You are on page 1of 6

ĐỀ LUẬT SƯ VÀ ĐẠO ĐỨC SỐ 2

Trắc nghiệm
1. D, Điều 4 Luật Luật sư (LLS)
2. A, Điều 9.1.h LLS
Nội dung tương tự: Điều 3.4, 6.1 Luật trợ giúp pháp lý 2017

3. B, Điều 14.3 LLS


4. A, Điều 32.3.a LLS
5. B, Điều 49.1 LLS
6. B, Điều 45.3 LLSn
Nội dung tương tự: Điều 14.1 NĐ 123
7. B, Điều 19.1 Nghị định số 123/2013/NĐ-CP
Cơ sở: Điều 57 Luật luật sư (Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo
yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng được nhận thù lao và được thanh toán
chi phí theo quy định của Chính phủ)
8. B, Điều 40.2 Nghị định số 123/2013/NĐ-CP
Cơ sở: Điều 83.2.e LLS (thẩm quyền của BTP), Điều 69 LLS (hình thức hành
nghề của tổ chức ls nước ngoài)
9. B, Điều 2.1 Nghị định số 123/2013/NĐ-CP
Cơ sở: Điều 12.3 LLS (Chính phủ quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư)
10. D, Điều 21.2. LLS
11. D, Điều 18.1 LLS
Cơ sở: Điều 57 LLS (CP quy định chi tiết)
[12.] B, Trước đây quy định tại Khoản 2 Điều 43 NĐ 123/2013, nay đã bị bãi bỏ .
Câu này không có trả lờiđáp án.
18 tháng theo trường hợp thực tế, tuy nhiên QĐ đăng ký tập sự không có cơ sở
pháp lý cụ thể ngoài LLS, TT19, Điều lệ Liên đoàn
12.[13.] C. Điều 7.2 Thông tư 10/2021/TT-BTP
13.[14.] D, Điều 7.2 Thông tư 10/2021/TT-BTP
14.[15.] D, Điều 8.1 Thông tư 10/2021/TT-BTP
Cơ sở: Điều 14.1 LLS
15.[16.] A, Điều 4.1 Thông tư 10/2021/TT-BTP
16.[17.] B, Điều 4.2 Thông tư 10/2021/TT-BTP
17.[18.] D, Điều 4.3 Thông tư 10/2021/TT-BTP
18.[19.] Ko có đáp án
19.[20.] C, Điều 10.1 Thông tư 10/2021/TT-BTP

Câu A hay C theo đáp án? Do:

LLS: tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn LS

TT19: Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư ra quyết định về việc đăng ký tập sự hành
nghề luật sư

TT10: kể từ ngày Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư đăng ký tập sự

Câu 1: (3 điểm)
Anh/chị hãy trình bày Quy tắc những việc luật sư không được làm trong quan hệ với
đồng nghiệp? Hãy đưa ra ví dụ minh họa và phân tích ví dụ: (1) những việc phải làm
và (2) Những việc không được làm đối với người tập sự hành nghề luật sư.

Phân tích đề bài: Đề bài chỉ có 03 điểm mà yêu cầu nêu 2 quy tắc là Quy tắc 21 và
Quy tắc 24. Ở Quy tắc 21 đề chỉ yêu cầu trình bày mà không phân tích đưa ra ví dụ (vì
quy tắc 21 dài). Ở quy tắc 24 đề nêu rõ trình bày ví dụ minh họa.
Giả định: Quy tắc 21 có 8 nhóm hành vi thì nêu mỗi nhóm cho 0,2 điểm/1 nhóm hành vi
(1,6 điểm); Quy tắc 24 có 4 ý - nội dung ý (0.1) + cho ví dụ (0.1) + phân tích ví dụ (0,15)
khoảng 2,6 điểm gần bằng 3 điểm của câu hỏi.

Trả lời:
A. Chỉ liệt kê nội dung Quy tắc 21. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ
với đồng nghiệp và không phân tích.
B. Phân tích trường hợp minh hoạ tương ứng cho các quy tắc mô tả tại Quy tắc 24.
Riêng 24.2.3 và 24.2.4: phân tích theo hướng có vi phạm các nội dung tại TT10 (Điều
12 quyền nghĩa vụ của người tập sự, Điểu 13 nghĩa vụ của ls hd tập sự

Bài giải:

Căn cứ Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành theo
Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng Luật sư toàn quốc (sau
đây gọi tắc là “Bộ Quy tắc đạo đức”)

Quy tắc 21: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp
21.1 Có lời nói, hành vi vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của đồng
nghiệp hoặc gây áp lực, đe dọa đồng nghiệp.
Hành vi vu khống, xúc phạm: Luật sư có nghĩa vụ bảo vệ danh dự, uy tín của đồng
nghiệp như của chính mình. Trường hợp này LS không những bảo vệ danh dự nhân
phẩm uy tín của đồng nghiệp mà còn trực tiếp có lời nói, hành vi xúc phạm và nghiêm
trọng hơn là vu khống đồng nghiệp, do vậy, hành vi này cần được xử lý nghiêm.
Hành vi gây áp lực, đe dọa: Hành vi xâm phạm, gây ảnh hưởng hoặc có thể gây ảnh
hưởng đến hoạt động bình thường của đồng nghiệp khi hành nghề, trong giao tiếp xã
hội bao gồm cả hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự của đồng nghiệp.
Loại vi phạm này chủ yếu xuất phát từ hoạt động hành nghề của luật sư và thường có
liên quan đến tranh chấp lợi ích vật chất, tranh chấp khách hàng hoặc khi LS để kết quả
thắng thua trong giải quyết vụ việc của khách hàng trở thành thắng thua của LS với
đồng nghiệp. Hoặc trong cuộc sống hằng ngày, LS bất đồng ý kiến, quan điểm với LS
đồng nghiệp, tích tụ thời gian dài và dần trở thành mâu thuẫn giữa LS với đồng nghiệp.
21.2. Thông đồng, đưa ra đề nghị với luật sư của khách hàng có quyền lợi đối lập với
khách hàng của mình để cùng mưu cầu lợi ích cá nhân.
Nội dung quy tắc này nhằm:
- Bảo vệ uy tín, đạo đức của nghề luật sư;
- Bảo vệ quyền, lợi ích của khách hàng
- Bảo vệ tính độc lập của lLuật sSư trong hành nghề, không bị chi phối bởi lợi ích
vật chất hoặc bất kỳ lợi ích nào khác.
Lợi ích cá nhân trong trường hợp này bao gồm cả lợi ích vật chất và phi vật chất, các
cá nhân hưởng lợi có thể là luật sưLS hoặc các đối tượng khác như khách hàng, người
liên quan,..
21.3. Tiếp xúc, trao đổi riêng với khách hàng đối lập về quyền lợi với khách hàng
của mình để giải quyết vụ việc khi biết khách hàng đó có luật sư mà không thông
báo cho luật sư đồng nghiệp bảo vệ quyền lợi hoặc luật sư đại diện cho khách hàng đó
biết.
Việc trao đổi không có mặt LS đồng nghiệp có thể dẫn tới việc khách hàng bên kia giảm
niềm tin vào LS đồng nghiệp. Việc báo trước cho LS đồng nghiệp sẽ tránh việc nghi
ngờ về nội dung trao đổi dẫn tới mất đoàn kết nội bộ. Mặc khác, quy định này nhằm
bảo vệ chính LS có ý định gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng đó với tâm thế của bên đối
lập sẽ tạo lập các nội dung, thông tin không chính xác để tố cáo chính LS.
21.4. Thuê, trả tiền môi giới khách hàng hoặc môi giới khách hàng cho đồng nghiệp để
nhận tiền hoa hồng.
Quy tắc đảm bảo tính độc lập trong hoạt động của LS, LS cho trả hoa hồng cho LS
đồng nghiệp ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc và trong hành nghề. Đồng thời,
đây không phải là hoạt động nghiệp vụ của LS, đi ngược lại tôn chỉ và mục đích của
nghề luật sư.
Quy tắc này cũng đảo đảm quyền và lợi ích cho khách hàng vì khách hàng không có
nghĩa vụ phải chi trả cả phần chi phí dịch vụ cho người không thực hiện dịch vụ cho
mình.
21.5. Thực hiện các hành vi nhằm mục đích giành giật khách hàng như:
21.5.1. So sánh năng lực nghề nghiệp, phân biệt vùng, miền hoạt động hành nghề của
luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư này với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư
khác;
Đây là bản chất của hành vi phân biệt đối xử và cạnh tranh không lành mạnh. LS tự
nhận mình giỏi, tự nhận mình tài hơn đồng nghiệp là biểu hiện của sự tự kiêu, xúc
phạm đồng nghiệp. Là nguyên nhân trực tiếp gây mất đoàn kết nội bộ trong giới luật
sư, là nguyên nhân triệt tiêu nguồn thu nhập hợp pháp của LS, TCHNLS khác. Ngoài
ra, nó còn vi phạm nguyên tắc cơ bản trong quan hệ LS với LS là nguyên tắc bình
đẳng.
21.5.2. Xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc về cho mình hoặc xúi
giục khách hàng khiếu nại, tố cáo luật sư đồng nghiệp;
Bản chất mối quan hệ giữa khách hàng và LS được tạo lập trên cơ sở niềm tin và hy
vọng của khách hàng đối với luật sư, niềm tin và hy vọng này rất dễ bị tác động, phá vỡ
dẫn đến khách hàng từ chối LS.
Đây còn thể hiện là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi này trực tiếp tước
đoạt, triệt tiêu hoạt động nghiệp vụ cùng thu nhập hợp pháp của LS đồng nghiệp, cản
trở hoạt động bình thường của LS, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến uy tín NLS
còn trực tiếp xâm phạm đến lợi ích chính đáng của khách hàng vì đã đẩy khách hàng
vào tranh chấp pháp lý với LS đồng nghiệp mà không xuất phát từ chính nhu cầu,
mong muốn của khách hàng
21.5.3. Trực tiếp hoặc sử dụng các nhân viên của mình hoặc người khác làm người lôi
kéo, dụ dỗ khách hàng, trước trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng, trại tạm giam, cơ
quan nhà nước và các tổ chức khác.
Hành vi này gây ảnh hưởng đến trật tự, kỷ luật, tính nghiêm minh của CQNN và các tổ
chức khác cũng như gây mất đoàn kết nội bộ trong giới LS, mặc khác cũng tước đi cơ
hội làm việc, thu nhập chính đáng của đồng nghiệp.
21.6. Áp đặt hoặc cố tình chi phối làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong
hành nghề của đồng nghiệp có quan hệ phụ thuộc với luật sư như quan hệ thầy - trò,
cấp trên - cấp dưới, huyết thống, thân thuộc.
Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của khách hàng, mặc khác đảm bảo LS hoạt động
đúng tôn chỉ, mục đích nghề nghiệp, bảo đảm bình đẳng, độc lập khách quan giữa các
LS. Đây cũng là căn cứ, cơ sở để LS có thể viện dẫn, sử dụng vượt qua các rào cản
tâm lý, mối quan hệ khác chi phối hoạt động nghề nghiệp đúng đắn của LS.
21.7. Có hành vi tạo thành phe, nhóm giữa các luật sư để cô lập đồng nghiệp trong quá
trình hành nghề.
Luật sư phải tôn trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp. Trong trường hợp này, LS không
những không có tình đồng nghiệp, thiếu tôn trọng đồng nghiệp, không hợp tác với đồng
nghiệp, xúc phạm, hạ uy tín của đồng nghiệp,... Tuy nhiên, không dừng lại ở những
hành vi mang tính cá nhân, đơn lẻ, LS còn tạo thành phe nhóm, để cô lập, hạ uy tín
đồng nghiệp đẩy mâu thuẫn cá nhân thành mâu thuẫn tập thể.
21.8. Thực hiện việc liên kết, liên danh, thành lập nhóm luật sư hoạt động trái với quy
định của pháp luật về luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ Quy tắc đạo
đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư.
Luật sư phải hoạt động dựa trên quy định của pháp luật, điều lệ LĐLS và bộ quy tắc
đạo đức ứng xử để đảm bảo hoạt động nghề nghiệp luật sư được thống nhất, chuyên
nghiệp, dễ quản lý và phát triển mạnh mẽ. Việc hoạt động trái quy định sẽ ảnh hưởng
đến hoạt động NLS, trái với quy tắc thượng tôn pháp luật mà trong đó LS là đội ngũ tiên
phong thực hiện.

Căn cứ Quy tắc số 24 Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư
Việt nam

1. Những việc phải làm: Quy tắc 24.1. Luật sư hướng dẫn phải tận tâm, nhiệt tình,
trách nhiệm, đối xử tôn trọng với người tập sự hành nghề luật sư. Ví dụ: Người tập sự
hành nghề luật sư gặp khó khăn trong kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, người hướng dẫn đã
dành thời gian ngoài giờ làm việc để hướng dẫn cho người tập sự xử lý hồ sơ kịp thời
hạn. Phân tích ví dụ, người tập sự hành nghề luật sư là những người còn khá bỡ ngỡ
đối với các công việc thực tế của một Luật sư. Luật sư hướng dẫn không vì người tập
sự thiếu kinh nghiệm mà có thái độ xem thường, thay vào đó đã kịp thời chỉ bảo, truyền
đạt kinh nghiệm là phát huy được tình đồng nghiệp, tôn trọng hợp tác, giúp đỡ nhau.

2. Những việc luật sư không được làm đối với người tập sự hành nghề luật sư

Quy tắc 24.2.1. Phân biệt đối xử với những người tập sự hành nghề luật sư. Ví dụ: Luật
sư A (nam, 35 tuổi) hướng dẫn cho hai người tập sự hành nghề luật sư là B (nữ 24tuổi)
và C (nam 45 tuổi). Trong đó Luật sư A dành nhiều thời gian, ưu ái cho người tập sự B
vì ngoài hình dễ nhìn, trẻ trung. Phân tích ví dụ, Luật sư A đã có sự phân biệt về ngoài
hình và giới tính. Mỗi cá nhân tập sự cần được đối xử ngang nhau, bình đẳng về quyền
và nghĩa vụ, không bị phân biệt đối xử về giới tính, tôn giáo, điều kiện kinh tế, ngoại
hình, …

+ Đòi hỏi tiền bạc, lợi ích khác từ người tập sự hành nghề luật sư. Ví dụ: Luật sư A
(nam) đặt điều kiện B (người tập sự nữ) phải đóng góp vào quỹ văn phòng (B không
biết được khoản chi này phục vụ việc gì) 20.000.000 VNĐ để được tập sự tại Công ty
Luật của Luật sư A. Phân tích ví dụ, khi tiếp nhận tập sự Luật sư A đã đặt điều kiện tiền
bac là trái với quy tắc đạo đức vì Luật sư hướng dẫn không được có hành vi yêu cầu
người tập sự phải trả một khoản tiền hoặc mang lại các lợi ích khác cho mình khi tiếp
nhận, hướng dẫn tập sự.

+ Lợi dụng tư cách luật sư hướng dẫn để buộc người tập sự hành nghề luật sư phải
làm những việc không thuộc phạm vi tập sự nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân của luật
sư hướng dẫn. Ví dụ: Luật sư hướng dẫn buộc người tập sự phải làm những công việc
phục vụ cho lợi ích cá nhân, không thuộc phạm vi tập sự như pha trà, rót nước, quét
dọn, đưa đón người nhà, đi chợ là hành vi là không phù hợp với quy tắc đạo đức hành
nghề luật sư. Phân tích ví dụ, Luật sư lợi dụng mỗi quan hệ phụ thuộc giữa Luật sư
hướng dẫn và người tập sự, yêu cầu người tập sự làm những việc không phục vụ
chuyên môn làm ảnh hưởng đến chất lượng tập sự của người tập sự. Trong quá trình
tập sự, luật sư hướng dẫn cần phân công công việc cho người tập sự để giúp người
tập sự cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng tham gia tố tụng, kỹ năng tư vấn pháp
luật, kỹ năng đại diện ngoài tố tụng, thực hiện dịch vụ pháp lý khác, kỹ năng quản trị,
điều hành tổ chức hành nghề luật sư cũng như việc thực hiện quy tắc đạo đức và ứng
xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, đây cũng được coi là phạm vi tập sự của người tập
sự quy định tại Điều 6 Thông tư 10/2021/TT-BTP.

+ Xác nhận không phù hợp với quy định pháp luật và quy định tập sự hành nghề luật
sư và Hồ sơ thực hành để người tập sự hành nghề luật sư được tham gia kiểm tra kết
quả tập sự hành nghề luật sư. Ví dụ: Luật sư A kí Nhật ký tập sự hành nghề luật sư và
Hồ sơ thực hành để C được tham gia kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư mặc
dù Người tập sự C thực tế không tập sự tại Công ty Luật A, hồ sơ nhật ký thực tập là
không đúng và giả tạo. Phân tích ví dụ, Luật sư hướng dẫn có trách nhiệm nhận xét
báo cáo của người tập sự, trong đó nêu rõ các ưu điểm, hạn chế về năng lực, trình độ
chuyên môn, kỹ năng hành nghề, ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức kỷ luật, việc thực
hiện Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam của người tập sự. Việc
nhận xét phải dựa trên việc quan sát, thái độ, kỹ năng, tính cách người tập sự trong
quá trình làm việc, gắn bó với công ty trong 12 tháng tập sự, căn cứ vào kết quả công
việc thực tế của người tập sự, không được có hành vi nhận xét không phù hợp, giả tạo
nhằm giúp người tập sự được tham gia kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Câu 2: (4 điểm)

a.
- Luật sư S đã có hành vi vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật
sư;
- Cụ thể, Luật sư S đã vi phạm Quy tắc 9.4 và Quy tắc 9.5 của Bộ Quy tắc đạo
đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư
- Quy tắc 5?
Quy tắc 9.4: “Tạo ra hoặc lợi dung các tình huống xấu, những thông tin sai sự
thật, không đầy đủ, hoặc bất lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm tăng mức
thù lao đã thỏa thuận hoặc có được lợi ích khác từ khách hàng.”

Quy tắc 9.5: “Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà luật sư đảm nhận
để mưu cầu lợi ích không chính đáng”

Bên cạnh đó vi phạm Quy tắc số 5 và Quy tắc 2.

- Phân tích vi phạm, Luật sư S đã tạo ra thông tin sai sự thật so với tình tiết trong
vụ án. Cụ thể, Luật sư biết rõ lời trình bày của ông Y là có cơ sở. Bởi sau khi
nghiên cứu hồ sơ, phần đất thực tế của ông Y đã sử dụng từ trước khi ông K
đến cư ngụ. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông K có sự chênh lệch
giữa thực địa là sai sót của số liệu đo vẽ. Vì động cơ tiền, Luật sư S đã bịa đặt là
là hồ sơ của ông Y rất bất lợi, khó bảo vệ để đòi thêm 50 triệu đồng so với mức
thu lao ban đầu đã thỏa thuận. Để xử sựsử đúng, Luật sư S phải trình bày đúng
với tình tiết sau khi đã nghiên cứu hồ sơ. Nếu căn cứ theo hồ sơ, thì thực tế ông
Y đang có lợi thế, vì ông K đã được cấp GCNQSDĐ 8 năm nhưng không khiếu
nại, kiện cáo gì. Thay vì trình bày các tình tiết đó, Luật sư S đã có hành vi dùng
lời lẽ dọa, nói là hồ sơ rất bất lợi, khó bảo vệ mà không chỉ rõ bất lợi như thế
nào, cụ thể vì sao bất lợi, khó bảo vệ lại không nói rõ.
- Về hành vi còn đặt rõ điều kiện là bồi dưỡng thêm 50 triệu đồng, chia làm 2
trường hợp: Nếu khoản bồi dưỡng này mà được quy định trong hợp đồng thành
1 khoản thù lao bổ sung theo thỏa thuận thì ổng này vi phạm Quy tắc 9.4 (tăng
mức thù lao đã thỏa thuận) - nếu khoản bồi thường này không được quy định
trong hợp đồng thì được xem là hưởng một khoảng lợi ích khác từ khách hàng,
trường hợp này quy phạm thêm Quy tắc số 7.
b. Cách làm 1: Trong trường hợp này, tôi sẽ không xử xự với ông Y như cách Luật
sư S đã thực hiện, mà thay vào đó, tôi chia sẻ cụ thể những ưu điểm, nhưng bất
lợi trong vụ án này dựa trên các thông tin, hồ sơ mà mình đã nghiên cứu và
đánh giá, giải thích yêu cầu của khách hàng, nếu có các khó khăn thì tôi phải sử
dụng các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và đưa ra các biện pháp
hợp pháp để bảo vệ quyền lợi ông Y. Như vậy, chúng ta mới tận tâm làm hết
sức mình để giúp đỡ khách hàng, cho dù công việc, kết quả sau này có như thế
nào đi nữa thì khách hàng vẫn luôn dành sự tôn trọng đối với chúng ta. Cụ thể,
trong vụ án này, tôi sẽ trình bày rõ thông tin rằng, Ông Y đang có điểm thuận lợi
trong vụ án là việc diện tích thực tế không trùng với diện tích trên bản vẽ xuất
phát từ sai sót trong đo vẽ, bên cạnh đó, hồ sơ vụ án cũng đã có tại liệu chứng
minh Ông Y sử dụng từ trước khi ông K đến cư ngụ. Cuối cùng, tôi giải thích một
cách rõ ràng, xác thực về căn cứ tính thù lao, chi phí cho khách hàng, tuyệt đối
không đòi thêm bất kỳ chi phí hoặc lợi ích nào từ khách hàng sau khi đã thỏa
thuận với khách hàng về thù lao là 30 triệu đồng.

You might also like