You are on page 1of 2

Bất cập thứ nhất là, trong giao dịch dân sự do nhóm người yếu thế xác lập,

thực hiện
thì Nhà nước đã tạo rất nhiều điều kiện nhằm có thể bảo đảm được quyền lợi của chủ thể
yếu thế, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ một BLDS nào giải thích
được một cách rõ ràng, bao quát hết về nhóm người yếu thế trong giao dịch dân sự. Vì
chưa có một định nghĩa đầy đủ về nhóm người yếu thế nên khi tranh chấp diễn ra như
trường hợp của ông Thô Sa M và bà Chang T (người không biết chữ, người dân tộc thiểu
số), họ có được xếp vào nhóm người yếu thế hay là không, hay là họ nằm trong trường
hợp khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hay trong trường hợp hạn chế năng lực
hành vi dân sự.

Trong quá trình áp dụng luật cũng còn một vài vướng mắc, cụ thể như theo Khoản 1,
Điều 23 quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như sau:
“Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức,
làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của
người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ
sở giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa
vụ của người giám hộ”. Tuy đã được đề cập nhưng để có thể hiểu là do tình trạng thể chất
hoặc tinh thần mà không đủ nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất hành vi
dân sự thì Điều 23 chưa nói cụ thể, dẫn đến gây nhầm lẫn trong quá trình áp dụng Điều 22
và 23 vì ở hai trường hợp này đều dựa trên kết luận giám định pháp y về tâm thần.

Ví dụ thực tế đã xảy ra trường hợp như anh Nguyễn Văn Đ và chị Nguyễn Thị L kết
hôn được 20 năm, mặc dù trước khi kết hôn chị L vẫn biết anh Đ bị mắc bệnh tâm thần
phân liệt, thỉnh thoảng có những ngày lên cơn bệnh anh chửi bới vợ con nhưng trong quá
trình chung sống anh Đ vẫn có những hành vi, cử chỉ đối xử tốt với vợ con. Khi chị L gửi
đơn xin ly hôn ra Tòa án, anh Đ xuất trình bệnh án và Tòa ra quyết định yêu cầu giám
định tâm thần đối với anh Đ. Sau đó Hội đồng giám định đã ra kết luận anh Đ mắc bệnh
tâm thần phân liệt, căn cứ vào kết luận giám định trên Tòa án ra quyết định mất năng lực
hành vi đối với anh Đ và chỉ định con trai anh Đ là người đại diện theo pháp luật. Trong
trường hợp này xảy ra 2 khả năng, xác định anh Đ là người mất năng lực hành vi dân sự
hoặc xác định anh Đ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.1

Vì thế, cần phải xác định rõ các mức độ nhận thức và làm chủ hành vi của chủ thể và
đặt ra hạn mốc nào thì chủ thể nằm trong trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, khi nào
chủ thể nằm trong trường hợp khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi nhằm việc áp
dụng, thực thi pháp luật chính xác hơn, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
chủ thể không bị hạn chế.

1
ThS. Phạm Thị Ngọc, Vướng mắc về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo Bộ luật Dân sự
2015 và kiến nghị hoàn thiện, [- Vướng mắc về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo Bộ luật
Dân sự 2015 và kiến nghị hoàn thiện (vietthink.vn)], 30/10/2022

You might also like