You are on page 1of 8

Tội 'Cố ý làm trái' và tội 'Thiếu trách nhiệm

gây hậu quả nghiêm trọng': Góc nhìn lý luận và


thực tiễn trong tình hình mới
01/07/2021 22:52

(LSVN) - (LSVN) - Thời gian gần đây, qua theo dõi một số phiên tòa xét xử, có thể thấy nhiều
bị cáo bị truy tố về tội danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu
quả nghiêm trọng" - Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 (nay được thay thế bằng 09 tội danh
khác trong Bộ luật Hình sự năm 2015). Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến khác cho rằng bị cáo
chỉ phạm tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" - Điều 285 Bộ luật Hình sự năm
1999 (nay là Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015). Vậy, sự khác biệt giữa hai tội danh này là gì?
Trong bài viết dưới đây, tác giả sẽ phân tích một số vấn đề bất cập và dễ gây nhầm lẫn trong
quá trình giải quyết một vụ án hình sự cụ thể liên quan đến hai loại tội danh này. Qua đó, đề
xuất một số kiến nghị, giải pháp để giải quyết những vụ án tồn đọng áp dụng theo Bộ luật Hình
sự năm 1999 và sửa đổi bổ sung liên quan đến hai loại tội danh này theo Bộ luật Hình sự năm
2015.

Ảnh minh họa.


Từ một vụ án cụ thể
Đặng Đức Châu nguyên là Phó Giám đốc sở Y tế tỉnh Gia Lai. Giai đoạn 2008 - 2010, ông Châu
được phân công tham gia vào tổ chuyên gia xét đấu thầu thuốc tại tỉnh Gia Lai. Vào thời điểm đó, dù
đấu thầu thuốc là công việc mới, nhưng ông Châu cùng các thành viên tổ chuyên gia chỉ được tham
gia một khóa tập huấn đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng trong vòng 03 ngày để đảm nhiệm công tác
chuyên môn của mình.

Trong 03 năm, tổ chuyên gia đã xét thầu hơn 3.290 mặt hàng thuốc, trong đó mắc sai lầm dẫn đến
việc xét duyệt trúng thầu sai xuất xứ 07 mặt hàng thuốc, loại ra 08 mặt hàng thuốc đủ tiêu chuẩn
trúng thầu, gây thiệt hại hơn 06 tỉ đồng. Các thành viên tổ chuyên gia này (trong đó có ông Châu) bị
khởi tố, truy tố về tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng" - Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Vụ án kéo dài gần 10 năm, qua 06 lần xét xử cho thấy hàng loạt bất cập liên quan đến Điều 165,
Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999 cũng như các tội danh thay thế/tương ứng với các điều luật này
trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Trong bài viết, tác giả sẽ phân tích kỹ những bất cập này.

Những vấn đề chính dẫn đến nhầm lẫn khi giải quyết hai loại tội danh trên
Thực tiễn một số vụ án hình sự đã và đang giải quyết cho thấy trong quá trình điều tra, truy tố, xét
xử về "Tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" -
Điều 165 Bộ luật Hình sự năm1999 (hay 09 tội danh khác trong Bộ luật Hình sự năm 2015 thay thế
Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999) hoặc tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" - Điều
285 Bộ luật Hình sự năm1999 (hay Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015), nhiều trường hợp các cơ
quan tiến hành tố tụng (CQTHTT), người tiến hành tố tụng (NTHTT) chưa xác định được chính xác
bản chất các yếu tố trong cấu thành hai loại tội danh này. Điều đó dẫn đến hệ quả xác định không
đúng dạng trách nhiệm pháp lý mà người vi phạm phải chịu.

Vấn đề thứ nhất: Ảnh hưởng của việc xác định khách thể (nội dung, phạm vi)
Sai lầm đầu tiên dễ mắc phải khi định tội danh chính là nhầm lẫn khách thể. Việc xác định khách thể
của tội phạm không chính xác dẫn đến việc xác định sai loại và mức độ trách nhiệm pháp lý đối với
các hành vi vi phạm (HVVP).

Đối với tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng",
khách thể trực tiếp mà tội phạm này xâm phạm đến là các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế
bao gồm tất cả các lĩnh vực như cạnh tranh, đấu giá, đấu thầu, vấn đề sử dụng vốn nhà nước, kế
toán, xây dựng, tái định cư… Cần lưu ý, khách thể của tội phạm Điều 165 Bộ luật Hình sự năm1999
là “Các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế” về các lĩnh vực nói trên (gồm các Luật, Nghị
định, Thông tư… ban hành theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật) nên hẹp
hơn so với khách thể tại Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999. Bởi ngoài khách thể được quy định tại
Điều 165 Bộ luật Hình sự 1999, khách thể của Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999 còn bao gồm cả
các chính sách, chế độ, quy định, quy chế khác (bảo hiểm, tiền lương, nhân sự…) của Nhà nước và
của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Các CQTHTT có trách nhiệm xác định đúng nội dung và phạm vi của
khách thể để bảo đảm định tội danh chính xác.
Từ phân tích trên, trong vụ án của bị cáo Châu, đáng lẽ CQTHTT có nghĩa vụ chỉ ra hành vi của bị
cáo vi phạm điều luật cụ thể nào trong các quy định của nhà nước về đấu thầu để xem xét xử lý
trách nhiệm, tuy nhiên, cáo trạng cũng như các bản án đều không chỉ rõ được vấn đề này. CQTHTT
đã sử dụng một kết luận chung chung, hành vi của bị cáo đã: “Xâm phạm quy định của Nhà nước về
quản lý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng… Cụ thể đã vi phạm Nghị định 111/2006/NĐ-CP; Nghị
định 58/2008/NĐ-CP; Nghị định 85/2009/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC
ngày 10/8/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Y tế hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế
công lập”. Kết luận “gộp” như vậy là chưa xác đáng, vì hành vi của bị cáo không vi phạm tất cả các
quy định trong các văn bản đã nêu trên.

Vấn đề thứ hai: Mối liên hệ giữa HVVP cụ thể và hậu quả của hành vi
Việc xác định được khách thể (nội dung, phạm vi) và các hành vi xâm phạm đến các nội dung cụ thể
của khách thể của tội phạm mới chỉ đáp ứng được điều kiện cần trong cấu thành mặt khách quan
của hai loại tội phạm nói trên. Bên cạnh đó, CQTHTT phải chứng minh được HVVP đó gây ra hậu
quả nghiêm trọng (thiệt hại thực tế nghiêm trọng) hay nói cách khác là hậu quả và HVVP pháp luật
phải có mối quan hệ nhân quả mới đáp ứng được điều kiện đủ được đặt ra đối với cả hai loại tội
danh nói trên. Bởi vậy, các HVVP khác nếu không xâm phạm đến các khách thể của hai tội danh này
hoặc không gây thiệt hại thì phải được xử lý bằng các dạng trách nhiệm pháp lý khác.

Đây là khâu quan trọng để loại bỏ các HVVP chỉ là vi phạm hành chính, dân sự hoặc có thể là vi
phạm hình sự nhưng lại cấu thành một tội danh khác... Việc xác định không chính xác sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, dẫn đến thực trạng hình sự hóa những
quan hệ kinh tế, dân sự.

Ở vụ án Đặng Đức Châu, trong qua trình xét xử, các luật sư bào chữa đã chỉ ra được: (1) Nhiều hành
vi của bị cáo dù thỏa mãn dấu hiệu làm trái nhưng không gây thiệt hại; (2) Có hành vi của các bị cáo
không trái với quy định pháp luật gây ra thiệt hại nhưng vẫn bị “gộp” làm căn cứ truy cứu trách
nhiệm hình sự (TNHS). Đáng lý, CQTHTT phải chỉ ra được với từng HVVP một điều luật cụ thể bị
cáo đã gây ra thiệt hại thỏa mãn cấu thành tội phạm tại Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999. Tuy
nhiên, các CQTHTT lại sử dụng cách kết luận gộp, chỉ ra một nhóm HVVP và gắn cho nó toàn bộ
thiệt hại phát sinh để truy cứu TNHS với bị cáo. Điều này đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc công
minh của Luật Hình sự, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự chính xác
của việc định tội danh và mức chịu TNHS.

Vấn đề thứ ba: Yếu tố lỗi


Rất nhiều người khi phân tích tinh thần điều luật đã phân biệt giữa tội "Cố ý làm trái các quy định
của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" Điều 165 Bộ luật Hình sự năm1999 là
lỗi cố ý và tội "Thiếu trách nhiệm gây hây quả nghiêm trọng" Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999 là
lỗi vô ý. Phần lớn đều cho rằng người phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng mắc lỗi
vô ý với việc vi phạm các quy định pháp luật trong quá trình công tác. Chẳng hạn như tác giả Đinh
Thế Hưng và Trần Văn Biên cho rằng: “Trong trường hợp do không nắm vững hoặc không nhận
thức được chính xác các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế thì người có hành vi nêu trên
không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này (mà có thể chịu trách nhiệm về tội thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng)”. Theo chúng tôi, nhận định này là chưa chính xác, bởi lẽ trong pháp luật
luôn tồn tại nguyên tắc mọi người phải biết luật (nemo censetur ignorare legem ) và bất cứ ai khi
được bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ nào đều phải đủ tiêu chuẩn, điều kiện để thực hiện nhiệm
vụ ấy. Trên cơ sở nguyên tắc này, khi bổ nhiệm hoặc lựa chọn người vào một vị trí công tác, các cơ
quan/người có thẩm quyền đều phải tiến hành bồi dưỡng, tập huấn các kỹ năng, kiến thức về pháp
luật trong lĩnh vực công tác mới của người đó. Luật Cán bộ, công chức năm 2008 sửa đổi, bổ sung
năm 2019, Luật Viên chức năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2019, Bộ luật Lao động năm 2019 đều
ghi nhận việc đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, luân chuyển (đối với cán bộ, công chức, viên
chức), khi có phương án sử dụng lao động (đối với người lao động) là quyền của cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động, vừa là nghĩa vụ đối với đơn vị chủ quản.

Bởi vậy, bất kỳ ai khi thực hiện một chức trách/nhiệm vụ, khi đưa ra một hành vi/quyết định đều
phải nhận thức được pháp luật liên quan đến hành vi/quyết định ấy. Đặt trong hoàn cảnh những
người phạm tội đều có chức vụ, quyền hạn, đã được đào tạo, bồi dưỡng để thực hiện chức
trách/nhiệm vụ nên biết và buộc phải biết các quy định pháp luật liên quan đến nhiệm vụ hoặc chức
vụ mình đảm nhiệm. Do đó, hình thức lỗi ở đây phải là lỗi cố ý - cố ý gián tiếp (cố ý vi phạm các
quy định của pháp luật hoặc/và các quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị). Khi đó, sự khác biệt giữa
tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và tội
"Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" chính là ở hình thức lỗi đối với hậu quả xảy ra.
Trong trường hợp phạm tội theo Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999, người phạm tội "Có lỗi cố ý
đối với hậu quả gây ra"; còn với Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999, người phạm tội vô ý với hậu
quả xảy ra.

Vấn đề thứ tư: Tính chất của HVVP pháp luật


Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái
quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại…”. Ở đây “lợi dụng” được hiểu là hành vi
dựa vào điều kiện thuận lợi nào đó để mưu lợi riêng, không chính đáng . Điều đó cũng có nghĩa,
trong tội danh này, khi người phạm tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để “cố ý làm trái” thì “chức
vụ, quyền hạn” không chỉ mang ý nghĩa khoanh vùng đối tượng chủ thể của tội phạm. Trong trường
hợp này, “chức vụ, quyền hạn” đóng vai trò như một công cụ, phương tiện, là điều kiện mà người
phạm tội sử dụng để thực hiện hành vi “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước...”. Việc sử dụng
“chức vụ, quyền hạn” trong trường hợp này là hành vi có chủ đích, gắn liền với động cơ hoặc/và
mục đích không chính đáng. Hay nói một cách đơn giản hơn là “không có ai lợi dụng vào chức vụ,
quyền hạn của mình có để cố ý làm trái các quy định của Nhà nước mà lại không có động cơ hoặc
mục đích nào cả”.

Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng…” thì phải chịu TNHS.
Điểm khác nhau trong tính chất của HVVP giữa quy định tại Điều 165 và Điều 285 Bộ luật Hình
sự năm 1999 là người người có chức vụ, quyền hạn đã “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để thực hiện
HVVP pháp luật hoặc vì “Thiếu trách nhiệm” nên đã có HVVP pháp luật.

Như vậy, trong quá trình định tội danh cụ thể, nếu phần khách thể bị xâm phạm là giống nhau (đều
là các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế) thì việc làm sáng tỏ động cơ, mục đích mà việc lợi
dụng chức vụ, quyền hạn hướng đến là rất quan trọng, nếu không xác định chính xác, có thể dẫn đến
khả năng nhầm lẫn giữa hai tội phạm này.

Từ lập luận trên, nếu xét trong quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999, bản thân nội hàm
của điều luật này đang tồn tại mâu thuẫn giữa việc quy định tình tiết định tội và tình tiết định khung
tăng nặng.

Như đã phân tích, dù không quy định cụ thể trong cấu thành định tội nhưng khi định tội danh với tội
phạm tại Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999, yêu cầu CQTHTT phải xác định được động cơ, mục
đích của người phạm tội. Tuy nhiên, nhà làm luật lại quy định tình tiết “Vì vụ lợi hoặc động cơ cá
nhân khác” là tình tiết định khung tăng nặng tại điểm a khoản 2 Điều 165 là bất hợp lý. Bởi vì “Vì
vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác” chính là động cơ, mục đích của tội phạm hay nói cách khác “Vì
vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác” đã là nội hàm của cấu thành định tội, nên nó không thể một lần
nữa là cấu thành định khung tăng nặng được.

Đến Bộ luật Hình sự năm 2015, nhà làm luật đã thay thế Điều 165 trước đây bằng 09 tội danh mới.
Việc thay thế Điều 165 Bộ luật Hình sự năm1999 chính là sự thay đổi cần thiết của chính sách, pháp
luật hình sự trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Song, trong một số
tội danh mới thay thế cho Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999, nhà làm luật vẫn chưa giải quyết trọn
vẹn được sự thiếu thống nhất đã đề cập ở trên. Cụ thể, tại khoản 1 các Điều 220, 221, 223, 224 Bộ
luật Hình sự năm 2015, nhà làm luật đã ghi nhận “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” là một dấu hiệu
định tội, tuy nhiên, yếu tố “Vì vụ lợi” (lợi ích vật chất, tinh thần cho cá nhân mình hoặc cho người
khác mà mình quan tâm, mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua
HVVP pháp luật) vẫn được quy định là tình tiết định khung tăng nặng tại điểm a khoản 2 các tội
danh này. Trong tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng Điều 222 BLHS năm
2015 (chủ thể có thể là người có chức vụ/ quyền hạn hoặc không), đồng thời quy định “Vì vụ lợi” và
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” là tình tiết định khung tăng nặng tại điểm a và điểm e khoản 2 là bất
hợp lý.

Đối với các tội phạm tại Điều 217, 217A, 218 trong Bộ luật Hình sự năm 2015 thay thế cho Điều 165
Bộ luật Hình sự năm 1999, áp dụng với chủ thể bình thường thay vì người có chức vụ, quyền hạn
như trước đây nên cấu thành tăng nặng định khung “vì vụ lợi” được lược bỏ là hợp lý. Với riêng tội
vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí tại Điều 219, do chủ
thể của tội phạm là người được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước nhưng đã vi phạm chế độ
quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí nên việc giữ cấu thành tăng nặng định khung “Vì vụ
lợi” là phù hợp.
Trong vụ án Đặng Đức Châu, về yếu tố lỗi và tính chất của HVVP, các CQTHTT xác định bị cáo có
hành vi sai phạm nhưng lại không có động cơ, mục đích của hành vi sai phạm. Trên phương diện
khách quan, với sai phạm trong hoạt động xét thầu trong vụ án này xuất phát từ khối lượng công
việc nhiều, kiêm nhiệm, ôm đồm nhiều việc, thiếu kinh nghiệm và cả sự thiếu trách nhiệm của các
bị cáo khi xét thầu không kỹ lưỡng, cẩn thận. Chính vì vậy, phải xác định bị cáo có lỗi cố ý với hành
vi làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, nhưng vô ý với hậu quả xảy ra (Điều 285
năm Bộ luật Hình sự năm 1999 hoặc Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015). Việc các CQTHTT truy
cứu TNHS bị cáo về tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng" (Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999) có phần khiên cưỡng, làm quá trình xét xử của
vụ án kéo dài.

Bất cập trong việc áp dụng nguyên tắc có lợi quy định tại Nghị quyết số 41/2017/QH14 của
Quốc hội
Để hướng dẫn thực hiện Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, ngày 20/6/2017,
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 41/2017/QH14 (NQ 41). Tuy nhiên, văn bản trên đang tồn tại
điều gây hiểu lầm, thậm chí là khó áp dụng trên thực tế. Cụ thể: điểm e khoản 1 Điều 2 NQ 41 quy
định đối với hành vi 'Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng" quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01/1/2018
mà sau thời điểm đó vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì tiếp tục áp dụng quy định
của Bộ luật Hình sự năm 1999 để xử lý. Tuy nhiên, tiếp theo đó, Nghị quyết lại quy định: Trường
hợp vụ án đã được xét xử và đã có bản án, quyết định của tòa án thì không được căn cứ vào việc Bộ
luật Hình sự năm 2015 không quy định tội danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" để kháng cáo, kháng nghị theo hướng không phạm tội. Quan
điểm này cần được hiểu là được căn cứ vào Bộ luật Hình sự năm 2015 để kháng cáo, kháng nghị
nhưng vẫn phải theo hướng có tội. Và theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 NQ 41 (ghi nhận
nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo khi thay đổi pháp luật) cho phép kháng cáo, kháng nghị khi hành
vi "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại
Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01/1/2018 mà sau thời điểm đó
vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử theo một tội danh khác, một điều luật khác ít
nghiêm khắc hơn được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể, với những hành vi trước kia
có dấu hiệu của tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng" theo quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 nếu HVVP đó thỏa mãn cấu thành một
tội danh khác, một điều luật khác nhẹ hơn thì được kháng cáo, kháng nghị chuyển sang tội danh
khác, một điều luật khác được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015.

Quy định tại điểm b, e khoản 1 Điều 2 NQ 41 cho thấy mâu thuẫn khi một mặt điều luật cho phép áp
dụng nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo để căn cứ vào một tội danh khác, một điều luật khác nhẹ
hơn được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 để kháng cáo, kháng nghị; mặt khác lại buộc
CQTHTT phải căn cứ vào Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 để giải quyết TNHS với người bị
buộc tội (tức là không chấp nhận yêu cầu kháng cáo, kháng nghị theo hướng có lợi cho các bị cáo).
Nói cách khác, việc quy định như vậy chẳng khác nào vừa trao cho chủ thể một quyền nhưng lại
không cho khả năng thực hiện quyền đó.

Trở lại ví dụ về vụ án vi phạm quy định của Nhà nước về đấu thầu thuốc y tế gây hậu quả nghiêm
trọng của bị cáo Châu. Từ những phân tích tại mục 1, có đủ cơ sở để khẳng định hành vi của bị cáo
không thỏa mãn bất kỳ một cấu thành tội phạm nào trong 09 tội phạm mới thay thế Điều 165 Bộ luật
Hình sự năm 1999. Bị cáo hoàn toàn có quyền kháng cáo chuyển tội danh cho bị cáo (theo quy định
tại điểm b, e khoản 1 Điều 2 NQ 41), sang tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360
Bộ luật Hình sự năm 2015). Tuy nhiên rất đáng tiếc, vì sự không thống nhất chính trong NQ 41 nên
TAND tỉnh Gia Lai, TAND  cấp cao tại Đà Nẵng đã không chấp nhận kháng cáo của bị cáo theo
hướng áp dụng Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Kết luận và một số kiến nghị


Cho tới nay, dù tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng trong Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được thay thế bởi 09 tội danh khác nhau trong Bộ luật
Hình sự năm 2015, nhưng thực tiễn xét xử cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều vấ n đề xung quanh nhóm
các tộ i phạ m về kinh tế này. Điều đó đặ t ra mộ t số vấ n đề vớ i công tác xây dự ng và thự c thi pháp
luậ t hình sự trong thờ i gian tớ i đây. Cụ thể:

Mộ t là, mặ c dù Điều 165 Bộ luậ t Hình sự nă m 1999 đã đượ c thay thế nhưng việc nghiên cứ u và
xem xét về tộ i danh này vẫ n có giá trị thự c tế vì nhiều vụ án “nóng” về hành vi lợ i dụ ng chứ c vụ ,
quyền hạ n cố ý làm trái quy định củ a Nhà nướ c gây hậ u quả nghiêm trọ ng (xả y ra trướ c khi Bộ luậ t
Hình sự nă m 2015 có hiệu lự c) vẫ n đang trong quá trình điều tra, truy tố , xét xử . Để điều tra, truy tố ,
xét xử các bị can, bị cáo về tộ i "Cố ý làm trái các quy định củ a Nhà nướ c gây hậ u quả nghiêm trọ ng"
(Điều 165 Bộ luậ t Hình sự nă m 1999) hay mộ t số tộ i danh thay thế nó trong Bộ luậ t Hình sự nă m
2015, cầ n xác định đượ c yếu tố “Lợ i dụ ng chứ c vụ , quyền hạ n” để “Cố ý làm trái các quy định củ a
Nhà nướ c” và yếu tố “vì vụ lợ i” chỉ đượ c xem xét như mộ t tình tiết định tộ i thay vì định khung tă ng
nặ ng hiện nay. Bở i vậ y, cầ n sử a đổ i, bổ sung mộ t số tộ i danh mớ i tạ i các Điều 220, 221, 223, 224
Bộ luậ t Hình sự nă m 2015 thay thế Điều 165 Bộ luậ t Hình sự nă m 1999 theo hướ ng loạ i bỏ tình tình
tiết tă ng nặ ng định khung “Vì vụ lợ i”.

Tương tự đố i vớ i tộ i vi phạ m quy định về đấ u thầ u gây hậ u quả nghiêm trọ ng (Điều 222 Bộ luậ t
Hình sự nă m 2015), cầ n xem xét lượ c bỏ tình tiết “Vì vụ lợ i” đượ c quy định tạ i điểm a khoả n 2, vì
“Lợ i dụ ng chứ c vụ , quyền hạ n” đã đượ c quy định là tình tiết định khung tă ng nặ ng tạ i điểm e
khoả n 2 củ a điều luậ t. Điều này góp phầ n bả o đả m tính thố ng nhấ t và sự hoàn thiện củ a pháp luậ t
hình sự .

Hai là, thố ng nhấ t lạ i cách nhậ n thứ c củ a các CQTHTT và NTHTT về tộ i thiếu trách nhiệm gây hậ u
quả nghiêm trọ ng tạ i Điều 360 Bộ luậ t Hình sự nă m 2015 nhằ m tránh sự sai lầ m trong quá trình định
tộ i danh. Theo đó, HVVP các quy định củ a Nhà nướ c, cơ quan, tổ chứ c phả i đượ c thự c hiện vớ i lỗ i
cố ý (cố ý gián tiếp). Ngườ i phạ m tộ i trướ c khi đượ c giao/phân công đả m nhiệm mộ t chứ c
vụ /nhiệm vụ có quyền và nghĩa vụ phả i nắ m đượ c các quy định củ a pháp luậ t liên quan đến chứ c
vụ /nhiệm vụ đó. Chính vì vậ y, họ không có quyền nạ i ra việc mình không biết luậ t để cho rằ ng mình
vô ý vớ i HVVP. Ở đây, cầ n phả i hiểu ngườ i phạ m tộ i thiếu trách nhiệm gây hậ u quả nghiêm trọ ng
chỉ vô ý vớ i hậ u quả mà HVVP củ a mình gây ra.

Ba là, Quố c hộ i và TAND tố i cao cầ n sử a đổ i, thay thế nộ i dung thiếu thố ng nhấ t trong các vă n bả n
hướ ng dẫ n thi hành Bộ luậ t Hình sự nă m 2015 gồ m Nghị quyết số 41/2017/QH2017 ngày 20/6/2017
củ a Quố c hộ i và Công vă n số 04/TANDTC-PC nă m 2018 củ a TAND tố i cao. Theo đó, việc buộ c các
CQTHTT khi điều tra, truy tố , xét xử đố i vớ i hành vi "Cố ý làm trái quy định củ a Nhà nướ c về quả n
lý kinh tế gây hậ u quả nghiêm trọ ng" phả i bả o đả m không trái vớ i tinh thầ n chung củ a Nghị quyết
về việc áp dụ ng các tình tiết có lợ i cho ngườ i bị buộ c tộ i khi thay đổ i pháp luậ t, nhưng có giớ i hạ n
là không áp dụ ng Bộ luậ t Hình sự nă m 2015 để kháng cáo, kháng nghị theo hướ ng không phạ m tộ i
đố i vớ i mộ t số tộ i danh, trong đó có tộ i danh đượ c quy định tạ i Điều 165 Bộ luậ t Hình sự nă m
1999.

Bên cạ nh đó, bổ sung quy định xem xét áp dụ ng các quy định có lợ i củ a Bộ luậ t Hình sự nă m 2015
vớ i các hành vi bị điều tra, truy tố , xét xử về tộ i cố ý làm trái các quy định củ a Nhà nướ c nếu các
hành vi đó không thỏ a mãn các cấ u thành tộ i phạ m tạ i 9 tộ i danh mớ i thay thế cho Điều 165 Bộ luậ t
Hình sự nă m 1999. Như vậ y, cầ n sử a đổ i quy định tạ i điểm e khoả n 1 Điều 2 củ a NQ 41 theo
hướ ng như sau: “Đố i vớ i hành vi hoạ t độ ng phỉ quy định tạ i Điều 83, hành vi "Đă ng ký kết hôn trái
pháp luậ t" quy định tạ i Điều 149, hành vi kinh doanh trái phép quy định tạ i Điều 159, hành vi "Cố ý
làm trái quy định củ a Nhà nướ c về quả n lý kinh tế gây hậ u quả nghiêm trọ ng" quy định tạ i Điều 165
củ a Bộ luậ t Hình sự nă m 1999 xả y ra trướ c 0 giờ 00 phút ngày 01/1/2018 mà sau thờ i điểm đó vụ
án đang trong quá trình điều tra, truy tố , xét xử thì áp dụ ng điều luậ t tương ứ ng củ a Bộ luậ t Hình sự
nă m 2015 để xử lý TNHS nếu nộ i dung củ a điều luậ t ấ y có lợ i cho bị cáo. Trườ ng hợ p Bộ luậ t Hình
sự nă m 2015 không quy định hành vi đó là phạ m tộ i thì tiếp tụ c áp dụ ng quy định củ a Bộ luậ t Hình
sự nă m 1999 để xử lý…”.

Thạc sĩ, Luật sư NGUYỄN QUANG ANH


Công ty Luật TNHH Sao Việt, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội

You might also like