You are on page 1of 3

Họ Và Tên : Lý Quốc Bảo

Câu 4 : Điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và là người có khó
khăn trong nhận thức , làm chủ hành vi :

Tiêu chí Người có khó khăn trong nhận Người bị hạn chế năng
thức, làm chủ hành vi lực hành vi
Đặc điểm nhận dạng Người thành niên do tình trạng thể Người nghiện ma túy, nghiện
chất hoặc tinh thần mà không đủ các chất kích thích khác dẫn
khả năng nhận thức, làm chủ hành đến phá tán tài sản của gia
vi nhưng chưa đến mức mất năng đình; ( Khoản 1, Điều 24,
lực hành vi dân sự. ( Khoản 1, Điều Chương 1)
23 , chương 1 )
Thời điểm xác định
thuộc đối tượng Khi Tòa án ra quyết định tuyên bố . Khi Tòa án ra quyết định;
( Khoản 1, Điều 23 , chương 1 ) (Khoản 1, Điều 24, chương 1 )

Người đại diện Người giám hộ do Tòa án chỉ định; Người đại diện theo pháp
( Khoản 1, Điều 23 , chương 1 ) luật;
( Khoản 1, Điều 24 ,chương 1)

Khi không còn căn cứ tuyên bố Khi không còn căn cứ tuyên
Trường hợp chấm dứt một người có khó khăn trong nhận bố một người bị hạn chế
thức, làm chủ hành vi thì Tòa án ra năng lực hành vi dân sự thì
quyết định hủy bỏ quyết định Tòa án ra quyết định hủy bỏ
tuyên bố người có khó khăn trong quyết định tuyên bố hạn chế
nhận thức, làm chủ hành vi; năng lực hành vi dân sự;
( Khoản 2, Điều 23 , chương 1 ) ( Khoản 3, Điều 24, chương 1)

Câu 5 : Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi có thuyết phục không ? Vì sao ? :

*Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Điều 23,Chương 1

*Thực tiễn xét xử : Tòa chấp nhận yêu cầu tuyên bố ông Lê Văn P có khó khăn trong nhận thức
làm chủ hành vi của bà Vũ Thị H

Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi là hoàn
toàn thuyết phục. Vì theo các nghiên cứu tài liệu , chứng cứ có trong hồ sơ thì ông P bị bệnh tâm
thần từ năm 2004 điều trị tại bênh viện Đà Nẵng và sau khi xuất viện thì tiếp tục điều trị ngoại
trú .Tại kết luận giám định pháp y tâm thần số:286/KLGĐTC, ngày 22/5/2017 đối với ông P của
trung tâm pháp y tâm thần khu vực Miền Trung két luận tại thời điểm hiện tại :
- Về mặt y học :Rối loạn cảm xúc lưỡng cực , hiện tại thuyên giảm
- Về mặt pháp luật :Khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi

Điều này đúng như trong Bộ Luật Dân Sự 2015: Người có khó khăn trong nhận thức ,làm chủ hành
vi :

-Khoản 1, Điều 23,Chương 1 : Người thanh niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ
khả năng thức,làm chủ hành vi nhưng chưa đến mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của
người này , người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan , tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết
luận giám định pháp y tâm thần ,Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn
trong nhận thức,làm chủ hành vi và chỉ định giám hộ,xác định quyền,nghĩa vụ của người giám hộ

Câu 6: Việc Tòa Án không để bà H là người giám hộ cho ông P có thuyết phục không ? Vì sao :

*Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 53 BLDS 2015

Việc Tòa Án không để bà H là người giám hộ cho ông P là hoàn toàn thuyết phục , bà H là vợ của ông
P nên quy định theo như khoản 1 Điều 53 BLDS 2015 thì đương nhiên và H sẽ là người giám hộ cho
ông P nhưng vì lý do, mục đích bà H yêu cầu tuyên bố ông P có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi là để giải quyết vụ án ly hôn giữa bà H và ông P mà tòa án đã thụ lý . Do đó bà H không đủ
điều kiện làm người giám hộ cho ông P

-Vấn đề trên nhóm em hoàn toàn đồng ý với quyết định của tòa án vì bà H muốn ly hôn với ông P
nên theo Khoản 1 Điều 48 BLDS 2015 thì bà H không đủ điều kiện để làm người giám hộ cho ông P

Câu 7 : Việc Tòa Án để bà T là người giám hộ cho ông P có thuyết phục không ? Vì sao ?

*Cơ sở pháp lý:Khoản 2 Điều 48 BLDS 2015

*Thực tiễn xét xử : Tòa chỉ định bà Huỳnh Thị T Làm người giám hộ cho ông P khi tòa án tuyên bố
ông P có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Việc Tòa Án để bà T là người giám hộ cho ông P là hoàn toàn thuyết phục vì hiện tại xét thấy ông P có
cha là Lê Văn H và mẹ là Lê Thị H . nhưng ông Lê Văn H đã chết năm 2007 còn bà Lê Thị H thì đã bỏ
nhà đi hơn 20 năm , không quay về địa phương lần nào.Nhưng xét thấy sau khi bà H bỏ đi thì bà
Huỳnh Thị T đến sống như vợ chồng với ông Lê Văn H và nuôi dưỡng ông P từ nhỏ đến trưởng thành,
đến hiện nay ông P vẫn đang chung sống với bà T . Ông P yêu cầu tòa án chỉ định bà Huỳnh Thị T làm
giám hộ cho mình . Bà T cũng đồng ý làm người giám hộ cho bà T .

Câu 8 : Suy nghĩ của anh/chị về chế định người có khó khăn trong nhận thức , làm chủ hành vi mới
được bổ sung trong BLDS 2015 :

Trước hết ta phải hiểu vì sao BLDS 2015 lại bổ sung thêm người có khó khăn trong nhận thức làm
chủ hành vi

 Trước đây theo BLDS 2005 thì căn cứ vào khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà được
phân ra thành :
- Người mất năng lực hành vi : là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ
quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân
sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

- Người bị hạn chế năng lực hành vi là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến
phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,
tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự .

Chỉ dựa vào 2 điều luật này ta thấy. Điều này không phù hợp và không đảm bảo yếu tố công bằng về
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các quan hệ dân sự. Bởi trong trường hợp nếu cá
nhân bị khuyết thiếu mà ảnh hưởng đến nhận thức và làm chủ hành vi của họ (ví dụ người già, người
tàn tật có khả năng nhận thức không sáng suốt dẫn tới không làm chủ và thực hiện được hành vi)
nhưng không thuộc trường hợp mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự mà phải thực hiện và chịu
trách nhiệm như một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì rất bất hợp lý. Vì trên thực tế
không phải mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân lúc nào cũng chỉ trong hai thái cực: hoàn
toàn đầy đủ hoặc mất mà có rất nhiều người tuy khả năng nhận thức và làm chủ không đầy đủ
nhưng chưa đến mức mất hoàn toàn năng lực hành vi dân sự nên việc bổ sung thêm đối tượng
người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi là một điều cần thiết.
Sự bổ sung này hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ mà Hiến pháp 2013 cũng như BLDS 2015 là bảo vệ
tối đa quyền con người, quyền công dân.
Ý nghĩa của quy định này :
- Việc bổ sung nhóm “người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” sẽ đảm bảo
tối đa quyền lợi cuả những người vốn khi sinh ra hoặc vì một lý do nào đó họ không có khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình giống những người xung quay cùng độ tuổi
và môi trường sống, khả năng tự bảo vệ của họ trước các tác động bên ngoài hạn chế hơn
những người khác- bảo vệ tốt hơn các chủ thể yếu thế trong quan hệ dân sự.

You might also like