điều 419 BLDS 2015 có quy định: “Theo yêu
cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về
tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung
vụ việc”.

Như vậy, BLDS 2015 có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do
vi phạm hợp đồng.

Câu 5: Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất về tinh
thần không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn được bồi thường tổn thất về tinh thần.

CSPL: Khoản 3 Điều 361 BLDS 2015: “Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do
bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân
thân khác của một chủ thể”. Và khoản 3 Điều 419 BLDS 2015: “Theo yêu cầu của người
có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho
người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc”.
Do bà Nguyễn và ông Lại đã có thỏa thuận phẫu thuật ngực với điều kiện là không được
đụng đến núm vú, nhưng thực tế sau khi làm phẫu thuật, bà Nguyễn đã mất núm vú phải.
Vì vậy, ông Lại đã vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. Đồng thời, trong quá trình phẫu
thuật, núm vú bên phải của bà Nguyễn sưng lên, đau nhức và đen như than, sau đó vết
mổ bị hở và phải tiến hành mổ may lại nhiều lần gây ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe.
Trên cơ sở đó, nếu bà Nguyễn có yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần thì phía ông
Lại sẽ phải bồi thường thiệt hại về tinh thần cho bà Nguyễn theo quy định.

You might also like