You are on page 1of 3

Việc tuyên bố một người mất Năng lực Hành vi Dân sự (NLHVDS) hoặc có

khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hay hạn chế NLHVDS có ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong quá trình tham
gia tố tụng. Mặc dù đã có quy định về vấn đề này trong Bộ luật Dân sự
(BLDS) 2015 và Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015, vậy nhưng, quy
định này vẫn còn khá mới mẻ nên vẫn còn một số vướng mắc và nhầm
lẫn dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc tuyên bố một người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. . Điều này kéo theo những
hệ quả nhất định trong việc bảo vệ nhóm người này trong hoạt động
TTDS. Việc không quy định rõ ràng sẽ làm ảnh hưởng đến những trường
hợp có liên quan, tác động đến quyền lợi của họ đặc biệt là trong các
giao dịch dân sự. Nhận thấy hệ quả đó, nhóm chúng tôi có những kiến
nghị cụ thể như sau :

Thứ nhất, Cần có văn bản hướng dẫn chi tiết về điều kiện của người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, và người bị hạn chế
NLHVDS. Ví dụ, kết luận giám định pháp y tâm thần số 3907/2019/KL-
GĐTC của Trung tâm pháp y tâm thần thành phố Hồ Chí Minh đã kết
luận rằng "Anh K bị chậm phát triển thần kinh mức độ vừa và bị hạn chế
khả năng nhận thức và điều khiển hành vi". Tuy nhiên, Điều 24 của BLDS
2015 chỉ quy định người bị hạn chế NLHVDS là người nghiện ma túy hoặc
nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tài sản của gia đình. Do đó,
cần cụ thể hóa những khái niệm như "không đủ khả năng nhận thức, làm
chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất NLHVDS" và "người bị hạn chế
khả năng nhận thức và điều khiển hành vi", đồng thời đề ra các tiêu chí
phân loại và đánh giá để tránh nhầm lẫn giữa hai trạng thái này.

Thứ hai, Quy định về điều kiện của kết luận giám định pháp y tâm thần
cần phải rõ ràng và cụ thể hơn. Kết luận giám định phải nêu rõ nguyên
nhân và tình trạng thể chất, tình trạng tinh thần của người đó, cũng như
mức độ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, làm chủ hành vi và quyền
và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự. Nếu người đó không mất
hoàn toàn khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, thì cần chỉ rõ phạm vi
mà họ vẫn có thể nhận thức được. Điều này sẽ cung cấp cơ sở cho Tòa
án trong quyết định tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi hoặc hạn chế NLHVDS, và chỉ định người đại diện cho họ
trong tố tụng dân sự.
Thứ ba, cần có hướng dẫn về quy định tại phiên họp xét đơn yêu cầu
tuyên bố một người mất NLHVDS, hạn chế NLHVDS hay khó khăn
trongnhận thức và làm chủ hành vi. Tại phiên họp cần thiết phải có sự có
mặt của các cơ quan chuyên môn, chuyên ngành liên quan đến kết luận
giám định pháp y. Trong trường hợp những người này không có mặt tại
phiên tòa thì cần có văn bản gửi cho Toà án thông báo về kết quả khám
nghiệm đó trước khimở phiên toà. Cần phải nghiêm túc thực hiện để
tránh dẫn đến hậu quả pháp lý về khả năng thực hiện quyền, nghĩa vụ
của một người khi bị tuyên bố mất NLHVDS.

Thứ tư, xây dựng một hệ thống quy định về phạm vi tham gia tố tụng,
quy trình tố tụng, đặc biệt dành cho đối tượng là người có khó khăn
trọng nhận thức, làm chủ hành vi. Nhận thấy, phạm vi quyền hạn của
người giám hộ khi tham gia tố tụng đối với người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi và người bị mất năng lực hành vi dân sự là
không hoàn toàn giống nhau. Quy trình tố tụng của một vụ việc dân sự
được xây dựng một cách chặt chẽ và bắt buộc tất cả các chủ thể tham
gia tố tụng phải thực hiện, tuân thủ nghiêm minh. Bởi lẽ, bất kỳ một vi
phạm nào về tố tụng cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của chính các đương
sự, đến bản chất của vụ việc và đến kết quả của bản án. Do đó, một bản
án được tuyên mà vi phạm về trình tự, thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đến
lợi ích của đương sự, bản án đó sẽ phải bị hủy bỏ.

Thứ năm, quy định về chỉ định rõ người đại diện. Người đại diện trong
TTDS cho người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi có phải
là người đại diện theo chỉ định của Tòa án trong quyết định tuyên bố
người đó có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hay không.
Theo đó, người đại diện được Tòa án chỉ định trong quyết định tuyên bố
người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi đồng thời là
người đại diện trong TTDS. Điều này tạo ra tính nhất quán của pháp luật,
tránh việc nhầm lẫn và tạo điều kiện cho chủ thể có thể tham gia vào
quan hệ pháp luật một cách kịp thời, bảo vệ quyền lợi cho các đương sự
và cho chính người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.

Ngoài ra, cần có các biện pháp liên quan mang tính đồng bộ đổi mới
công tác quản lý, mở rộng các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, có
những chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức ngành Tòa án2. Tăng
cường kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động xét xử của thẩm phán
nhằm kịp thời phát hiện uốn nắn những sai sót, hạn chế; trong Toà án
cần phải có sự quán triệt hướng dẫn thực hiện nghiêm túc pháp luật.
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác phổ biến giáo dục, tăng cường
rộng rãi trong nhân dân cho mọi người hiểu rõ hơn về thế nào là mất
NLHVDS, hạn chế NLHVDS hay khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi. Để từ đó họ có thể bảo vệ lợi ích của mình hay chính những người
thân khi bị tuyên bố theo chế định này. Có như vậy pháp luật mới công
bằng, mới đi vào thực tiễn.

KẾT LUẬN
Thông qua các phân tích trên, nhóm chúng tôi nhận thấy việc xác định
NLHVDS của cá nhân hiện nay còn phức tạp, nhiều người chưa hiểu rõ và
phân biệt được giữa người gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ nănh
lực hành vi và hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đồng thời, cũng khẳng
định vai trò của những người thực thi và bảo vệ pháp luật như kiểm sát
viên, thẩm phán,...có nhiệm vụ giải thích cho người dân để quyết vụ việc
dân sự hợp tình, hợp lý. Vì vậy, điều này đòi hỏi các nhà làm luật cần
nhanh chóng hoàn thiện pháp luật đầy đủ và chặt chẽ hơn nữa để bảo
vệ quyền và lợi ích của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự và dễ
dàng hơn trong việc áp dụng pháp luật vào giải quyết vụ việc thực tiễn.
Cùng với đó, những chủ thể thực thi pháp luật, bảo vệ pháp luật có thẩm
quyền phải xem xét thật akĩ lưỡng, cẩn trọng mỗi vụ việc dân sự và
không ngừng trau dồi kiến thức pháp luật để giải quyết các vụ việc, vụ án
dân sự hợp lí nhất, đảm bảo công lí được thực thi

You might also like