You are on page 1of 9

Khái quát chung về kiểm sát viên

1. Khái niệm
Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú trọng tới việc xây dựng, phát triển đội
ngũ cán bộ Kiểm sát. Người căn dặn, cán bộ Kiểm sát phải “Công minh, chính trực,
khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.
Quy định về Kiểm sát viên trong pháp luật Việt Nam được ghi nhận lần đầu tiên
trong Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960. Hiến pháp
năm 1959 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 quy định Viện kiểm sát là
một hệ thống cơ quan độc lập, có chức năng giám sát việc tuân thủ pháp luật trong tất cả
các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước (trừ hoạt động lập pháp của Quốc hội và hoạt động
hành pháp của Chính phủ) và thực hành quyền công tố. Đến Luật tổ chức VKSND 2014,
quy định về KSV được thể hiện tại Điều 74: “KSV là người được bổ nhiệm theo quy định
của pháp luật để thực hiện chức năng THQCT, KSHĐTP”. Từ quan niệm và quy định
pháp luật về KSV trên đây có thể hiểu KSV là một chức danh tư pháp được bổ nhiệm
theo quy định pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, KSHĐTP.
KSV cần lưu ý các nội dung sau:
Thứ nhất, KSV là công chức ngành Kiểm sát.
- Trong hệ thống cơ cấu, tổ chức của ngành Kiểm sát bao gồm cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động khác.
- KSV là công dân Việt Nam, được tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch và được
hưởng lương từ ngân sách nhà nước. KSV có thể đồng thời giữ đồng thời giữ chức vụ
hoặc không giữ chức vụ.
- Trong các điều kiện để được bổ nhiệm giữ chức danh KSV không quy định về
điều kiện công chức như chức danh Kiểm tra viên nhưng cần khẳng định rằng để giữ
chức danh này thì bắt buộc người đó phải là công chức trong ngành.
Thứ hai, KSV là một chức danh tư pháp và được sắp xếp theo ngạch.
- Trong hệ thống cơ quan tư pháp ở Việt Nam, ở mỗi cơ quan khác nhau lại có các
chức danh tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó. KSV là một chức danh tư
pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân bên cạnh Viện trưởng, Phó Viện trưởng; Thủ
trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra và Điều tra viên VKSND.
- KSV được sắp xếp theo các ngạch khác nhau, bao gồm: KSV VKSND tối cao;
KSV cao cấp; KSV trung cấp; KSV sơ cấp.
+ Ở VKSND tối cao có thể được bố trí bốn ngạch KSV.
+ Ở VKS quân sự trung ương có Viện trưởng là KSV VKSND tối cao và có thể
được bố trí các ngạch KSV cao cấp, trung cấp, sơ cấp.
+ Các VKS khác có thể được bố trí các ngạch từ cao cấp trở xuống.
Quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014 về ngạch KSV có rất nhiều ý nghĩa:
- Phù hợp với tính chất nhiệm vụ của từng cấp Viện kiểm sát. Theo quy định của
pháp luật về tố tụng hình sự, dân sự, hành chính hiện hành cũng như thực tiễn thực hiện
nhiệm vụ thì VKS cấp trên luôn phải thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn VKS cấp dưới
hoặc kiểm tra, hướng dẫn công việc của VKS cấp dưới. Vì vậy, việc phân định các ngạch
KSV như trên sẽ bảo đảm phân hóa đội ngũ KSV về năng lực, trình độ chuyên môn, có
thể bố trí đội ngũ KSV ở VKS cấp trên có trình độ, kinh nghiệm cao hơn đội ngũ KSV ở
VKS cấp dưới, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của VKS cấp mình, vừa bảo đảm khả
năng hướng dẫn nghiệp vụ cho VKS cấp dưới.
- Bảo đảm cho việc điều động, luân chuyển KSV giữa các cấp kiểm sát được
thông suốt; tạo cơ sở pháp lý thuận lợi, bảo đảm tính liên tục trong việc giải quyết án của
KSV ngay từ đầu đến khi kết thúc, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án.
- Đáp ứng được yêu cầu xây dựng, tăng cường, phát triển đội ngũ KSV ngành
Kiểm sát cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả công việc.
- Việc quy định các ngạch KSV nhằm phù hợp với tổng thể ngạch bậc công chức
trong bộ máy nhà nước.
Thứ ba, KSV là một chức danh tư pháp được bổ nhiệm có thời hạn theo quy định
của pháp luật.
Người giữ chức danh KSV không phải là trọn đời mà theo nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ KSV
có hai khả năng:
- Nếu được bổ nhiệm lần đầu thì thời hạn giữ chức danh này là 05 năm; bổ nhiệm
lần tiếp theo là 10 năm.
-Nếu được bổ nhiệm lần đầu thì nhiệm kỳ là 05 năm nhưng nếu sau đó người này
thi nâng ngạch thì nhiệm kỳ của những lần tiếp theo là 10 năm.
Quy định này có ý nghĩa quan trọng vừa đảm bảo cơ chế kiểm soát đối với tất cả
các KSV; vừa tạo động lực để KSV phấn đấu, nỗ lực trong công tác và giải quyết được
những vướng mắc thực tiễn về quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại trong thời gian qua.
Thứ tư, KSV thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động
tư pháp.
- THQCT là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của KSV và là chức năng lâu
đời nhất của Viện kiểm sát.
- KSV THQCT trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với
người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội. Nhiệm vụ này được thực hiện ngay từ
khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
- Cùng với đó, KSV có nhiệm vụ KSHĐTP nhằm kiểm sát tính hợp pháp của các
hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp. Nhiệm vụ này
được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành
chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi
hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp
khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
KSV là một chức danh tư pháp thực hiện chức năng THQCT, KSHĐTP. Hoạt động
thực hiện chức năng của KSV có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện nhiệm vụ của
VKSND. Xuất phát từ vị trí là công chức ngành kiểm sát, khi thực hiện chức năng, KSV
sẽ có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật cán bộ, công chức. Về cơ bản
KSV phải có nghĩa vụ với Đảng, Nhà nước và nhân dân; nghĩa vụ trong khi thực thi công
vụ; các nghĩa vụ khi người giữ chức danh KSV đồng thời giữ chức vụ quản lý trong bộ
máy tổ chức của Viện kiểm sát.
- Khi THQCT, KSHĐTP, KSV tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện
trưởng VKSND. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi KSV phải nắm vững tất cả các quy
định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của mình. Đồng thời KSV phải
tuân theo sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng VKSND cấp mình và chỉ đạo thống nhất
của Viện trưởng VKSND tối cao.
- KSV phải tuân theo pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết
định của mình trong việc THQCT, tranh tụng tại phiên tòa và KSHĐTP. Kết quả hoạt
động của KSV được thể hiện thông qua các hành vi cụ thể và các quyết định tố tụng.
Pháp luật quy định KSV phải tự chịu trách nhiệm về tất cả các hành vi và quyết định đó.
Đặc biệt trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa, KSV phải chịu trách nhiệm đối với các
hành vi của mình. Đây là quy định mang tính chất nguyên tắc và được cụ thể hóa trong
quy định của các luật tố tụng khác.
- Mặc dù KSV phải chấp hành quyết định của Viện trưởng VKSND nhưng khi có căn
cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì KSV có quyền từ chối nhiệm vụ được giao
và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng. Như vậy, luật quy định KSV phải
tuân theo sự chỉ đạo của Viện trưởng nhưng không có nghĩa là sự tuân thủ một cách cứng
nhắc.
+ Cơ chế để KSV từ chối nhiệm vụ khi thỏa mãn hai điều kiện: quyết định của
Viện trưởng có căn cứ rõ ràng là trái luật và KSV phải báo cáo bằng văn bản với Viện
trưởng kịp thời. Những trường hợp căn cứ để xác định tính trái pháp luật dựa trên nhận
định chủ quan hoặc thiếu cơ chế báo cáo bằng văn bản thì không thỏa mãn điều này.
+ Nếu trong trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn
bản và KSV phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi
hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng VKSND cấp trên có thẩm quyền. Viện trưởng
đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của KSV khi THQCT và kiểm sát các hoạt động tư
pháp được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật như Bộ luật TTHS, Bộ luật TTDS,
luật TTHC và các văn bản của ngành.
+ Trong Bộ luật TTHS của nước ta quy định các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của
KSV khi được phân công THQCT, KSHĐTP như:
. Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan, người có
thẩm quyền; Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;
. Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, áp dụng biện
pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội
phạm, việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra;
. Kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện
trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều
tra, khám xét;
Kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; việc tạm đình
chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra, kết thúc điều tra;
. Đề ra yêu cầu điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã, đình nã bị can; Triệu tập
và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố
giác, người bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người làm
chứng, bị hại, đương sự; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
. Quyết định áp giải người bị bắt, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng,
người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi
cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám
sát người dưới 18 tuổi phạm tội; Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy
định của Bộ luật này;
. Yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; yêu cầu hoặc đề nghị
cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch
thuật; Tiến hành tố tụng tại phiên tòa; công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ
tục rút gọn, các quyết định khác của VKS về việc buộc tội đối với bị cáo; xét hỏi, đưa ra
chứng cứ, tài liệu, đồ vật, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ
án tại phiên tòa, phiên họp;
. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử của Tòa án và những
người tham gia tố tụng; kiểm sát bản án, quyết định và các văn bản tố tụng khác của Tòa
án;
. Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án; Thực hiện quyền yêu cầu,
kiến nghị theo quy định của pháp luật;
. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của VKS theo sự
phân công của Viện trưởng VKS theo quy định của Bộ luật này.
+ Trong Bộ luật TTDS cũng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của KSV khi được
Viện trưởng VKS phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng
dân sự:
. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu; Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết
vụ việc dân sự; Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ
trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định; thu thập tài liệu, chứng cứ theo
quy định;
. Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của VKS về việc giải quyết vụ
việc theo quy định của Bộ luật TTDS;
. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án; Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện
đúng các hoạt động tố tụng; Đề nghị Viện trưởng VKS có thẩm quyền kháng nghị bản án,
quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật;
. Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp
luật và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng dân sự khác thuộc thẩm quyền của Viện
kiểm.
- KSV phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do pháp
luật quy định. Thực tế, KSV sẽ bị thay đổi tiến hành tố tụng khi thuộc các trường hợp
như:
+ Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương
sự hoặc của bị can, bị cáo;
+ Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định,
người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó.
+ Đã tham gia với tư cách Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm,
Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án hoặc khi có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể
không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Mặc dù luật quy định rất nhiều trường hợp KSV sẽ phải từ chối hoặc bị thay đổi tiến
hành tố tụng nhưng nhìn chung sẽ có hai khả năng:
+ Xuất phát từ chính KSV. Ở trường hợp này, khi được phân công giải quyết vụ việc
mà thuộc các trường hợp phải từ chối thì KSV nên chủ động báo cáo để lãnh đạo Viện
phân công KSV khác.
+ Xuất phát từ người có thẩm quyền phân công KSV khi có các cơ sở để xác định
việc phân công KSV như vậy sẽ dẫn đến việc không vô tư, khách quan trong khi giải
quyết vụ việc đó. Việc xác định tính không vô tư này phải dựa trên các căn cứ rõ ràng.
Mục đích cuối cùng của quy định này nhằm đảm bảo khi thực hiện nhiệm vụ KSV hoàn
toàn vô tư, khách quan, không thiên vị.
- Trong vụ việc có nhiều KSV tham gia giải quyết thì KSV ở ngạch thấp hơn phải
tuân theo sự phân công, chỉ đạo của KSV ở ngạch cao hơn.
- Khi thực hiện nhiệm vụ, KSV có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị
theo quy định của pháp luật.
- Ngoài các nhiệm vụ quyền hạn trên, KSV phải:
+ Gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và
tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng; tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
+ Giữ gìn bí mật nhà nước và bí mật công tác.
+ Tôn trọng và chịu sự giám sát của nhân dân KSV có trách nhiệm thường xuyên học
tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kiểm sát.
+ KSV có nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức của
ngành Kiểm sát nhân dân.
+ Phụ thuộc vào nhu cầu và tình hình thực tế, KSV có thể được điều động, luân
chuyển, biệt phái theo quy định của pháp luật.
3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên
* Tiêu chuẩn chung
Thứ nhất, tiêu chuẩn về nhân thân:
- Một người được bổ nhiệm KSV thì phải là công dân Việt Nam trung thành với
Tổ quốc và Hiến pháp nước CHXHCNVN.
- Người được bổ nhiệm chức danh kSV phải là những người có phẩm chất đạo đức
tốt, liêm khiết và trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, tiêu chuẩn về trình độ và chuyên môn nghiệp vụ:
- Về trình độ, người giữ chức danh KSV phải có trình độ từ cử nhân luật trở lên
nhằm đảm bảo thực thi tốt nhiệm vụ của KSV.
- Về nghiệp vụ, cùng với việc đạt trình độ từ cử nhân luật trở lên thì người được
xem xét bổ nhiệm phải được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát. Việc đào tạo nghiệp vụ kiểm
sát hiện nay có thể tồn tại dưới hai cách thức: hoặc là đào tạo riêng để cấp chứng chỉ hoặc
tích hợp các nội dung nghiệp vụ vào chương trình đào tạo ngành luật.
Thứ ba, về thời gian công tác và sức khỏe:
- Thời gian công tác pháp luật được xác định khác nhau dành cho mỗi ngạch KSV.
Việc quy định này là phù hợp, đảm bảo người dự tuyển nguồn KSV có những kiến thức
thực tiễn cần thiết để khi được bổ nhiệm vào ngạch có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình.
- Người dự tuyển nguồn KSV phải đảm bảo sức khỏe theo quy định của pháp luật.
Khi được bổ nhiệm chức danh KSV, công việc, trách nhiệm sẽ nhiều hơn, nặng nề hơn so
với trường hợp chưa được bổ nhiệm giữ ngạch.
* Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng ngạch KSV
Tiêu chuẩn KSV sơ cấp: để được bổ nhiệm giữ chức danh KSV, ngạch sơ cấp thì
ngoài các tiêu chuẩn chung trên đây những người dự tuyển nguồn phải có thời gian làm
công tác pháp luật từ 04 năm trở lên; có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp; đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch KSV sơ cấp thì có thể được bổ nhiệm làm
KSV sơ cấp của VKSND; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm
KSV sơ cấp của VKSQS.
Tiêu chuẩn KSV trung cấp: để được bổ nhiệm giữ chức danh KSV, ngạch trung
cấp thì ngoài các tiêu chuẩn chung trên đây những người dự tuyển nguồn phải đã là KSV
sơ cấp ít nhất 05 năm; có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
đối với KSV sơ cấp; đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch KSV trung cấp thì có thể được bổ
nhiệm làm KSV trung cấp của VKSND; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được
bổ nhiệm làm KSV trung cấp của VKSQS.
Tiêu chuẩn cụ thể Kiểm sát viên cao cấp: để được bổ nhiệm giữ chức danh Kiểm
sát viên, ngạch cao cấp thì ngoài các tiêu chuẩn chung trên đây thì những người dự tuyển
nguồn phải và đã là Kiểm sát viên trung cấp ít nhất 05 năm; có năng lực thực hành quyền
công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền
công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên cấp dưới; đã trúng tuyển kỳ thi
vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của
Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm
Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự.
Tiêu chuẩn cụ thể của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao: để được bổ
nhiệm giữ chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì ngoài các tiêu
chuẩn chung trên đây thì những người dự tuyển nguồn phải và đã là Kiểm sát viên cao
cấp ít nhất 05 năm; có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố,
kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; có năng lực giải quyết
những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì có thể
được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Hội đồng tuyển chọn, thi tuyển KSV
- Hội đồng tuyển chọn KSV VKSNDTC
Thành phần: Chủ tịch là Viện trưởng VKSNDTC và các ủy viên là đại diện lãnh
đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung
ương Hội luật gia Việt Nam.
Danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối
cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao.
Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm việc theo
chế độ tập thể; quyết định của Hội đồng tuyển chọn phải được quá nửa tổng số ủy viên
biểu quyết tán thành.
Nhiệm vụ, quyền hạn: tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm KSV VKSNDTC theo
đề nghị của Ủy ban kiểm sát VKSNDTC để Viện trưởng VKSNDTC trình Chủ tịch nước
bổ nhiệm; xem xét những trường hợp KSV VKSNDTC có thể được miễn nhiệm chức
danh kiểm sát hoặc bị cách chức chức danh Kiểm sát viên theo đề nghị của Ủy ban kiểm
sát VKSNDTC để Viện trưởng VKSNDTC trình Chủ tịch nước miễn nhiệm hoặc cách
chức.
-Hội đồng thi tuyển KSV sơ cấp, KSV trung cấp, KSV cao cấp
Thành phần: Chủ tịch là Viện trưởng VKSNDTC và các ủy viên là một Phó Viện
trưởng VKSNDTC, Viện trưởng VKS quân sự trung ương, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc
phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Danh sách Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp,
Kiểm sát viên cao cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
Nhiệm vụ, quyền hạn: Tổ chức các kỳ thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát
viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp; Công bố danh sách những người trúng tuyển; Đề
nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm người đã trúng tuyển làm
Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp.
5. Miễn nhiệm, cách chức KSV
5.1. Miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên
Miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên là việc người đang giữ chức danh Kiểm sát
viên được cấp có thẩm quyền quyết định không tiếp tục giữ chức danh Kiểm sát viên.
Trường hợp thứ nhất, Kiểm sát viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát
viên khi nghỉ hưu theo chế độ, bị buộc thôi việc hoặc khi chuyển ngành. Đây là những
trường hợp đương nhiên người đó không tiếp tục giữ chức danh Kiểm sát viên.
Trường hợp thứ hai, Kiểm sát viên vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì
lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được miễn
nhiệm chức danh Kiểm sát viên.
Ngoài ra, Kiểm sát viên cũng có thể được miễn nhiệm khi không hoàn thành
nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa
đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức; vi phạm quy định của cơ quan có thẩm
quyền về bảo vệ chính trị nội bộ; Không đủ năng lực, uy tín để làm việc.
5.2. Cách chức Kiểm sát viên
Cách chức Kiểm sát viên là việc người đang giữ chức danh Kiểm sát viên không
được tiếp tục giữ chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.
Trường hợp thứ nhất, Kiểm sát viên được nhiên bị cách chức chức danh Kiểm sát
viên khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp thứ hai, Kiểm sát viên có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên
khi thuộc vào một trong các trường hợp sau và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm: Vi
phạm trong khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện những
việc Kiểm sát viên không được làm; vi phạm về phẩm chất đạo đức; có hành vi vi phạm
pháp luật khá

You might also like