You are on page 1of 4

18.

Sự kiện pháp lý hành chính không phải là cơ sở duy nhất làm phát sinh quan hệ
luật hành chính.
- Nhận định trên là đúng.
- Vì: Điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính dựa trên 3 cơ sở
là: Phải có quy phạm pháp luật hành chính tương ứng điều chỉnh, năng lực chủ thể pháp luật
hành chính và sự kiện pháp lý hành chính. Sự kiện pháp lý hành chính chỉ là một trong ba
điều kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính chứ không phải là
cơ sở duy nhất.
19. Nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật hành chính là khả năng lựa chọn hành
vi xử sự của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính.
- Nhận định trên là sai.
- Vì: Nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật hành chính là sự cần thiết phải xử sự của chủ
thể theo quy định của pháp luật hành chính, thể hiện yêu cầu, đồi hỏi của Nhà nước đối với
các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính, thể hiện trong nội dung quy phạm pháp luật
hành chính. Còn quyền chủ thể của chủ thể quan hệ pháp luật hành chính mới là khả năng
lựa chọn hành vi xử sự của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính.
20. Xử phạt vi phạm hành chính không phải là biểu hiện duy nhất của việc áp dụng
quy phạm pháp luật hành chính.
- Nhận định trên là đúng.
- Vì: Xử phạt vi phạm hành chính chỉ là một khía cạnh biểu hiện của việc áp dụng quy phạm
pháp luật hành chính. Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính thì việc giải quyết thủ tục xử
phạt vi phạm hành chính, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính, ... cũng là các là biểu hiện
của việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính.

Bài tập.
Ngày 15/6/2018, trên cơ sở quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh X về việc tuyển dụng công
chức cho các sở và cơ quan ngang sở trên địa bàn tỉnh X, Sở Nội vụ tỉnh X ra Thông báo số
10/TB-SNV về việc tuyển dụng công chức. Xét thấy mình có đủ điều kiện dự tuyển công chức,
ông Nguyễn Hoàng B (sinh năm 1992), cư trú tại xã Z, huyện Y, tỉnh Z đã đến Sở Nội vụ tỉnh X
nộp hồ sơ. Trước đó, ông B đã đến Trung tâm Y tế huyện Y khám sức khỏe. Đồng thời đến Ủy
ban nhân dân xã Z xác nhận sơ yếu lý lịch và chứng thực các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu
ngạch công chức dự tuyển. Hãy xác định:
1. Các quan hệ pháp luật hành chính đã phát sinh ?
- Quan hệ hành chính phát sinh: Ông B đến Ủy ban nhân dân xã Z xác nhận sơ yếu lý lịch và
chứng thực các văn bằng, chứng chỉ.
2. Chủ thể, khách thể quan hệ pháp luật hành chính ?
- Chủ thể: Ông B, Ủy ban nhân dân xã Z
- Khách thể: Việc xác nhận sơ yếu lý lịch và chứng thực các văn bằng, chứng chỉ của ông B
tại Ủy ban nhân dân xã Z.
3. Điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính ?
- Điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính dựa trên 3 cơ sở:
+ Phải có quy phạm pháp luật hành chính tương ứng điều chỉnh : việc xác nhận sơ yếu lý
lịch và chứng thực các văn bằng, chứng chỉ của ông B được quy đinh tại Nghị định số
23/2015/NĐ-CP.
+ Năng lực chủ thể pháp luật hành chính:
 Năng lực pháp luật hành chính: Từ khi ông B sinh ra đã hình thành năng lực pháp
luật hành chính. (VD: Được làm giấy khai sinh, được nhập hộ khẩu, …)
 Năng lực hành vi hành chính: Ông B sinh năm 1992 hiện đã đủ khả năng nhận thức
và làm chủ hành vi hành chính. Thậm chí ông B còn tự nhận thức được việc mình có
đủ điều kiện dự tuyển công chức của Ủy ban nhân dân tỉnh X,
+ Sự khiện pháp lý hành chính: Ông B yêu cầu Ủy ban nhân dân xã Z xác nhận sơ yếu lý
lịch và chứng thực các văn bằng, chứng chỉ của ông.
 Phát sinh: Công dân – Nhà nước

6. Tất cả thành viên Chính phủ đều do Quốc hội bầu ra và phải là Đại biểu
Quốc hội.
- Nhận định trên là sai.
- Vì: Các thành viên trong Chính phủ thì chỉ duy nhất Thủ tướng là chức danh do
Quốc hội bầu ra và bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội. Còn đối với các chức danh khác
Quốc hội chỉ phê chuẩn dưới sự đề nghị của Thủ tướng Chính phủ chứ không trực tiếp
bầu ra. Đồng thời những chức danh này không nhất thiết phải là Đại biểu Quốc hội.
* Thêm:
- Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội vì:
+ Đảm bảo sự chấp hành của Chính phủ trước Quốc hội ở chỗ nếu là đại biểu Quốc hội
thì Thủ tướng sẽ đương nhiên tham dự kỳ họp của Quốc hội → Thủ tướng sẽ nghe và
nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, đường lối, chủ trương của Quốc hội từ đó Thủ tướng
sẽ triển khai cho Chính phủ thi hành.
→ Quốc hội lập ra Chính phủ suy cho cùng là để thi hành đường lối, chủ trương của
Quốc hội, muốn thi hành thì phải nghe và nắm bắt đồng thời muốn nghe và nắm bắt thì
phải tham dự họp, muốn tham dự họp thì pahir là đại biểu Quốc hội.
+ Thể hiện được sự tín nhiệm nhất định của nhân dân đối với một chức danh rất quan
trọng trong bộ máy nhà nước trong bối cảnh Thủ tướng không do người dân trực tiếp bầu.
Trong khi đó người đứng đầu hành pháp ở các nước khác hầu như đều do dân trực tiếp
bầu còn Thủ tướng - người đứng đầu hành pháp nước ta là do cơ quan dân cử - Quốc hội
bầu trong số các đại biểu Quốc hội mà đại biểu Quốc hội thì do nhân dân trực tiếp bầu ra.
- Các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội vì:
+ Để tạo ra một cơ sở xã hội rộng rãi cho Thủ tướng trong việc thành lập những chức
danh này và thu hút người tài.
+Thể hiện tư duy mới, trong tổ chức bộ máy nhà nước là có sự phân chia rành mạch giữa
lập pháp và hành pháp, không nên kiêm nhiệm, ôm đồm.
+ Để Quốc hội giám sát Chính phủ được khách quan, tránh tính trạng “vừa đá bóng vừa
thổi còi”, không thể vừa là đối tượng giám sát đồng thời là đối tượng bị giám sát.
7. Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước đều hoạt động theo chế độ tập thể
lãnh đạo.
- Nhận định trên là sai.
- Vì: Ngoài các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo
thì còn các cơ quan nhà nước hoạt động theo chế độ thủ trưởng cá nhân đứng đầu lãnh
đạo như các Bộ, cơ quan ngang Bộ, …
8. Thành viên Chính phủ đương nhiên là Đại biểu Quốc hội.
- Nhận định trên là sai.
- Vì: Các thành viên trong Chính phủ thì chỉ duy nhất Thủ tướng là chức danh do
Quốc hội bầu ra và bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội, còn đối với các chức danh khác
không nhất thiết phải là Đại biểu Quốc hội.
- Các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội vì:
+ Để tạo ra một cơ sở xã hội rộng rãi cho Thủ tướng trong việc thành lập những chức
danh này và thu hút người tài.
+Thể hiện tư duy mới, trong tổ chức bộ máy nhà nước là có sự phân chia rành mạch giữa
lập pháp và hành pháp, không nên kiêm nhiệm, ôm đồm.
+ Để Quốc hội giám sát Chính phủ được khách quan, tránh tính trạng “vừa đá bóng vừa
thổi còi”, không thể vừa là đối tượng giám sát đồng thời là đối tượng bị giám sát.
9. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ.
- Nhận định trên là sai.
- Vì: Theo Khoản 2 Điều 2 Luật tổ chức Chính phủ 2015 (sửa đổi, bổ sung 2019) có
quy định rằng cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Cơ quan
thuộc Chính phủ chỉ là một loại cơ quan chứ không nằm trong Chính phủ.
10. Phòng kinh tế được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện.
- Nhận định trên là sai.
- Vì: Theo Điểm b Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 108/2020/NĐ-CP thì đơn vị hành
chính cấp huyện ở các huyện không có Phòng kinh tế mà chỉ có Phòng kinh tế và hạ tầng,
không giống như các đơn vị hành chính cấp huyện ở các quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh có Phòng kinh tế.

You might also like