You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT
______________________

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


TƯ DUY PHÁP LÝ
Chủ đề 1: Nhận diện và phân tích các “điểm mờ” (penumbra) của
quy tắc pháp lý
Giảng viên giảng dạy: PGS.TS Nguyễn Minh
Tuấn
Họ và tên: Hoàng Thị Vân Anh
Mã sinh viên: 19062003
Lớp: K64CLC
Hà Nội – 2021

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................................2

I. Lý thuyết về “điểm mờ”, “điểm thiếu rõ ràng” (penumbra) trong quy tắc
pháp lý.......................................................................................................................3

II. Một số các quy tắc pháp lý tồn tại “điểm mờ”.................................................3

1. Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015.......................................................................3

2. Khoản 1 Điều 185 Bộ Luật Hình Sự 2015....................................................4

3. Điều 59 Bộ luật Hình sự 2015.......................................................................6

4. Điều 47, 75, 113 Luật Doanh nghiệp 2020...................................................8

5. Điểm a Khoản 2 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020...................................8

KẾT LUẬN...............................................................................................................9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................10

MỞ ĐẦU
Trong hệ thống luật pháp tại nước ta, vẫn còn rất nhiều các quy tắc pháp lý
tồn tại những điểm mờ, điểm thiếu rõ ràng. Tình trạng bất hợp lý trong việc xây
dựng các quy tắc pháp lý còn xảy ra thường xuyên. Điều này gây ảnh hưởng đến
thực tiễn trong quá trong áp dụng các quy tắc vào giải quyết vụ việc. Không chỉ
vậy, sự chồng chéo, thiếu nhất quán này đã tạo nhiều khó khăn, cản trợ cho người
dân khi muốn tiếp cận, tìm hiểu về luật pháp. Vậy nên, việc phát hiện, chỉ ra và sửa
đổi những điểm bất cập, còn khúc mắc này để cải thiện chất lượng các quy tắc
pháp lý nói riêng và nền luật pháp Việt Nam nói chung.
2
Áp dụng những kiến thức đã được học trong môn Tư duy pháp lý về kĩ năng
phát hiện, phản biện, đánh giá và đặc biệt tìm ra những điểm mờ của quy tắc pháp
lý, bài tiểu luận sau sẽ phân tích một số các quy tắc pháp lý còn tồn tại sự thiếu rõ
ràng.

I. Lý thuyết về “điểm mờ”, “điểm thiếu rõ ràng” (penumbra) trong quy


tắc pháp lý
Trong các quy tắc pháp lý, thường luôn có đặc điểm mang tính khái quát hoá,
tính trừ tượng hoá cao. Hơn nữa, một quy tắc pháp lý không nhắc tới tên một người
nhất định, một hành vi hay một thời điểm cụ thể. Mà một quy tắc pháp lý phải
được xây dựng liên quan đến nhiều người, nhiều đối tượng thực hiện các hành
động khác nhau trong các thời điểm khác nhau1.
Điểm mờ hay điểm thiếu rõ ràng trong quy tắc pháp lý được hiểu rằng khi quy
tắc đó có chứa đựng một từ, một cụm từ hay một phần mà gây cho người đọc,
người làm luật cảm thấy khó hiểu hoặc hiểu sai, gây ra tình trạng nhiều ý kiến,
quan điểm khác nhau về quy tắc pháp lý đó.
II. Một số các quy tắc pháp lý tồn tại “điểm mờ”
1. Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015
Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay
giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay
tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả
thuận hoặc pháp luật quy định”2.
Hợp đồng vay bản chất được phân chia thành hai loại: vay không có lãi và
vay có lãi. Trong đó, vay không có lãi xảy khi các bên trong hợp đồng vay tài sản
1
PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn, PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh, Giáo trình Tư duy pháp lý, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội.
2
Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Số: 91/2015/QH13.

3
không thoả thuận và pháp luật cũng không có quy định lãi suất đối với hợp đồng
vay tài sản đó. Còn đối với vay có lãi xảy ra khi các bên có thoả thuận hoặc pháp
luật có quy định. Tuy nhiên, ở phần quy định về hợp đồng vay tài sản trong BLDS
lại không đề cập đến thời điểm thoả thuận và hình thức vay lãi suất. Do đó, sẽ có
những khúc mắc xảy ra ví dụ như thời điểm thoả thuận lãi xuất có thể xảy ra ở bất
cứ lúc nào, trước, trong hoặc sau khi giao kết hợp đồng. Ngoài ra, khi thoả thuận
vay là bằng hình thức văn bản hay còn hình thức nào khác. Trường hợp bên cho
vay nhập các khoản lãi suất vào nợ gốc liên tục thì làm thế nào để xác định chính
xác từng khoản tiền vay tại từng thời điểm.
Nếu đối chiếu theo Điều 468 BLDS 2015 thì việc áp dụng lãi suất 20%/năm
cho khoản vay như trên vào thời điểm nào mới đúng theo quy định và khoản tiền
nào là khoản vay thực tế. Điều 468 cũng quy định lãi suất đối với trường hợp tài
sản vay là tiền, mức lãi suất không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.
Như đã đề cập ở trên, ở tất cả các quy định còn lại của chế định hợp đồng vay tài
sản không nhắc đến hạn mức lãi suất khi tài sản vay không phải là tiền. Đặc biệt,
Điều 463 cũng đã quy định các bên có thể thoả thuận lãi suất đối với tất cả các loại
tài sản vay. Vậy nên khi vay vật hoặc tài sản khác không phải là tiền thì các bên
vẫn có quyền thoả thuận lãi suất. Điều này gây khó khăn trong trường hợp tài sản
vay không phải là tiền cụ thể mà là loại tài sản khác thì sẽ tính lãi suất như thế
nào ?
Ở trường hợp quy định pháp lý này, các nhà làm luật cần bổ sung thêm quy
định về thời điểm và hình thức thoả thuận lãi suất. Ngoài ra, sửa đổi, bổ sung thêm
các quy định về cách tính lãi suất trong trường hợp đối tượng của hợp đồng vay tài
sản không phải là tiền mà là các loại khác như vật, giấy tờ có giá, bất động sản,…
2. Khoản 1 Điều 185 Bộ Luật Hình Sự 2015
Điều 185 quy định về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng,
con, cháu hoặc có công nuôi dưỡng mình, cụ thể:
4
“1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông
bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một
trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.”3
Trong quy định này, tồn tại hai hành vi riêng biệt cấu thành tội phạm: là hành
vi “ngược đãi” và hành vi “hành hạ”. Nhưng ở phần quy định chi tiết về hành vi,
nhà làm luật mới chỉ đề cập khái quát về hành vi này là: “…đối xử tồi tệ hoặc có
hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, cợ chồng, con, cháu và những
người có công nuôi dưỡng mình…”. Đây có thể coi là điểm mờ trong quy định này
và có đặc điểm khái quát hoá quá yếu.
Bởi vì, khi phân tích, ta thấy rằng, như thế nào được gọi là đối xử tồi tệ và
như thế nào thì là hành vi bạo lực ? Chúng ta cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa
có sự thống nhất cụ thể về cách hiểu hay định nghĩa về vấn đề này. Hơn nữa, để
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này phải có đủ hai yếu tố: có hành vi
ngược đãi và hành hạ đối với nạn nhân, hành vi đó xảy ra thường xuyên gây đau
đớn về thể xác, tinh thần cho nạn nhân hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi này mà còn vi phạm lần nữa. Ở phần quy định “thường xuyên làm cho nạn
nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần ” cũng tồn tại sự bất cập trên thực tế. Thường
xuyên làm có nghĩa là hành động làm đi làm lại trong một thời gian dài và không
xác định được chính xác số lần thực hiện. Tuy nhiên, dùng từ “thường xuyên” ở
đây là chưa thực sự hợp lý, bởi vì, hành vi ngược đãi hay hành hạ xảy ra với rất
nhiều yếu tố khác nhau. Trong trường hợp ví dụ nạn nhân tuy chỉ bị ngược đãi
hoặc hành hạ duy nhất một lần nhưng kể từ lần đó nạn nhân đã bị ám ảnh tâm lý,

3
Quốc hội (2015), Bộ Luật Hình Sự, Số: 100/2015/QH13.

5
gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân, thậm chí là thiệt mạng thì đã
đủ để cấu thành tội phạm đối với hành vi của người ngược đãi, hành hạ đó chưa ?
Để áp dụng cũng như hoàn thiện quy định trên, các nhà làm luật cần cân nhắc
kiến nghị, đề xuất việc sửa đổi luật, bỏ cụm từ “thường xuyên” tại Điều 185
BLHS, từ đó sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người tiến hành tố tụng giải quyết
các vụ án liên quan.4
3. Điều 59 Bộ luật Hình sự 2015
Điều 59 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
“Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc
biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự”5.
Theo quy định này, người phạm tội muốn được miễn hình phạt phải thoả mãn
hai điều kiện:
Thứ nhất, người phạm tội phải đồng thời thuộc khoản 1 và khoản 2 Điều 54
BLHS năm 2015. Đối chiếu khoản 1 và khoản 2 Điều 54 quy định rằng:
“1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của
điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1
Điều 51 của Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình
phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ
hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án
đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.”6

4
Võ Minh Tuấn, Toà án quân sự Khu vực 1 Quân khu 5, Khó khăn, vướng mắc khi áp dụng Điều 185 Bộ
luật Hình sự năm 2015, Cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 01/03/2021.
5
Quốc hội (2015), Bộ Luật Hình Sự, Số: 100/2015/QH13.
6
Quốc hội (2015), Bộ Luật Hình Sự, Số: 100/2015/QH13.

6
Thứ hai, người phạm tội đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức
được miễn trách nhiệm hình sự. Những điều kiện này đã gây ra một số điểm mờ,
gây khó khăn trong cách hiểu.
Một số người sẽ có quan điểm rằng người phạm tội có thể được miễn hình
phạt khi thoả mãn yếu tố có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Khoản
1 Điều 51 BLHS năm 2015 và phải là người giúp sức, phạm tội lần đầu trong vụ án
đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể; người phạm tội đáng được khoan
hồng đặc biệt và người phạm tội chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.
Còn một số người lại cho rằng người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thoả
mãn đồng thời các điều kiện phải là người giúp sức, phạm tội lần đầu trong vụ án
đồng phạm mà có vai trò đáng kể, cùng với đó người thực hiện hành vi phạm tội
phải được Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 và khoản 2 Điều 54 BLHS xử phạt
mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình
phạt khác thuộc mức nhẹ hơn; người phạm tội đáng được khoan hồng đặc biệt và
người phạm tội chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự. Trong hai quan
điểm trên, thấy được quan điểm thứ hai đầy đủ hơn, bao hàm hết các nội dung quy
định của điều luật hơn so với quan điểm thứ nhất.
Qua phát hiện và phân tích điểm chưa rõ ràng phía trên, Điều 59 BLHS 2015
quy định các điều kiện để được miễn hình phạt nhưng cách quy định còn rắc rối
khi dẫn chiếu các điều kiện là từ điều luật này sang điều luật khác. Vậy nên, các
nhà làm luật cần sửa đổi nội dung cụ thể, dễ hiểu hơn theo sự phân tích tại quan
điểm thứ hai phía trên để đảm bảo tính đầy đủ, trọn vẹn và chặt chẽ nhất.7
4. Điều 47, 75, 113 Luật Doanh nghiệp 2020
Tại các Điều 47, 75, 113, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thời hạn tối đa 90
ngày kể từ lúc công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thành

7
Nguyễn Ngọc Lĩnh (2021), Toà án quân sự Khu vực 1 Quân khu 5, Một số bất cập, vướng mắc nội dung
miễn hình phạt theo quy định tại Điều 59 BLHS năm 2015, Tạp chí Toà án.

7
viên, cổ đông góp vốn. Cùng với đó, Luật Doanh nghiệp cũng không tính thời gian
vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển
quyền sở hữu vào tài sản này nhằm kéo dài thời gian góp vốn, hỗ trợ các doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là thời điểm người góp vốn phải bắt đầu vận chuyển,
nhập khẩu hay thực hiện thủ tục hành chính là khi nào ? Khi đặt ra thời hạn mà
không xác định cụ thể thời điểm bắt đầu thì sẽ gây khó khăn trong việc biết được
thời điểm kết thúc khoảng thời gian đó. Điểm không rõ ràng này có thể dễ bị tận
dụng để các doanh nghiệp kéo dài thời gian góp vốn. Ví dụ như đăng ký vốn góp
bằng tiền thật nhỏ, bằng tài sản thật lớn, điều này tạo ra vấn đề là vốn đăng ký thật
lớn nhưng vồn góp thực tế góp vào trong ba tháng đầu có thể rất nhỏ. Hoặc ngược
lại, vốn ban đầu đăng ký nhỏ, đăng ký vốn góp thêm lại lớn hơn vì Luật cũng
không quy định về thời hạn cho vốn góp thêm 8. Vậy nên, việc bổ sung thêm quy
định cụ thể về thời điểm góp vốn là rất cần thiết để tránh tình trạng kéo dài thời
gian góp vốn.
5. Điểm a Khoản 2 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020
Điểm a Khoản 2 Điều 115 Luật Doanh nghiệp quy định:
“2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên
hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:
a) Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng
quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát,
hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản và tài liệu khác, trừ tài liệu
liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;”9

8
Luật sư Trương Hữu Ngữ - Luật sư Dương Minh Lệ Trang, Đoàn Luật sư TP.HCM, Những băn khoăn
về một số điểm của Luật Doanh nghiệp 2020, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam.
https://lsvn.vn/nhung-ban-khoan-ve-mot-so-diem-cua-luat-doanh-nghiep-2020.html, truy cập 15/01/2022.
9
Quốc hội (2020), Luật Doanh nghiệp, Số: 59/2020/QH14.

8
Câu hỏi đặt ra thế nào nào được gọi là “bí mật thương mại” ? Vì trong Luật Sở hữu
trí tuệ chỉ quy định về cụm từ “bí mật kinh doanh” mà không có quy định về “bí
mật thương mại”. Từ điều này sẽ dễ dẫn tới việc lách luật khi công ty cho rằng một
tài liệu nào đó là “bí mật thương mại” với mục đích không cho các cổ đông tiếp
cận. Ngoài ra, điều luật này cũng khái quát hoá quá rộng về phạm vi loại trừ. Ví dụ
như một bản hợp đồng có thể chứa đựng nội dung liên quan đến bí mật thương
mại, bí mật kinh doanh nhưng không phải là toàn bộ nội dung đều như vậy. Cổ
đông rất có thể cần biết về thông tin không nhất thiết phải là bí mất thương mại, bí
mật kinh doanh trong tài liệu đó. Vậy nên, nếu loại trừ toàn bộ nội dung của tài liệu
đó thì chưa thực sự hợp lý, không cần thiết, gây khó khăn trong việc tiếp cận thông
tin kinh doanh của các cổ đông.10
Với vấn đề này, các nhà làm luật trước hết cần bổ sung quy định liên quan đến “bí
mật thương mại” và sửa đổi phần tiếp cận tài liệu, mở rộng phạm vi tiếp cận tài
liệu cho các cổ đông, bảo đảm lợi ích và quyền lợi cho họ khi tham gia vào hoạt
động kinh doanh.

KẾT LUẬN
Bài tiểu luận trên đã nhận diện và phân tích một số điểm mờ, điểm chưa rõ ràng
của một số các quy định pháp lý trong hệ thống luật pháp nước ta. Qua đây, thứ
nhất em đã được rèn luyện cách phát hiện điểm mờ cũng như phân tích những
điểm đó. Thứ hai, đồng thời rút ra một số các nhận xét, đề xuất và kiến nghị đến
các nhà làm luật nhanh chóng sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy tắc một cách
hoàn chỉnh, hợp lý và rõ ràng. Có vậy, hoạt động áp dụng các quy định pháp lý này
vào xử lý vụ việc thực tế mới đảm bảo hiệu quả.
10
Luật sư Trương Hữu Ngữ - Luật sư Dương Minh Lệ Trang, Đoàn Luật sư TP.HCM, Những băn khoăn
về một số điểm của Luật Doanh nghiệp 2020, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam.
https://lsvn.vn/nhung-ban-khoan-ve-mot-so-diem-cua-luat-doanh-nghiep-2020.html, truy cập 15/01/2022.

9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn, PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh, Giáo trình Tư duy
pháp lý, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Số: 91/2015/QH13.
3. Quốc hội (2015), Bộ Luật Hình Sự, Số: 100/2015/QH13.
4. Võ Minh Tuấn, Toà án quân sự Khu vực 1 Quân khu 5, Khó khăn, vướng mắc
khi áp dụng Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015, Cổng thông tin điện tử Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, 01/03/2021.
5. Nguyễn Ngọc Lĩnh (2021), Toà án quân sự Khu vực 1 Quân khu 5, Một số bất
cập, vướng mắc nội dung miễn hình phạt theo quy định tại Điều 59 BLHS năm
2015, Tạp chí Toà án.
6. Luật sư Trương Hữu Ngữ - Luật sư Dương Minh Lệ Trang, Đoàn Luật sư
TP.HCM, Những băn khoăn về một số điểm của Luật Doanh nghiệp 2020, Tạp chí
điện tử Luật sư Việt Nam.
7. Quốc hội (2020), Luật Doanh nghiệp, Số: 59/2020/QH14.

10

You might also like