You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT HÌNH SỰ
LỚP HS46B2

ĐỀ TÀI: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TINH THẦN DO TÀI


SẢN BỊ XÂM PHẠM
MÔN HỌC: KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU VÀ LẬP LUẬN

Thành viên – Nhóm 3:


STT Họ và Tên MSSV Chức vụ
1 Phạm Trần Thành 2153801013235 Thành viên

2 Lương Thị Thanh Thủy 2153801013250 Thành viên

3 Lương Quốc Uy 2153801013281 Thành viên

4 Lò Hiển Văn 2153801013288 Thành viên

5 Đặng Nguyễn Tường Vy 2153801013292 Nhóm trưởng

6 Huỳnh Nguyễn Ngọc Vy 2153801013295 Thành viên

7 Nguyễn Yến Vy 2153801013297 Thành viên

8 Phan Thị Ánh Xuân 2153801013300 Thành viên

9 Đoàn Như Ý 2153801013302 Thành viên

10 Hoàng Thị Hải Yến 2153801013303 Thành viên


TP. HỒ CHÍ MINH, NGÀY 22 THÁNG 03 NĂM 2024

MỤC LỤC
Những cụm từ viết tắt..................................................................................................
Bài làm.......................................................................................................................1
Xác định:...................................................................................................................3
Những cụm từ viết tắt
ST Cụm viết tắt Cụm từ cụ thể
T
1 BLDS Bộ luật dân sự
2 BTTH Bồi thường thiệt hại
3
4
5
6
Bài làm
Khi xác định loại thiệt hại được bồi thường do uy tín, nhân phẩm, sức khỏe hay tính
mạng bị xâm phạm, BLDS năm 2015 thừa nhận cả việc BTTH về vật chất lẫn tổn thất về
tinh thần thế nhưng những quy định liên quan đến vấn đề BTTH tổn thất về tinh thần
không được nhắc đến ở phần nội dung tài sản bị xâm phạm. Trong khi đó, đây là vấn đề
liên quan đến quyền con người, lợi ích của người bị thiệt hại và ảnh hưởng đến việc giải
quyết của Tòa án khi người bị thiệt hại yêu cầu xét xử trên thực tế. Nên việc bổ sung quy
định BTTH tinh thần khi tài sản bị xâm phạm trong BLDS là yêu cầu cần thiết. Do vấn đề
này không trái với Hiến pháp VN và phù hợp theo pháp luật cũng như về mặt đạo đức.
Cụ thể căn cứ tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 30 LHP 2013 thì “1. Mọi người có quyền khiếu
nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật
của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2.…Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật
chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật”. Tiếp theo đó, tại
Khoản 1 Điều 585 BLDS 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại thì thiệt hại trên thực tế
phải được bồi thường toàn bộ, thiệt hại trong thực tế bao nhiêu sẽ được bồi thường bấy
nhiêu và cũng không phụ thuộc vào đối tượng bị xâm phạm. Vì vậy, có thể hiểu việc
BTTH về tinh thần là được cho phép và không giới hạn ở đối tượng xâm phạm nên có thể
áp dụng cho trường hợp BTTH về tổn thất tinh thần do tài sản bị xâm phạm mà không
trái với quy định chung của pháp luật. Bên cạnh đó, những đối tượng được hướng đến ở
quy định này là các tài sản như kỷ vật, vật gia truyền, thú cưng…, khi chúng bị xâm
phạm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của con người vì vốn dĩ đây là những
thứ mang tính tượng trưng cao và có sự kết nối mật thiết giữa quá khứ và hiện tại của mỗi
cá nhân. Dẫu biết những mất mát về tinh thần khi tài sản này bị tổn thất là không thể
đong đếm được như thiệt hại vật chất nhưng việc bồi thường sẽ nhằm làm giảm bớt một
phần nỗi đau, mất mát cho chủ thể có tài sản bị xâm phạm. Điều này không chỉ là hành
động có trách nhiệm mà còn là cách để xây dựng một xã hội với những mối quan hệ tốt
đẹp và ý nghĩa hơn. Do đó, từ những nhu cầu trong thực tiễn đã được phân tích ở trên,
pháp luật Việt Nam nói chung và BLDS nói riêng trong tương lai cần nên có những quy
định bổ sung về vấn đề này. Tuy nhiên, không phải tài sản nào bị xâm phạm cũng gây tổn
thất về tinh thần, tùy từng trường hợp cụ thể mà pháp luật chấp nhận việc tổn thất về tinh
thần mà người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường, việc chấp nhận bồi thường tổn
thất về mặt tinh thần phải đủ các điều kiện như việc xâm phạm này tác động nghiêm
trọng tới tâm lý của người bị thiệt hại, có căn cứ chứng minh rõ ràng, minh bạch thì việc
BTTH mới được Tòa án giải quyết. Không dừng lại ở đó, trong thực tiễn xét xử ở Việt
Nam đã xảy ra những bất cập liên quan đến việc giải quyết những vấn đề BTTH về tinh
thần khi tài sản bị xâm phạm, ở các vụ việc khi đưa ra xét xử về vấn đề này thì bên bị hại

1
luôn đưa ra yêu cầu để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Trái lại, pháp luật không
có quy định nào thừa nhận cho phép bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm
phạm. Chính vì thế, Tòa án lúc giải quyết tranh chấp phát sinh từ những vụ việc nêu trên
cũng tỏ ra lúng túng khi không biết dựa vào cơ sở pháp lý nào để giải quyết cho các bên
mặc dù trên thực tế các Tòa án cũng có hướng chấp nhận giải quyết yêu cầu về bồi
thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm. Trong khi đó, luật của một số quốc
gia tiến bộ trên thế giới như Pháp, Hoa Kỳ, Canada, New Zealand… cũng đã đưa ra quy
định và thực hiện trên thực tế về việc được bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị
xâm phạm. Cụ thể như pháp luật ở Pháp bên cạnh chấp nhận bồi thường thiệt hại về vật
chất, trong nhiều trường hợp Tòa án cũng buộc người xâm phạm tài sản phải bồi thường
tổn thất về tinh thần, tại bang Hawaii của Hoa Kỳ: một gia đình được bồi thường 1.000
USD cho nỗi đau tinh thần mà họ phải chịu đựng khi con chó chín tuổi của họ đã chết vì
kiệt sức do nóng sau khi nhân viên cơ quan nhà nước ở Hawaii bỏ nó lại trong thùng xe
tải không thoáng khí dưới ánh mặt trời. Đối với pháp luật Hoa Kỳ thì quy định cả điều
kiện được hưởng khoản tiền bồi thường tổn thất về tinh thần. Trong xu thế toàn cầu hóa,
Việt Nam lại là một nước đang trên đà phát triển, thượng tôn pháp luật, luôn hướng đến
việc bảo vệ lợi ích và quyền lợi con người, nên việc bổ sung quy định này sẽ là một bước
tiến bộ trong việc xây dựng pháp luật ở nước ta. Vậy nên, gần như chắc chắn vấn đề
BTTH tinh thần do tài sản bị xâm phạm cần phải được quy định một cách cụ thể, rõ ràng
hơn trong BLDS Việt nam là cần thiết trừ khi những vấn đề liên quan đến quy định này
không xảy ra trên thực tế hoặc nó vi phạm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống
Pháp luật và trái với chuẩn mực đạo đức.

2
Xác định:
D: Việc bổ sung quy định BTTH tinh thần khi tài sản bị xâm phạm trong BLDS là
yêu cầu cần thiết.
Giống với kết luận, thông tin chứa C => Không phải D

B: Việc quy định BTTH tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm là hoàn toàn
có thể, do điều này không trái với quy định trong Hiến pháp 2013 và phù hợp về đạo đức.
Thực tế để cho thấy sự cần thiết nên bổ sung
Lí lẽ phải thực tế, xem xét có phù hợp hay không

Nguyên tắc W trước B sau


W: 2 câu này để phần D
1. Thực tiễn xét xử ở Việt Nam đã xảy ra những bất cập liên quan đến BTTH về tinh
thần khi tài sản bị xâm phạm
2. Luật của một số quốc gia tiến bộ trên thế giới đã đưa ra quy định và thực hiện trên
thực tế về việc được bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm. => Thực tế
xu hướng => Làm dữ kiện
QHXH nào đang bất cập, thiệt hại thực tiễn, cần PL bv quyền lợi chính đáng
Quy định nào đang là xu hướng

Q: Vậy nên, gần như chắc chắn. => Tuyên bố mang tính đề xuất, quan điểm đã chứa
yếu tố không chắc chắn => nên thể hiện mạnh mẽ

R
1. Trừ khi những loại tài sản không có giá trị về mặt tinh thần đối với chủ sở hữu tài
sản. => Mâu thuẫn với tuyên bố
2. Trừ khi, không có căn cứ chứng minh rõ ràng về việc xâm phạm tài sản đó gây
ảnh hưởng đến tinh thần chủ sở hữu. => đây là việc mặc nhiên dc quy định trong luật
Trừ khi thiệt hại quá nhỏ
3. Trừ khi những vấn đề liên quan đến quy định này không xảy ra trên thực tế hoặc
nó vi phạm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống Pháp luật và trái với chuẩn mực
đạo đức. => Mơ hồ

C: Từ những quan điểm được nêu trên, chúng ta thấy rằng pháp luật Việt Nam hiện
nay cần bổ sung thêm quy định về việc bồi thường thiệt hại tinh thần do tài sản bị xâm
phạm.

3
4

You might also like