You are on page 1of 10

Năng lực hành vi dân sự cá nhân:

1. Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự
và mất năng lực hành vi dân sự
 Giống nhau:
- Năng lực hành vi dân sự: họ là những người từng có hành vi dân sự đầy đủ
- Căn cứ: một người bị xem là mất năng lực hành vi dân sự hay hạn chế năng lực
hành vi dân sự khi và chỉ khi có quyết định của Tòa án tuyên bố họ mất hoặc hạn
chế năng lực hành vi dân sự
- Khả năng thực hiện giao dịch: họ không thể tự mình thực hiện giao dịch, giao dịch
phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện
- Khôi phục năng lực hành vi dân sự: khi có căn cứ cho rằng họ không còn mất hay
hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ có quyền khôi phục năng lực hành vi dân
sự của mình
 Khác nhau:
Hạn chế năng lực hành Mất năng lực hành vi
vi dân sự dân sự
Đối tượng Người nghiện ma túy, Người bị bệnh tâm thần
nghiện các chất kích thích hoặc mắc bệnh khác mà
khác dẫn đến phá tán tài không thể nhận thức, làm
sản của gia đình. chủ được hành vi.
Căn cứ ra quyết định Theo yêu cầu của người - Theo yêu cầu của người
có quyền, lợi ích liên có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ quan hoặc của cơ quan, tổ
chức hữu quan. chức hữu quan.
- Trên cơ sở kết luận
giám định pháp y tâm
thần

Hệ quả pháp lý Có sự đồng ý của người Họ không còn năng lực


đại diện theo pháp luật, hành vi dân sự, không thể
trừ giao dịch nhằm phục tham gia bất kì một giao
vụ nhu cầu sinh hoạt hàng dịch dân sự nào, các giao
ngày dịch dân sự của họ sẽ do
người đại diện của họ xác
Hạn chế năng lực hành Mất năng lực hành vi
vi dân sự dân sự
lập và thực hiện
Điều kiện khôi phục năng Khi không còn căn cứ Khi không còn căn cứ
lực tuyên bố một người bị tuyên bố một người mất
hạn chế năng lực hành vi năng lực hành vi dân sự
dân sự thì theo yêu cầu thì theo yêu cầu của chính
của chính người đó hoặc người đó hoặc của người
của người có quyền, lợi có quyền, lợi ích liên
ích liên quan hoặc cơ quan hoặc cơ quan, tổ
quan, tổ chức hữu quan, chức hữu quan, Tòa án ra
Tòa án ra quyết định hủy quyết định hủy bỏ quyết
bỏ quyết định tuyên bố định tuyên bố mất năng
hạn chế năng lực hành vi lực hành vi dân sự
dân sự
Cơ sở pháp lí Điều 24 BLDS Điều 22 BLDS

2. Những điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Hạn chế năng lực hành Người khó khăn trong


vi dân sự nhận thức, làm chủ
hành vi
Đối tượng Người nghiện ma túy, Người thành niên do tình
nghiện các chất kích trạng thể chất hoặc tinh
thích khác dẫn đến phá thần mà không đủ khả
tán tài sản của gia đình. năng nhận thức, làm chủ
hành vi nhưng chưa đến
mức mất năng lực hành
vi dân sự.
Căn cứ ra quyết định Theo yêu cầu của người - Theo yêu cầu của
có quyền, lợi ích liên người này, người
Hạn chế năng lực hành Người khó khăn trong
vi dân sự nhận thức, làm chủ
hành vi
quan hoặc của cơ quan, có quyền, lợi ích
tổ chức hữu quan. liên quan hoặc
của cơ quan, tổ
chức hữu quan,
Tòa án ra quyết
định tuyên bố
người này là
người có khó
khăn trong nhận
thức, làm chủ
hành vi và chỉ
định người giám
hộ, xác định
quyền, nghĩa vụ
của người giám
hộ.
- Trên cơ sở kết
luận giám định
pháp y tâm thần
Điều kiện khôi phục Khi không còn căn cứ Khi không còn căn cứ
năng lực tuyên bố một người bị tuyên bố một người có
hạn chế năng lực hành vi khó khăn trong nhận
dân sự thì theo yêu cầu thức, làm chủ hành vi thì
của chính người đó hoặc theo yêu cầu của chính
của người có quyền, lợi người đó hoặc của người
ích liên quan hoặc cơ có quyền, lợi ích liên
quan, tổ chức hữu quan, quan hoặc của cơ quan,
Tòa án ra quyết định hủy tổ chức hữu quan, Tòa án
bỏ quyết định tuyên bố ra quyết định hủy bỏ
hạn chế năng lực hành vi quyết định tuyên bố
dân sự người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành
vi.
Cơ sở pháp lý Điều 24 BLDS Điều 23 BLDS
Về người mất hành vi năng lực dân sự :
1. Trong quyết định số 52, Tòa án nhân dân tối cao xác định năng lực hành vi
dân sự của ông Chảng như thế nào?
- Căn cứ vào “Biên bản giám định khả năng lao động” số 84/GĐYK-KNLĐ
ngày 18/12/2007, quyết định số 52/2020/DS-GDDT, Tòa án nhân tối cao
xác định năng lực hành vi dân sự của ông Chảng như sau:
 Không tự đi lại được.
 Tiếp xúc khó, thất vận ngôn nặng, liệt hoàn toàn ½ người phải.
 Rối loạn cơ tròn kiểu trung ương, tai biến mạch máu não lần 2.
 Tâm thần : sa sút trí tuệ
 Hiện tại không đủ năng lực hành vi lập di chúc
 Được xác định tỉ lệ mất khả năng lao động do bệnh tật : 91%
2. Hướng của Tòa án nhân tối tối cao trong câu hỏi trên thuyết phục không? Vì
sao?
Hướng của Tòa án nhân tối cao trong câu hỏi trên thuyết phục. Vì :
- Tại “ Biên bản giám định khả năng lao động” số 84/GĐYK- KNLĐ ngày
18/12/2007, Hội đồng giám định y khoa Trung ương- Bộ Y tế đã xác định
ông Chảng: “Không tự đi lại được.Tiếp xúc khó, thất vận ngôn nặng, liệt
hoàn toàn ½ người phải. Rối loạn cơ tròn kiểu trung ương, tai biến mạch
máu não lần 2. Tâm thần: Sa sút trí tuệ. Hiện tại không đủ năng lực hành vi
lập di chúc. Được xác định tỉ lệ mất khả năng lao động do bệnh tật là:
91%...”
- Theo đó, căn cứ vào khoản 1 điều 22 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Khi
một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ hành vi theo yêu cầu của người có quyền lợi, lợi ích liên quan
hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người
nay là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định
pháp y tâm thần.”
3. Theo Tòa án nhân dân tối cao, ai không thể là người giám hộ và ai mới có thể
là người giám hộ của ông Chảng? Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối
cao có thuyết phục không? Vì sao?
Theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Bích không thể là người giám hộ hơp pháp của
ông Chảng. Bà Chung mới là người giám hộ hợp pháp của ông Chảng. Hướng giải
quyết của Tòa án nhân tối cao thuyết phục vì :
- Căn cứ vào “ Giấy chứng nhận kết hôn- Đăng ký lại” ngày 15/10/2001, do
bà Bích xuất trình để xác định bà Bích là vợ ông Chảng, đồng thời là người
giám hộ. Tuy nhiên khi xét phúc thẩm, UBND phường Yên Nghĩa, quận Hà
Đông, TP Hà Nội có công văn xác nhận: “ Qua kiểm tra xác minh sổ đăng
ký kết hôn năm 2001 của phường cho thấy không có trường hợp đăng ký
kết hôn nào có tên ông Lê Văn Chảng và bà Nguyễn Thị Bích”. Như vậy,
tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án bà Bích không phải vợ hợp pháp của
ông Chảng. Do đó, bà Bích không đủ điều kiện được cử làm người giám hộ
cho ông Chảng quy định tại khoản 1 điều 53 Bộ luật Dân sự 2015.
- Ngoài ra, tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện bà Chung chung sống với ông
Chảng từ năm 1975, có tổ chức đám cưới và có con chung. Do đó, căn cứ
xác định bà Chung và ông Chảng chung sống với nhau như vợ chồng từ
trước ngày 3/1/1987. Trường hợp này, bà Chung và ông Chảng được công
nhận là vợ chồng hợp pháp theo quy định tại điểm a, mục 3, Nghị quyết số
35/2000/NQ-QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn
nhân và Gia đình.
- Như vậy, bà Chung được xem là người giám hộ đương nhiên của ông
Chảng theo khoản 1 điều 53 Bộ luật Dân sự 2015: “ nếu chồng mất năng
lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.”
4. Cho biết các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người
được giám hộ ( nêu rõ cơ sở pháp lý)
Quyền của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ. Theo điều 58
Bộ luật Dân sự 2015 :
- Khoản 1 : người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự có các quyền sau đây;
 Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chỉ dùng cho
những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
 Được thanh toán các chi phí hơp lý cho việc quản lý tài sản của người
được giám hộ;
 Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự và thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
- Khoản 2: Người được giám hộ có khó khan trong nhận thức, làm chủ hành
vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại
khoản 1 điều này
Nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hiệu. Theo điều
59 Bộ luật Dân sự năm 2015:
- Khoản 1: Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự có trách nhiệm:
 Quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình;
được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản người được giám
hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
 Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt
cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người
được giám hộ được được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
 Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng
cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ và người
được giám hộ có liên quan đến tài sản người được giám hộ đều vô hiệu,
trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám
hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
- Khoản 2: Người giám hộ của người có khó khan trong nhận thức, làm chủ
hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của
Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 điều này.
5. Theo quy định và Toà án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ
của ông Chảng có được tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông Chảng
được hưởng) không? Vì sao? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Toà án
nhân dân tối cao về vấn đề vừa nêu.
Người giám hộ của ông Chảng được tham gia vào việc chia di sản thừa
kế (mà ông Chảng được hưởng) vì:
- Theo Khoản 1, Điều 59 BLDS 2015 (áp dụng từ 1-1-2017) quy định: Người
giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách
nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản chính mình; được thực
hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của
người
được giám hộ.
- Bà Chung là vợ hợp pháp của ông Chảng nên căn cứ theo Khoản 1, Điều
651 BLDS 2015 (áp dụng từ 1-1-2017): hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng,
cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Nhưng bà
Chung đã chết, tài sản của ông Chảng sẽ do con đẻ là bà Lê Thị Bích Thủy theo
Điều 652 bộ luật này.
Hướng xử lý của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề nêu trên:
- Hợp lý vì bảo vệ được lợi ích của người giám hộ và người được giám hộ
- Cái nhìn tổng quát, có công nhận sự đóng góp của bà Chung
- Phát hiện ra những tình tiết gây khó khăn cho vụ án, phát hiện sai phạm của bà
Bích
- o Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm
sóc, chi dùng cho nhữn
- Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi
dùng cho những
Về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Cho biết điều kiện để Tòa án có thể tuyên một người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Tòa án có thể tuyên một một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi dựa trên những điều kiện sau:
 Đầu tiên, căn cứ vào khoản 1, Điều 23 Bộ luật Dân sự định nghĩa về
người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi như sau: “Người
thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng
nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi
dân sự theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan
hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp
y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác
định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ”.
 Tiếp theo, dựa vào khoản 2, Điều 376 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nêu
rõ: “Người thành niên không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi do
tình trạng thể chất, tinh thần nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi
dân sự có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố họ là người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự”.
 Ngoài ra, theo Điều 378 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “…
Trong quyết định tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi, Tòa án phải chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa
vụ của người giám hộ”.
Như vậy, người đó phải là người đủ 18 tuổi trở lên, tình trạng thể chất và
tinh thần không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến
mức mất năng lực hành vi dân sự và có quyết định tuyên bố của tòa án dựa
trên yêu cầu của người đó hoặc người có quyền và lợi ích liên quan và có
kết luận của cơ sở kết luận giám định pháp y.
Ví dụ: Trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng Parkinson, bệnh thoái hoá của
hệ thống thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể, thường
thấy ở người cao tuổi (tuổi khởi bệnh trung bình từ 58 đến 60), và được
giám định pháp y. Dựa vào điều kiện này, tòa án có thể tuyên người này
không đủ khả năng nhân thức, làm chủ hành vi.
2. Trong quyết định số 15, Tòa án tuyên bà E có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi được trả lời.
Trong quyết định số 15, Tòa án tuyên bà E có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi là thuyết phục.Vì:
- Tại “Kết luận giám định pháp y tâm thần” số: 1032/KLGĐTC ngày
08/12/2020 của Trung Tâm pháp y tâm thần khu vực Miền Trung đối với
trường hợp bà Nguyễn Thị E thì tại thời điểm hiện tại kết luận về y học: Mất trí
không biệt định (F03); Kết luận về năng lực hành vi dân sự: Khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi.
- Hơn nữa, kết luận giám định pháp y tâm thần của Trung Tâm pháp y tâm thần
khu vực Miền Trung thấy phù hợp với lời trình bày của bà Lê Thị A, bà Lê Thị
Q, ông Lê Đức D, bà Lê Thị N, bà Lê Thị H, ông Lê Đức L về tình trạng hiện
tại của bà Nguyễn Thị E.
- Theo đó, căn cứ vào khoản 1, điều 23 Bộ luật Dân sự quy định: “Người thành
niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức,
làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự theo yêu
cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức
hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định
tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và
chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ”.

Do đó, thuyết phục trên cơ sở đã có “kết luận giám định pháp y tâm thần”.

3. Trong quyết định số 15, Tòa án tuyên bà A là người giám hộ cho bà E (có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) có thuyết phục không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Trong quyết định số 15, Tòa án tuyên bà A là người giám hộ cho bà E (có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) được xem là thuyết phục. Vì:
- Theo Tòa, về việc chỉ định người giám hộ: Chồng bà Nguyễn Thị E đã chết,
bà Lê Thị A là con cả trong gia đình. Đồng thời các con của bà E là: bà Lê
Thị Q, ông Lê Đức D, bà Lê Thị N, bà Lê Thị H và ông Lê Đức L cũng
thống nhất chỉ định Bà A làm người giám hộ cho bà E.

- Căn cứ vào quy định ở điều 46, 47, 48, 49, 54, 136 Bộ luật dân sự 2015
được nêu sau đây:
 Theo mục d, khoản 1,Điều 47: “Người được giám hộ bao gồm:…Người
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”.
 Theo Điều 48:
“ 1. Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm
người giám hộ.
2. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ
cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa
chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải
được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.”
 Theo Điều 49: “Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám
hộ:
 Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
 Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ
của người giám hộ.
 Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án
nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
 Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành
niên”.
 Theo khoản 4, Điều 54: “Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều
48 của Bộ luật này, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại
Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định
trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện
việc giám hộ”.
 Theo khoản 4, Điều 136: “Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự”.

Qua nhưng điều được quy định trên, có thể khẳng định Bà A có đầy đủ điều kiện của cá
nhân làm người giám hộ theo chỉ định của Tòa án.
4. Trong quyết định số 15, Tòa án xác định bà A có quyền đối với tài sản của
bà E (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) theo Điều 59 Bộ luật
Dân sự 2015 có thuyết phục không? Vì sao?

Trong quyết định số 15, Tòa án xác định bà A có quyền đối với tài sản của bà E (có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) theo Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 có căn cứ
thuyết phục. Vì:
- Đầu tiên, theo kết luận giám định pháp y tâm thần của Trung Tâm pháp y
tâm thần khu vực Miền Trung đã kết luận về tình trạng sức khỏe của bà E
+ Về y học: Mất trí không biệt định (F03)
+ Về năng lực hành vi dân sự: Khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Và phù hợp với lời trình bày của bà Lê Thị A, bà Lê Thị Q, ông Lê Đức D,
bà Lê Thị N, bà Lê Thị H, ông Lê Đức L.
- Tiếp theo, về việc chỉ định người giám hộ: Chồng bà Nguyễn Thị E đã chết,
bà Lê Thị A là con cả trong gia đình, có đầy đủ điều kiện chứng thực và
được Tòa án chỉ định làm người giám hộ. Đồng thời các con của bà E là: bà
Lê Thị Q, ông Lê Đức D, bà Lê Thị N, bà Lê Thị H và ông Lê Đức L cũng
thống nhất chỉ định Bà A làm người giám hộ cho bà E.
- Cuối cùng, căn cứ vào Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản
của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của
người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc
và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám
hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho
người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám
hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường
hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự
đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án
trong phạm vi được quy định tại khoản 1”.
Do đó, việc bà A được Tòa xác định có quyền đối với tài sản của bà E là hoàn toàn hợp
lí.

You might also like