You are on page 1of 9

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN:
KHOA HỌC ĐIỀU TRA TỘI PHẠM

ĐỀ BÀI:
Phân tích nội dung nguyên tắc pháp chế trong hoạt động thực
nghiệm điều tra, vướng mắc và điều kiện bảo đảm thực hiện nguyên
tắc này.

HỌ TÊN : Nguyễn Hoàng Anh

MSSV : 420060

LỚP : N05.TL1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................................1

NỘI DUNG...............................................................................................................1

1. Một số vấn đề lý luận chung..............................................................................1

1.1 Pháp chế......................................................................................................1

1.2 Hoạt động thực nghiệm điều tra...............................................................2

2. Nội dung nguyên tắc pháp chế trong hoạt động thực nghiệm điều tra...........2

2.1 Các cơ quan, người tiến hành hoạt động thực nghiệm điều tra phải
hoạt động trên cơ sở của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.....................................3

2.2 Hoạt động thực nghiệm điều tra của người tham gia tố tụng phải
được bảo đảm theo quy định của pháp luật.......................................................4

2.3 Một số nội dung khác.................................................................................4

3. Vướng mắc và điều kiện bảo đảm thực hiện nguyên tắc này..........................5

3.1 Vướng mắc..................................................................................................5

3.2 Điều kiện bảo đảm thực hiện nguyên tắc pháp chế.................................5

KẾT LUẬN................................................................................................................6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................7


MỞ ĐẦU
Pháp chế là một trong những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học pháp lý,
trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì pháp chế trở
thành nguyên tắc ngày càng có giá trị trong nền pháp luật nước nhà. Hoạt động
thực nghiệm điều tra trong khoa học điều tra tội phạm cũng không phải ngoại lệ,
pháp chế là yếu tố không thể thiếu khiến hoạt động này được thực hiện đúng với
ý nghĩa của nó. Quy định pháp luật tương đối đầy đủ tuy nhiên trên thực tế vẫn
còn không ít bất cập, chính vì vậy việc phân tích nội dung nguyên tắc pháp
chế trong hoạt động thực nghiệm điều tra, vướng mắc và điều kiện bảo đảm
thực hiện nguyên tắc này lại càng trở nên cần thiết.

NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lý luận chung
1.1 Pháp chế
Pháp chế là một trong những phạm trù pháp luật đa diện, được tiếp cận,
nhận thức và sử dụng trên nhiều phương diện. Pháp chế có nội dung rộng lớn
trong đó sự tuân thủ pháp luật là vấn đề cơ bản nhất của pháp chế. Trong khoa
học pháp lý, có nhiều quan điểm về pháp về, về cơ bản thì có thể hiểu pháp chế
là chế độ của đời sống chính trị, xã hội và pháp luật, bản chất của pháp chế là sự
tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh, thống nhất, công bằng đối với tất cả
các cá nhân, tổ chức, là sự hiện diện của cơ chế hữu hiệu về bảo vệ, bảo đảm an
toàn cho các quyền, lợi ích của con người và công dân khỏi mọi sự vi phạm1.
 Như vậy, pháp chế cần được và luôn phải được bảo đảm là một nguyên tắc
trong pháp luật, tố tụng hình sự mà cụ thể là hoạt động thực nghiệm điều tra
trong khoa học điều tra tội phạm cũng không phải ngoại lệ.

1.2 Hoạt động thực nghiệm điều tra


1
GS. TS Hoàng Thị Kim Quế (2015), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
Tr. 479
Thực nghiệm điều tra là một trong những vấn đề quan trọng của khoa học
điều tra hình sự, đó là biện pháp điều tra đuộc tiến hành thông qua hoạt động thí
nghiệm, thực nghiệm đặc biệt trong điều kiện tương tự như điều kiện mà hành vi,
sự việc, hiện tượng cần kiểm tra, xác minh đã diễn ra trước đây để có cơ sở
khách quan kết luận về hành vi, sự việc, hiện tượng đó phục vụ công tác điều tra,
xử lý vụ án hình sự2.
Bản chất của hoạt động này là việc tiến hành các hoạt động thí nghiệm,
thực nghiệm đặc biệt, có thể được tiến hành bằng hình thức diễn lại hoặc làm thử
nhằm xác định khả năng tri giác của sự viện, hiện tượng hoặc nhằm xác định khả
năng thực hiện hành vi, công việc nào đó hoặc để xác định khả năng diễn ra của
một sự việc, hiện tượng hoặc nhằm xác định diễn biến của những tình tiết cụ thể
hay để xác định quá trình hình thành dấu viết của sự việc.
Dù bằng hình thức nào đi nữa thì hoạt động nêu trên đều phải đảm bảo
nguyên tắc pháp chế, nội dung cụ thể được trình bày ở nội dung sau đây.
2. Nội dung nguyên tắc pháp chế trong hoạt động thực nghiệm điều tra
Trước hết, cần khẳng định rằng BLTTHS 2015 nói chung đã có sự đề cập
về việc đảm bảo nguyên tắc pháp chế, cụ thể tại Điều 7 quy định rằng “Mọi hoạt
động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không
được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài
những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định 3.” Như vậy, dĩ nhiên
các quy định về thực nghiệm điều tra cũng nằm trong số đó.

2.1 Các cơ quan, người tiến hành hoạt động thực nghiệm điều tra phải
hoạt động trên cơ sở của Bộ luật tố tụng hình sự 2015

2
TS. Bùi Kiên Điện (chủ biên) (2017), Giáo trình Khoa học điều tra hình sự, Nxb Công an nhân dân, Tr. 167
3
Điều 7, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Điều 204 BLTTHS 2015 đã quy định rất rõ về các chủ thể có quyền tiến
hành thực nghiệm điều tra cũng như thẩm quyền của các chủ thể đó, buộc họ
phải thực hiện trên cơ sở luật quy định, các chủ thể khác không có thẩm quyền.
Cụ thể:
Đối với cơ quan điều tra, cơ quan này có thể thực nghiệm điều tra bằng
các cách sau đây: Dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, các tình tiết và các hoạt
động thực nghiệm cần thiết. Các hoạt động này phải nhằm mục đích điều tram
xác minh, làm rõ các tình tiết liên quan và có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ
án. Khi thực nghiệm điều tra thì phải ghi rõ vào biên bản các số liệu, kết quả,
hình ảnh, bằng chứng… Cơ quan điều tra cũng có thể mời các chủ thể khác như
người có chuyên môn tham gia hoặc trong các trường hợp cần thiết thì người bị
tạm giam, bị can, bị hại, người bào chữa, người làm chứng cũng có thể tham gia.
Đối với điều tra viên, trước khi tiến hành phải thông báo cho Viện kiểm
sát cùng cấp về thời gian, địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra.
Đối với kiểm sát viên, phải có mặt để kiểm soát việc thực nghiệm điều tra,
nếu vắng mặt phải nêu rõ vào biên bản.
Đối với điều tra viên, có vai trò chủ trì tiến hành hoạt động này, cùng với
đó là yêu cầu có người chứng kiến hoạt động thực nghiệm điều tra.
Đối với viện kiểm sát, trong trường hợp cần thiết thì có quyền tiến hành
thực nghiệm điều tra và tuân theo thủ tục của Điều 204 BLTTHS 2015.
 Như vậy, nguyên tắc pháp chế đã thể hiện rất rõ nét trong nội dung này,
BLTTHS 2015 có nhiều điểm mới và càng thể hiện rõ hơn nội dung của nguyên
tắc pháp chế ở chỗ bổ sung quy định về việc mời người có chuyên môn để tham
gia vào hoạt động này; quy định cụ thể người có quyền chủ trì là điều tra viên;
quy định bắt buộc phải tiến hành đầy đủ các thủ tục để ghi vào biên bản; chưa
hết, để bảo đảm tính khách quan thì buộc kiểm sát viên phải có mặt trong quá
trình tiến hành. Chính những điều này sẽ khiến việc tuân thủ, áp dụng pháp luật
trở nên nghiêm ngặt và công minh hơn.
2.2 Hoạt động thực nghiệm điều tra của người tham gia tố tụng phải được
bảo đảm theo quy định của pháp luật
Một nội dung của nguyên tắc pháp chế khác đó là việc bảo đảm quyền, lợi
ích cơ bản của các chủ thể khác tham gia vào hoạt động này, nội dung này cũng
được thể hiện ngay tại Điều 204 BLTTHS 2015, cụ thể:
Điều luật này quy định nguyên tắc “không được xâm phạm đến nhân
phẩm, danh dự, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tham gia việc
thực nghiệm điều tra4” Ví dụ như nếu việc diễn tả lại hành vi phạm tội của bị can
mà lại làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của bị hại thì không được tiến
hành mà phải thay bằng cách thức khác.
Với quy định nêu trên thì quyền con người, quyên công dân sẽ được bảo
đảm hơn trong quá trình tố tụng, mà đây cũng chính là một trong những nội dung
mà khái niệm pháp chế nêu ra, trong các trường hợp mà người bị tạm giam, bị
can, bị hại, người bào chữa, người làm chứng phải tham gia thực nghiệm điều tra
thì quyền lợi chính đáng của họ cũng sẽ được bảo đảm không bị xâm hại trước
các thế lực của công quyền.
2.3 Một số nội dung khác
Ngoài hai nội dung lớn nêu trên thì nguyên tắc pháp chế còn được thể hiện
qua một số nội dung như: việc tiến hành phải đảm bảo đúng quy trình, thủ tục do
luật TTHS quy định (tại Điều 204, 205…), phải tôn trọng sự thật khách quan,
không được gò ép, bắt buộc, gợi mớm, dụ dỗ….Ngoài ra, việc tiến hành hoạt
động này không được gây ảnh hưởng tiêu cực tới phong tục tập quán, thuần
phong mĩ tục và cuộc sống bình thường tại nơi tiến hành… Nói chung, không
được trái với Hiến pháp, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật.
3. Vướng mắc và điều kiện bảo đảm thực hiện nguyên tắc này
3.1 Vướng mắc

4
Khoản 2, Điều 204 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Mặc dù BLTTHS 2015 đã có nhiều quy định mới, tiến bộ, tuy nhiên trên
thực tế áp dụng vẫn còn một số vướng mắc sau đây:
Thứ nhất, chưa có quy định về việc thực nghiệm điều tra của Tòa án,
Thẩm phán. Trong khi Điều 45 có quy định Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng
có thẩm quyền tiến hành hoạt động này nhưng tại Điều 204 thì không hề nhắc
đến Thẩm phán và cũng không có điều luật nào khác nhắc đến.
Thứ hai, chưa có quy định về việc lập biên bản thực nghiệm điều tra5.
Trong khi Điều 204 quy định cần ghi kết quả vào biên bản nhưng biên bản được
lập như thế nào lại không có hướng dẫn cụ thể?
Thứ ba, chưa có quy định rõ về hình thức, thời gian mà Điều tra viên phải
thông báo cho Viện kiểm sát. Bằng văn bản hay hình thức nào khác? Trước khi
thực nghiệm điều tra nhưng cụ thể là trước bao lâu?
3.2 Điều kiện bảo đảm thực hiện nguyên tắc pháp chế
Để nguyên tắc pháp chế được bảo đảm thực hiện đầy đủ trong hoạt động
thực nghiệm điều tra thì cần các điều kiện cần và đủ như sau:
Tiên quyết là phải có một hệ thống pháp luật, hành lang pháp lý về hoạt
động này hoàn thiện, chặt chẽ, tiến bộ. Để các chủ thể có thẩm quyền không có
cơ hội “lách luật” mà phải tuyệt đối tuân thủ
Ngoài ra, cơ chế xử lý vi phạm cũng đặc biệt quan trọng, quy định về xử
lý các chủ thể tiến hành phải nghiêm khắc, đủ sức làm gương để các chủ thể
khác phải tuân theo pháp luật một cách tuyệt đối.
Đồng thời, cơ chế bảo vệ hiến pháp, bảo vệ bảo đảm quyền con người,
quyên công dân cũng là yếu tố quan trọng quyết định nguyên tắc pháp chế có
được áp dụng đúng với tinh thần của nó hay chỉ là hình thức. Các văn bản hướng
dẫn cụ thể thủ tục, cách thức tiến hành thực nghiệm điều tra cũng khiến cho hoạt
động này được điều chỉnh bởi pháp luật một cách cặn kẽ.
5
Nguyễn Cao Cường (2018), Bàn về thực nghiệm điều tra theo quy định của BLTTHS 2015, xem tại:
https://kiemsat.vn/ban-ve-thuc-nghiem-dieu-tra-theo-quy-dinh-cua-bltths-nam-2015-49078.html truy cập
17/7/2021
Cùng với đó, là điều kiện và yêu cầu một nhà nước pháp quyền với bộ
máy công quyền trong sạch, vững mạnh thì tất yếu nguyên tắc pháp chế trong
pháp luật nói chung và trong hoạt động thực nghiệm điều tra sẽ được thực hiện
đầy đủ.

KẾT LUẬN
Như vậy, nguyên tắc pháp chế ngày càng được thể hiện rõ trong pháp luật
về thực nghiệm điều tra nhằm đảm bảo cho hoạt động này được diễn ra đúng
pháp luật, hơn hết là đảm bảo quyền con người, quyên công dân không bị xâm
phạm, đảm bảo công bằng trong quá trình tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, như đã
tình bày thì nguyên tắc pháp chế cần môi trường và các điều kiện nhất định để
được áp dụng một cách đầy đủ. Trong bối cảnh hiện nay thì nguyên tắc ấy vẫn
còn một vài vướng mắc cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa trong
tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. GS. TS Hoàng Thị Kim Quế (2015), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp
luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Tr. 479
2. Nguyễn Cao Cường (2018), Bàn về thực nghiệm điều tra theo quy định
của BLTTHS 2015, xem tại: https://kiemsat.vn/ban-ve-thuc-nghiem-dieu-tra-
theo-quy-dinh-cua-bltths-nam-2015-49078.html truy cập 17/7/2021
3. Quốc hội, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2015
4. TS. Bùi Kiên Điện (chủ biên) (2017), Giáo trình Khoa học điều tra hình
sự, Nxb Công an nhân dân, Tr. 167

You might also like