You are on page 1of 3

Bài tập nhóm thảo luận thứ hai: Giao dịch dân sự

Quyết định giám đốc thẩm số: 329/2013/DS – GĐT


Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ
thời điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?

Trả lời: Năm 2007 ông Hội bị tai biến nằm liệt giường và không nhận thức được
nữa và vào ngày 10 tháng 8 năm 2010 TAND TP Tuy Hoà tuyên bố ông Hội mất
năng lực hành vi dân sự.

Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi
ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự?

Trả lời: Giao dịch của ông Hội với vợ là bà Hương được xác lập trước khi bị
tuyên mất năng lực hành vi dân sự vào ngày 8 tháng 2 năm 2010.

Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu không?
Vìsao? Trên cơ sở quy định nào?

Trả lời: Theo TAND tối cao, phần giao dịch của ông Hội bị vô hiệu mặc dù giao
dịch đó cùng với vợ là bà Hương được xác lập trước khi bị tuyên bố mất năng
lực hành vi dân sự tại vì xét theo điều 128 bộ luật DS 2015 ( Giao dịch dân sự
do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình: Người có
năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không
nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án
tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu)
Kết luận: Giao dịch giữa ông Hội, bà Hương và vợ chồng ông Hùng bị vô hiệu
một phần là phần giao dịch của ông Hội.

Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và
Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị
biết.

Trả lời: Trong thực tiễn xét xử có vụ việc giống hoàn cảnh của ông Hội.
Chị Lê Thị Lệ T, sinh năm 1992 là con đẻ của bà H và ông Lê Đức T. Từ khi sinh
ra đến năm 03 tuổi, chị T mới biết đi, năm 04 tuổi mới biết nói, đến năm 05
tuổi phát hiện chậm chạp, không có khả năng học tập, khả năng lao động kém.
Chị T vẫn có khả năng ăn uống, vệ sinh cá nhân nhưng phải có sự nhắc nhở,
giúp đỡ của người thân. Hiện nay chị T đang được hưởng trợ cấp người khuyết
tật hàng tháng của chính quyền địa phương, do đó bà H là mẹ đẻ của chị T có
đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự liên quan đến chị T là đúng theo quy định
tại Điều 376 Bộ luật tố tụng dân sự, và Tòa án nhân dân huyện Cư Kuin thụ lý
vụ việc là đúng theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật tố tụng
dân sự.
Toà đã giải quyết:
Chấp nhận yêu cầu của bà Lê Thị Bích H về việc tuyên bố người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi. Tuyên bố chị Lê Thị Lệ T, sinh năm 1992. Là:
“Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”, kể từ ngày quyết định
này có hiệu lực pháp luật. Về giám hộ: Chỉ định bà Lê Thị Bích H và ông Lê Đức
T là người giám hộ cho chị Lê Thị Lệ T. Người giám hộ có quyền: Sử dụng tài
sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết
yếu của người được giám hộ (nếu có). Được thanh toán các chi phí hợp lý cho
việc quản lý tài sản của người được giám hộ (nếu có). Đại diện cho người được
giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền
khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người được giám hộ.
Người giám hộ có nghĩa vụ:
- Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự
- Quản lý tài sản của người được giám hộ(nếu có);
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong
vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý
khi đưa ra hướng xử lý.

Trả lời: Hướng giải quyết của TAND tối cao trong vụ việc trên là hợp lý tại vì
giao dịch hợp đồng cần phải có sự thoả thuận giữa các bên nhưng trên thực tế
ông Hội đã không còn khả năng nhận thức trước khi thực hiện giao dịch vì thế
giao dịch do ông và vợ bị vô hiệu. Theo điều 117 và 128 bộ luật DS 2015 thì dù
chủ thể có đáp ứng được đa phần điều kiện nhưng không thoả mãn điều kiện
về năng lực hành vi dân sự phù hợp thì giao dịch dân sự không thể được xác
lập mà khi giao dịch dân sự được xác lập bởi một bên chủ thể là người mất
năng lực hành vi dân sự thì giao dịch đó vô hiệu do không hội tụ đủ điều kiện
có hiệu lực của quy định nêu trên.
Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó có
bị vô hiệu không? Vì sao?

Trả lời: Trong trường hợp nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch đối với chính
bản thân ông Hội thì giao dịch đó bị vô hiệu tại vì đúng thời điểm xác lập ông
Hội không còn khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

Danh mục tham khảo:


- Điều 22, 117, 122, 125 và 128 BLDS 2015 (Điều 22, 122, 127, 130 và 133 BLDS
2005);
- Quyết định số 329/2013/DS-GĐT ngày 25/7/2013 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao.
- Bản án 03/2017/QĐDS-ST ngày 07/07/2017 về tuyên bố người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi.
- Bộ luật dân sự năm 2015

You might also like