You are on page 1of 22

TTHC - TỰ LUẬN

Câu 1: Phân tích ý nghĩa Thủ tục hành chính ở Việt Nam
Thủ tục hành chính với tư cách là bộ phận của thể chế hành chính ngày càng có vai trò quan trọng trong
hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Điều này không những có ý nghĩa vai trò to lớn trong hoạt động
lập pháp, lập quy mà còn hết sức cần thiết để có nhận thức đúng đắn trong hoạt động quản lý nhà nước
đặc biệt là trong tiến trình cải cách nền hành chính. Thủ tục hành chính được quy định nhằm tạo ra trật
tự trong hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước khi tiến hành các hoạt động quản lý của mình. Có
thể nói thủ tục hành chính là các quy phạm thủ tục của luật hành chính quy định cách thức tiến hành các
hoạt động quản lý hành chính nên chúng tạo ra cơ sở và điều kiện cần thiết để các cơ quan quản lý nhà
nước giải quyết các công việc của người dân theo luật định, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ
chức và công dân. Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước. Nếu
không có thủ tục hành chính thì mọi chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước ban hành sẽ khó
được thực thi. Có thể nói thủ tục hành chính là công cụ và phương tiện để đưa pháp luật vào đời sống.
Ý nghĩa của thủ tục hành chính được biểu hiện qua những khía cạnh cơ bản:
- Là những tiêu chuẩn hành vi cho công dân và cán bộ, công chức, viên chức hành chính thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi, đúng chức năng của bộ máy
hành chính.
- Đảm bảo các quyết định hành chính được đưa vào thực tế của đời sống xã hội; - Đảm bảo cho các
quyết định hành chính được thi hành thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp và hợp lý của
quyết định hành chính thông qua thủ tục hành chính;
- Là công cụ điều hành cần thiết của tổ chức hành chính;
- Xây dựng thủ tục hành chính khoa học góp phần vào quá trình xây dựng và triển khai luật pháp;
- Giúp cho việc thực hiện nguyên tắc dân chủ trong quản lý; thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với
nhân dân;
- Là sự biểu hiện trình độ văn hoá, mức độ văn minh của nền hành chính. Nếu thiếu quy phạm thủ tục,
các quy phạm vật chất khó được thực hiện.
Tóm lại, thủ tục hành chính là chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ quan nhà nước với người dân và các tổ
chức, khả năng làm bền chặt các mối quan hệ trong quá trình quản lý, làm cho nhà nước ta thực sự là
“Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Chính vì lẽ đó, cải cách thủ tục hành chính không chỉ đơn thuần
liên quan đến pháp luật, pháp chế mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước về
chính trị, văn hóa, giáo dục và mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới, nhất là trong giai đoạn hiện
nay, nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO, để hội nhập vào nền kinh tế thế giới,
việc cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng là một đòi hỏi tất yếu để hội
nhập quốc tế thành công và phát triển đất nước.
Câu 2: Nêu thực trạng về thủ tục hành chính ở Việt Nam. Minh chứng?
- Thủ tục hành chính trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân, tổ chức và doanh
nghiệp, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau chưa bảo đảm được tính nhất quán, đồng bộ,
vẫn còn tình trạng rườm rà, chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý;
- Hệ thống các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính trong hồ sơ thủ tục hành chính do các cơ quan hành
chính nhà nước ban hành còn thiếu thống nhất, nhiều quy định bất hợp lý gây phiền hà cho cá nhân, tổ
chức và doanh nghiệp (ví dụ: quy định các loại giấy tờ trong thủ tục cấp PXD, thủ tục thuế, thủ tục cấp
phép đầu tư…)
- Các quy định thủ tục về điều kiện kinh doanh là những lực cản, trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh của người dân và doanh nghiệp.
ví dụ: thủ tục cấp phép kinh doanh: 11 loại thủ tục; một doanh nghiệp muốn đăng ký kinh doanh ngành
nghề. khai thác mỏ phải trải qua các quy trình sau:
Ví dụ1: một doanh nghiệp muốn đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác mỏ:
-Phải xin phép cơ quan quốc phòng và du lịch
-Có sự đồng ý của UBND cấp xã nơi có mỏ
-Lên UBND huyện xin huyện chấp nhận ý kiến của xã
-Huyện có công văn lên sở TNMT
-Sở TNMT giao phòng quản lý khoáng sản kiểm tra thực địa
-Có kết quả khảo sát => Sở TNMT gửi công văn UBND tỉnh ký quyết định chấp thuận
Nếu cần thiết lên Bộ xin ý kiến.
Ví dụ2: Năm 2018, 3 doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương mại Kỹ thuật Hansung Tech, Công ty
TNHH Toho Vina và Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thiên Phước viết thư gửi TTG về điều
kiện kinh doanh vô lý của Nghị định 86/2014 về kinh doanh vận tải.
=> Công văn số 8619/BGTV-VT ngày 6/8/2018 của Bộ Giao thông - Vận tải khẳng định các doanh
nghiệp này thuộc đối tượng không phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu cho phương tiện.
=> CV chỉ dành cho 3 doanh nghiệp có đơn kêu cứu đến TTG!!!!!!!
Ví dụ 3: Theo phản ánh doanh nghiệp xuất khẩu gạo: có quy định về thủ tục hành chính vô lý như:
doanh nghiệp mỗi khi ký hợp đồng xuất khẩu phải đăng ký với Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)
trong vòng 3 ngày làm việc, có thể bị kiểm tra về số lượng thóc, gạo và tiến độ xuất khẩu…
=> lạm dụng TTHC
- Việc tổ chức thực hiện các thủ tục trên thực tế còn yếu kém, nhiều vướng mắc, không tương thích với
quy định pháp luật => hiệu quả triển khai kém
- Tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng vặt còn phổ biến.
- Hệ quả của thực trạng TTHC:
- Làm ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin của người dân với cơ quan công quyền.
- Hiệu quả kinh tế kém, TTHC là gánh nặng cho cá nhân, tổ chức, làm giảm sức cạnh tranh của doanh
nghiệp:
+ Chi phí trung bình cho TT lên đến 63 ngày, 170 usd, tương đương 30%GDP)
+ chi phí “bôi trơn”
+ Trong 3 năm (2014-2016), cứ 3 DN, thì có 1 DN phải dành trên 10% quỹ thời gian của mình để thực
hiện các thủ tục hành chính
Có 72% Doanh nghiệp FDI cho biết, năm 2016 họ mất hơn 5% quỹ thời gian để thực hiện các TTHC.
66% số DN tham gia điều tra cho biết, thường xuyên phải chi trả các khoản không chính thức. Trong đó,
có từ 9%-11% số DN cho biết, các khoản chi như vậy, chiếm hơn 10% tổng doanh thu của họ
=> TTHC đang trở thành lực cản trong phát triển KTXH
Câu 3: Nêu những nội dung cơ bản của TTHC về nhân thân
Thủ tục hành chính về nhân thân liên quan đến việc xác nhận thông tin cá nhân của công dân. Thủ tục
hành chính về nhân thân bao gồm một số thủ tục như: thủ tục đăng ký kết hôn, khái sinh, khai tử, thủ tục
đổi họ, tên, giới tính, thủ tục xin nhận con nuôi,..
Một số nội dung cơ bản của các thủ tục hành chính về nhân thân như sau:
Thứ nhất: Về cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý để thực hiện các loại thủ tục về nhân thân thường được sử dụng rải rác trong
các cơ sở sau:
+ Luật Hộ tịch 2014
+ Nghị định 123/2015 quy định chi tiết về đăng ký hộ tịch.
+ Luật nuôi con nuôi 2010
+ Luật cư trú 2006
+ Luật căn cước công dân 2014, bổ sung 2020
Và một số thông tư, nghị định khác.
Thứ hai: Về thủ tục
Ở mỗi loại thủ tục sẽ có những yêu cầu khác nhau nhưng nhìn chung thường trong hồ sơ sẽ
đều yêu cầu giấy tờ tùy thân,có yêu cầu tờ khai, đơn theo mẫu. Trừ thủ tục nhận nuôi con nuôi thì trong
hồ sơ nhận nuôi con nuôi đối với người nuôi con nuôi sẽ là đơn nhận nuôi con nuôi và đây là đơn không
theo mẫu. Có thể lý giải rằng việc nhận nuôi con nuôi của mỗi người là mục đích khác nhau nhà làm luật
không quy định mẫu đơn cụ thể để người nhận nuôi có thể tự do thể hiện tâm tư, tình nguyện cũng như
hoàn cảnh của mình ở trong lá đơn đó.
Thứ ba: Chủ thể tiến hành
- Chủ thể tiến hành các loại thủ tục trên thường là UBND cấp xã. Nếu có yếu tố nước ngoài
thì sẽ là UBND cấp huyện. Trừ một số trường hợp sau:
+ Thủ tục nhận nuôi con nuôi: UBND cấp xã nơi cư trú người nuôi hoặc người nhận trường
hợp nếu nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài chủ thể thực hiện sẽ là UBND cấp tỉnh. Trừ thủ tục thay
đổi, họ tên thì chủ thể tiến hành sẽ dựa trên tuổi để xác định thẩm quyền UBND cấp xã hay UBND cấp
huyện không dựa trên yếu tố nước ngoài như các loại thủ tục khác. Và một số loại thủ tục chủ thể thực
hiện không phải là UBND như:
+ Thủ tục xin cấp mới, cấp lại, đổi CMND: Phòng cảnh sát Trật tự xã hội thuộc CA cấp tỉnh
hoặc CA cấp huyện.
+ Thủ tục cấp lý lịch tư pháp: sở tư pháp
+ Thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú: Công an huyện, quận (đối với thành phố trực thuộc
TW), công an xã, thị trấn thuộc huyện (đối với tỉnh).
- Ngoài ra tất cả các trường hợp đăng ký tại xã biên giới vẫn sẽ thuộc thẩm quyền đăng ký của UBND
cấp xã.
Thứ tư: Chủ thể thực hiện
Các thủ tục có thể sẽ được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay. Tuy nhiên trừ hai loại thủ tục đó là
thủ tục đăng ký kết hôn và thủ tục nhận nuôi con nuôi thì phải tự bản thân thực hiện không được uỷ
quyền. Sở dĩ hai loại thủ tục này không được uỷ quyền vì đây là loại thủ tục yêu cầu sự tự nguyện và
thiện chí từ hai bên phải do họ đích thân thực hiện để thể hiện sự tự nguyện đó.
Thứ Năm: về phí, lệ phí è có cái miễn phí, có cái có phí như nhận con nuôi thì 400 ngàn + lưu ý
đi khai sinh, tử quá hạn thì phải nộp phí.
Thứ sáu: Về thời hạn thủ tục: Thường ngắn ngày từ 3 – 7 ngày. Tuy nhiên trừ trường hợp thủ tục
nhận nuôi con nuôi có thời hạn khá dài là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Thủ tục nhận cha, mẹ, con
thì 15 ngày (niêm yết công khai tại UBND huyện và UBND xã 7 ngày).
Thứ bảy, về sự đồng ý của người thứ ba:
+ Đối với thủ tục thay đổi họ, tên: thì người dưới 18 tuổi phải được sự đồng ý của cha, mẹ, hoặc người
giám hộ. Thay đổi cho người từ 9t phải được sự đồng ý của người đó.
+ Đối với thủ tục giám hộ: việc cử, chỉ định giám hộ cho người từ 6 tuổi phải được sự đồng ý của người
đó.
Câu 4: Nêu những điểm chung của thủ tục hành chính về tài sản?
Những điểm chung của TTHC về tài sản ta sẽ so giữa TTHC và Bộ luật dân sự 2015.
Theo quy định tại Điều 105 BLDS 2015 quy định: “"Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài
sản”.
* Nếu xét trên khái niệm tài sản trên ta có thể thể tìm thấy điểm chung đầu tiên của TTHC với BLDS
2015 chính là đối tượng: bao gồm vật, tiền và quyền tài sản.
- Về đối tượng vật thì thì có thể bao gồm xe máy, xe ô tô, … Vì Luật hành chính có quy định xe là
nguồn nguy hiểm cao độ nên dẫn đến việc phải quản lý hành chính đối với đối tượng này.
- Đối tượng tiếp theo đó chính là tiền. Vì sao lại có tiền ở trong này, vì về phí lệ phí: cá nhân, tổ chức
khi thực hiện TTHC về kinh tế, tài sản phải đóng lệ phí theo quy định trừ trường hợp miễn phí theo
chính sách của nhà nước nhằm thu hút đầu tư hoặc những ngành nghề liên quan đến phúc lợi xã hội (bảo
hiểm, cây xanh công cộng) nhìn chung những thủ tục này phải đóng phí. Mà tiền là tài sản theo quy định
của BLDS 2015 nên sẽ có điểm chung đối với TTHC.
- Đối tượng cuối cùng về tài sản của TTHC so với BLDS 2015 đó chính là quyền tài sản. Đây là đối
tượng ta có thể thấy rất rõ vì Theo đó thì đối tượng của những loại này là những đối tượng đặc biệt, có
giá trị lớn như nhà, đất là nơi cư trú, sinh sống và có ảnh hưởng to lớn đến đời sống người dân. Ở đây,
nhà ở hay đất không phải là tài sản mà tài sản sẽ là quyền sử dụng đất là tài sản hoặc là quyền sử dụng
nhà ở sẽ là tài sản. Vì ở trong TTHC thì nhà nước sẽ có thể quản lý về đất, nhà ở.
+ Ngoài ra còn có một tài sản nữa mà được cả TTHC quy định và BLDS quy định đó chính là quyền sở
hữu trí tuệ theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 và BLDS 2015 quy định
+ Thủ tục hành chính đất đai có thể hiệu là trình tự, cách thức thực hiện hồ sơ và yêu cầu , điều kiện do
cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một số công việc đất liên quan đến cá
nhân, tổ chức. Thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng;
- Ngoài ra còn 1 điểm chung nữa đó chính là Cơ quan tiến hành: nhìn chung cơ quan tiến hành các loại
thủ tục này thường từ cấp huyện trở lên.
Điểm chung tiếp theo là vẫn còn nhiều bất cập:
Về cơ sở pháp lý: Mỗi loại thủ tục thường sẽ có cơ sở pháp lý được quy định trong từng chuyên ngành
riêng. Không được quy định chung trong Ví dụ:
+ Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp: Luật doanh nghiệp 2020, Luật đầu tư,..
+ Thủ tục xin cấp phép thủ tục xây dựng: Luật xây dựng 2014, Luật Nhà ở 2014,..
+ Thủ tục xin cấp Giấy CNQSHĐƠ và giấy CNQSHĐƠ: Luật đất đai 2013, luật nhà ở 2014,..
Và một số thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành luật chưa rõ ràng làm cho người đọc không hiểu rõ về
tài sản được quy định trong cả BLDS 2015 và TTHC. Đặc biệt là trong TTHC không có luật nào nói về
tài sản nên không có cơ sở pháp lý để người đọc luật có thể hiểu được về vấn đề tài sản trong TTHC.
CHƯƠNG 1
1/ Thủ tục hành chính chỉ là thủ tục ban hành các quyết định hành chính cá biệt
Nhận định sai
Có nhiều quan điểm khác nhau về TTHC.
Có quan điểm cho rằng TTHC là cách thức giải quyết tranh chấp hành chính hoặc xử phạt VPHC, có
quan điểm khác lại cho rằng TTHC là cách thức ban hành các quyết định hành chính cá biệt và còn có
quan điểm hiểu TTHC là cách thức thực hiện mọi hoạt động hành chính. Vì vậy, nhận định trên là sai
khi cho rằng TTHC chỉ là thủ tục ban hành các quyết định hành chính cá biệt.
2/ Thủ tục hành chính là một thủ tục nhà nước
Nhận định đúng
- Thủ tục nhà nước: là trình tự, cách thức để tiến hành những hành động nhất định nhằm đạt được hệ quả
mà quy phạm vật chất dự kiến trước.
Các loại TTNN bao gồm: TT lập hiến, lập pháp. TTHC, TT Tố tụng.
Vì vậy, nhận định trên là đúng khi nói rằng TTHC là một thủ tục nhà nước, bởi vì TTHC là 1 trong 3
loại TTNN, nhằm thực hiện chức năng HCNN.
3/ Thủ tục hành chính có tính ổn định cao
Nhận định sai
Xét theo các đặc điểm của TTHC thì TTHC có tính chất đa dạng và phức tạp cao, do nhiều chủ thể tiến
hành và có CSPL đa dạng bên cạnh đó TTHC là quy phạm về hình thức, luôn có sự thay đổi. Vì vậy,
nhận định trên là sai cho rằng TTHC có tính ổn định cao, bởi vì TTHC có tính năng động hơn so với các
quy phạm nội dung của luật hành chính, đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn để thích ứng và phù hợp với
nhu cầu thực tế của đời sống xã hội. Đây chính là yếu tố cần nhận thức đúng đắn giúp cho các nhà ban
hành các quy định thủ tục hành chính ban hành các quy định phù hợp với thực tế khách quan và tiến
trình phát triển kinh tế xã hội.
4/ Thủ tục hành chính chỉ áp dụng để thực hiện các hoạt động hành chính nhà nước.
Nhận định đúng
Nhiệm vụ TTHC là để thực hiện hoạt động HC nhà nước, không tham gia vào những hoạt động khác
ngoài hành chính.
5/ Hiến pháp là cơ sở pháp lý của thủ tục hành chính
Nhận định sai
Hiến pháp không phải là CSPL của TTHC, CSPL của TTHC là các luật chuyên ngành, các nghị định,
các thông tư.
6/ Thủ tục hành chính có thể được thực hiện tại cơ quan Tòa án.
Nhận định đúng
Giai đoạn xét xử thì vẫn là TTHC chỉ khác là được thực hiện tại Tòa. Do TA là chủ thể quản lý hc và
thực hiện hoạt động hành chính thì khi đó sẽ xuất hiện TTHC tại thời điểm đó
7/ Kết quả của thủ tục hành chính có thể là một quyết định do Thẩm phán ban hành
Nhận định đúng
quy trình xử phạt là TTHC, trong trường hợp TP ra QĐ xử phạt VPHC thì QĐXP đó là QĐXP hành
chính
8/ Thủ tục hành chính được thiết lập chỉ nhằm thực hiện quyền lực hành chính.
Nhận định sai
hoạt động hành chính là những hoạt động cụ thể
quyền lực hành chính là một loại quyền
Thủ tục hành chính được thiết lập không chỉ nhằm thực hiện quyền lực hành chính mà còn thực hiện
nhiều quyền năng khác nữa như: quyền tư pháp, lập pháp. VD: Trong hoạt động nội bộ khi
CATANDTC ra quyết định bổ nhiệm 1 vị thẩm phán - nhằm quản lý nội bộ, phục vụ cho hệ thống tòa
án.
9/ Thực hiện thủ tục hành chính có thể phản ánh đạo đức công vụ của công chức
Nhận định đúng
thông qua TTHC có thể đánh giá và biểu hiện về đạo đức công vụ của công chức thông qua những biểu
hiện cụ thể khi tham gia TTHC. Công chức có nhũng nhiễu, hành dân hay không thì sẽ bộc lộ hết khi
tham gia TTHC.
10/ Quy phạm thủ tục hành chính chỉ thuộc về ngành luật hành chính
Nhận định sai
Quy phạm thủ tục hành chính không chỉ thuộc về ngành luật hành chính mà còn nằm trong nhiều ngành
luật khác nhau như: Luật HNGĐ, Luật đất đai, Luật tài chính… Và QPTTHC chỉ không nằm trong Luật
HS và các ngành luật Tố tụng.
11/ Quy phạm thủ tục hành chính không chỉ nhằm thực hiện quy phạm vật chất của ngành luật
hành chính
Nhận định đúng
Quy phạm thủ tục hành chính không chỉ nhằm thực hiện quy phạm vật chất của ngành luật hành
chính mà còn nhằm thực hiện QP vật chất của nhiều ngành luật khác nhau như: Luật HNGĐ, Luật đất
đai, Luật tài chính… Trừ Luật HS và các ngành luật Tố tụng.
12/ Chủ thể của quan hệ pháp luật thủ tục hành chính là chủ thể của luật hành chính
Nhận định đúng
Chủ thể của quan hệ pháp luật thủ tục hành chính là chủ thể của luật hành chính khi tham gia vào QHPL
Thủ tục.
Chủ thể của LHC là khi có đủ điều kiện năng lực
Chủ thể của QHTTHC là những người chủ thể cụ thể ở trong một QHTTHC cụ thể.
VD: khi đi đăng ký kết hôn thì chủ thể đăng ký kết hôn sẽ trở thành chủ thể của QHTTHC về kết hôn.
13/ Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính thủ tục phải đồng thời là chủ thể quan hệ pháp luật
nội dung tương ứng.
Nhận định sai
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính thủ tục có thể là đồng thời hoặc là 2 người khác nhau trong
trường hợp khai sinh khai tử hoặc là 2 người khác nhau trong trường hợp ủy quyền. Chính vì vậy, chủ
thể của quan hệ pháp luật hành chính thủ tục không nhất thiết phải đồng thời là chủ thể quan hệ pháp
luật nội dung tương ứng.
14/ Chỉ cơ cơ quan hành chính nhà nước mới là chủ thể tiến hành thủ tục hành chính
Nhận định sai
Ngoài CQHCNN còn có những CQNN khác hoặc các cá nhân, tổ chức được trao quyền
15/ Các loại thủ tục hành chính luôn có quy trình như nhau
Nhận định sai
Mỗi loại TT của mỗi ngành khác nhau, lĩnh vực khác nhau thì quy trình thực hiện TTHC là khác nhau
CHƯƠNG 2, 3
16/ Mọi thủ tục nhằm thực hiện các quyền nhân thân đều là thủ tục hành chính
- Nhận định sai.
- Căn cứ pháp lý: Bộ luật tố tụng dân sư 2015 và Luật hôn nhân và gia đình 2015
Vì không phải mọi thủ tục nhằm thực hiện các quyền nhân thân đều là thủ tục hành chính. Cụ thể, vì thủ
tục ly hôn là thủ tục thực hiện các quyền nhân thân nhưng nó là thủ tục tố tụng dân sự chứ không phải
thủ tục hành chính
17/ Mọi thủ tục hành chính về nhân thân đều được miễn phí lệ phí.
Nhận định sai
Căn cứ pháp lý: Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC phí và lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh.
Vì thủ tục thay đổi họ, tên là một thủ tục hành chính được quy định, nhưng sau khi làm thủ tục thay đổi
họ, tên xong theo Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí hộ tịch thuộc thẩm quyền của Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh, mỗi tỉnh sẽ có một mức lệ phí thay đổi họ tên khác nhau. Nên vẫn sẽ mất phí khi thay
đổi họ, tên và lệ phí sẽ được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thu sẽ không được miễn phí.
18/ Chủ thể tiến hành các thủ tục hành chính nhân thân luôn là UBND cấp xã.
Nhận định sai.
Căn cứ pháp lý: Điều 35 Luật hộ tịch 2014
Vì đối với thủ tục khai sinh, thủ tục khai tử nếu có yếu tố nước ngoài sẽ do UBND cấp huyện xử lý
19/ Không được ủy quyền khi thực hiện TTHC về nhân thân:
Nhận định sai
Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 45, Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Vì trong một số trường hợp đặc biệt, quyền nhân thân vẫn có thể chuyển giao. Đó là các trường hợp liên
quan đến Luật sở hữu trí tuệ. Cụ thể, khoản 2 Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về chuyển
nhượng quyền tác giả, quyền liên quan như sau: Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân
thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm. Như vậy, theo quy định tại điều luật này, với
quyền công bố tác phẩm trong Luật sở hữu trí tuệ, cá nhân có thể chuyển giao, chuyển nhượng quyền
nhân thân của mình.
20/ CMND (CCCD) là loại giấy bắt buộc trong mọi hồ sơ thủ tục về nhân thân
Nhận định sai
Căn cứ pháp lý: Điều 9 Luật hộ tịch 2014
Vì khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch, thì không cần phải có CMND (CCCD) trong hồ sơ. Vì ngoài CMND
(CCCD) thì còn có hộ chiếu có thể chứng minh được nhân thân trong hồ sơ thủ tục về nhân thân.
21/ cơ quan nào tiến hành thủ tục khai sinh thì cơ quan đó tiến hành khai tử.
Nhận định sai.
Căn cứ pháp lý: Điều 32 Luật hộ tịch 2014
Vì cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai tử Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết
thực hiện việc đăng ký khai tử. Còn cơ quan đăng ký khai sinh là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của
người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Có thể họ sẽ ở một này để đăng ký khai sinh,
nhưng họ lại chết ở một xã khác thì họ sẽ đăng ký khai tử ở UBND xã nơi cư trú cuối cùng.
22/ Cơ quan nào đăng ký khai sinh thì cơ quan đó có thẩm quyền thay đổi họ, tên.
- Nhận định sai
- Căn cứ pháp lý: Điều 27 Luật hộ tịch 2014
- Vì cơ quan đăng ký khai sinh là UBND xã nơi cư trú lúc đó, còn cơ quan có thẩm quyền thay đổi họ,
tên có thể là UBND xã nơi cư trú hiện tại theo căn cứ tại Điều 27 Luật hộ tịch năm 2014.
23/ Lý lịch tư pháp là một loại giấy tờ tùy thân
Nhận định sai
Vì hiện nay pháp luật chỉ công nhận có 2 loại giấy tờ tùy thân đó chính là CMND và CCCD, lý lịch tư
pháp chỉ là lý lịch về án tích của một người không thể xem đó là một loại giấy tờ tùy thân.
24/ Hộ khẩu bản gốc là loại giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ đăng ký cấp thẻ CCCD.
Nhận định sai
CSPL: Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA
Trong trường hợp cấp, cấp lại thẻ CCCD mà thông tin người yêu cầu đã có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia
về dân cư và không có sự thay đổi thì sử dụng thông tin ấy để tiến hành lập hồ sơ cấp, cấp lại thẻ Căn
cước công dân. Như vậy, nếu công dân đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, không
cần xuất trình sổ hộ khẩu khi đi làm Căn cước.
25/ Phải có giấy xác nhận tạm trú 2 năm liên tục trong hồ sơ đăng ký thường trú.
- Nhận định sai
- Căn cứ pháp lý:
26/ Người nhận nuôi con nuôi phải là người từ đủ 18t trở lên.
Nhận định sai
CSPL: Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010
Tuy luật không quy định độ tuổi đối với người nhận nuôi con nuôi nhưng tại điểm b khoản 1 điều này
quy định người nhận nuôi phải hơn người được nhận nuôi 20 tuổi. Có thể hiểu ngầm người nhận nuôi
phải trên 20 tuổi. Vậy nên nhận định trên là sai.
27/ Nếu thủ tục bắt đầu là thủ tục hành chính thì thủ tục kết thúc phải là thủ tục hành chính.
- Nhận định sai
- Căn cứ pháp lý: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật tố tụng dân sự năm 2
- Vì có thể khi bắt đầu là thủ tục hành chính nhưng lúc kết thúc có thể sẽ là thủ tục tố tụng. Cụ thể, khi
một cặp vợ chồng đến cơ quan hành chính để viết thủ tục ly hôn thì đó là thủ tục hành chính, nhưng khi
ra Tòa và Tòa án ra quyết định ly hôn thì đó sẽ là thủ tục tố tụng chứ không còn là thủ tục hành chính
nữa.
28/ Tùy vào tình hình địa phương, UBND cấp tỉnh được quyền ban hành các quy định đặc thù về
mọi TTHC
- Nhận định đúng
- Vì chỉ có UBND Tỉnh mới có thể biết được đặc thù của tỉnh mình như thế nào từ đó mới có thể ban
hành ra được các quy định đặc thù về TTHC.
Ví dụ: Căn cứ theo Quyết định Số: 319/QĐ-UBND về VỀ VIỆC CÔNG BỐ CÁC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH ĐẶC THÙ ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH thì ta có thể thấy UBND tỉnh Kon Tum sẽ biết
được thế mạnh của tỉnh mình là gì, tỉnh mình sẽ có những cái gì mạnh để từ đó ban hành các TTHC đặc
thù.
29/ Giấy đăng ký doanh nghiệp đồng thời là giấy đăng ký thuế
Nhận định sai
CSPL: k1 đ6 nđ 01/2021
Giấy đăng ký thuế là giấy tờ nộp khi đăng ký thuế. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là
Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp là giấy tờ được cấp sau khi đăng ký thuế. Vậy nên đây
là nhận định sai
30/ Chỉ có gia đình được đăng ký kinh doanh hình thức Hộ kinh doanh cá thể
Nhận định sai.
CSPL: Điều 79 NĐ 01/2021.
Điều 79 NĐ 01/2021 nêu rõ, các đối tượng có quyền đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể là cá nhân,
thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
31/ Doanh nghiệp được thành lập theo TTHC nên cũng chấm dứt hoạt động theo TTHC
Nhận định đúng.
CSPL: NĐ 01/2021
Khi đăng ký thành lập, ta đăng ký thành lập doanh nghiệp theo TTHC ở Phòng đăng ký kinh doanh. Khi
chấm dứt, ta cũng đăng ký chấm dứt hoạt động doanh nghiệp theo TTHC tại Phòng đăng ký kinh doanh
cũng như phải có đầy đủ hồ sơ để chấm dứt hoạt động doanh nghiệp.
32/ “Giấy phép xây dựng” nhà ở riêng lẻ chỉ được cấp cho các công trình xây dựng không nằm
trong quy hoạch
Nhận định sai.
CSPL: điểm k, khoản 2 Điều 89; Điều 93 Luật Xây dựng
Theo khoản 29 Điều 3 Luật Xây dựng, nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất
ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo khoản 2 Điều
93 Luật Xây dựng, điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ là phải đáp ứng các điều
kiện ở khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu
vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với
quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành. Do đó, giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ được cấp cho cả nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đã
quy hoạch và nhà ở riêng lẻ ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết.
33/ Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép XD thì cơ quan đó có quyền thu hồi
Nhận định đúng
CSPL: khoản 4 Điều 103 Luật Xây dựng 2014 dùng bản hợp nhất là có
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và
thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp. Do đó cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng thì
cơ quan đó có thẩm quyền thu hồi lại giấy phép.
34/ Cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC về kinh tế, tài sản phải đóng lệ phí theo quy định
Nhận định đúng.
Khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, thủ
tục xin cấp giấy CNQSDĐƠ và Giấy CNQSHĐƠ, cá nhân, tổ chức đều phải đóng lệ phí theo quy định
của pháp luật
35/ Vì việc xác nhận quyền sở hữu tài sản theo thủ tục HC nên việc giải quyết tranh chấp tài sản
theo thủ tục HC
Nhận định sai.
Dù việc xác nhận quyền sở hữu tài sản là theo thủ tục hành chính nhưng các tranh chấp tài sản là những
tranh chấp dân sự trong quan hệ về tài sản nên những tranh chấp tài sản sẽ được giải quyết theo pháp
luật dân sự.
1.Nêu những nội dung cơ bản về thủ tục hành chính về nhân thân
1. Thủ tục về hộ tịch (đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử, thay đổi họ, tên)
Cơ sở pháp lý chung: Luật Hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015 quy định chi tiết về
đăng ký hộ tịch
a. Thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử:
- Chuẩn bị hồ sơ
+ Tờ khai theo mẫu;
+ Giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký: CCCD/ CMND
+ Giấy Đăng ký kết hôn của cha mẹ khi đi đăng ký khai sinh (nếu có). Giấy chứng sinh/
chứng tử
- Chủ thể tiến hành
+ UBND cấp xã nơi cư trú (tạm trú và thường trú) của cha, mẹ hoặc người đăng ký (nơi
cư trú cuối cùng nếu khai tử)
+ UBND cấp huyện (nếu có yếu tố nước ngoài)
(Lưu ý: việc khai sinh, khai tử cho những xã biên giới vẫn thuộc thẩm quyền đăng ký của
UBND cấp xã)
- Chủ thể có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký:
+ Khai sinh: Cha, mẹ, ông bà, người thân, người nuôi dưỡng;
+ Khai tử: cha, mẹ, con, ông, bà, người thân thích. Nếu không có người thân thích thì tổ
chức có liên quan phải khai tử: hội chữ thập đỏ, khu phố…
- Thời hiệu đi thực hiện thủ tục:
+ Con sinh ra trong 60 ngày phải khai sinh
+ Người chết trong 15 ngày phải khai tử
- Thời hạn tiến hành thủ tục: phải tiến hành ngay, trừ trường hợp cần xác minh thêm (tối
đa 03 ngày khi khai tử)
a. Thủ tục đăng ký kết hôn
- Hồ sơ: tờ khai, giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận độc thân nhằm mục đích kết hôn (giấy
xác nhận tình trạng hôn nhân).
- Chủ thể tiến hành: UBND cấp xã một trong hai bên cư trú/ UBND cấp huyện nếu có
yếu tố NN
- Chủ thể thực hiện (không được ủy quyền): cả nam và nữ đủ tuổi kết hôn và các điều
kiện khác theo pháp luật HNGD;
- Thời hạn tiến hành thủ tục: tối đa 5 ngày (khi cần xác minh thêm)
b. Thủ tục thay đổi họ, tên
- Điều kiện được thay đổi:
+ Thuộc các trường hợp theo pháp luật dân sự
+ Người dưới 18 t phải được sự đồng ý của cha, mẹ, hoặc người giám hộ
+ Thay đổi cho người từ đủ 9 tuổi phải được sự đồng ý của người đó
- Hồ sơ: tờ khai, giấy tờ tùy thân, giấy khai sinh bản gốc, giấy tờ khác chứng minh
đủ điều kiện thay đổi: giấy ĐKKH với người có quốc tịch nước ngoài, giấy đăng ký nhận
nuôi con nuôi, giấy làm chứng, AND…tùy trường hợp
- Chủ thể tiến hành:
+ UBND cấp xã nơi đăng ký hoặc nơi cư trú hiện nay nếu thay đổi cho người chưa đủ 14t
+ UBND cấp huyện đối với người từ đủ 14t
- Thời hạn: 3 đến 6 ngày.
1. Thủ tục nhận con nuôi
- Cơ sở pháp lý: Luật Nuôi con nuôi 2010
- Điều kiện nhận nuôi con nuôi: là các chủ thể sau có điều kiện nuôi dưỡng, giáo dục:
+ Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
+ Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
+ Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
+ Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
+ Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
=> Theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống, từ trái qua phải
+ Hơn con nuôi ít nhất 20 tuổi (trừ trường hợp cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác
ruột của người được nhận làm con nuôi không cần hơn 20t nhưng người đó phải đủ 18
tuổi vì mới có NLHVDS. Cha dượng, mẹ kế đã từng xác lập quan hệ nuôi dưỡng trước đó
rồi; cô, cậu, chú, bác, ruột đã có khoảng cách thế hệ sẵn rồi)
- Điều kiện được nhận nuôi
+ Trẻ em dưới 16 tuổi vì từ đủ 16 t được quyền tham gia quan hệ lao động độc lập rồi.
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con
nuôi.
- Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ
chồng.
- Hồ sơ xin nhận con nuôi:
+ Người nhận nuôi phải có:
Đơn xin nhận con nuôi; bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay
thế; Phiếu lý lịch tư pháp; Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân, nếu đã có vợ có chồng
thì phải có giấy đồng ý của người kia; Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở
lên cấp để đủ điều kiện chăm sóc trẻ; Giấy xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở,
điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
+ Người được nhận nuôi cần có: Giấy khai sinh; Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế
cấp huyện trở lên cấp để minh bạch tình trạng của đứa trẻ, không gian lận; Hai ảnh toàn
thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng; biên bản về tình trạng gia đình trẻ (giấy xác
nhận bỏ rơi, giấy chứng tử cha mẹ, bản án tuyên bố cha mẹ chết, mất tích, quyết định của
tòa về cha mẹ mất năng lực HVDS); quyết định nhận nuôi của cơ sở nuôi dưỡng.
Hồ sơ do cha, mẹ, người giám hộ, cơ sở nuôi dưỡng lập
Cha mẹ ruột chỉ được cho con khi con được sinh ra ít nhất 15 ngày vì ý nghĩa nhân đạo,
cha mẹ có thể suy nghĩ lại
- Nơi tiếp nhận hồ sơ: UBND cấp xã nơi cư trú người nuôi hoặc người nhận/ UBND cấp
tỉnh nếu nhận con nuôi có yếu tố NN
- Thời gian tiến hành: 30 ngày từ ngày nhận đủ hồ sơ: Cơ quan tiến hành thủ tục phải có
văn bản xác nhận đồng ý của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ, và văn bản đồng ý của
người được nhận nuôi từ đủ 9 tuổi. Nếu cần xác minh thêm thì tối đa 3 tháng
- Chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi:
+ Một trong hai bên có quyền yêu cầu khi con nuôi đã đủ 18t (cả hai tự nguyện)
+ Những trường hợp khác: mục đích quan hệ nuôi con nuôi không đạt được như: nuôi k
được; vi phạm pháp luật về nuôi con nuôi, pháp luật hành chính, hình sự…
2. Thủ tục đăng ký giám hộ
- Người giám hộ: cá nhân/pháp nhân
- Người được giám hộ:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự;
cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ
đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Thủ tục đăng ký giám hộ: Được thực hiện với cả giám hộ được cử và giám hộ đương
nhiên
- Người giám hộ nộp hồ sơ gồm:
+ Tờ khai theo mẫu
+ Văn bản cử giám hộ của UBND cấp xã/ hoặc giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp
giám hộ và thỏa thuận giám hộ giữa những người giám hộ đương nhiên
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục: UBND cấp xã nơi người giám hộ hoặc người
được giám hộ cư trú
- Thời hạn: 3 ngày làm việc
- Lệ phí: miễn phí
² Đăng ký chấm dứt giám hộ
- Hồ sơ: tờ khai đăng ký chấm dứt + giấy tờ chứng minh đủ điều kiện chấm dứt theo căn
cứ tại Điều 62 BLDS
- Thời hạn: 2 ngày làm việc
- Thẩm quyền: cơ quan nào đăng ký thì cơ quan đó đăng ký chấm dứt
3. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ con
- Người yêu cầu nhận cha, mẹ, con: Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực
hành vi dân sự vì mất NLHV rồi thì không có khả năng đi làm thủ tục, bên còn lại có thể
đi làm.
- Thẩm quyền đăng ký: UBND cấp huyện nơi cư trú của cha, mẹ, con (Phòng Tư pháp
tiếp nhận và xử lý => báo cáo UBND huyện xác nhận). Nếu đăng ký tại xã biên giới với
cấp tương đương xã nước láng giềng thì UBND xã thực hiện
- Hồ sơ: Tờ khai theo mẫu + Giấy tờ, đồ vật hoặc bất cứ chứng cứ gì chứng minh quan hệ
cha, mẹ, con: khai sinh, hình ảnh…
- Thời hạn: 15 ngày nhận hồ sơ: niêm yết công khai tại UBND huyện và UBND xã 7
ngày
Xã đăng ký: 7 ngày – 12 ngày làm việc
4. Thủ tục xác định lại giới tính
- Cơ quan y tế có thẩm quyền xác định và can thiệp về y tế => cấp giấy chứng nhận
- Thẩm quyền thực hiện: UBND cấp huyện
- Hồ sơ, quy trình: theo pháp luật Hộ tịch (Luật Hộ tịch chưa quy định!!!!)
5. Thủ tục Cấp mới, đổi CMND (căn cước công dân)
CSPL: Luật Căn cước công dân có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 => có một số thay đổi về
CMND
- Về tên gọi: từ ngày 1/1/2016 trở đi, khi cấp mới thì công dân sẽ được cấp Thẻ Căn cước
công dân thay cho CMND
+ “Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng
minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh
thổ Việt Nam”.
+ Tuổi được cấp thẻ căn cước công dân: từ đủ 14 tuổi
+ Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi
vì có thể thay đổi hình dáng, chỗ ở…
Thủ tục xin cấp mới, cấp lại, đổi CMND
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng Cảnh sát Trật tự xã hội thuộc CA cấp tỉnh hoặc CA cấp
huyện
- Hồ sơ: Tờ khai theo mẫu, sổ hộ khẩu, ảnh 3x4. Không cần giấy khai sinh. Nếu một
người lang thang cơ nhỡ không có bất kỳ giấy gì hết thì phải giấy cư trú (thường trú, tạm
trú) rồi sau đó làm căn cước công dân vì theo quy định làm CCCD bắt buộc phải có hộ
khẩu (làm sổ hộ khẩu không đòi CCCD) sai chỗ 15 năm, phụ thuộc độ tuổi
6. Thủ tục đăng ký tạm trú, thường trú:
- Cơ sở pháp lý: Luật Cư trú 2006; Nghị định 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014 của
Chính phủ; Thông tư 35/2014/TT-BCA ngày 09/09/2014 của Bộ Công an
- Hồ sơ Đăng ký tạm trú:
+ Bản khai nhân khẩu (mẫu HK01);
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02);
+ Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp: nhà thuê, nhà mượn, nhà mua…
+ Giấy tờ tùy thân: CMND
Hồ sơ đăng ký thường trú:
- Các loại giấy tờ như tạm trú
- Giấy tạm trú với thời hạn theo quy định nếu đăng ký thường trú tại TP trực
thuộc trung ương (có thời hạn tạm trú liên tục ít nhất 2 năm ở nội thành, 1 năm ở
huyện, thị xã/ hoặc có quyết định luân chuyển công tác đến các cơ quan, đơn vị
khu vực công/ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn)
- Cơ quan tiến hành thủ tục:
+ Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận.
+ Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện;
7. Thủ tục cấp lý lịch tư pháp
- Cơ sở pháp lý: Luật Lý lịch tư pháp
- Trường hợp được cấp phiếu lý lịch tư pháp
+ Mọi công dân đều được quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp theo yêu cầu.
+ Có hai loại phiếu lý lịch tư pháp: phiếu số 1 và phiếu số 2
- Các loại phiếu LLTP: phiếu số 1 và phiếu số 2
+ Phiếu lý lịch tư pháp số 1 có nội dung đơn giản hơn .Không thể hiện tình trạng án tích
nếu đã được xóa án tích (thông tin trên phiếu số 1 của người chưa từng kết án và người
đã bị kết án và được xóa án tích, người được đại xá là hoàn toàn như nhau, đó là đều ghi
“không có án tích”)
+ Phiếu số 2 sẽ thể hiện tất cả thông tin về án tích (dù được xóa vẫn được thể hiện trên
phiếu, ghi rõ: “án tích đã được xoá”, “thời điểm được xoá án tích” …)
- Cơ quan cấp: Sở Tư pháp nơi đăng ký thường trú
- Hồ sơ:
+ Đơn (theo mẫu),
+ Xuất trình hộ khẩu, chứng minh nhân dân và nộp kèm bản photo hộ khẩu, chứng minh
nhân dân.
+ Giấy ủy quyền (nếu không tự đi và chỉ được ủy quyền với phiếu số 1)
2. Nêu những nội dung cơ bản về thủ tục hành chính về tài sản.
Thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
- Cơ sở Pháp lý: Luật Xây dựng 2014, Luật Nhà ở 2014; Nghị định 159/2015 về Quản lý
quy hoạch XD; Thông Tư 15/2016 về thủ tục cấp phép XD
- Đối tượng phải xin phép: cá nhân, tổ chức trước khi tiến hành khởi công.
- Xây nhà tại đô thị và nơi có quy hoạch đô thị phải xin phép vì liên quan đến mỹ quan đô
thị, mức sống, điều kiện KT-XH. Tuy nhiên có những nhà ở đô thị cũng không phải xin
phép: sửa cấu trúc bên trong của nhà; nhà ở tại những khu quy hoạch đã được phê duyệt
và có tỷ lệ 1/500 (mức độ chi tiết) vì xin là xin sự đồng ý mô hình căn nhà mà đất đó đã
có bản vẽ, quy chuẩn hết rồi nên không cần xin nữa.
- Các trường hợp không phải xin phép XD: xây nhà ở nông thôn hoặc nơi chưa có quy
hoạch đô thị
- Hồ sơ xin cấp giấy phép XD:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật về đất đai: sổ đỏ, hợp đồng mua bán nhà đã được công chứng, giấy chứng minh
quyền thừa kế (Mới mua đất xong k cần xin sổ đỏ, cầm hợp đồng đi xin giấy phép xây
dựng nhà luôn, xây xong hoàn công được cấp sổ hồng có nhà trên đất)
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng
a) Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công
trình;
b) Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 -
1/200;
c) Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ
đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ
1/50 - 1/200.
=> Các tiêu chuẩn kỹ thuật bản vẽ phù hợp Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
+ Đối với công trình xây chen có tầng hầm, phải có văn bản cam kết của chủ đầu
tư về phương án thi công móng bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận
+ Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn
đối với công trình liền kề.
- Thời hạn tiến hành thủ tục: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, được gia hạn
thêm tối đa 10 ngày.
- Cơ quan tiến hành: UBND cấp huyện
- Kết quả thủ tục: “Giấy phép xây dựng”
+ Thời hạn GPXD: 12 tháng kể từ ngày cấp, được gia hạn 2 lần, mỗi lần 12 tháng.
+ Thu hồi GPXD
a/ Cấp trái PL
b/ Vi phạm xây dựng nhưng không khắc phục theo quyết định xử lý vi phạm
Nếu chủ đầu tư không nộp lại GPXD?
+ Tước GPXD: Vi phạm quy định xây dựng bị xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng -
> tước giấy phép
² Về “Giấy phép xây dựng có thời hạn” (GPXD tạm)
- Được cấp cho cá nhân có nhu cầu xây dựng nhà ở có thời hạn trong các khu quy
hoạch đã được duyệt, quy hoạch treo, phê duyệt rồi nhưng không làm, được ở nhưng đến
lúc đòi phải trả
- Điều kiện cấp: cam kết tháo dỡ vô điều kiện khi quy hoạch được tiến hành.
- Thời hạn tồn tại của công trình được ghi trong GPXD căn cứ vào dự án quy
hoạch => Nếu đã hết thời hạn tồn tại mà quy hoạch chưa được thực hiện thì gia hạn để ở
tiếp.
Thủ tục xin cấp Giấy CN quyền sử dụng đất ở và Giấy CN quyền sở hữu đất ở
- Cơ sở pháp lý:
+ Luật Đất đai năm 2013; Luật Nhà ở 2014
+ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Đất đai;
+ Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
+ Thông Tư 23/2014 => sửa đổi bởi TT số 09/2021
- Hồ sơ:
+ Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận
+ Sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất;
+ Giấy tờ về tài sản gắn liền với đất
+ Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng
+ Các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai
+ Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà, đất
- Thời hạn thủ tục: không quá 30 ngày làm việc từ ngày đủ hồ sơ cấp sổ hồng
- Thời hạn sử dụng nhà, đất ở:
+ Đất ở: lâu dài
+ Đất NN: 50 năm (gia hạn nếu hết hạn), sử dụng chứ không được sở hữu, đất
nông nghiệp chỉ được chuyển nhượng cho người làm nông nghiệp.
+ Đất cho các DN thuê: 50 – 70 năm
+ Đất cho cơ quan ngoại giao NN: 99 năm
* Nhà chung cư: Thời hạn sử dụng tùy “cấp công trình xây dựng”: cấp 1 (>20 tầng): trên
100 năm; cấp 2 (8-20 tầng): 50 – 100n; cap 3 (2-7 tầng): 20 – duoi 50n; cap 4: duoi 20n.
- Cơ quan tiến hành: UBND cấp huyện (VP đăng ký đất đai)
3. Phân tích 3 nội dung tâm đắc nhất về cải cách Thủ tục hành chính ở
Việt Nam.
Mô hình một cửa, một cửa liên thông, một cửa quốc gia và một cửa Asean:
Khởi đầu từ mô hình một cửa ở TPHCM => nhân rộng ra cả nước bằng quyết định của
TTG
Kết quả đạt được
- Đến ngày 30/6/2017 đã có 11 bộ, cơ quan đã kết nối Cơ chế một cửa quốc gia với
39 thủ tục hành chính. Cơ chế một cửa quốc gia đã xử lý 180.079 hồ sơ của 12.683 DN
(tăng 70% so với 6 tháng đầu năm 2016); giúp doanh nghiệp rút ngắn được khoảng 4/5
thời gian làm thủ tục.
- Đang hoàn thiện để kết nối cơ chế liên thông Asean khi Nghị định thư được 10
nước thành viên thông qua
Việc thực hiện mô hình “một cửa, một cửa liên thông” để tập trung các đầu mối giải
quyết thủ tục hành chính từ các phòng ban chuyên môn về một đầu mối tại Ủy ban nhân
dân các cấp thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” nhằm tạo ra sự phối hợp chặt
chẽ giữa các cơ quan liên quan, đảm bảo tính thông suốt và giải quyết nhanh thủ tục hành
chính cho nhân dân.
Lợi ích, ý nghĩa, vai trò của việc thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” các
cấp là:
- Hiệu quả của việc giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế này đã làm cho
nền hành chính trở nên dân chủ, minh bạch, có tính chuyên nghiệp hơn; mang lại sự
thuận tiện cho người dân. Trên thực tế có nhiều loại hồ sơ hành chính có liên quan đến
thẩm quyền giải quyết của nhiều cấp, nhiều cơ quan, phải qua nhiều đầu mối mới có kết
quả cuối cùng. Người dân có nhu cầu chỉ phải nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại một đầu
mối. Những cải cách này đã giúp cho cơ quan hành chính nhà nước phục vụ ngày càng
tốt hơn những nhu cầu của người dân.
- Đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước, nâng
cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ, công chức Nhà nước: bằng việc xác định rõ trách
nhiệm của Thủ trưởng cơ quan các cấp và của từng cán bộ, công chức, góp phần tăng
cường năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức. Mối quan hệ giữa các cơ quan hành
chính nhà nước trong giải quyết công việc cho nhân dân ngày càng thắt chặt. Mặt khác,
giúp các phòng ban có điều kiện tập trung và chủ động giải quyết công việc thuộc thẩm
quyền chuyên môn.
- Tạo lập niềm tin của nhân dân vào cơ quan Nhà nước: Sự đổi mới hoạt động của
cơ quan hành chính và thái độ phục vụ thân thiện của cán bộ, công chức đã đem đến sự
hài lòng cho nhân dân khi giải quyết công việc. Sự công khai, minh bạch mọi thủ tục
hành chính, thời gian giải quyết và các loại phí đã hạn chế tình trạng quan liêu, tham
nhũng. Đồng thời, đảm bảo cho mỗi người dân có thể tham gia vào hoạt động giám sát và
quản lý hành chính nhà nước.
Đề án 30:
** Đơn giản hóa điều kiện kinh doanh
- Về cải cách thủ tục hành chính, cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ
tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ
quan hành chính nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành
phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng
mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải
thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh,
bình đẳng, minh bạch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cải cách TTHC, điều kiện
kinh doanh: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ cải cách
TTHC, yêu cầu, điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Xử lý nghiêm theo
quy định của pháp luật những cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức có hành vi đùn đẩy, kéo
dài thời gian giải quyết TTHC, làm lỡ thời cơ, cơ hội thúc đẩy sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, người dân, gây lãng phí nguồn lực.
- Nâng cao chất lượng TTHC, điều kiện kinh doanh: Thực hiện nghiêm việc kiểm
soát các quy định về TTHC, yêu cầu, điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật, danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành; đơn giản hóa các quy định này ngay
trong quá trình xây dựng VBQPPL, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thật sự
cần thiết, hợp lý, hợp pháp và tiết kiệm chi phí cho xã hội. Số lượng TTHC, yêu cầu, điều
kiện kinh doanh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chế độ báo cáo, danh mục hàng hóa
kiểm tra chuyên ngành tại dự án, dự thảo VBQPPL; những TTHC, yêu cầu, điều kiện
kinh doanh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Công bố, công khai đầy đủ, chính xác, kịp
thời thông tin về TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC tập trung nguồn lực đẩy
nhanh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC.
** Đơn giản hoá mẫu đơn, tờ khai hành chính trong hồ sơ thủ tục hành chính
- Đổi mới mạnh mẽ việc giải quyết TTHC, gắn kết chặt chẽ với chuyển đổi số quốc
gia: Tập trung tháo gỡ dứt điểm các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai Đề
án 06, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa cải cách TTHC với chuyển đổi số quốc
gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện tái cấu trúc quy trình các TTHC,
dịch vụ công đã được tích hợp trên Cổng DVCQG và Hệ thống thông tin giải quyết
TTHC cấp bộ, cấp tỉnh để tiếp tục đơn giản hóa các quy trình, thủ tục, giấy tờ công dân
theo thẩm quyền và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bảo đảm thực chất, hiệu
quả. Tiếp tục thực hiện việc nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ công trực tuyến
thuộc thẩm quyền giải quyết trên Cổng DVCQG và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC
tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
- Công bố, công khai đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin về TTHC trên Cơ sở dữ
liệu quốc gia về TTHC. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương
tiện khác nhau.
** Xây dựng cơ chế tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và
doanh nghiệp về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính không phù hợp.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước
các cấp thường xuyên đối thoại, lắng nghe phản ánh, kiến nghị của người dân, cộng đồng
doanh nghiệp. Điều này cho thấy quyết tâm xây dựng một nền hành chính năng động,
trách nhiệm của bộ máy hành chính nhà nước các cấp. Các công cụ theo dõi, đánh giá cải
cách hành chính, như Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người
dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); đo lường sự
hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công, giáo dục công... được triển khai thực
hiện, qua đó thể hiện rõ nét tinh thần xây dựng một nền hành chính dân chủ, phục vụ,
hướng tới lợi ích của người dân và xã hội
** Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước
Trong nhiều năm qua, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được xác định là một
khâu trọng tâm, đột phá và được triển khai mạnh mẽ ở tất cả cấp hành chính theo hướng
đơn giản hóa, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân. Việc triển khai thực thi phương
án đơn giản hóa TTHC; cắt giảm điều kiện kinh doanh và hoạt động kiểm tra chuyên
ngành; phân cấp thẩm quyền giải quyết TTHC bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực.
TTHC thường xuyên được rà soát, đơn giản hóa, đánh giá tác động, chuẩn hóa; công bố,
niêm yết, công khai. Việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong
giải quyết TTHC theo hướng số hóa, không phụ thuộc vào địa giới hành chính được chú
trọng, bước đầu có kết quả.
Theo đó, 53/63 địa phương đã thực hiện hợp nhất Cổng Dịch vụ công và Hệ thống
thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, thành phố. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC duy
nhất, đồng thời cung cấp, tích hợp nhiều tiện ích thông minh, giúp cho việc tiếp nhận hồ
sơ, giải quyết TTHC ngày càng nhanh chóng, thuận tiện. Các nội dung gắn kết đồng bộ
giữa cải cách TTHC và xây dựng Chính phủ điện tử cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
người dân, doanh nghiệp tiếp cận với cơ quan hành chính nhà nước
Kết quả đạt được :
- 1 cơ sở dữ liệu về TTHC được công bố trên mạng internet
- TTHC được đơn giản hoá:
- Trên 5.700 thủ tục, trên 9000 văn bản quy định và trên 100.000 biểu mẫu thống
kê, đã chuẩn hoá và thu gọn từ 10.000 bộ thủ tục cấp xã xuống còn 63 bộ, thu gọn 700 bộ
thủ tục cấp huyện xuống còn 63 bộ.
Đề án 06: Đề án phát triển dữ liệu số quốc gia
Cơ chế, chính sách về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số từng bước được
hoàn thiện, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Việc xây
dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trục liên thông văn bản
quốc gia, Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công
việc của Chính phủ... được triển khai thực hiện hiệu quả, góp phần hình thành nên cơ sở
dữ liệu phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Đồng thời, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giải quyết TTHC cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp, nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Các bộ, ngành, địa phương tập trung đẩy
mạnh đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, triển khai xây dựng nhiều phần mềm, cơ sở dữ
liệu, các nền tảng, phần mềm ứng dụng. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến tiếp tục có cải
thiện, như năm 2022, tỷ lệ dịch vụ công có đủ điều kiện được đưa lên cung cấp trực tuyến
mức độ 4 đạt 100%, tăng 4% so với năm 2021; tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến
trên tổng số hồ sơ TTHC đạt 52,80%, tăng 17,50% so với năm 2021; đã cơ bản hoàn
thành đưa 21/25 dịch vụ công thiết yếu (theo Đề án 06) thực hiện trên môi trường điện tử
và được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Hiện nay, công dân có rất nhiều loại giấy tờ khác nhau, như CCCD, thẻ bảo hiểm y
tế, bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, các loại bằng cấp, chứng chỉ…
Nhằm tạo điều kiện cho công dân, Đề án đặt ra mục tiêu xác thực 100% các thông tin
thiết yếu, quan trọng trên ứng dụng VNEID hoặc qua thẻ CCCD gắn chip điện tử như:
Thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, giấy phép lái xe, đăng ký xe… từng bước thay thế các
giấy tờ của công dân trong một số giao dịch theo quy định của pháp luật. Cung cấp các
dịch vụ công, dịch vụ thương mại phục vụ tiện ích số của công dân trên ứng dụng
VNEID như: Dịch vụ cư trú, CCCD, thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các dịch
vụ khác.
MÔ HÌNH MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG, MỘT CỬA QUỐC GIA
VÀ MỘT CỬA ASEAN
Khởi đầu từ mô hình một cửa ở TPHCM => nhân rộng ra cả nước bằng quyết định của
TTG
Khái niệm Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN
Khái niệm Cơ chế một cửa quốc gia
Cơ chế một cửa quốc gia là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin,
chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà
nước liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích
hợp. Cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất nhập khẩu,
quá cảnh; cơ quan Hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống
thông tin tích hợp (Điều 4, Luật Hải quan năm 2014).
Khái niệm Cơ chế một cửa ASEAN
Cơ chế một cửa ASEAN là một môi trường trong đó các Cơ chế một cửa quốc
gia hoạt động và tích hợp với nhau.
Mô hình kết nối Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN
Cổng thông tin một cửa quốc gia là nơi tiếp nhận và phản hồi các thông tin từ các Bộ,
ngành và các bên có liên quan như sau:
- Các Bộ, ngành tham gia vào quá trình cấp phép đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu,
quá cảnh, phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh.
- Cơ quan Hải quan.
- Người vận tải, đại lý hãng tàu, đại lý giao nhận.
- Ngân hàng, bảo hiểm.
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đại lý hải quan.
- Các bên liên quan khác.
Trên cơ sở đó, Cổng thông tin một cửa quốc gia kết nối với Cơ chế một cửa ASEAN và
các đối tác thương mại khác của Việt Nam.
Quy trình thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và
ASEAN
Khi thực hiện thủ tục cấp phép và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu có giấy phép trên
Cổng thông tin một cửa quốc gia, doanh nghiệp thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1: Doanh nghiệp gửi đơn xin cấp phép, hồ sơ cấp phép, tờ khai hải quan và hồ sơ
hải quan dưới dạng điện tử đến cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia.
- Bước 2: Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia chuyển đơn xin cấp phép, hồ sơ cấp
phép đến hệ thống cấp phép của các Bộ, Ngành.
- Bước 3: Các Bộ, Ngành xử lý hồ sơ xin cấp phép và chuyển giấy phép dưới dạng điện
tử về Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia. Hệ thống MỘT CỬA QUỐC GIA Ngân
hàng, bảo hiểm Người, vận tải, đại lý hãng tàu, đại lý giao nhận Các bộ, ngành Hải quan
DN XNK, đại lý giao nhận Các bên liên quan khác HỆ THỐNG MỘT CỬA
ASEAN/THẾ GIỚI Cẩm nang về NSW & ASW 4
- Bước 4: Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia chuyển giấy phép dưới dạng điện tử
về cho doanh nghiệp đồng thời gửi tới hệ thống của hải quan.
- Bước 5: Hải quan xử lý hồ sơ hải quan, đối chiếu thông tin giấy phép điện tử nhận được
từ các Bộ, Ngành (nếu cần), quyết định kết quả thông quan và trả kết quả về Cổng thông
tin điện tử một cửa quốc gia.
- Bước 6: Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia trả kết quả thông quan về cho Doanh
nghiệp và gửi kết quả đến hệ thống của các Bộ, Ngành để tham khảo.
Lợi ích khi triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN
Lợi ích đối với người dân, doanh nghiệp
- Tiết kiệm thời gian hoàn thành thủ tục cấp phép và thông quan lô hàng xuất nhập khẩu
- Tiết kiệm chi phí và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả Đơn giản, hài hòa
hóa thủ tục giữa các cơ quan quản lý.
- Tăng cường tính minh bạch trong quá trình làm thủ tục hành chính Việc thực hiện thủ
tục hành chính qua Cổng thông tin một cửa quốc gia giúp tăng tính minh bạch trong quá
trình làm thủ tục cho doanh nghiệp.
- Giảm sự tiếp xúc giữa người dân và doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước trong
quá trình thực hiện các thủ tục hành chính Khi thực hiện thủ tục hành chính thông qua
Cổng thông tin một cửa quốc gia sẽ giảm sự tiếp xúc giữa doanh nghiệp và cơ quan quản
lý.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.
Lợi ích đối với nhà nước
- Thúc đẩy cải cách hành chính, hoàn thiện chế độ, chính sách quản lý nhà nước đối với
hoạt động xuất nhập khẩu
- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước hướng tới
xây dựng Chính phủ điện tử Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia là đòn bẩy để các Bộ,
ngành đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông trong hoạt động quản lý của mình, hướng tới
xây dựng Chính phủ điện tử theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và chất lượng trong việc cung cấp dịch vụ công -
Giảm thiểu việc dư thừa về các yêu cầu hồ sơ, thông tin, dữ liệu, tăng độ tin cậy và sự
chính xác của thông tin
- Ngăn ngừa các nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia cũng như Cẩm nang về NSW
& ASW 8 an ninh của cộng đồng đến từ các hoạt động vận tải và thương mại bất hợp
pháp
Kết quả đạt được
- Đến ngày 30/6/2017 đã có 11 bộ, cơ quan đã kết nối Cơ chế một cửa quốc gia
với 39 thủ tục hành chính. Cơ chế một cửa quốc gia đã xử lý 180.079 hồ sơ của 12.683
DN (tăng 70% so với 6 tháng đầu năm 2016); giúp doanh nghiệp rút ngắn được khoảng
4/5 thời gian làm thủ tục.
- Đang hoàn thiện để kết nối cơ chế liên thông Asean khi Nghị định thư được 10
nước thành viên thông qua.
ĐỀ ÁN 30 VỀ CẢI CÁCH TTHC
Bối cảnh của Đề án
Chương trình tổng thể cải cách TTHC ở nước ta:
- Bắt đầu bằng việc “cải cách một bước thủ tục hành chính trong quá trình giải quyết
công việc của cá nhân, tổ chức” bằng Nghị quyết số 38/CP ngày 04 tháng 05 năm 1994
của Chính phủ.
- Sau đó, cải cách thủ tục hành chính nằm trong chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết
định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 09 năm 2001
- Tổng kết giai đoạn 1 của chương trình (2001 – 2005): báo cáo của Ban chỉ đạo
cho thấy có những kết quả đáng ghi nhận => Cải cách TTHC được xác định là một trong
những giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển KTXH và đổi mới hệ
thống chính trị
- Từ thành công bước đầu của giai đoạn I kết hợp với:
+ Bối cảnh: VN chính thức trở thành thành viên của WTO
+ Kinh nghiệm thế giới cho thấy: đơn giản hoá TTHC được xác định là nhiệm vụ
trọng tâm trong chương trình hiện đại hoá của CP
+ Thực trạng TTHC còn nhiều “vấn đề” chưa được giải quyết
=> Quyết tâm CCTTHC gđ2 (2006 – 2010).
- Để chỉ đạo chương trình cải cách TTHC giai đoạn 2 với nội dung trọng tâm là đơn giản
hoá TTHC => TTg ban hành Chỉ thị số 30 ngày 10/1/2007 phê duyệt Đề án đơn giản hoá
TTHC trên các lĩnh vực (gọi tắt là Đề án 30)
Nội dung của đề án:
- Tiểu đề án 1: Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên từng lĩnh vực quản lý nhà
nước
- Tiểu Đề án 2: Đơn giản hóa điều kiện kinh doanh
- Tiểu Đề án 3: Đơn giản hoá mẫu đơn, tờ khai hành chính trong hồ sơ thủ tục
hành chính
- Tiểu Đề án 4: Xây dựng cơ chế tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá
nhân, tổ chức và doanh nghiệp về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính không phù hợp.
Mục tiêu của Đề án: 4 mục tiêu:
- Đơn giản hoá TTHC nhằm:
- Bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của TTHC
- Tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong giao dịch với NN
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLHCNN
- Góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí
Kết quả đạt được của Đề án 30:
- 1 cơ sở dữ liệu về TTHC được công bố trên mạng internet
- TTHC được đơn giản hoá:
Trên 5.700 thủ tục, trên 9000 văn bản quy định và trên 100.000 biểu mẫu thống kê, đã
chuẩn hoá và thu gọn từ 10.000 bộ thủ tục cấp xã xuống còn 63 bộ, thu gọn 700 bộ thủ
tục cấp huyện xuống còn 63 bộ

You might also like