You are on page 1of 8

BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TTHC

I. KN, đặc điểm, yn của TTHC


-Thủ tục: trình tự các hành động và cách thức thực hiện các hành động đó.
-Thủ tục pháp lý:
+Thủ tục lập pháp là trình tự cơ quan có thẩm quyền ban hành luật. VD thủ tục ban hành vbpl
+Thủ tục tư pháp: VD thủ tục ly hôn, tuyên bố 1 ng là mất tích.
+Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giải quyết trách nhiệm hành chính và xử lý các vi phạm pháp luật
(quan điểm 1), hạn chế: chỉ giải quyết vụ việc hành chính còn các vi phạm khác thì ko giải quyết. Là trình tự,
cách thức giải quyết 1 vv hành chính cá biệt (quan điểm 2), hạn chế: như việc ban hành quy định về TT,
quyết định thì ko phải HC cá biệt. Là trình tự, cách thức thực hiện mọi hoạt động quản lý của các CQQLNN
(quan điểm 3). Về pháp lý: K1 Đ3 ND 63/2010 nêu về KN TTHC.
Về giáo trình: Là trình tự, thủ tục tiến hành các hd cụ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể
QLNN hoặc giải quyết các cv liên quan đến CN, TC trong QLNN.
-VD thủ tục hành chính: thủ tục đăng kí kết hôn, xử phạt vi phạm hành chính.

Thảo luận: Phân biệt TTHC, TTLP, TTTP?

Tiêu chí TTHC TTLP TTTP


Chủ thể thực hiện Chủ thể QLNN Quốc hội, UBTVQH CQTHTT

CSPL Luật, VB dưới Luật, vb HP, Luật ban hành vbqppl, Vb luật về TT
CQDP luật TCQH
Nhiệm vụ Thực hiện chức năng Thực hiện chức năng lập Triển khai các hd tố tụng
QLHCNN pháp cụ thể
Kết quả Quyết định QLNN VB Luật, pháp lệnh Bản án, quyết định tư pháp

1.2.Đặc điểm TTHC


- TTHC được điều chỉnh bằng các quy phạm thủ tục.
Quy phạm gồm: ndung (đề cập đến quyền, nvu, quan hệ ply) và thủ tục (làm thế nào để thực hiện quyền, nghĩa
vụ đó).
- TTHC là trình tự thực hiện thẩm quyền trong hd QLNN.
- TTHC ko chỉ nhằm thực hiện quy phạm vật chất của LHC mà cả quy phạm vật chất của các nghành luật
khác. VD: Thủ tục đăng kí kết hôn thì LHNGD ko quy định mà phải sang pháp luật Hộ tịch
- TTHC rất đa dạng, phức tạp. VD: Đăng ký kết hôn rất nhiều thủ tục như: ĐKKH có yếu tố nước ngoài, lưu
động, ...
- TTHC có tính năng động hơn và nhu cầu thay đổi cũng nhanh hơn so với các quy phạm ndung.
*Có thể bỏ TTHC không? Ko, nêu yn nha
1.3. Yn
-Là những tiêu chuẩn, hvi cho hd QLHCNN
-Đảm bảo các quyết định HC đc thực hiện trên thực tế
-Đảm bảo cho các quyết định HC đc thi hành thống nhất
-Phương tiên để ktra tính hợp pháp và hợp lý của quyết định HC
-Là biểu hiện trình độ văn hóa, mức độ văn minh của nền HC.
II. Phân loại TTHC
2.1.Theo đối tượng QLNN
-Thủ tục cấp giấy phép xây dựng
-Thủ tục đki kinh doanh
-Thủ tục cấp GCNQSD đất
-Thủ tục đki hộ tịch, hộ khẩu...
2.2. Theo cv của CQNN
-TT thông qua và ban hành vb
-TT bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ, công chức
-TT khen thưởng cán bộ, công chức....
2.3. Theo chức năng chuyên môn
-TT cung cấp dịch vụ thông tin
-TT ktra mức độ an toàn trong lao động
-TT hải quan...
2.4. Theo tính chất quan hệ TTHC
-TT hành chính nội bộ
-TT hành chính liên hệ (thực hiện thẩm quyền)
-TT hành chính văn thư...
III. Quy phạm TTHC
3.1.KN
Là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chug do CQNN, ng có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các
qhxh phát sinh trong quá trình thực hiện các TTHC. VD: trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức.
3.2. Đặc điểm
-Mang tính bắt buộc chug và đc AD nhiều lần trog thực tiễn cs
-Đc ban hành bởi CQNN, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pl
-Nhằm chuyển tải các QP vật chất vào cuộc sống
-Có số lượng rất nhiều, ndung đa dạng.
-Bảo đảm pháp lý mang tính chất thủ tục cho các quyền nghĩa vụ của các chủ thể
-Được thực hiện bởi các chủ thể QLNN
-Mang tính mềm dẻo, linh hoạt
IV. Quan hệ pl thủ tục HC
4.1.KN
-Là quan hệ phát sinh khi thực hiện các TTHC đc các quy phạm TTHC điều chỉnh.
VD: Làm CCCD, khai sinh, khai tử làm phát sinh quan hệ TTHC gồm chủ thể (CQNN, CN có thẩm quyền)
4.2.Đặc điểm
-Quyền và nvu của các bên luôn gắn liền với cách thức, trình tự thực hiện quyền và nvu pháp lý của các chủ
thể trong qh ndung
-Qhe TTHC do quy phạm TT điều chỉnh, do đó quyền và nvu phát sinh là quyền và nvu về thủ tục.
4.3.Các đk làm phát sinh qhe pl TTHC
-Có quy phạm vật chất
-Có quy phạm TTHC tương ứng
-Chủ thể có năng lực pháp lý TTHC
-Xuất hiện sự kiện pháp lý
V. Chủ thể TTHC
5.1. Chủ thể thực hiện
Là những chủ thể đc trao quyền nhân danh NN tiến hành các TTHC để giải quyết các cv.
-CQNN
-CB, CC
-Các TC, cá nhân có thẩm quyền hoặc đc NN trao quyền
5.2.Chủ thể tham gia
Là chủ thể phục tùng quyền lực NN khi tgia vào TTHC.
-Cá nhân (Công dân VN, ng nước ngoài)
-Tổ chức (CQNN,..)
Chủ thể tgia TTHC có thể với tư cách là bên thứ ba: ng làm chứng, ng chứng kiến, các chuyên gia giám định,
ng bị hại, ng bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia như đại diện của các CANN, TC xh.
VD: Đ58 Luật XLVPHC. Phạt của CSGT mà ng vi phạm ko kí tên vào biên bản thì vẫn đc phạt khi có 1 ng
chứng kiến xác nhận kí.
Tình huống:
VC anh K và chị T vừa sinh đc 1 con trai. Vì lm xa nên anh K nhờ ông H-là ông nội của cháu đi đki
khai sinh giúp. Xác định các chủ thể trong TTHC này? Đ15, ông nội vẫn đc đi đki thay đc, nên chủ thể tgia
là ông nội.

1. Thủ tục hành chính không chỉ là thủ tục ban hành các quyết định hành chính cá biệt.
Nhận định đúng.
Thủ tục hành chính được tiến hành trong cả 3 quyết định hành chính, bao gồm: quyết định hành chính cá biệt,
quyết định hành chính quy phạm, quyết định hành chính chủ đạo vì thủ tục hành chính quy định trình tự, cách
thức, tiến hành các hoạt động nhằm giải quyết các công việc liên quan đến cá nhân, tổ chức trong quản lí Nhà
nước, cũng như là thống nhất được tiến trình ban hành quyết định hành chính trên cả nước

2. Thủ tục hành chính không thể được thực hiện tại Tòa án.
Nhận định sai.
Trong một số trường hợp đặc biệt, thì hoạt động hành chính sẽ được thực hiện tại Tòa án. Căn cứ Đ48 Luật xử
lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), có quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính của Tòa án. Mà hoạt động xử phạt vi phạm hành chính được xem là thủ tục hành chính do thủ tục hành
chính là thủ tục quản lý Nhà nước.
Xử lí nội bộ kỉ luật CB, CC.

3. Quy phạm thủ tục hành chính chỉ nhằm thực hiện các quy phạm vật chất của ngành luật hành chính.
Nhận định sai.
Thủ tục hành chính không chỉ nhằm thực hiện quy phạm nội dung của Luật Hành chính mà cả quy phạm vật
chất của các nghành luật khác.
VD: Theo Đ9 Luật HNGĐ 2014 về việc đăng kí kết hôn, phải được đăng ký và do CQNN có thẩm quyền thực
hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về Hộ tịch.
4. Các biện pháp cưỡng chế hành chính đều được thực hiện theo thủ tục hành chính.

Nhận định sai. Vì có những thủ tục thực hiện bán tư pháp (HC tư pháp). Gồm 4 biện pháp. ĐỐi với biện pháp
đưa vào trường giáo dưỡng thì có sự tgia của CQHC, TA

5. Chỉ cơ quan hành chính nhà nước mới là chủ thể tiến hành thủ tục hành chính.
Nhận định sai.
Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là chủ thể có thẩm quyền nhân danh Nhà nước tiến hành các thủ tục hành
chính bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức và những người có thẩm quyền. Do đó ngoài cơ quan hành
chính nhà nước thì còn có cán bộ, công chức, các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc được nhà nước trao
quyền.

6. Kết quả của thủ tục hành chính có thể là một quyết định do Chủ tịch UBND cấp xã ban hành.
Nhận định đúng.
Vì chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là những chủ thể được trao quyền nhân danh Nhà nước tiến hành các
thủ tục hành chính để giải quyết các vụ việc. Chủ thể đó có thể là cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công
chức, các tổ chức cá nhân có thẩm quyền hoặc được nhà nước trao quyền. Do đó chủ tịch UBND cấp xã cũng
là một chủ thể thực hiện thủ tục hành chính nên kết quả của thủ tục hành chính cũng có thể là một quyết định
do Chủ tịch UBND cấp xã. VD: quyết định xử phạt VPHC.

7. Mọi thủ tục nhằm thực hiện các quyền nhân thân đều là thủ tục hành chính.
Nhận định sai.
Theo quy định K2 Đ101 Luật HNGĐ 2014, thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
trong trường hợp có tranh chấp. Như vây, có thể hiểu thủ tục nhận cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh
chấp được giải quyết theo thủ tục tư pháp. Do đó, không phải mọi thủ tục nhằm thực hiện các quyền nhân thân
đều là thủ tục hành chính.
Ngoài ra, còn TT ly hôn
8. Chủ thể của quan hệ pháp luật thủ tục hành chính là chủ thể của luật hành chính.
Nhận định đúng.
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là những chủ thể của Luật Hành Chính mà có thể tham gia vào một
quan hệ pháp luật thủ tục hành chính cụ thể.
9. Việc uỷ quyền cho người khác thực hiện các thủ tục hành chính về hộ tịch phải lập thành văn bản và
nhất thiết phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 3, khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014; Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP (đã được sửa đổi
bsung theo TT..)
Giải thích:
Đối với các thủ tục hành chính về hộ tịch được phép ủy quyền thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản và
được chứng thực theo quy định pháp luật. Trừ trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ,
chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
Đối với trường hợp thực hiện đăng ký khai sinh, nếu như cha, mẹ không thể đăng ký thì ông, bà hoặc người
thân thích khác có trách nhiệm đăng ký và không cần phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng
phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.
Vì vậy, tuỳ vào từng thủ tục và đối tượng được ủy quyền mà việc ủy quyền phải lập văn bản được công chứng,
chứng thực hay lập văn bản không cần phải chứng thực, hay là không cần phải lập văn bản.
*NOTE: phân biệt Công chứng, chứng thực-> vb về giấy ủy quyền hiện nay cần công chứng thoy, ko quy
định công chứng, chứng thực
1. Mọi trường hợp công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã
nơi đã đăng ký thường trú đều phải tiến hành thủ tục đăng ký tạm trú.
Nhận định sai
CSPL: khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú năm 2020
Giải thích: không phải trong mọi trường hợp công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị
hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú đều phải tiến hành thủ tục đăng ký tạm trú mà còn phải căn cứ
vào thời gian sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú,
cụ thể là từ 30 ngày trở lên thì phải tiến hành thủ tục đăng ký tạm trú.Cần thông báo lưu trú thoy ko cần đki
tạm trú. Việc quy định khoảng thời gian trên là hợp lý giúp cơ quan nhà nước quản lý dân cư hiệu quả hơn.
2. Cơ quan nào thực hiện thủ tục cấp căn cước công dân thì cơ quan đó phải tiến hành thủ tục cấp hộ
chiếu cho công dân.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 27 Luật Căn cước công dân năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020; khoản 3, khoản 5 Điều 15 Luật
Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.
Giải thích:
Cơ quan thực hiện thủ tục cấp căn cước công dân là cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an.
Trong khi đó, cơ quan tiến hành thủ tục cấp hộ chiếu cho công dân ở trong nước lần đầu được thực hiện tại Cơ
quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú, trường hợp có thẻ căn cước
công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi. Trường hợp, cấp hộ
chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ
quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
Như vậy, không phải cơ quan nào thực hiện thủ tục cấp căn cước công dân thì cơ quan đó phải tiến hành thủ
tục cấp hộ chiếu cho công dân.
3. Mọi trường hợp công dân làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân đều phải nộp lệ phí.
Nhận định sai
CSPL: Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC
Giải thích:
Trong các trường hợp thông thường, công dân khi thực hiện thủ tục đổi, cấp lại thẻ CCCD từ ngày 01/7/2023
đến hết ngày 31/12/2023 phải nộp lệ phí theo quy định tại Điều 1 Thông tư 44/2023/TT-BTC, sau ngày
31/12/2023 trở đi nộp lệ phí theo quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC.
Ngoại trừ các trường hợp được quy định tại Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC, chẳng hạn như: đổi thẻ căn
cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính; công dân thường trú tại các xã biên giới;
công dân thường trú tại các huyện đảo;... sẽ được miễn lệ phí. Ngoài ra khi đổi thẻ căn cước công dân theo quy
định tại Điều 21 và điểm a khoản 3 Điều 32 Luật căn cước công dân; đổi thẻ căn cước công dân khi có sai sót
về thông tin trên thẻ căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân thì công dân không phải
đóng lệ phí.
Theo đó, không phải mọi trường hợp công dân làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ CCCD đều phải nộp lệ phí. Quy
định về các trường hợp miễn, không phải đóng lệ phí nêu trên là hoàn toàn hợp lý. Xuất phát từ lòng biết ơn,
tương thân tương ái Nhà nước đã miễn lệ phí cho các cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người thân
thích của người có công cách mạng,... cũng như thể hiện tinh thần trách nhiệm cao khi có sai sót của cơ quan
thực hiện thủ tục thì công dân không phải đóng lệ phí.
4. Mọi trường hợp công dân thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp đều không phải nộp lệ phí. (Bản
chất nó là phí)
Nhận định đúng
CSPL: Điều 10 Luật Lý lịch tư pháp 2009 sửa đổi, bổ sung năm 2020; Điều 4, Điều 5 Thông tư số
244/2016/TT-BTC
Giải thích:
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư số 244/2016/TT-BTC quy định về mức phí khi công dân thực hiện thủ tục cấp
phiếu lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người. Đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng,
thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt
sỹ) thì mức phí là 100.000 đồng/lần/người.
Riêng các trường hợp được miễn phí không phải nộp phí khi thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp sẽ quy
định cụ thể tại Điều 5 Thông tư 244/2016/TT-BTC.
*Lệ phí thực hiện TTHC nên được quy định nhiều mức khác nhau theo từng thời hạn giải quyết thủ tục
đó? Đồng ý ko? Tại sao? Nếu quy định nv thì là phí chứ ko phải lệ phí.
*Nêu những giải pháp khi thực hiện TTHC trên mt điện tử?
- Các thủ tục hành chính có thu phí, lệ phí, các cơ quan, đơn vị tăng cường phối hợp với các ngân hàng trên
địa bàn thị xã để sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến hoặc dịch vụ thu phí, lệ phí nhằm giảm thiểu thời
gian cho người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần xem xét quy định về việc miễn hoặc giảm phí, lệ phí
trong khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
-Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử đến người dân.
-Trang bị các thiết bị, máy tính cho cán bộ, công chức để đảm bảo trong việc thực thi công việc.
-Đơn giản hóa các thủ tục khi thực hiện trên môi trường điện tử
- Nắm rõ các tình hình khó khăn của người dân trong việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện
tử thông qua phiếu lấy ý kiến trực tiếp hoặc trực tuyến. Từ đó, nâng cao trình độ người dân trong việc sử dụng
công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho người dân tiếp xúc với máy tính, internet.

You might also like