You are on page 1of 4

BÀI TẬP LUẬT DÂN SỰ

Cho biết điều kiện để Tòa án có thể tuyên một người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo khoản 1 Điều 23 BLDS 2015 quy định: người thành niên do tình trạng
thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng
chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có
quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận
giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền,
nghĩa vụ của người giám hộ.
Trong quyết định số 15, Toà án tuyên bà E có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trong quyết định số 15, Tòa án tuyên bà E có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi là thuyết phục vì có đầy đủ các điều kiện theo quy định:
-Điều kiện 1: theo kết quả khám nghiệm bà E mắc chứng bệnh Rối loạn tiêu hóa
(K29)/Tăng huyết áp (I10) theo chẩn đoán của Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng
từ ngày 19/7/2020 đến ngày 20/7/2020 nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi
dân sự vì bà có biểu hiện lúc nhớ lúc quên, bà có thể tự mặc quần áo, tắm rửa được
nhưng hơi chậm, còn đi chợ và làm một số công việc đơn giản trong gia đình.
-Điều kiện 2: có yêu cầu của bà Lê Thị A (con cả của bà Nguyễn Thị E), và được
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác là: bà Lê Thị Q, ông Lê Đức D, bà Lê Thị
N, bà Lê Thị H và ông Lê Đức L đồng ý.
-Điều kiện 3: có kết luận giám định pháp y tâm thần số 1032/KLGĐTC ngày
8/12/2020 của Trung tâm pháp y tâm thần khu vực miền Trung đối với trường hợp
Nguyễn Thị E tại thời điểm hiện tại kết luận về y học: Mất trí không biệt định (F03),
kết luận về năng lực hành vi dân sự: khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Trong quyết định số 15, Toà án xác định bà A là người giám hộ cho bà E (có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời.
Theo Điều 46, điểm d khoản 1 Điều 47, khoản 1 Điều 48, Điều 49, Điều 53, khoản 4
Điều 54.
Trong quyết định số 15, Tòa án xác định bà A là người giám hộ cho bà E (có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi) là thuyết phục, vì: Bà E là người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi là thuộc vào nhóm người được giám hộ (theo quy định
tại điểm d khoản 1 Điều 47) và xét thấy bà A là người có đủ điều kiện để làm người
giám hộ (theo quy định tại khoản 1 Điều 48 và Điều 49). Căn cứ theo khoản 4 Điều 54
thì người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án
chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này nên
trong trường hợp của bà E thì chồng bà E tức là ông Lê Đức H đã chết và bà E (là mẹ
ruột của bà A) thì có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nên bà A với cương
vị là con cả và được các anh, chị, em trong gia đình bao gồm: bà Lê Thị Q, ông Lê Đức
D, bà Lê Thị N, bà Lê Thị H và ông Lê Đức L thống nhất đồng ý cử bà A làm người
giám hộ cho bà E (theo quy định tại khoản 2 Điều 53) thì bà A trở thành giám hộ cho
bà E theo chỉ định của Tòa là phù hợp.

Trong quyết định số 15, Toà án xác định bà A có quyền đối với tài sản của bà E (có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) theo Điều 59 BLDS năm 2015 có thuyết
phục không? Vì sao?

Việc Tòa án xác định bà A có quyền đối với tài sản của bà E (có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi) theo điều 59 BLDS năm 2015 trong quyết định số
15 là thuyết phục bởi vì:

-Theo khoản 2 Điều 59 BLDS 2015 quy định: người giám hộ của người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo
quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này:

+Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc
và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải
được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
+Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho
người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên
quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch
được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát
việc giám hộ.

Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất
năng lực hành vi dân sự.

Tiêu chí Hạn chế năng lực hành vi dân Mất năng lực hành vi dân sự
sự

Đối tượng Người nghiện ma túy, nghiện Người bị bệnh tâm thần hoặc
các chất kích thích khác dẫn mắc bệnh khác mà không thể
đến phá tán tài sản của gia nhận thức, làm chủ được hành
đình. vi.

Căn cứ ra Theo yêu cầu của người có - Theo yêu cầu của người có
quyết định quyền, lợi ích liên quan hoặc quyền, lợi ích liên quan hoặc
của cơ quan, tổ chức hữu quan. của cơ quan, tổ chức hữu quan.

- Trên cơ sở kết luận giám định


pháp y tâm thần.

Hệ quả Họ không bị mất hết năng lực Họ không còn năng lực hành vi
pháp lý hành vi dân sự mà vẫn có thể dân sự, không thể tham gia bất
tự mình tham gia được một số kì một giao dịch dân sự nào, các
giao dịch dân sự nhằm phục vụ giao dịch dân sự của họ sẽ do
cho nhu cầu sinh hoạt của họ. người đại diện của họ xác lập
và thực hiện.

Điều kiện Khi không còn căn cứ tuyên bố Khi không còn căn cứ tuyên bố
khôi phục một người bị hạn chế năng lực một người mất năng lực hành
năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu vi dân sự thì theo yêu cầu của
của chính người đó hoặc của chính người đó hoặc của người
người có quyền, lợi ích liên có quyền, lợi ích liên quan hoặc
quan hoặc của cơ quan, tổ chức của cơ quan, tổ chức hữu quan,
hữu quan, Tòa án ra quyết định Tòa án ra quyết định hủy bỏ
hủy bỏ quyết định tuyên bố quyết định tuyên bố mất năng
hạn chế năng lực hành vi dân lực hành vi dân sự.
sự.

Căn cứ Điều 24 Bộ luật Dân sự Điều 22 Bộ luật Dân sự


pháp lý

Những điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và là
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Người có khó khăn trong nhận Người bị hạn chế năng


Tiêu chí
thức, làm chủ hành vi lực hành vi

Người thành niên do tình trạng


Người nghiện ma túy,
thể chất hoặc tinh thần mà không
Đặc điểm nhận nghiện các chất kích thích
đủ khả năng nhận thức, làm chủ
dạng khác dẫn đến phá tán tài
hành vi nhưng chưa đến mức
sản của gia đình;
mất năng lực hành vi dân sự;

Thời điểm xác


Khi Tòa án ra quyết định tuyên
định thuộc đối Khi Tòa án ra quyết định;
bố;
tượng

Người giám hộ do Tòa án chỉ Người đại diện theo pháp


Người đại diện
định; luật;

Khi không còn căn cứ tuyên bố Khi không còn căn cứ


một người có khó khăn trong tuyên bố một người bị
nhận thức, làm chủ hành vi thì hạn chế năng lực hành vi
Trường hợp
Tòa án ra quyết định hủy bỏ dân sự thì Tòa án ra quyết
chấm dứt
quyết định tuyên bố người có định hủy bỏ quyết định
khó khăn trong nhận thức, làm tuyên bố hạn chế năng lực
chủ hành vi; hành vi dân sự;

You might also like