You are on page 1of 4

1.

Phân tích
Giám sát thi hành án dân sự (THADS) là quá trình theo dõi, quan sát thường
xuyên, liên tục của các chủ thể giám sát đối với hoạt động THADS của đối
tượng giám sát, nhằm tổ chức thi hành có hiệu quả các bản án, quyết định có
hiệu lực thi hành của Tòa án, trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh
tranh và các quyết định giải quyết tranh chấp khá

Nguyên tắc giám sát hoạt động thi hành án dân sự yêu cầu mọi hoạt động thi
hành án dân sự phải được đật dưới sự giám sát của nhân dân. Nhân dân thực
hiện quyền giám sát đối với các hoạt động thi hành án dân sự thông qua các cơ
quan, tổ chức đại diện cho mình như Quốc hội, hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam. Do đó, để bảo đảm quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt
động thi hành án phải bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức này thực hiện được
quyền theo dõi, kiểm tra các hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành
án dân sự và các cơ quan nhà nước khác. Ngoài ra, cũng phải bảo đảm quyền
của họ trong việc kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí các
hành vi, quyết định trái pháp luật trong thi hành án dân sự

Kiểm sát hoạt động tổ chức thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự và chấp
hành viên như việc ra quyết định thi hành án, quyết định uỷ thác thi hành án,
quyết định hoãn thi hành án, quyết định tạm đình chỉ thi hành án, quyết định
đình chỉ thi hành án, quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án; tiến hành tổ
chức thi hành án; việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.

- Kiểm sát các hoạt động thi hành bản án, quyết định của đương sự, người đại
diện cùa đương sự và các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến việc thi hành
án dân sự.

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của lực lượng cảnh sát nhân dân trong việc
bảo vệ cưỡng chế thi hành án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, tổ
chức và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện yêu cầu, quyết định cưỡng chế
thi hành án của chấp hành viên.

- Kiểm sát việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo các hành vi trái pháp luật phát
sinh trong thi hành án dân sự của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Nguyên tắc kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự được quy
định tại Điều 107 Hiến pháp năm 2013 và khoản 2 Điều 12 Luật thi hành án dân
sự. Theo các quy định này, viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát hoạt động tổ
chức thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên, hoạt
động thi hành án dân sự của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến
việc thi hành án nhằm bảo đảm việc thi hành án kịp thời, đầy đủ, đúng pháp
luật. Khi tiến hành kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự, viện kiểm sát được
thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật thi
hành án dân sự và Điều 28 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014

2. Bình luận
Nguyên tắc giám sát hoạt động THADS là yếu tố quan trọng nhằm hạn chế sự
lạm quyền từ phía các cơ quan thực thi pháp luật, đảm bảo hoạt động của cơ
quan THADS được công khai minh bạch. Giúp phát hiện được những khiếm
khuyết trong công tác thực thi và quản lý của các cơ quan, từ đó sửa đổi và nâng
cao tính trách nhiệm, đảm bảo sự khách quan, trung thực trong hoạt động
THADS.

Mọi hoạt động giám sát hoạt động THADS phải đặt dưới sự dám sát của nhân
dân, nhưng trong thực tế việc giám sát hoạt động THADS ở nhân dân còn rất ít,
phần lớn là các cơ quan thẩm quyền thực hiện. Các chủ thể tham gia công tác
giám sát hoạt động THADS chưa hiểu biết sâu nên còn gặp nhiều khó khăn bất
tiện trong việc tiến hành giám sát hoạt động THADS. về các quy định về công
tác giám sát hoạt động THADS còn ít và không tập trung, hầu hết các quy định
còn nằm rải rác ở các văn bản luật khác nhau.

Trong thực tiễn, công tác giám sát THADS hiện nay vẫn còn một số hạn chế, cụ
thể như sau:

Một là, chủ thể giám sát tiến hành giám sát THADS chưa thường xuyên, đồng
đều.

Hai là, giám sát THADS chưa bao trùm lên tất cả các đối tượng giám sát.

3. Một số biện pháp


Cần đẩy mạnh các công tác giám sát công khai minh bạch về các trình tự, thủ
tục THADS. Trong quá trình giám sát THADS cần theo dõi chặt chẽ, tác động,
đôn đốc, điều chỉnh các hành vi theo đúng các quy định mà luật đã đưa ra.

Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền cần xây dựng và sửa đổi, bổ sung kịp thời
các văn bản pháp luật về THADS, bổ sung các quy định về giám sát THADS
làm cơ sở và hành lang pháp lý vững châc và đồng bộ giữa các vấn đề về dân
sự, kinh tế, lao động,... và các vấn đề khác có liên quan với pháp luật THADS
để trong quá trình giám sát THADS có thể hạn chế được tối đa các vướng mắc
phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật.

Thứ hai, cần đẩy mạnh việc công khai, minh bạch hóa trình tự, thủ tục THADS.
Việc công khai hóa, minh bạch hóa các vấn đề này giúp cho đương sự và những
người có liên quan dễ dàng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Đồng thời,
nó còn có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của
thủ trưởng, chấp hành viên, các cán bộ, công chức làm công tác THADS và
những người có liên quan đến THADS. Tuy nhiên, việc công khai hóa, minh
bạch hóa những hoạt động nào, của đối tượng giám sát THADS nào thì lại phải
được tính toán một cách kỹ lưỡng và cần căn cứ vào hoạt động của đối tượng
giám sát và mức độ ảnh hưởng của các hoạt động đó đến việc thực hiện các
quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án và những
người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến THADS.

Thứ ba, cần tiến hành một cách thường xuyên, liên tục các hoạt động giám sát
THADS. Việc giám sát thi hành án không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tính hợp
pháp đối với các hành vi của các đối tượng giám sát THADS, mà thông qua
hoạt động giám sát, các chủ thể giám sát thi hành án còn kiến nghị, yêu cầu
những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật phải khôi phục lại tình trạng ban
đầu, khắc phục thiệt hại nếu có và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với
các quy định của pháp luật.

Thứ tư, cần nâng cao chất lượng của chủ thể giám sát. Đây là một việc làm hết
sức quan trọng trong việc hoàn thiện các hoạt động giám sát THADS, việc này
giúp nâng cao được chất lượng và hiệu quả trong việc THADS và áp dụng pháp
luật trong thực tiễn.

Thứ năm, phát huy nhiều hơn nữa vai trò của các chủ thể khác có liên quan đến
hoạt động THADS. Các chủ thể khác có liên quan đến hoạt động THADS có vai
trò rất quan trọng và có thể có những tác động rất tích cực trong hoạt động giám
sát THADS. Do đó, cần có cơ chế mở rộng hơn sự tham gia của các chủ thể này
trong quá trình giám sát.

Thứ sáu, xây dựng cơ chế nâng cao trách nhiệm của các chủ thể giám sát.Tăng
cường hoạt động giám sát THADS cũng cần có các biện pháp xử lý nghiêm
những trường hợp lợi dụng quyền giám sát gây ảnh hưởng xấu tới quá trình
THADS nhằm nâng cao trách nhiệm của các chủ thể giám sát THADS.
Bảng đánh giá thành viên tham gia hoàn
thành nội dung
Thành viên Tham gia vào nội dung của Xây dựng chính nội dung
nhóm
Ngọc Bảo 100% 20%
Cát Cát 100% 25%
Thu Hà 100% 20%
Hồng Diễm 100% 15%
Tấn Đạt 100% 10%
Thành Đạt 100% 10%

You might also like