You are on page 1of 41

QUỐC HỘI

I. Vị trí, tính chất pháp lý:


1. Vị trí của QH
- QHVN có vai trò vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước (có vị trí cao nhất). Trong cơ quan
nhà nước không có cơ quan nào ngang hàng hay cao hơn QH.
- Trong khi đó, Nghị viện ở các nước tư sản có vị trí cân bằng và ngang hàng với hai nhánh quyền lực
còn lại. Như vậy Nghị viện có thể bị kiểm soát bởi hai nhánh quyền lực còn lại:
- Tổng thống có quyền phủ quyết các đạo luật do Nghị viện ban hành, cũng có quyền đề nghị Nghị viện
xem xét lại các quyết định của mình; hoặc Nguyên thủ quốc gia có quyền giải tán Nghị viện trước hạn
khi có yêu cầu của Thủ tướng
- Chánh án Tòa tối cao có quyền tuyên các quyết định của Nghị viện là vi hiến và từ chối thi hành.
- Như vậy, Nghị viện không tập trung quyền lực, vì các nước đều nhận thấy rằng quyền lực tối cao là
vô cùng nguy hiểm. Ở VN thì ngược lại, quyền lực nằm trong tay dân, và dân bầu ra QH khiến cho ngộ
nhận rằng dân trao toàn quyền cho QH, QH từ đó tập quyền XHCN như Xô Viết tối cao ở Liên Xô.
Điều này khiến cho Chính phủ (hành pháp) và Tòa án (Tư pháp) ở VN chỉ được quan niệm là đứa con
của QH, là cơ quan phái sinh của QH do QH lập ra. QH hoàn toàn có quyền giám sát bãi miễn những
cơ quan này nhưng không có chiều ngược lại (Không có cơ quan nào có quyền kiểm soát QH hết).
- Vì thế ở VN, QH là cao nhất, là toàn quyền; trong cơ chế tập quyền không bao giờ đặt ra vấn đề phủ
quyết luật, giải tán QH trước hạn hay đề nghị QH xem xét lại các quyết định của mình, cũng như không
ai có quyền tuyên bố một đạo luật là hợp hiến hay vi hiến.
- Nguyên tắc tập quyền được áp dụng một cách đỉnh cao và triệt để ở VN vào giai đoạn 1980. Đến
HP1992 tập quyền đã bị nhận thức lại. Đến NQ2001 chúng ta chính thức bổ sung vào điều 2 HP1992 ý
rằng: "Quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng phải có sự phân công và phối hợp." Tiếp đó, đến
HP2013 điều 2 bổ sung thêm các cụm "Kiểm soát quyền lực."
- Như vậy, trong quan điểm chính thống của VN hiện nay, QH vẫn là cơ quan cao nhất nhưng khác
HP1980 ở chỗ: QH không còn ôm đồm, can thiệp, làm thay các cơ quan NN khác; mà phải có sự phân
công rành mạch rõ ràng. Mặc dù điều 2 HP2013 có bổ sung vấn đề kiểm soát quyền lực NN nhưng cho
đến tận thời điểm hiện nay, các nhà làm luật vẫn đang rất lúng túng; nên vẫn chưa thể hiện được các cơ
chế kiểm soát quyền lực QH trong các văn bản pháp luật VN.

2. Tính chất pháp lý Quốc hội:


- Nghị quyết 51 bổ sung vào Điều 2 – QLNN phải có sự thống nhất và phân công & phối hợp =>
Điều 2 – 2013, bổ sung thêm “kiểm soát” quyền lực. Như vậy, trong quan điểm chính thống của
VN hiện nay, QH vẫn là cơ quan cao nhất, nhưng khác HP 1980 ở chỗ, QH không ôm đồm, làm
thay các CQNN # ==> có sự phân công rành mạch. Mặc dù điều 2 – HP 2013 có bổ sung kiểm
soát quyền lực NN nhưng cho đến thời điểm hiện nay các nhà làm luật vẫn còn lúng túng cho
nên vẫn chưa có cơ chế kiểm soát được quyền lực.
- Về mặt tính chất pháp lý, theo điều 69 – HP2013 thì Quốc hội có 2 thuộc tính sau:
1. QH được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của ND vì 4 lý do
+ Về mặt cách thành lập: QH là CQ duy nhất do ND cả nước trực tiếp bầu ra. (HDND các
cấp do nhân dân địa phương bầu) => Đại diện cho tâm tư nguyện vọng, ý chí và quyền làm chủ
của ND, thay mặt ND thực hiện quyền lực của ND.
+ Về cơ cấu thành phần: QH bao gồm các đại biểu QH – là đủ sức đại diện cho cử tri cả
nước. (gồm 500 đại biểu: cơ cấu đầy đủ thành phần. Tại VN, cơ cấu làm cho bầu cử trở thành
hình thức.
+ Về nhiệm vụ, quyền hạn: Các đb QH phải thường xuyên TCD và tiếp xúc cử tri trước &
sau mỗi kì họp Quốc hội nhằm mục đích thu thập tâm tư nguyện vọng của cử tri mang ra nghị
trường để bàn bạc, thảo luận – quyết định theo đa số. Biến tâm tư nguyện vọng, thành pháp luật,
thành quyết sách của QH – Phải là ý chí, tâm tư của ND nâng lên thành luật, chủ trương thông
qua vai trò đại biểu QH.
+ Về mặt chế độ báo cáo công tác và chịu trách nhiệm: Báo cáo công tác cho các cử tri khi
tiếp, và hoàn toàn bị cử tri bãi nhiệm khi không còn xứng đáng.(mới quy định chung chung
trong Hiến pháp, chưa có thể thức cụ thể) => VN chưa bao giờ bãi nhiệm đại biểu trong thực tế
=> Dễ dẫn đến quan liêu.
 Cơ quan đại biểu cao nhất, chịu trách nhiệm trước Nhân dân.
2. QH là cơ quan quyền lực cao nhất của NN CHXHCNVN (dấu ấn còn lại của “tập quyền
XHCN”), tính quyền lực cao nhất được thể hiện ở 3 khía cạnh sau:
+ QH là cơ quan có quyền lập hiến & lập pháp
+ Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước trên các lĩnh vực đời sống – XH
+ Giám sát tối cao.
 Đây là 3 chức năng chính của Quốc hội, được cụ thể bằng 15 loại nhiệm vụ, quyền hạn được
quy định tại Điều 70 – HP 2013.

II. Chức năng, nhiệm vụ Quốc hội VN (Điều 70 – HP 2013)


1. Trong lĩnh vực lập hiến & lấp pháp:
a. Điểm mới
* Điểm mới 1 của HP 2013, bỏ đi 2 chữ “duy nhất” so với các bản HP trước đây; ý nghĩa:
+ Quyền lập hiến lẻ ra thuộc về ND, nhưng ở VN thì ND chưa có đầy đủ đk cần thiết để trưng cầu
dân ý về Hiến pháp -> ND tạm uỷ quyền cho Quốc hội. => Cho nên QH ko thể “duy nhất” lập hiến.
+ Ngay cả việc làm luật cũng được coi là quy trình phức tạp, đòi hỏi nhiều chủ thể trong xã hội
tham gia vào quy trình này. (Ex. CP viết dự án luật, các nhà KH cho ý kiến đóng góp, các tầng lớp
ND cho ý kiến … QH bỏ phiếu thông qua Luật.) => Không thể nói QH duy nhất lập pháp.
* Điểm mới 2, HP 92 quy định QH là “QH là cơ quan duy nhất thực hiện quyền lập hiến và quyền
lập pháp” thì HP 2013 sửa lại là “Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập
pháp”
=> Hiến pháp ở VN là thường luật, là công cụ quản lý dân. => HP 2013 tách bạch rõ ràng quyền
làm ra Hiến pháp, quyền làm ra luật. HP là luật gốc, luật mẹ.
** Nội dung:
- QH là cơ quan được quyền lập hiến, lập pháp. ( bao gồm: QH được quyền thông qua HP và các
đạo luật)
- Được quyền sửa đổi bổ sung HP và các đạo luật, Bộ luật.
- Xây dựng pháp luật và các điều luật (có kế hoạch)
SS Luật & Bộ luật:
- Giống: - Do QH ban hành
- Giá trị luật cao nhất
-- Khác nhau: ở quy mô & cơ cấu
- Để giúp & hỗ trợ QH làm luật thì Điều 84 – HP 2013: “Quyền sáng kiến pháp luật” (sáng kiến lập
pháp) bao gồm 2 quyền :
+ Trình kiến nghị về Luật:
- Đề nghị QH ban hành thông qua, sửa đổi bổ sung Luật trong tương lai.
- Chủ thể: Duy nhất thuộc về đại biểu QH.
+ Trình dự án Luật:
- Tự tay mình viết xong dự án hoàn chỉnh và trình ra cho QH xem xét, thảo luận,
thông qua.
- Chủ thể: bao gồm: nhóm 1 UBTVQH, HĐDT, các uỷ ban của QH. Nhóm 2: CTN,
Chính phủ (thông qua các Bộ các ngành cấu thành), TANDTC, VKSNDTC, Kiểm
toán NN. Nhóm 3: CQTW của 6 tổ chức: TW MTTQ VN, TW Đoàn TNCS, LĐLD ..
- Các đại biểu Quốc hội.
=> Sáng kiến lập pháp => Quy trình làm Luật phức tạp cần nhiều chủ thể tham gia vào.

c. Thực tế chức năng


QH lập ra để thực hiện chức năng này. Việc làm Luật hiện nay ở QH vẫn còn nhiều bất cập, chưa đạt
hiệu quả cao:
+ Hiện nay có hơn 95% các dự án Luật là được xây dựng bởi Chính phủ (Bộ, ngành), <5% còn lại thì
chia đều cho các chủ thể khác (TANDTC – Luật Tổ chức TA, VKSNDTC – Luật Tổ chức VKS …)
nhưng chủ thể đáng mong đợi là đại biểu vẫn chưa phát huy vai trò (0%). Trong 60 năm làm Luật, đb
QH tự tay viết dự án Luật – 1998, Nguyễn Công Điền – HCM  Luật về thuế nông nghiệp -> K có cơ
chế và ko được thông qua.
Lý do, các đại biểu hoạt động kiêm nhiệm # Chuyên trách (Nghị sĩ Mỹ)
Nhìn chung, dự luật giao cho các ngành các Bộ
+ Ưu điểm:
- Chuyên môn, am hiểu khi làm luật (ex. Luật giáo dục – Bộ GD&ĐT, Luật thuế - Bộ TC …
- Các bộ ngành của CP, có chuyên gia & kinh phí.
+ Nhược điểm:
- Cục bộ ngành (lợi ích của Bộ ngành) không còn là ý chí của ND.
- Vô hiệu hoá chức năng làm Luật của QH
 Đại biểu QH có quyền quyết định có thông qua hay không nhưng việc thông qua chỉ mang
tính hình thức.
+ Giải pháp:
- Dự luật giao cho nhiều CQ tham gia soạn thảo – SS các dự luật QH chọn lấy dự luật tốt nhất hay
nhất.
- Đấu thầu dự án luật.

2. Quyết định những vấn đề quan trọng của Đất nước


- QH có quyền Thành lập ra các CQNN khác ở TW theo quy trình sau đây:
22-05-2016 cử tri bầu đại biểu QH khoá 14 -> 500 đại biểu/183 đơn vị bầu cử, chậm nhất 60 ngày
kể từ ngày bầu cử các ĐB phải về HN tham gia họp kì đầu tiên (quan trọng nhất) => Vì, kì họp mang
tính tổ chức -> Quyết định các chức danh quan trọng (Do UBTVQH khoá trước – UBTVQH khoá 13
chủ toạ -> Giới thiệu UBTVQH Khoá mới, bao gồm các chức danh: Chủ tịch, PCT, UV ban TV khoá
mới. -> Giới thiệu theo danh sách đề cử (18 người) của UBTVQH khoá 13.
+ UBTV QH khoá mới giới thiệu:
- CT HĐ Dân tộc
- Chủ nhiệm các Uỷ ban QH
- Tổng thư ký Quốc hội (*) – Chức danh mới theo Luật 2014, trước đây gọi là Chủ nhiệm
VP Quốc hội.
- Giới thiệu CT HĐ bầu cử Quốc gia (CT QH đương nhiệm), Tổng kiểm toán Nhà nước. (Hiến
pháp không có đề cập đến -> vì vậy, ko nhất thiết là đại biểu QH.)
- Giới thiệu Chủ tịch nước – nguyên thủ quốc gia (* Bắt buộc là đại biểu QH) => CTN giới thiệu
4 chức danh : Phó Chủ tịch nước, TTg Chính phủ (2 chức danh này giới thiệu trong đb QH), CA’
TANDTC, VT VKSND TC (2 chức danh này không bắt buộc là đb QH).
*Khi CA’ TAND tối cao được bầu, CA’ TANDTC lập danh sách Phó CA’ TANDTC trình
danh sách ra VP – Chủ tịch nước đề nghị CTN kí quyết định bổ nhiệm. Trình danh sách Thẩm phán
TAND TC (trước đây 130 thẩm phán – hiện nay chỉ còn 17 thẩm phán) – Danh sách trình ra Đại biểu
QH phê chuẩn  CTN kí quyết định. (đây là điểm mới của HP 2013, Luật Tổ chức TAND 2014) vì
trước đây để trở thành Thẩm Phán TAND TC chỉ cần CTN kí bổ nhiệm không cần QH phê chuẩn. ý
nghĩa:
1. Muốn trở thành TP TANDTC không chỉ có kinh nghiệm, năng lực mà còn phải có uy
tín, danh dự ( thể hiện qua niềm tin của các ĐBQH)  Điều này nâng cao uy tín, chất
lượng ngành tư pháp.  Cách bổ nhiệm này giống MỸ (Tổng thống bổ nhiệm 
Thượng nghị sĩ đồng ý)
2. Nhằm tăng cường mối quan hệ giữa lập pháp & tư pháp.
* Khi có VT VKSND TC lập ra danh sách các Phó VKSND TC và kiểm sát viên của VKSND
TC trình qua VP-CTN để Chủ tịch nước kí bổ nhiệm.
* Khi có TTg CP thì TTg sẽ lựa chọn nhân sự còn lại của Chính phủ theo quy trình 3 bước:
B1 : Lập danh sách Phó Ttg , Bộ trưởng, Thủ trưởng Cqnb những người này không nhất thiết là
ĐBQH.
B2 : Trình danh sách đề nghị Quốc hội phê chuẩn.
B3 : Khi có NQ phê chuẩn  CTN kí quyết định bổ nhiệm.
 Ý nghĩa:
 B1 vì 2 lý do: + đây là cộng sự, chân tay làm việc với Ttg  để hành pháp thuận lợi thì
TTg chọn nhân sự cho mình làm việc. + Đảm bảo tiếng nói, uy tín làm việc của TTg.
(phục tùng)
 B2 vì: + Để QH kiểm soát, tránh tình trạng lạm quyền của Thủ tướng. + Đảm bảo các Bộ
trưởng, Thủ trưởng chấp hành.
 B3 vì: + Hợp thức hoá về mặt NN (QH & TTg) + Để điều phối hoạt động các CQNN ở
TW.
*Một số lưu ý:
- Điểm mới của HP 2013 là quy định 4 chức danh: CTN, TTg, CT QH, CA’ TANDTC sau khi
được Quốc hội bầu xong phải đọc lời tuyên thệ trước Quốc hội. Ý nghĩa:
+ Tăng thêm sự trang trọng, trang nghiêm  Muốn tăng cường trách nhiệm của quan chức; đối
chiếu lại lời thề trong quá trình làm việc trong nhiệm kỳ 5 năm.

Câu hỏi: Theo các anh( chị) VT VKSND TC không đọc lời tuyên thệ?
- Cần phân biệt các từ ngữ sau đây: “Bầu”, “Bổ nhiệm”, “Miễn nhiệm” , “bãi nhiệm” , “cách chức”
, “phê chuẩn”
+ “Bầu” là sản phẩm của 1 tập thể người  Chủ thể là CQ của tập thể người (QH, HĐND, UB
TVQH)  ra Nghị quyết  Bầu. Trong quá trình thi hành nhiệm vụ có 2 khả năng: - Khách quan:
Khi không thể thực hiện nhiệm vụ tập thể ra Nghị quyết Miễn nhiệm. – Chủ quan: Do thiếu trách
nhiệm, sai phạm (trừ sức khoẻ công tác)  Ra quyết định Bãi nhiệm.
+ “Bổ nhiệm” là sản phẩm của 1 cá nhân  Chủ thể: CTN, TTg, Chủ tịch …  Kí quyết
định Bổ nhiệm. Trong quá trình thi hành nhiệm vụ: - Khách quan:bệnh ốm  “Miễn nhiệm” - Chủ
quan: do sai phạm, vi phạm  “Cách chức”
Tuy nhiên ở VN ta do tâm lý trọng tình, trên thực tế các CQNN đã có những hành xử ko đúng so
với Luật: Trên thực tế, có những dấu hiệu của sai phạm nhưng các CQNN của VN thì đề nghị, yêu cầu
người vi phạm làm đơn xin từ chức.  Các CQNN tiến hành “miễn nhiệm” chứ không tiến hành “cách
chức” hay “Bãi nhiệm”

*Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đời sống xã hội:
- Xem khoảng 3,4,5, 11,12,13,14,15 điều 70, HP 2013 để biết được chức năng của Quốc Hội
LƯU Ý
- Hiện nay, QH có quyền quyết định vấn đề quan trọng nhưng những vấn đề này hết sức chung chung,
vô thưởng vô phạt => do kỹ thuật lập pháp còn kém, phần nào phản ảnh được nào phản ánh được tính
cách của ngời Việt Nam là không rõ ràng. Phải phân định rõ vấn đề nào là quan trọng, phải quy định rõ
(ví dụ: những công trình nào trị giá trên 100 tỷ thì QH quyết, dưới 100 tỷ thì uỷ ban thường vụ quốc hội
quyết) => lợi dụng điểm này để thao túng, lợi dụng QH. Trên thực tế có những vấn đề quan trọng hoặc
quan trọng nhưng chưa tới mức phải trình QH mà vẫn đưa ra QH. => Làm cho QH mất thời gian, bị
phân tán do tranh luận. Khi phát sinh những vấn đề quan trọng thật sự cần ý kiến của QH thì QH lại
không đưa ra kết luận và lờ đi => Thông qua 1 cách dễ dàng
- QH VN hiện nay có quyền đại xá (cần phân biệt với quyền tương tự)
* Quyền đại xá: QH ra nghị quyết quyết định. Chủ tịch nước (nguyên thủ quốc giá) là người
công bố.
Bản chất của đại xá là miễn tri cứu trách nhiệm hình sự đ/v hàng loạt người phạm tội nhẹ (người
phạm tội có thể đã, đang và trong thời gian bị tri cứu trách nhiệm hình sự)
Trong những dịp rất rất long trọng (ở VN chỉ mới có 2 lần đại xá là 1946 và 1976)
1946: khai sinh ra nước VN Dân chủ Cộng hoà (CMT8 thành công)
1976: thống nhất đất nước
Ngàn năm Thăng Long Hà Nội: không chấp nhận đại xá
(Phạm tội trong giao thông, an toàn kinh tế được xét là phạm tội nhẹ vì đa số là phạm tội do vô ý)
* Quyền đặc xá: là quyền của Chủ tịch nước tự ra quyết định đặc xá. Người tư vấn cho Chủ tịch
nước về các TH cần phải đặc xá là Ban quản lý trại giam
Bản chất là tha thù trước thời gian đ/v các tội phạm có cải tạo tốt và có hoàn cảnh đặc biệt.
* Quyền ân xá: là quyền của Chủ tịch nước tự ra quyết định ân xá. Người tư vấn cho Chủ tịch
nước về các TH cần phải ân xá là Chánh An toà án tối và viện trưởng viện kiểm soát tối cao
Ân xá là người phạm tội và bị kết án tử hình và làm đơn xin sự khoan hồng từ phía nhà nươc (gửi đơn
cho Chủ tịch nước)

3. Quốc hội có quyền giám sát tối cao


a. Đối tượng giám sát tối cao
- Theo điều 1 của Luật hoạt động và giám sát 2015, QH có quyền giám sát tất cả hoạt động của
BMNN từ TW đến ĐP -> dấu ấn còn sót lại của tập quyền XHCN. Luật mới sẽ quy định QH chỉ
giám sát tầng cao nhất của bộ máy, từ Bộ trở lên:
+ CT nước,
+ UB TV Quốc hội,
+ Chính Phủ, Các bộ ngành cấu thành CP,
+ TAND tối cao, VKSND tối cao..
+ Kiểm toán NN, Chủ tịch Hội đồng bầu cử & HĐ bầu cử Quốc gia
+ Các cơ quan khác do QH thành lập.
b. Phương pháp giám sát tối cao
- QH giám sát tối cao bằng các phương pháp sau:
+ Xét báo cáo công tác của CTN, UBTV QH, CP, Tòa Tối cao, VKS ND tối cao, Kiểm toán NN,
HĐ bầu cử QG và các CQ khác do QH thành lập.
+ Xem xét các VB QPPL của các chủ thể do QH thành lập có phù hợp với HP, luật và NQ do QH
ban hành hay không (Không thường xuyên)
+ Thành lập đoàn công tác để giám sát tại chỗ
+ GS tối cao = việc chất vấn và trả lời chất vấn– Chú ý./.
lưu ý: QH chỉ chất vấn người đứng đầu cơ quan, đơn vị/
Nghiên cứu quyền chất vấn này
■ Chất vấn là (Khoản 7 – Điều 2 Luật hoạt động Giám sát 2015)
Chất vấn là việc đại biểu Quốc hội nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội,
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; đại biểu Hội đồng nhân dân nêu vấn đề thuộc
trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp và yêu cầu những
người này trả lời về trách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu.
■ Đối tượng chất vấn Qua những đối tượng tại Điều 80 - HP 2013: QH chỉ tập trung chất vấn
người đứng đầu, thủ tưởng của cơ quan, đơn vị chứ k chất vấn cấp phó, không chất vấn nhân viên 
làm sáng tỏ trách nhiệm thuộc về ai và quy kết trách nhiệm đó cho ai chứ không phải để tìm kiếm thông
tin, quy kết thông tin.
■ Tính chất: Bắt buộc & đối tượng phải giải trình./. Quyền yêu cầu kiến nghị - không bắt buộc
■ Thủ tục: Theo thủ tục chặt chẽ do Luật quy định – Trả lời trước Quốc hội
■ Hậu quả pháp lý: Quốc hội có quyền bãi nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm khi không đáp ứng
được chất vấn.
ĐÁNH GIÁ CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN Ở VN HIỆN NAY
 Ưu điểm : Đấy là hình thức giám sát hiệu quả thu hút sự quan tâm của cử tri, thông tin đại chúng
vì vậy kỳ họp nào QH cũng dành ra thời lượng thích hợp cho việc chất vấn và trả lời chất vấn. Hầu hết
các buổi chất vấn được truyền hình trực tiếp  đội ngũ trí thức & tầng lớp ND giám sát được hoạt
động của nghị trường, tăng cường trách nhiệm cho người chất vấn và bị chất vấn, đối tượng chất vấn
ngày càng được mở rộng khiến cho việc chất vấn ngày một chất lượng, dân chủ hơn, việc chất vấn tập
trung vào những vấn đề mà cử tri quan tâm như giao thông, y tế, giáo dục.. thể hiện việc phản ánh được
ý chí, tâm tư của nhân dân.
 Khuyết điểm: Cơ sở pháp lý của việc chất vấn chưa rõ ràng, PL chưa quy định những trường
hợp nào được từ chối trả lời chất vấn, không quy định quyền của chủ tọa trong các phiên chất vấn, hậu
quả pháp lý của chất vấn chưa rõ chỉ quy định sau chất vấn QH ra một nghị quyết để bày tỏ thái độ.

c. Những hậu quả pháp lý có thể áp dụng khi QH giám sát tối cao
- Văn bản sai trái với HP, Luật, NQ của QH thì QH sẽ bãi bỏ những văn bản sai trái đó.
- Những hành vi sai bị phát hiện, QH sẽ miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với các chức danh do QH bầu
ra hoặc phê chuẩn miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh do QH phê chuẩn, bổ nhiệm.
- Đặc biệt, từ năm 2001 đến nay trong quá trình giám sát tối cao QH còn được bổ sung thêm
quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh QH bầu hoặc phê chuẩn. (Điều 13 Luật Tổ chức QH).
Thủ tục bỏ phiếu tính nhiệm (Điều 13 - Luật hoạt động giám sát)
1. Chủ thể yêu QH sẽ tiền hành bỏ phiếu tín nhiệm sau đây nếu 1 trong 4 chủ thể sau
cầu đây yêu cầu:

UBTVQH

HĐ Dân tộc

Các UB của QH

Ít nhất 20 % tổng số các ĐB QH yêu cầu
2. Đối tượng có 
Tất cả những chức danh nào do QH bầu hoặc phê chuẩn, và theo
thể được bỏ yêu cều của 1 trong 4 chủ thể trên
phiếu tín nhiệm 
Chức danh dù k bị yêu cầu của 1 trong 4 chủ thể vừa nêu nhưng khi
tiến hành lấy phiếu tín nhiệm thì đã bị ít nhất 2/3 tổng số ĐBQH đánh
giá ở mức tín nhiệm thấp
3. Thủ tục bỏ UBTVQH trình QH bỏ phiếu và bỏ phiếu kín
phiếu Theo thủ tục của điều 13
4. Hậu quả Có 2 khả năng:

Thu được quá bán số phiếu tín nhiệm: coi như tiếp tục giữ ghế

Không thu được quá bán số phiếu tín nhiệm: phải làm đơn xin từ
chức (tư rút lui)

Nếu không làm đơn xin từ chức thì ai đã đề nghị QH bầu chức danh
đo thì người đó phải đứng ra đề nghị QH miễn nhiệm chức danh đó.
Ai đã đề nghị QH phê chuẩn bổ nhiệm chức danh đó thì sẽ đề nghị
QH phê chuẩn việc miễn nhiệm chức danh đó
5. Bài học áp Cơ quan, người có thẩm quyền sẽ xử lý ntn trong 3 TH
dụng 
Thống đốc NH VN chỉ thu được 30% số phiếu tín nhiệm của QH và
k chịu làm đơn xin từ chức
o
B1: Thủ tướng đứng ra đề nghị QH phê chuẩn miễn nhiệm
chức danh
o
B2: QH ra NQ miễn nhiệm chức danh này
o
B3: CTN ký quyết định miễn nhiệm chức danh này

Chánh án của TA TC chỉ thu được 40% số phiếu tín nhiệm của QH
và k chịu làm đơn xin từ chức
o
B1: CTN đề nghị QH miễn nhiệm chức danh này
o
B2: QH ra NQ miễn nhiệm

Phó viện trưởng chỉ thu được 10% số phiếu tín nhiệm của QH và k
chịu làm đơn xin từ chức
Chức danh này không có QH bầu ra hoặc phê chuẩn bổ nhiệm
QH k có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đ/v chức danh này
6. Ý nghĩa của Là 1 văn minh chính trị.
bỏ phiếu tín Bổ sung thêm quyền này giúp QH chủ động hơn trong việc xử lý chức
nhiệm danh do mình bầu hoặc phê chuẩn làm tăng cường trách nhiệm cỉa các
quan chức trước QH
=> Tại sao lại có ý nghĩa này -> xem bảng so sánh bên dưới
[tham khảo thêm]
+ a/Thủ tục: Chủ thể có quyền yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm: UBTV QH, HĐ dân tộc, UB Chuyên
môn QH, ít nhất 20% tổng số đại biểu QH tán thành yêu cầu. Nếu người bị bỏ phiếu tín nhiệm
không quá bán sẽ được QH xử lý. Người có thẩm quyền sẽ xử lý ntn trong các tình huống sau:
 TH1: Thống đốc NHNN Việt Nam chỉ thu được 30% số phiếu tín nhiệm trong cuộc bỏ phiếu tín
nhiệm tại QH và không nộp đơn từ chức -> TTg CP đề nghị QH phê chuẩn miễn nhiệm Thống đốc
NHNN, sau đó QH ra nghị quyết v/v miễn nhiệm, Chủ tịch nước ký quyết định miễn nhiệm.
 TH2: Chánh án TAND Tối Cao chỉ thu được 40% số phiếu tín nhiệm tại QH và không nộp đơn từ
chức -> Chủ tịch nước đề nghị QH ra NQ miễn nhiệm đối với chức danh, sau đó QH ra nghị quyết
v/v miễn nhiệm.
 TH3: Phó Viện trưởng viện KSND Tối cao chỉ thu được 20% số phiếu tín nhiệm tại QH và không
nộp đơn từ chức -> Chức danh này không do QH bầu hay phê chuẩn nên QH không có quyền bỏ
phiếu tín nhiệm.
+ b/Ý nghĩa: Việc bỏ phiếu tín nhiệm mới được NQ51 bổ sung đã giúp QH chủ động hơn rất
nhiều trong việc xử lý các chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn, tăng cường trách nhiệm các
quan chức do QH bầu hoặc phê chuẩn trước QH.

Trước 2001 2001-nay

- Bãi nhiệm khi có hành vi sai trái, QH chưa -Cơ chế tín nhiệm được hiểu như 1 thông điệp
từng bãi nhiệm ai. Cơ chế bãi nhiệm là QH dành cho các chức danh do QH bầu và
trách nhiệm pháp lý, phải có hành vi sai phê chuẩn về trách nhiệm chính trị của mình
trái, thủ tục quy kết phải tuân theo 1 thủ dựa trên niềm tin của số đông:
thục tố tụng -> việc này không phải là + Cơ sở quy kết: niềm tin của số đông
việc của đại biểu QH nên QH chưa bãi + Thủ tục quy kết: bỏ phiếu tại nghị trường
nhiệm được ai. + Chủ thể quy kết: đại biểu QH
 Cơ chế tín nhiệm mới là cơ chế của nghị
trường.
-Liên hệ với điều 51 Hp46: CT nước không
chịu trách nhiệm gì trước QH trừ tội phản
quốc, trong trường hợp có chứng cứ cho rằng
CT nước phản quốc, QH không được xử lý
phải thành lập 1 Tòa Án đặc biệt để chỉ ra tội
trạng của CT nước.

+ c/thực tế thực hiện: mặc dù được coi là một văn minh chính trị nhưng thực tế ở Việt Nam từ
năm 2001 đến nay QH Việt Nam chưa bỏ phiếu tín nhiệm ai nguyên nhân là do chúng ta coi đây là
một quyền mới, nhảy cảm với chính trị (dễ dẫn đến lôi kéo kích động và bất ổn nghị trường) nên
ta áp
dụng một cách thận trọng và không áp dụng được trong thực tế. Trước sự phản ứng của dư luận và
cử tri, Luật Tổ chức QH năm 2014 đã đặt ra quy định mới tại điều 12 là lấy phiếu tín nhiệm.

Bỏ phiếu tín nhiệm - 2001 Lấy phiếu tín nhiệm - 2014

- Về đối tượng: chỉ người nào bị yêu cầu - Về đối tượng: Lấy phiếu đồng loạt các chức
- Thời điểm: khi bị yêu cầu và đủ điều kiện danh
bỏ phiếu tín nhiệm. - Thời điểm: Là hoạt động định kỳ, theo quy
- Có 2 mức: tín nhiệm hoặc không tín nhiệm
định của QH
- Hậu quả: Nếu không quá bán số phiếu tín
nhiệm phải từ chức, nếu ko từ chức thì sẽ - Đều được tín nhiệm (cao, tb, thấp)
bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức theo - Không có hậu quả gì, chỉ là lời cảnh báo để các
qđịnh chức danh làm việc tốt hơn. Chỉ khi nào 2/3 tổng
số đại biểu QH tín nhiệm thấp thì mới phải đưa
ra bỏ phiếu tín nhiệm.

Lưu ý: Hiện nay trên thế giới có sự phân biệt giữa tín nhiệm chính phủ và bất tín nhiệm chính phủ
- tín nhiệm chính phủ: là việc CP đặt vấn đề trước nghị viện đê CP có sự tự tin để theo đuổi 1
chính sách nào đó.
- bất tín nhiệm chính phủ: là thước đo niềm tin của nghị viện và chính phủ trong chính thể đại
nghị. QH chủ động phát động để duy trì hay bãi bỏ chính phủ.
-> Như vậy ở VN khi áp dụng bỏ phiếu tín nhiệm là học tập các nước nhưng chưa tốt:
+ các nước chỉ áp dụng việc bỏ phiếu tín nhiệm với Chính phủ, ở Việt Nam áp dụng với tất cả các
chức danh ngay cả với nguyên thủ quốc gia.
+ Hình thức thực tế ở ta là bỏ phiếu bất tín nhiệm chứ không phải đúng theo tên gọi là bỏ phiếu tín
nhiệm theo luật và HP quy định.

Luật tổ chức QH năm 2014 đã có những biện pháp khắc phục những vấn đề này?
Chỉ tiêu Lấy phiếu tín nhiệm Bỏ phiếu tin nhiệm
Đối Đồng loạt, định kỳ Khi có yêu cầu
tượng
Hậu Về cơ bản k có hậu quả gì, chỉ dùng để đo lường Có hậu quả
quả niềm tin. Nếu k được tín nhiệm thì phải làm đơn
Nhắc nhở, cảnh báo. xin từ chức -> nếu k làm đơn xin từ
Chỉ có những đối tượng nào, chỉ ít nhất 2/3 tổng chức sẽ có hiệu quả như điểu 13
số đại biểu QH đánh giá thấp mới ghánh chịu hậu
quả => bị đem ra bỏ phiếu tín nhiệm

Kết Lấy phiếu tin nhiệm để xoa dịu dư luận, là hình


luận thức để bổ sung, tạo đk cho việc bỏ phiếu tín
nhiệm khả thi hơn.
III. Cơ cấu tổ chức của QH
1. Ủy ban thường vụ QH
a. Về tính chất: là cơ quan thường trực, hoạt động thường xuyên của QH. Sở dĩ lập UBTVQH là vì
QH nước ta là QH kiêm nhiệm, không họp thường xuyên, mỗi năm chỉ họp 2 kỳ (mỗi kỳ khoảng
1 tháng) -> lập UBTVQH để thay mặt QH giải quyết những công việc
b. Về thành phần:
- Chủ tịch QH đồng thời là chủ tịch UBTVQH
- Các phó CT QH đồng thời là phó chủ tịch UBTVQH
- Các ủy viên
Do QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo sự giới thiệu của UBTV QH khóa trước trong kỳ họp
đầu tiên của QH khóa mới hoặc sự giới thiệu của UBTVQH đương nhiệm nếu trong kỳ họp giữa nhiệm
kỳ.
Thành phần của UBTVQH bao nhiêu người do QH quyết định trong từng nhiệm kỳ.
Hiện nay UBTVQH có 18 thành viên: 1 chủ tịch, 4 phó CT, 13 ủy viên giữ các chức vụ Chủ tịch
hội đồng dân tộc, chủ nhiệm văn phòng QH (Tổng thư ký QH), trưởng ban công tác đại biểu, trưởng
ban dân nguyện, 9 chủ nhiệm các ủy ban của QH.
Tất cả các thành viên của UBTV phải hoạt động chuyên trách, không thể đồng thời là thành viên
của Chính phủ, do tính chất của UBTV là một cơ quan thường trực hoạt động thường xuyên nên thành
viên phải chuyên trách, nói cách khác do QH không chuyên nên phải lập nên UBTV -> UBTV phải
chuyên trách. Khi QH không họp, UBTV được giao nhiệm vụ giám sát chính phủ, do đó để sự giám sát
được khách quan thì thành viên UBTV không được kiêm nhiệm. Quy định này đã thể hiện được 1 tư
duy mới về phân công rành mạch và bất khả kiêm nhiệm

c. Về nhiệm vụ, quyền hạn: được quy định tại điều 74 HP2013
 Về mặt nhân sự
- Có quyền giới thiệu các chức danh: chủ tịch nước, chủ tịch hội đồng bầu cử QG, Tổng kiểm
toán NN, Ctịch hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của QH, Tổng thư ký QH
- Có quyền phê chuẩn các chức danh: việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đại sứ đặc mệnh
toàn quyền của Việt Nam ở nước ngoài và các tổ chức quốc tế theo đề nghị của Thủ tướng.
(Sau khi UBTV phê, chủ tịch nước sẽ ký các quyết định)
- Có quyền phê chuẩn đối với Phó chủ tịch của HĐ dân tộc và các Ủy viên của HĐ dân tộc, phó
chủ nhiệm và ủy viên của các ủy ban QH theo đề nghị của Chủ tịch HĐ dân tộc và Chủ tịch
các ủy ban.
- Có quyền phê chuẩn quyết định bầu thường trực hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Lưu ý: theo luật tổ chức QH 2014, UBTV có quyền bổ nhiệm đối với chức danh phó chủ
nhiệm văn phòng QH theo đề nghị của Tổng thư ký QH -> đây là một quy định thiếu chính
xác ở chỗ nếu là bổ nhiệm thì phải là Chủ tịch QH bổ nhiệm còn nếu do UBTV thì phải ra
nghị quyết bầu.
- Có quyền ra nghị quyết giải tán HĐND cấp tỉnh nếu làm thiệt hại tới lợi ích của nhân dân
trong tỉnh.

 Về mặt văn bản


- Được tự mình ban hành 2 loại văn bản Nghị quyết và pháp lệnh, do Chủ tịch QH thay mặt ký.
- Có quyền đình chỉ thi hành và bãi bỏ các văn bản pháp luật sai trái của HĐND cấp tỉnh
- Đặc biệt: Nếu UBTVQH phát hiện 4 chủ thể gồm: Chính phủ, Thủ tg Chính phủ, Tòa án ND
tối cao, VKSND tối cao, ban hành 1 văn bản sai trái thì:
+ TH1: Nếu VB trái với quy định của HP, Luật, NQ của QH thì UBTV được quyền tạm thời
đình chỉ thi hành rồi đề nghị QH bãi bỏ trong kỳ hợp gần nhất.
+ TH2: Nếu VB trái với quy định của các văn bản do chính UBTVQH ban hành thì được đình
chỉ hoặc bãi bỏ luôn.

 Qua nghiên cứu chế định UBTVQH trong các bản HP của Việt Nam thì người ta nhận thấy rằng
các bản HP Việt Nam có khuynh hướng thu hẹp quyền hạn của UBTV QH
HP1992 Nghị quyết 51/2001 HP 2013

Khi QH không họp, UBTV có Khi QH không thể họp được, Điều 74 không những không thu
quyền: UBTV có quyền: hẹp quyền của UBTV mà còn trao
cho UBTV 1 số quyền mới, cụ thể
+ Quyền quyết định tình trạng + Quyền quyết định tình trạng là:
CT hay hòa bình khi nước nhà CT hay hòa bình khi nước nhà 
Được quyền bổ nhiệm, phê
bị xâm lược và báo cáo với bị xâm lược và báo cáo với chuẩn bổ nhiệm đại sư đặc
QH trong kỳ họp gần nhất. QH trong kỳ họp gần nhất.
nhiệm toàn quyền (trước đây
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách + Có 2 điểm mới: là CTN bổ nhiệm)
chức nhân sự của Chính phủ Dùng từ không thể họp để
Queyét định việc điều chỉnh địa
theo đề nghị của Thủ tướng thay cho từ không họp
giới hành chính giữa các huyện
Chính phủ.

Bỏ đi thẩm quyền phê
chuẩn nhân sự của Chính phủ (trước đây là chính phủ)
theo để nghị của Thủ tướng
=> lý do phải bỏ điều này vì
các nhà lập hiến lo ngại rằng
nếu tiếp tục duy trì tình trạng
này thì thủ tướng CP có thể
cấu kết với UBTVQH nhằm
mục đích qua mặt QH và đặt
QH trong tình trạng đã rồi.
Khi đó, QH càng trở nên hình
thức.
Đầy là tín hiều đáng mừng vì
UBTVQH càng nhỏ thì QH
càng ngày càng thực quyền
hơn, hoạt động hiệu quả
hơn,lấy càng quyền năng vốn
có của mình và xứng đáng với
niềm tin mà nhân dân giao
phó
Phản ánh xu thế QHVN ngày
càng hoạtt động hiệu quả hơn
Việc hạn chế quyền của UBTVQH mang tính tích cực là xu thế tất yếu, quyền hạn UBTV ngày
càng nhỏ hơn chứng tỏ quyền hạn QH ngày càng nhiều hơn, QH thực quyền hơn, xứng đáng với kỳ
vọng của nhân dân, chứng tỏ QH hoạt động nhiều hơn, số lượng đại biểu chuyên trách nhiều hơn (ít
nhất 35% theo quy định hiện hành).
(tham khảo) - Câu hỏi: HP 2013 không thu hẹp quyền hạn UBTV mà còn quy định thêm 1 số thẩm
quyền như: được quyền phê chuẩn đại sứ đặc mệnh toàn quyền theo đề nghị của Thủ tướng, được
quyền quyết định việc điều chỉnh địa giới hành chính tại địa phương từ cấp huyện trở xuống. Điều này
không trái với xu thế chung do những quyền mới này trước đây thuộc thẩm quyền của các cơ quan khác
nay chuyển giao co UBTV chứ không phải quyền của QH chuyển giao cho UBTV.

2. Hội đồng dân tộc và các Ủy Ban Chuyên môn (Giáo trình)
a. Hội đồng dân tộc
+ Mục đích lập HĐDT:
- Tham mưu tư vấn QH ban hành các chủ trương, chính sách về vấn đề dân tộc
- Giúp QH thẩm tra các đề án về dân tộc
- Giúp QH giám sát các đề án về dân tộc
+ Thành phần HĐDT:
- Chủ tịch HĐDT
- Phó chủ tịch HĐDT
- Các ủy viện
 Là các ĐBQH là người dân tộc ít người
b. Ủy ban chuyên môn
 Thành viên là những ĐBQH có trình độ chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên môn.
 Ngoài 9 Ủy ban chuyên mônc được thành lập từ đầu nhiệm kỳ còn có Ủy ban lâm thời được
thành lập khi QH có nhu cầu, sẽ giải tán khi hoàn thành nhiệm vụ. VD: Ủy ban về sửa đổi
Hiến Pháp...

IV. Kỳ họp Quốc Hội (Giáo trình)


- Hiến pháp, Luật, Nghị Quyết được CTQH ký chứng thực và Chủ tịch nước ký công bố trong
vòng 15 ngày.
- Hiệu lực của văn bản do QH ban hành được ghi trong văn bản, nếu không được ghi thì hiệu lực
sau 10 ngày kể từ khi văn bản được đăng trên công báo.
- Luật, NQ của QH phải có trên 50% số ĐBQH biểu quyết tán thành nhưng có 3 nghị quyết phải
được ít nhất 2/3 tổng số ĐBQH biểu quyết tán thành:
+ NQ về việc sửa đổi, bổ sung hiến pháp
+ NQ về việc kéo dài, rút ngắn nhiệm kỳ QH (do nhiệm kỳ QH là 5 năm và được quy định tại điều
71 HP2013 -> do đó NQ về việc sửa nhiệm kỳ tương đương với việc sửa đổi HP). Lưu ý: HP2013 quy
định QH được kéo dài nhiệm kỳ không quá 12 tháng trừ khi đất nước có chiến tranh.
+ NQ về việc bãi nhiệm ĐBQH

V. Quy chế pháp lý của Đoàn đại biểu và ĐBQH


1. Đoàn ĐBQH: Các ĐBQH được bầu ra ở các đơn vị bầu cử trong cùng 1 tỉnh hoặc thành phố
trực thuộc TW sẽ hợp thành đoàn ĐBQH của tỉnh hoặc TP đó.
- Thành phần: Trưởng đoàn, phó Trưởng đoàn và thành viên. Mỗi đoàn đại biểu có 1 hoặc 2 đại
biểu hoạt động chuyên trách.
- Đoàn ĐBQH không phải là 1 cơ quan nn và cũng không lập ra để quản lý các ĐBQH trong
đoàn mà chỉ được coi là 1 hình thức trợ giúp các ĐBQH thuận tiện hơn trong sinh hoạt và làm nhiệm
vụ

2. Đại biểu QH
- Nhiệm vụ quan trọng nhất của ĐBQH của Việt Nam là tiếp công dân và tiếp xúc cử tri, đây là
2 hoạt động hoàn toàn khác nhau

Tiếp công dân Tiếp xúc cử tri

Đối tượng Mọi công dân, bất cứ khi nào, ở đâu Những cử tri đã bỏ phiếu bầu ra mình ở đơn vị
bầu cử mà ĐBQH từng ra ứng cử trước đây. Theo
lịch định kỳ.

Tính chất Công dân chủ động gặp đại biểu QH Đại biểu chủ động gặp cử tri. Theo quy định của
khi có bức xúc, khiếu nại, tố PL hiện hành, hoạt động tiếp xúc cử tri của
cáo...ĐBQH phải hướng dẫn ĐBQH được quy định như sau:
+ chậm nhất 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp
thì ĐBQH phải tiếp xúc cử tri để thu thập tâm tư
nguyện vọng của họ để phản ánh trước QH trong
kỳ họp.
+ chậm nhất 20 ngày sau ngày bế mạc cuộc họp,
ĐBQH gặp cử tri để báo cáo về kết quả kỳ họp
+ ít nhất 1 năm 1 lần ĐBQH phải gặp gỡ cử tri,
lần này có thể kết hợp với lần tiếp xúc cử tri cuối
năm để báo cáo với cử tri về kết quả hđ 1 năm của
QH và của bản thân ĐBQH, cũng như kế hoạch
cho năm tiếp theo

- Quyền miễn trừ của ĐBQH: Trong thời gian QH họp nếu không có sự đồng ý của QH, hoặc
trong thời gian QH ko họp mà ko có sự đồng ý của UBTVQH thì không ai được bắt giam, truy
tố, khám xét nơi ở, nơi làm việc của ĐBQH. Viện trưởng Viện KSND Tối Cao là người duy
nhất có quyền đề nghị QH ra qđ bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở, nơi làm việc của ĐBQH.
- Trường hợp ĐBQH phạm tội bị bắt quả tang thì bị tạm giữ, cơ quan tạm giữ phải lập tức báo
cáo cho QH.
- ĐBQH không bị cơ quan nơi mình làm việc kỷ luật buộc thôi việc nếu không có sự đồng ý của
UBTVQH.
- ĐBQH bị truy tố trách nhiệm hình sự thì UBTVQH tạm thời đình chỉ nhiệm vụ của ĐBQH,
ĐBQH sẽ đương nhiên mất quyền ĐB tại thời điểm bản án của TA có hiệu lực pháp lý.
- ĐBQH vì lý do khách quan liên quan đến sức khỏe công tác có thể làm đơn xin thôi làm nhiệm
vụ, QH qđ cho thôi nhiệm vụ hay không. QH sẽ bãi nhiệm ĐBQH nếu không còn xứng đáng
với lòng tin của nhân dân.

ĐBQH chuyên trách ĐBQH kiêm nhiệm

Đối tượng Ủy ban thường vụ QH, 1-2 thành viên của đoàn Là những ĐBQH không chuyên trách.
ĐBQH..theo luật cũ phải có ít nhất 25% ĐB
chuyên trách (theo luật mới 2014 là ít nhất 35%
ĐBQH)

Nhiệm vụ Dành hết thời gian trong năm làm nhiệm vụ của Dành 1/3 trong năm để làm nhiệm vụ
đại biểu

Lợi ích + Hưởng lương do UBTVQH quyết định. Hưởng một khoản hoạt động phí = 1.0
+ Được bố trí nơi ăn, chỗ ở để làm việc. Được lương cơ bản.
cơ quan, nơi làm việc nhận lại khi hết thời gian
chuyên trách, thời gian chuyên trách được tính
vào thời gian làm việc liên tục -> khuyến khích
hoạt động chuyên trách.

CHỦ TỊCH NƯỚC


I. Khái quát về Chủ tịch nước qua các bản HP

A. KHÁI QUÁT VỀ CHỦ TỊCH NƯỚC QUA CÁC BẢN HP (ĐB HP46, HP2013)
- Duy nhất Hiến Pháp 1959 quy định về tuổi của Chủ tịch nước và không y/c Chủ tịch nước là
đại biểu Quốc hội.
Câu hỏi: tại sao Hiến Pháp 1959 quy định điều này mà các Hiến Pháp khác thì không quy định?
- Các bảng so sánh xem giáo trình, chú ý đặc biệt so sánh Hiến Pháp 1946 và Hiến Pháp 2013.

B. ĐỊNH CHẾ CHỦ TỊCH NƯỚC THEO HIẾN PHÁP 2013


1. Khái niệm – GT p.203
 Hội đồng quốc phòng an ninh: là cơ quan có chức năng tư vấn cho Chủ tịch nước các vấn đề về an
ninh, quốc phòng.
+ Thành phần:
- Chủ tịch nước là chủ tịch hội đồng
- Phó chủ tịch hội đồng (hiện nay có 1 phó - thủ tướng chính phủ)
- Các ủy viên (hiện nay có 4 ủy viên bao gồm bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng công an, bộ trưởng
ngoại giao và chủ tịch Quốc Hội)
Phó chủ tịch hội đồng và các ủy viên do Chủ tịch nước đề nghị và Quốc Hội ra nghị quyết phê chuẩn
bổ nhiệm. Thành viên không nhất thiết là đại biểu Quốc hội.
Phân biệt với Ủy ban An ninh quốc phòng của Quốc Hội và Bộ Quốc Phòng của Chính phủ.

II. Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch nước theo HP 2013
Chia 6 lĩnh vực:
- Tại sao Pháp lệnh Ko giao cho TTg or Chánh án?
+ CTN ký công bố các pháp lệnh -> người đầu tiên được đọc -> (phát hiện các vấn đề)
+ Ở VN ta hiện nay, QH họp là QH cao nhất – Lúc ko họp thì giữa CTN và UBTVQH là ngang
hàng nhau (2 thiết chế được tách ra từ HĐ Nhà nước, 2 thiết chế này hiện nay ko ai báo cáo
trước ai ) => CTN đủ tầm kiểm soát UBTV Quốc hội. Trong khi đó TTg và Chánh án tối cao lúc
QH ko họp thì phải báo cáo công tác trước UBTVQH  ko đủ sức kiểm soát UBTVQH.
 Lĩnh vực 1. Trong lĩnh vực lập pháp (khoản 1 điều 88 Hiến Pháp 2013)
- Công bố Hiến Pháp, luật, pháp lệnh, không có quyền phủ quyết, không có quyền đề nghị xem
xét lại. Đây là dấu ấn của tập quyền XHCN.
- Chủ tịch nước có quyền phủ quyết các pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Pháp lệnh của
Ủy ban thường vụ Quốc hội cần phải xem xét lại là vì trong khoa học pháp lý, pháp lệnh của Ủy ban
thường vụ Quốc hội được coi là 1 loại lập pháp ủy quyền. Về nguyên tắc, các pháp lệnh của Ủy ban
thường vụ Quốc hội được xem là 1 văn bản có giá trị dưới luật nhưng trên thực tế các pháp lệnh của Ủy
ban thường vụ Quốc hội có giá trị như một đạo luật vì trong các lĩnh vực đó không có luật nên mới có
pháp lệnh.
- Một đạo luật tập hợp trí tuệ của 500 đại biểu Quốc hội, các pháp lệnh được làm bởi 18 thành
viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội  Quốc Hội không yên tâm nên phải trao quyền cho Chủ tịch
nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại các pháp lệnh như 1 hình thức kiểm tra, giám sát,
làm cho các pháp lệnh hợp hiến hơn, tránh sự vội vàng, cẩu thả, hợp pháp hơn, Quốc Hội cảm thấy yên
tâm hơn.
- Quốc Hội trao quyền này cho Chủ tịch nước vì Chủ tịch nước là người có quyền công bố các
pháp lệnh đó nên sẽ là người đầu tiên tiếp xúc, đọc và do đó là người đầu tiên có thể phát hiện các sai
sót nếu có trong các pháp lệnh. Trong thiết chế chính trị hiện nay của nước ta, Ủy ban thường vụ Quốc
hội và Chủ tịch nước có vị trí chính trị, quyền lực ngang nhau

 Lĩnh vực 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của CTN trong thực hiện quyền Hành pháp (KHOẢN 2 –
ĐIỀU 88)
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng
* Điểm mới 2013 trong vấn đề này, bổ sung thêm 1 quy định tại Khoản 2 – Điều 90: CTN có quyền yêu
cầu CP họp bàn về các vấn đề nếu CTN xét thấy cần thiết (để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CTN).
 Tăng thêm cho CTN một số quyền lực trong quyền Hành pháp  Nguyên thủ Quốc gia thì phải thì
có những quyền nhất định trong quản lý Đất nước.
 Lĩnh vực 3. Quyền của CTN trong lĩnh vực Tư pháp ( KHOẢN 3 – ĐIỀU 88)
- Bổ nhiệm, cách chức VTVKSND TC, CA’ Tc
* Điểm mới: là HP 2013 quy định chỉ được bổ nhiệm TP TAND TC sau khi được QH phê chuẩn.
Trước 2013, CA TANDTC - TP TANDTC
(giống ND lưu ý 2*.10)  tránh oan sai  tinh hoa của ngành Toà án.
- Tăng cường mối quan hệ giữa lập pháp & tư pháp  Tránh oan sai
 Lĩnh vực 4. Trong lĩnh vực thi đua khen thưởng & mối quan hệ CTN & CD (KHOẢN 4 –
ĐIỀU 88)
- Khen thưởng
- Nhập, Tước
 Lĩnh vực 5. An ninh Quốc phòng (KHOẢN 5 – ĐIỀU 88)
CTN  Chủ tịch HĐ Quốc phòng và an ninh, thống lĩnh các lực lượng vũ trang.
l Tham mưu, tư vấn cho CTN về các vấn đề liên quan đến QP.
l TV: CTN – CT Hội đồng, Phó CT(1) và các Uỷ viên (4)  do CTN đề
nghị  QH phê chuẩn (ko nhất thiết là đại biểu Quốc hội)  Phó CT HĐ QP&AN: Ttg ; Uỷ viên (4):
Bộ trưởng. BCA, BQP, Bộ ngoại giao, Chủ tịch QH (Cơ quan quyết định – Chiến tranh or Hoà bình)
HĐ QPAN
UBANQP: UB chuyên môn của QH  giám sát BQP
Chức năng quản lý NN trong lĩnh vực QP.
 HP 2013 đã quy cho CTN quyền: Khoản 5 (điểm mới)  Tăng cường thêm quyền lực CTN
trong lĩnh vực ANQP  Nguyên thủ -> nắm an ninh, quân đội.
 Lĩnh vực 6: Đối ngoại (Khoản 6 – ĐIỀU 88)
Cần lưu ý: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại sứ ?
Ở VN, Đủ đk, được CTN ký quyết định phong hàm Đại sứ (~500)  Cử 1 trong số đó được phân công
đi làm nhiệm vụ ở 1 quốc gia cụ thể  Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.
Như vậy, BMNN ta hiện nay – Phân chia theo chức năng có 4 cơ quan
+ QH  lập pháp  QBTV QH
+ CP  Hành pháp  Ttg Chính phủ
+ TAND  Tư pháp  Chánh án TANDTC
+ VKSND  Công tố, kiểm sát tư pháp  VT VKSND TC
* Chủ tịch nước độc lập, không nắm cụ thể quyền lực nào  Vai trò hợp thức hoá. 
Quyền hạn không lớn  Đãi ngộ lớn ( hệ số lương cao nhất – 10. ; chuyên cơ riêng; nghi thức đón
tiếp cao nhất ; phủ chủ tịch)
* Không nên bỏ Chủ tịch nước vì :
+ NN là tổ chức  Có người đứng đầu (CTN có đủ tư cách đại diện cho cả bộ máy)
+ Dù hình thức nhưng có mối quan hệ mật thiết từng cơ quan trong BMNN (từ cách thành
lập đến hoạt động và chế độ báo cáo công tác, chịu trách nhiệm) – III đề cương: mối quan hệ từng CQ.
Thông qua đó, CTN là mắt xích, giữa CQNN ở TW để kết nối  hướng đến mục tiêu chung của NN.
*** Định hướng đổi mới CTN: Phải đổi mới theo cách tăng thêm, trao thêm quyền cho CTN
 Người đứng đầu NN  Nắm 3 quyền năng:
+ Thay mặt Cho Quốc gia
+ Quản lý Đất nước
+ Nắm Công an, Quân đội.
 Ở nước ta duy nhất chỉ có HP 1946, CTN có đầy đủ 3 quyền hạn này. Các bản HP từ
1959 cho đến nay vì có rất nhiều lý do như:
-Ảnh hưởng tư duy lập hiến (tập quyền XHCN  suy tôn QH)
-Văn minh nông nghiệp, VM sông hồng  làm chủ tập thể  Tâm lý sợ dấu
ấn cá nhân.
-Tâm lý vùng miền khi chọn lãnh đạo.
Vì thế, thiết kế chế định CTN mà do 3 người khác nhau nắm, CTN thay mặt cho nước, TTg
quản lý đất nước, Tổng BT (CA, QĐ)  Không biết ai là người đứng đầu thực sự.
 Như vậy, để đổi mới Chủ Tịch nước có 2 hướng:
+ Tổng Bí thư “kiêm” Chủ tịch nước, thuận lợi:
- CA, QĐ trả về cho Nguyên thủ QG
- Phù hợp với thông lệ Quốc tế  thuận lợi đối ngoại
+ BCA, BQP, Bộ ngoại giao  Do Chủ tịch nước nắm  TTg nắm 19 Bộ và ngang bộ
còn lại.
 Chính phủ lưỡng đầu, hành pháp lưỡng đầu ( CTN + TTg) giao lại (Giống với Cộng hoà
hỗn hợp, Cộng hoà lưỡng tính - Đã được áp dụng vào HP 1946)
Tuy nhiên, điều kiện cần thiết là người VN vượt qua tâm lý vùng miền, vượt qua văn minh sông
Hồng.
CHÍNH PHỦ
I. Vị trí, tính chất pháp lý của Chính phủ( Điều 94, 95 HP 2013)
Chính phủ VN là cơ quan có 2 tính chất sau đây:
1. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCNVN
Vì, CP được lập ra để thực hiện chức năng quản lý điều hành  Xếp vào hệ thống những cơ quan có
chức năng quản lý ở VN. ( còn gọi là Cơ quan hành chính or Cơ quan quản lý). Là trung tâm lãnh đạo,
điều hành, nơi phát ra các mệnh lệnh quản lý.
CP  Bộ, Cơ quan ngang bộ
UBND tỉnh  SỞ  CP có chức năng chung, điều hành hoạt động.
UBND huyện  Phòng  CP là cơ quan trung tâm, mệnh lệnh quản lý.
UBND xã  Ban
Để Chính phủ thực sự là CQHC cao nhất thì HP và PL phải trao cho Chính phủ nắm được: Nhân lực
( 18 Bộ & 4 cơ quan ngang bộ & Vật lực (Tài nguyên TN, Thuế … ) Để thống nhất quản lý theo quy
tắc bất thành văn thì ai “nắm Hành pháp”  “ có thực quyền”
2. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội
Vì, 3 lý do sau:
a. Chính phủ do Quốc hội thành lập ra: [* lưu ý: Không phải bầu ra Chính phủ]
- CP có đuợc thành bao nhiêu Bộ &CQNB, tên gọi là do QH quyết định thành lập. (QH quyết
định theo từng nhiệm kỳ)
- CP có bao nhiêu Phó TTg cũng do QH quyết định.
- TTg CP là người được Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của CTN.
- Các phó TTg, Bộ trưởng, Thủ trưởng CQNB là do TTg đề nghị QH phê chuẩn việc bổ nhiệm 
CTN ký quyết định bổ nhiệm.
- CP chấp hành đường lối chủ trương trong HP, Luật & trong NQ của QH. Bao gồm: CP không
được quyền phủ quyết – phải chấp hành; CP phải ban hành các văn bản dưới luật như: NĐ, TT
để hướng dẫn thi hành chi tiết Luật, NQ của QH vào cuộc sống, áp dụng vào thực tế. (Các văn
bản dưới luật phải phù hợp, không được trái với PL)
- CP họp bàn, tìm biện pháp hữu hiệu thi hành đường lối chủ trương của QH.
 Thi hành đường lối chủ trương của QH.

b. CQNN phải chấp hành đường lối, chủ trương trong HP, trong Luật, trong Nghị quyết của Quốc
hội bao gồm:
- Một là, CP không được quyền phủ quyết các đường lối, chủ trương của Quốc hội.
- Hai là, CP ban hành các văn bản dưới luật (NĐ, TT) để hướng dẫn thi hành HP, Luật, NQ của
QH vào cuộc sống, áp dụng trong thực tế.
- Ba là, CP phải họp bàn tìm ra những giải pháp để thi hành những đường lối, chủ trương của
Quốc hội trong thực tế cuộc sống.
Chính phủ phải báo cáo công tác, chịu trách nhiệm trước QH
- Lúc họp  báo cáo QH
- Lúc không họp  UBTV QH & Chủ tịch nước
- Các thành viên của Chính phủ có thể bị đại biểu QH chất vấn
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đo lường niềm tin.
- CP ban hành vb trái HP, luật, NQ của QH  QH bãi bỏ.
- CP có hành vi sai trái  CP miễn nhiễm, bãi nhiệm TTg, phê chuẩn miễn nhiệm, cách chức các
thành viên còn lại.
Vị trí và tính chất của Chính phủ
ĐIỀU 140 – HP 1980 Điều 109 – 1992 Điều 94 – HP 2013
Hội đồng bộ trưởng Chính phủ Chính phủ
- Cơ quan chấp hành của Quốc hội  Cơ quan chấp hành của  Cơ quan hành chính cao nhất
- Là cơ quan hành chính cao nhất Quốc hội của nước CHXHCNVN, thực hiện
của cq quyền lực cao nhất.(của  Cơ quan hành chính cao quyền hành pháp.
Quốc hội) nhất của cả nước  Cơ quan chấp hành của Quốc
hội.
*Bình luận: Quy định này chứng tỏ: *Bình luận:
Quy định này cho thấy là HĐBT - CP là cơ quan quản lý, hành So với Điều 109- HP 1992 thì có 2
không phải cơ quan hành chính chính cao nhất. Vì, quốc hội điểm mới quan trọng sau đây:
cao nhất mà QH mới là cq hành VN đa phần là kiêm nhiệm, (1). 94 HP 2013 đưa tính hành
chính
chính cao nhất. Quyền quản lý là mỗi năm chỉ họp 2 kì ko thể lên trước chấp hành. ( được ghi
nhận
thuộc về dân và dân đã trao quyền điều hành, quản lý đất nước  từ 59. 2013, đảo lại.)
quản lý cho Quốc hội, đến phiên lập ra CP, giao quyền quản lý Ý nghĩa:  Khi nói đến CP thì
mình thì QH mỗi năm chỉ họp 2 kì thì trong lĩnh vực này CP là trước hết và chủ yếu nghĩ ngay đây
cao
cho nên không thể quản lý được nhất. Bản thân chính phủ được là cơ quan lập ra để điều hành quản

QH lập ra HĐBT trao cho HĐBT chủ động, được độc lập, sáng lý. CP độc lập, mạnh mẽ, sáng tạo
chức năng quản lý. Tuy nhiên, QH tạo trong việc quản lý  mang  mang lại hiệu quả cho dân, cho
lo sợ sơ nếu để HĐBT toàn quyền lại hiệu quả cho đất nước. đất nước và bản thân CP chịu trách
quản lý thì QH sẽ bị mất quyền, sợ - Nguyên tắc tập quyền XHCN nhiệm về việc điều hành đất nước.
HĐBT qua mặt QH và lúng túng đã bị nhận thức lại  cơ chế Trên cơ sở quản lý có kết quả phục
khi không biết cách giám sát phân công và phối hợp quyền vụ dân được tốt, khi QH họp báo
cáo
HĐBT. Để phản ứng với nỗi sợ đó lực. HP 92 đã có sự phân công tác trước QH.
thì QH chọn cách là “trói chân” công, phân nhiệm khá rõ - Các bản HP trước đây 1959,
1980,
HĐBT không cho HĐBT quản lý. ràng, giữa lập pháp và hành 1992, đều đưa tính “chấp hành”
lên
(X) pháp. Đến HP 1992, các nhà trước, nhấn mạnh và chú trọng tính
 Phản ánh tư duy tập quyền cao lập hiến đã nhận thức lại chấp hành  bản thân CP được lập
độ, đỉnh cao của tập quyền với nỗ “Quốc hội cốt ở chỗ thực ra là chủ yếu phục vụ, phục tùng
lực, quyết tâm xây dựng QH có quốc hội và chỉ đợi đến khi QH họp
toàn quyền. Đây là tư duy cảm quyền, chứ không toàn thì mới báo cáo công tác trước QH,
tính vì người đặt việc, theo HP quyền”. còn ngoài kì họp thì bản thân CP có
1980 thì QH đã dùng cơ chế “trói “Thực quyền”  Trao ít việc, thể không làm việc gì.
chân” HĐBT. đáp ứng được – việc gì làm tốt (2) Lần đầu tiên trong lịch sử lập
 Tư duy lập hiến của LX, TQ việc đó. hiến, HP 2013 chính thức tuyên bố:
còn phù với tính nết của người - HP 1992 đã dùng cơ chế CP là cơ quan thực hiện quyền
VN.(Văn minh nông nghiệp) đóng yên cương cho Chính hành pháp( vì, trước đây không rõ
 Không mang lại hiệu quả công phủ để thay thế cho cơ chế ràng cho rằng – Hành pháp thuộc
việc trói chân HĐBT HP 1980. về dân trao cho QH  QH trao
 Không phân công, phân Kiểm soát có 2 cách: cho CP  tạm trao, không trao
nhiệm, chồng chéo chức năng  + “Trói chân”  tư duy hạn toàn quyền
kém hiệu quả hẹp  nhập nhằng, không rõ
 Cồng kềnh, tốn kém, Quan + “đóng yên cương”  cơ bản hành pháp vẫn thuộc về
liêu, lãng phí - Sợi dây cương QH đóng cho Quốc hội)
 Không thể quy kết trách nhiệm. CP, quan trong nhất HP1992 ý nghĩa: (2)
đóng cho CP là “Giám sát tối + Đã có sự phân công, phân nhiệm
cao”  “bỏ phiếu tín nhiệm” rõ ràng rành mạch giữa CP và QH.
 Tập quyền cao độ  Hướng đến mục đích cuối cùng
là dễ quy kết trách nhiệm.
+ CP đã thực sự nắm được 1 loại
quyền lực trong cơ cấu quyền lực
NN.  CP độc lập vơi QH, được
chủ động, sáng tạo trong lĩnh vực
mình phụ trách.  CP không còn
là thân phận phái sinh từ QH, đã
có vị thế cân bằng, ngang cơ hơn.
 Tiến đến: “Cơ chế để cho CP
được quyền quản lý ngược lại
Quốc hội”
… Điều này phù hợp với tinh thần
Điều 2 – 2013  không chỉ dừng
lại phân công, phối hợp mà còn
kiểm soát các nhánh quyền lực. (ý
đồ của nhà lập hiến) – nhưng chưa
thể hiện rõ kiểm soát QH ở khía
cạnh nào.
 Rõ ràng, rành mạch

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH PHỦ


2 Góc độ:
+ Cơ quan cấu thành:
+ Thành viên của Chính phủ:
1. Cơ quan cấu thành:
69
- Bộ
- CQNB

70
Đây là những cơ quan có chức năng quản lý, ngành, lĩnh vực chuyên môn. Đề án thành lập Bộ, CQNB
do tập thể Chính phủ xây dựng đề án. Sau đó, TTg thay mặt CP trình quyết QH ra nghi quyết  SỐ
lượng các Bộ và CQNB không ổn định có thể thay đổi theo từng nhiệm kì  phù hợp với yêu cầu quản
lý. Tuy nhiên ở VN hiện nay, tiến hành CC ở TW theo cách: nhập các Bộ và CQNB lại với nhau đề
hình thành các Bộ đa ngành, đa lĩnh vực nhằm mục đích thu gọn đầu mối quản, lý làm cho CP được
gọn nhẹ hiệu quả hơn.  Bộ, CQNB thay đổi theo hướng ngày càng tinh gọn, hiệu quả hơn.
Chứng minh:
Trước năm 1992, Slg Bộ và CQNB là 37 cơ quan, 28 Bộ - 8 Uỷ ban nhà nước và 1 NH NNVN.
 làm chủ tập thể
 Chia nhỏ lĩnh vực quản lý  Nhiều bộ, nhiều ghế
Từ HP 1992 – 2006, Slg Bộ và CQNB thu gọn 20 Bộ - 6 CQNB (giảm 11 CQ)
Từ năm 2006 – nay: Slg Bộ và CQNB còn 18 Bộ - 4 CQNB (Giảm 4 CQ)
Hiện nay, QH Khoá 14 đã quyết định CP NK khoá 14 được thành lập 18 B & 4 CQNB (xem NQ của
QH số 03-2011  Quyết định thành lập 18 Bộ & CQNB)
* 4 CQNB:
(đề cương 227-228), bao gồm:
- NHNNVN: chức năng quản lý trong tài chính tiền tệ - Thống đốc Ngân hàng NN ~ Bộ trưởng
(Bộ tài chính?? – thu , giữ , chi ngân sách Cqnn >< NH NNVN quản lý lưu thông dòng tiền)
- UB Dân tộc: chức năng quản ý dân tộc – Chủ nhiệm DT
- Thanh tra Chính phủ: chức năng thanh tra trong hoạt động hành chính – Tổng thanh tra Chính phủ
- Văn phòng CP: Chủ nhiệm VPCP
Ngoài các Bộ và CQNB thì trong CP còn CQ thuộc Chính phủ
Bộ & CQNB Cơ quan Thuộc Chính phủ
1. Được lập ra để quản lý 1 ngành, 1 1. Được lập ra để quản lý 1 ngành, 1 lĩnh vực có tính
lĩnh vực xác định có quy mô tương chuyên môn đặc thù, quy mô chưa xứng tầm với 1
đối lớn, có tính chất ổn định và lâu Bộ. (Chưa ổn định)
dài VD: Đài tiếng nói VN, Đài truyền hình VN, Lăng
VD: Giáo dục, giao thông, y tế, CA, QP  Bác.. quá đặc thù, chưa xứng tầm (quy mô)  Cơ
Bộ quan thuộc CP.
2. Được coi là Cquan cấu thành nên 2. Không được coi là cơ quan cấu thành Chính phủ,
Chính phủ VN, người đứng đầu là T/Truong cơ quan thuộc Chính phủ không được
thành viên Chính phủ.  Thành coi là thành viên của Chính phủ. (hàm, ngạch, bậc
lập theo quy trình 3 bước: TTg – tương đương thứ trưởng của 1 Bộ). Được thành
chọn – QH phê – CTN ký. lập bằng 1 bước: TTg bổ nhiệm

Ở VN trước năm 2001, số lượng các cq thuộc CP rất đông có 26 cơ quan. Đến 2001, thì CP VN tiến
hành cải cách triệt để các cq này, theo hướng là những CQ thuộc chính phủ chức năng gần các Bộ 
sát nhập vào các bộ tương ứng.
VD: Tổng cục hải quan  Sát nhập vào Bộ tài chính (2001), Tổng cục địa chính  sát nhập Bộ TN&MT
 Đến 2001, còn 12 Cơ quan thuộc Chính phủ. 2006, CP tiếp tục cải cách các cq thuộc CP  Chỉ còn
8 cơ quan thuộc Chính phủ (Trang 228 – đề cương). 8 cơ quan này vì lĩnh vực quản lý là chuyên môn
đặc thù  chưa biết nhập vào CQ nào  sau này, trong quá trình phát triển sát nhập tất cả các cơ quan
này vào 1 Bộ nhất định( chung 1 đầu mối)
2. Thành viên của Chính phủ:
Bao gồm các chức danh: TTg Chính phủ - là người đứng đầu lãnh đạo, điều hành chính phủ. TTg là do
QH bầu trong số đại biểu QH, theo sự giới thiệu của CTN. TTg CP báo cáo công tác, chịu trách nhiệm
trước QH. Lúc QH không họp thì CP báo cáo trước UBTVQH và CTN chứ không chịu trách
nhiệm trước 2 cơ quan này ( lý do: tạo cho CP độc lập, điều hành, quản lý, hiệu quả  Chịu trách
nhiệm trực tiếp trước Quốc hội)  Điểm mới của HP 1992.
- Các Phó Ttg – là người phụ tá , giúp việc cho TTg. Cácc thành lập 3 bước: TTg chọn – Qh phê – CTN
Ký. Lưu ý: QH chỉ phê chuẩn chức danh làm Thủ tướng còn phân công mảng công tác căn cứ vào
Quyết định của Phó Thủ tướng.
- Bộ trưởng và Thủ trưởng CQNB – là người đứng đầu ngành, lĩnh vực (tư lệnh ngành). Quy trình 3
bước: TTg chọn – Qh phê – CTN Ký. Báo cáo và chịu trách nhiệm trước 3 chủ thể: Quốc hội , Chính
Phủ và Thủ trưởng Chính phủ về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
- Trong cách thành viên của Chính phủ chỉ có Ttg là Đại biểu Quốc hội, các thành viên khác không bắt
buộc. Vì:
+ Để đảm bảo tính chấp hành của CP trước QH thể hiện ở chỗ: nếu là đại biểu QH – đương
nhiên tham dự kì họp  nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đại biểu QH  TTg lập ra chủ trương thi
hành các nhiệm vụ.
+ Thể hiện sự tín nhiệm nhất định của cử tri, nhân dân với người đứng đầu Chính phủ - trong bối
cảnh người đứng đầu không do ND bầu (# Trong Tổng thống chế Nga  nhân dân bầu; Anh: ND bầu
ra
- nữ hoàng phê chuẩn)
- Các thành viên khác không nhất thiết là vì:
+ Tạo ra cơ sở xã hội rộng rãi cho TTg lựa chọn người này. (ko thuộc 500 đb)
+ Qh giám sát Chính phủ được khách quan.
+ Phân công rành mạch, không kiêm nhiệm.

III. CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ


1. Hoạt động của tập thể Chính phủ trong các phiên họp
- Điểm mới của HP 2013, CTN được quyền yêu cầu CP họp bất thường nếu xét thấy cần thiết nhằm
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CTN.
- Để thực hiện hoạt động của “Tập thể CP”  CP ban hành 2 loại văn bản: “Nghị quyết” & “Nghị
định”  Do TTg thay mặt tập thể CP ký ban hành. (Phó TTg có thể ký thay)
+ Nghị định: nhằm hướng dẫn thi hành Luật & Pháp Lệnh
+ Nghị quyết: nhằm thực hiện những nhiệm vụ & quyền hạn còn lại của Tập thể CP
*Phân biệt: “Kì họp” và “Phiên họp”
+Kì họp: dành cho việc quy mô – kéo dài, Các cơ quan họp định kì – như HĐND & Quốc hội.
+Phiên họp: dành cho việc quy mô – ngắn. (vd: xét báo cáo, đánh giá báo cáo)

2. Hoạt động của Thủ tướng Chính phủ:


Thủ tướng chính phủ (Điều 98 – HP 2013)
a. Nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực nhân sự:
- TTg có quyền đề nghị QH phê chuẩn việc bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Phó TTg, Bộ
trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang bộ.
- Trong thời gian không họp, TTg có quyền đề nghị CTN “tạm đình chỉ” công tác đối với các chức
danh trên. (Trước năm 2001, TTg đề nghị UBTV QH phê chuẩn nhân sự của CP lúc QH không họp
nhưng từ năm 2001 trở đi, đã bỏ thẩm quyền này của UBTV Quốc hội)
- TTg đề nghị UBTVQH phê chuẩn đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam, sau đó CTN ký – bổ
nhiệm
- TTg tự bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức & đình chỉ công tác đối với các chức danh sau đây:
+ Thứ trưởng của các bộ & các chức vụ tương đương với Thứ trưởng;
+ Thủ trưởng cơ quan thuộc CP & Cấp phó (8)
- TTg phê chuẩn kết quả bầu và miễn nhiệm các chức danh CT & P.CT UBND cấp Tỉnh (những chức
danh do HĐND cấp Tỉnh bầu);
- TTg còn điều động & cách chức, đình chỉ công tác đối với CT & P.CT UBND 63 Tỉnh thành.
- *Đặc biệt điểm mới: Luật Tổ chức CP 2015 trao thêm cho TTg các quyền sau đây:
+ tạm giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng CQNB trong thời gian QH không họp theo yêu cầu
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
+ tạm giao quyền CT UBND cấp Tỉnh giữa 2 kì họp của HĐND cấp Tỉnh theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ;
* Lưu ý: Mối quan hệ giữa TTg & CT, PCT UBND cấp Tỉnh là không có chỗ nào cho việc “Bổ
nhiệm”

b. Văn bản:
- TTg được quyền ban hành Quyết định và Chỉ thị (Phân biệt NĐ & NQ – Tập thể CP) để truyền đạt ý
kiến cho các CQ hành chính thuộc quyền quản lý của mình (Bộ, CQNB & CT 63 Tỉnh thành), Quyết
định: thực hiện các nhiệm vụ nhân sự và văn bản.
- TTg CP đình chỉ thi hành, bãi bỏ các VB trái pháp luật của: Bộ trưởng & Thủ trưởng CQNB, UBND
cấp Tỉnh và CT UBND cấp Tỉnh. (Trước năm 2001, TTg còn có quyền đình chỉ, bãi bỏ các văn bản trái
PL của các CQ thuộc Chính phủ, nhưng từ 2001 – nay: Thủ trưởng CQNB ko được quyền ban hành các
VBQPPL)

* Lưu ý: (đặc biệt) TTg CP có quyền đình chỉ Nghị quyết sai trái của HĐND cấp Tỉnh và đề
nghị UBTVQH bãi bỏ  Tại sao?
Được đình chỉ - Không bãi bỏ
 UBND cấp Tỉnh nằm trong cơ quan hành chính thuộc Chính phủ - lệ thuộc, chịu sự quản lý
vào Thủ tướng  cho nên TTg đủ tư cách bãi bỏ các VB sai trái.
 HĐND cấp Tỉnh CQ dân cử - do nhân dân ở địa phương bầu ra  không nằm trong hệ
thống hành chính thuộc Chính phủ  TTg CP không có tư cách bãi bõ. Vì vậy, TTg phải nhờ cơ
quan dân cử cấp trên trực tiếp – Uỷ ban Thường vụ QH (QH 1 năm 2 kì) thay mặt QH thực hiện
công việc này.
Tuy nhiên, TTg được quyền tạm đình chỉ. Vì: TTg là cơ quan NN cấp trên, CQ NN ở TW của HĐND
cấp tỉnh (địa phương phải phục tùng TW)

SO SÁNH
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ –
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG 1980 & TTg CP theo HP 1992, 2013
Hội đồng Bộ trưởng Thủ tướng Chính phủ
(theo HP 1980) (theo HP 1992, 2013)
- HP 1980 đề cao cơ chế làm việc tập thể & làm - TTg theo HP 1992, HP 2013: đã có sự kết hợp
việc theo Hội đồng thể hiện ở chỗ: tất cả nhiệm giữa chế độ làm việc tập thể của Chính phủ với
vụ, quyền hạn của Hội đồng Bộ trưởng – do tập việc đề cao vai trò của Thủ tướng trong tư cách là
thể HĐBT (47 người) quyết định: người đứng đầu CP. Thể hiện ở chỗ: HP92 quy
+Gồm 1 CT – 9 phó, 28 Bộ trưởng, 8 Chủ định cho TTg CP những nhiệm vụ quyền hạn
nhiệm, 1 Thống đốc Ngân hàng. Do đó, vai trò riêng bên cạnh những nhiệm vụ, quyền hạn chung
của Chủ tịch HDBT mờ nhạt – thiết chế không của Chính phủ (Điều 96 – HP2013: nv,qh của CP
có quyền lực riêng mà chỉ được quan niệm là và Điều 98: nv, hq riêng của TTg Chính phủ.) 
người điều khiển HĐBT họp & TM HĐBT hợp đã có sự kết hợp.
thức hoá các quyết định của HĐBT. Chủ tịch - TTg đã trở thành thiết chế quyền lực thực sự, có
HĐBT không có thiết chế quyền lực – k có 2 quyền năng cơ bản của người đứng đầu Chính
nhiệm vụ, quyền hạn riêng. phủ:
Không có được 2 quyền: + Được quyền lựa chọn nhân sự CP
+ Không được lựa chọn nhân sự (Bộ trưởng, + Được quyền điều động, đình chỉ công tác, cách
Chủ nhiệm, … đều do Quốc hội bầu); chức CT, PCT UBND cấp Tỉnh.
+ Không có quyền điều động, miễn nhiệm, Không những thế, Luật TCCP 2015  tạm trao
cách chức, đình chỉ công tác CT, PCT UBND quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng CQNB, CT ,
cấp Tỉnh PCT UBND …
 Gây nhiều khó khăn cho Chủ tịch HĐBT  Phát huy được vai trò, vị thế của TTg trong
trong việc quản lý, điều hành đất nước. việc điều hành và quản lý đất nước và để từ đó
phát huy tinh thần trách nhiệm, dễ quy kết trách
Bình luận về tư tưởng: nhiệm nếu có vi phạm xảy ra.
- Các nhà lập hiến năm 1980 rất sợ dấu ấn cá  Chứng tỏ: Các nhà lập hiến đã nhận thức lại
nhân, xem nhẹ vai trò người đứng đầu  quy rằng: “Chính phủ mạnh – Chính phủ của ít người,
HĐBT về chế độ làm việc tập thể  CT. HĐBT càng ít người – càng mạnh” – Rutxo (Khế ước xã
không có quyền hạn ~ như các thành viên khác hội). Chính phủ mạnh là CP của 1 người đứng
 Không thể quản lý  không thể quy kết đầu – không nên sử dụng trò chơi tập thể.
trách nhiệm.

3. Hoạt động của các thành viên khác (xem đề cương)


* Bộ trưởng, Thủ trưởng CQNB được quyền ban hành 3 văn bản sau đây:
+ Thông tư  Hướng dẫn thi hành Nghị định
+ Chỉ thị  Truyền đạt ý kiến đối với Bộ, ngành do mình quản lý.
+ Quyết định  Thực hiện một số nhiệm vụ còn lại liên quan đến văn bản và nhân sự.
*BT tình huống:
Nếu là BT. Nông nghiệp & PTNT thì xử lý ntn trong 3 TH sau:
TH 1: Phát hiện QĐ của Bộ tài chính # Quyết định của mình (vd: BTC & BN PTNT)  Được
quyền yêu cầu đề nghị , kiến nghị xem xét lại văn bản của BTC  Bộ tài chính đã xem xét lại –
nhưng vẫn qđ thi hành  Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
TH 2: Phát hiện NQ của HĐND cấp Tỉnh # Quyết định của mình  Bộ trưởng đề nghị TTg
CP tạm đình chỉ - TTg đề nghị UBTVQH bãi bỏ.
TH 3: CT UBND cấp Tỉnh # Quyết định của mình  Bộ trưởng được quyền tạm đình chỉ
quyết định của CT UBND cấp Tỉnh.  CT.UBND Tỉnh phải chấp hành. Nếu không đồng tình 
Trình TTg quyết định cuối cùng.

TOÀ ÁN NHÂN DÂN & VKSND CÁC CẤP


A. TOÀ ÁN DÂN DÂN CÁC CẤP
I. Vị trí chức năng, nhiệm vụ - quyền hạn của TAND các cấp:
Điều 102 – Hiến pháp 2013:
- Toà án ở VN được lập ra chỉ 1 thực hiện chức năng duy nhất là xét xử;
- Xét xử là việc nhân danh NN ra phán quyết về 1 hành vi nào đó (theo quy định của BLHS – có
phạm tội hay chưa  áp dụng hình phạt  Phán quyết trong lĩnh vực hình sự (án hình); để giải
quyết tranh chấp đời thường trong giao lưu dân sự (tranh chấp lao động, đất đai, hôn nhân &gđ,
hành chính, bồi thường ,thừa kế … không liên quan đến tù  án dân sự; giải quyết các vụ việc khác
theo quy định của Pháp luật.
VD: Toà án có quyền khiếu nại về danh sách cử tri, tuyên bố tình trạng phá sản …
Hoạt động xét xử của Toà án có những đặc điểm sau đây:
- Phạm vi xét xử hiểu theo nghĩa rộng & xã hội càng dân chủ thì phạm vi xét xử ngày càng rộng.
- Chỉ có hoạt động xét xử của Toà thì được nhân danh Nhà nước, các bản án, quyết định của Toà
có giá trị, hiệu lực thi hành cuối cùng thay thế các quyết định của cơ quan trọng tài, hay các quyết định
giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cq khác.( không có chiều ngược lại)
- Hoạt động xét xử của Toà có 4 thủ tục:
+ Xét xử sơ thẩm
+ Phúc thẩm
+ Giám đốc thẩm
+ Tái thẩm
 Chỉ có sơ thẩm, phúc thẩm là 1 cấp xét xử. (nếu vụ việc đưa ra Toà giải quyết lần đầu sơ
thẩm  bản án sơ thẩm  án sơ thẩm – chưa có hiệu lực tại thời điểm tuyên, chờ xem kháng
nghị của VKS, kháng cáo của đương sự. Nếu có kháng cáo, hoặc kháng nghị  bản án được
xem xét thủ tục cao hơn  Phúc thẩm.  Toà ra bản án Phúc thẩm  Có hiệu lực tại thời
điểm tuyên. (Không kháng cáo – kháng nghị nữa). Một khi bản án có hiệu lực, đang thi hành
trong thực tế mà phát sinh tình tiết mới – tình tiết có thể thay đổi toàn bộ sự thật vụ án  Tái
thẩm. Nếu án đang có hiệu lực mà phát hiện tình những vi phạm trong “thủ tục tố tụng” (sai
hình thức) không đủ để buộc tội  Giám đốc thẩm.

**Lưu ý:
So sánh Điều 102 – HP 2013 & Điều 127 – HP 1992 về chức năng, hệ thống tổ chức, nhiệm vụ của
Toà án nhân dân. (Tương ứng 3 khoản)
1. Chức năng của Toà án
Khoản 1 – Điều 127 – Hiến pháp 1992 :  Cơ quan xét xử
Khoản 1 – Điều 102 – Hiến pháp 2013 :  Cơ quan thực hiện quyền tư pháp.

Ý nghĩa:
- Việc tuyên bố Toà án thực hiện quyền tư pháp – Rõ ràng phân công, phân nhiệm giữa 3 nhánh quyền
lực: Điều 69 - QH quyền lập hiến, lập pháp; Điều 94 – CP thực hiện quyền hành pháp; Điều 102 - Toà
án thực hiện quyền tư pháp.  xa dần “tập quyền XHCN”  Từng bước phân quyền hoá BMNN.
- Toà án ở VN – đã trở thành nhánh quyền lực thực sự, nắm quyền lực thực sự - không còn là quyền
phái sinh của Quốc hội  Có vị trí độc lập, cân bằng hơn với Quốc hội  Tạo điều kiện kiểm soát
ngược lại Quốc hội.
- Với việc tuyên bố TA thực hiện quyền tư pháp  góp phần làm cho người VN hiểu về quyền tư pháp
và cơ quan thực hiện quyền tư pháp phù hợp với quan điểm chung của các nước trên thế giới. Và, góp
phần vào việc xây dựng nền tư pháp độc lập, mạnh mẽ.

Quan niệm của Thế giới Quan niệm của Việt Nam
Quyền tư pháp, cơ quan thực hiện quyền Quyền tư pháp, cơ quan thực hiện quyền
tư pháp tư pháp
(1) - Mức hẹp (1) - Mức rộng
- Quyền tài phán, quyền xét xử  CQ duy nhất - Quyền tư pháp bao gồm: Quyền điều tra (CA),
là các Toà án.  Toàn bộ quyền tư pháp tập viết cáo trạng (VKS), xét xử (TA), thi hành án(cơ
trung trong tay Toà án, TA nắm trọn quyền tư quan thi hành án)  Quyền tư pháp chia 5 xẻ 7
pháp, một loại quyền lực thực sự.  Toà án rất  Xu hướng hành chính hoá Tư pháp (các cơ
mạnh. quan chính phủ lấn át Toà án)  Toà án yếu ớt,
- Các nước trên thế giới – quan niệm: mong manh, không có sự độc lập.
+ Các quyền như điều tra (CA), khởi tố vụ
án(viện công tố), và quyền thi hành án (cq thi
hành án)
VD: Ở Mỹ, Tổng công tố - Bộ trưởng tư pháp
 Vì vậy, việc thực hiện quyền năng đó là chức
năng, trách nhiệm của cơ quan hành pháp.

(2). Xây dựng nền tư pháp độc lập mạnh mẽ  (2) Với tập quyền XHCN  làm cho TA yếu ớt,
Phân quyền. Vì, trong cơ chế phân quyền – 3 không độc lập. Toà án là cơ quan phái sinh của
nhánh quyền lực cân bằng – kiểm soát chéo các Quốc hội, báo cáo công tác với QH  Là công
nhánh quyền lực. Toà án cân bằng với 2 nhánh cụ trong tay Nhà nước để xét xử người dân chứ
còn lại.  Dân chủ. Nói khác đi, với cơ chế này Toà chưa thực sự là cơ quan bảo vệ quyền con
thì các nước trên thế giới quan niệm Toà án người, quyền công dân.
không chỉ là không chỉ là công cụ trong tay của Chánh án TANDTC VN vị thế - không bằng Chủ
NN xét xử người dân mà còn là công cụ trong tịch Quốc hội, CTN, Thủ tướng mà chúng ta coi
tay người dân để bảo vệ quyền con người, quyền CA’ ~ Bộ trưởng (thua 1 số Bộ trưởng: Bộ
công dân khi dân quyền đó bị vi phạm. Người trưởng Bộ Công an, Bộ ngoại giao, Bộ Quốc
đứng đầu ngành tư pháp có vị trí tương đương – phòng..) Xem TANDTC là 1 bộ, một ngành quản
ngang hàng với người đứng đầu của 2 nhánh lý  Không là nhánh quyền lực thực sự, lập
quyền lực còn lại. ra quản lý Toà địa phương.
B. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
- VKSND chỉ nằm quyền công tố(thế giới)
Khoản 2 – Điều 102 – HP 2013
*Điểm mới 2: Khoản 2 – Điều 102: hệ thống tổ chức
HP 1992 Khoản 2 Điều 102 - HP 2013
Toà án ND tối cao, TA nhân dân cấp Tỉnh, TA Quy định hệ thống Toà án 2013: TAND Tối cao
Quân sự (quân khu &khu vực) & các TAND # do Luật định.  Nhà lập hiến
 Toà án về cơ bản theo mô hình đơn vị hành dựa dẫm vào Luật Tổ chức TAND, và để Luật Tổ
chính lãnh thổ từ cấp huyện trở lên.(Cứ 1 huyện 1 chức TAND không vi hiến. Nhưng đến 2014
Toà – 1 Tỉnh 1 Toà)  Không hợp lý. Vì: phản Luật Tổ chức Toà án ra đời về cơ bản duy trì đơn
ánh tâm lý cào bằng, bình quân chủ nghĩa. Gây ra vị hành chính lãnh thổ như ban đầu. Tuy nhiên,
tình trạng tồn đọng án một số nơi – trong khi 1 số Luật Tổ chức TAND có nhiều điểm mới khác về
nơi không có án để xét xử, làm cho Toà án lệ TAND.
thuộc vào chính quyền địa phương  không
phù hợp với thông lệ Quốc tế.
Với triết lý này  hoạt động Toà án càng yếu
kém ở 1 số nơi.
Nhận thấy vấn đề này – Bộ chính trị ban hành
49/2005/NQ-BCT về vấn đề chiến lược cải cách
tư pháp ở VN đến năm 2020 theo đó, TA ở VN
được lập lại theo số dân & lượng án: Ở đâu dân
đông, án nhiều lập nhiều Toà và ngược lại.
Tuy nhiên, nước ta đang trong quá trình triển
khai thi hành Nghị quyết này của Bộ Chính trị thì
ý tưởng lập Toà theo cấp xét xử mặc dù là xu
hướng đúng nhưng vẫn vấp phải ý kiến phải đối.
Vì những lý do sau:
+ Mô hình này sẽ gây ra sự xáo trộn lớn, tâm lý
ngỡ ngàng.
+Mô hình này đụng chạm đến lợi ích của 1 số
người.
 Đảng & NN khá lúng túng về vấn đề này.

Khoản 3 – Điều 102: Nhiệm vụ của TAND

HP1992 quy định Toà án & VKSND  Bảo vệ Pháp chế XHCN.
Khoản 3 – Điều 102 – HP2013: tách biệt nhiệm vụ của từng cơ quan rõ rệt. Không san sẻ quyền lực.
Theo đó HP2013, Toà án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ QCN, QCD – Khai tử bảo vệ Pháp
chế XHCN.
Giải thích:
- Bảo vệ Pháp chế XHCN  bảo vệ trật tự PL do NN lập ra (bảo vệ ý chí của nhà cầm quyền)
- Bảo vệ công lý  bảo vệ lẻ phải, công bằng – mang tính nhân văn, tiến bộ.
**Tạo sự khác nhau của 3 ý sau
+ Hệ quả 1: Bảo vệ Pháp chế
- Bảo vệ pháp chế XHCN  TA chỉ hướng đến xét xử các vụ án liên quan đến Công dân phạm
tội, làm trái pháp luật. (công cụ trong tay của NN để xét xử)
- Bảo vệ PC XHCN  PL quy định ntn thì TA phải áp dụng như thế đó. “Pháp chế là việc thực
hiện Pháp luật” -> Bất chấp có công bằng nhân văn hay không
+ Hệ quả 2: Có Luật thì mới được xử - nếu không có Luật thì Thẩm phán ko thực hiện việc đó.
+ Hệ quả 3: Bảo vệ Công lý
- Bảo vệ lẻ phải công lý  NN không đúng không vì con người  TA có thể xử lý Nhà nước.,
TA công cụ trong tay người dân, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ quyền công dân.
- Luật không công bằng  TA từ chối không thực hiện.
- Bảo vệ Công lý – nếu vấn đề chưa có quy định trong Luật, nhưng bằng niềm tin nội tâm, bằng
kinh nghiệm xét xử - Thẩm phán vẫn có thể ra phán quyết và phán quyết đó phải mang tính công
bằng, lẻ phải.  Phán quyết được tôn trọng & áp dụng về sau.  Án lệ

TOÀ ÁN NHÂN DÂN (tt)


LƯU Ý QUAN TRỌNG

Một điểm mới rất quan trong của Luật TC TAND 2014 là phân loại thẩm phán toà án ra thành 4 ngạch
Thẩm phán, bao gồm: ngạch thẩm phán TAND Tối cao, ngạch TP cao cấp, ngạch TP trung cấp, ngạch
TP sơ cấp.
- Muốn nâng ngạch – trải qua thi – nâng ngạch.
- Luật TAND 2014 tiếp tục duy trì theo đơn vị hành chính lãnh thổ, theo đó hệ thống tổ chức ở TA bao
gồm: TAND TC; TAND cấp cao; TAND Tỉnh, thành phố thuộc TW; TAND ở Quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc Tỉnh và tương đương
+ Theo quy định hiện nay, TAND tối cao chỉ có 1 ngạch duy nhất  ngạch TAND tối cao. Vì vậy,
người có ngạch TP TAND TC muốn trở thành Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao  CA’TANDTC
đề nghị - QH phê chuẩn – CTN ký.
+ TAND cấp cao  Chỉ có ngạch Thẩm phán cao cấp. Người đã có ngạch TP cao cấp muốn trở
thành Thẩm phán TAND cấp cao do Chủ tịch nước ký quyết định miễn nhiệm, cách chức sau khi đã
được tuyển chọn bởi Hội đồng Tuyển chọn và giám sát Thẩm phán quốc gia.
+ TAND Tỉnh, thành phố thuộc TW có 3 ngạch thẩm phán: TP cao cấp, TP trung cấp, TP sơ cấp. Muốn
trở thành Thẩm phán TAND Tỉnh, Thành phố thuộc TW do Hội đồng Tuyển chọn và giám sát Thẩm
phán quốc gia lựa chọn, đề nghị  Trình CTN ký.
+ TAND cấp Quận, huyện, thị xã và tương đương: có 2 ngạch Thẩm phán Trung cấp, sơ cấp. Người có
2 ngạch này muốn trở thành TP TAND cấp Quận, huyện … do Hội đồng Tuyển chọn và giám sát
Thẩm phán quốc gia lựa chọn, đề nghị  Trình CTN ký.
Như vậy, ở VN hiện nay có người có ngạch TP trung cấp  Thẩm phán TAND cấp huyện,
ngạch TP sơ cấp  TP TAND cấp Tỉnh.  Người có ngạch sơ cấp – xét xử sơ thẩm (TA cấp huyện
& TA cấp Tỉnh) và điều này tạo sự độc lập khi xét xử giữa TAND cấp Tỉnh >< cấp huyện.

* Lưu ý: Cần phân biệt 2 thuật ngữ -


Thư ký Toà án >< Thư ký phiên toàn ./.
Chánh án >< Thẩm phán.
- Thư ký Toà án: người giúp việc cho cả Toà án – trợ lý cho Chánh án.
- Thư ký Phiên toà: người ghi chép vụ việc trong phiên toà
- Thẩm phán: chức danh chuyên môn, nghề - thợ chuyên xét xử. Trong một Toà án có nhiều Thẩm phán,
để quản lý các thẩm phán trong TA  Chánh án: là chức danh quản lý./.
Vấn đề 1.  Chánh án có bắt buộc là thẩm phán hay không?
Có 2 trường hợp:
+ Đối với TAND TC, TAND cấp cao 2 Toà án này nặng về quản lý điều hành: Toà tối cao 
quản lý toàn bộ hệ thống Toà án ở VN , phải giữ mối liên hệ với các nhánh quyền lực khác  Chức
vụ TA Cấp cao, tối cao theo quy định hiện nay không nhất thiết là TP TAND TC. Ở nước ta trong một
số trường hợp để ổn định ngành Toà án, Đảng & NN hoàn toàn có thể phân công người không phải là
Thẩm phán  Chánh án TAND TC, TP TAND tối cao.
+ Đối với TAND cấp Tỉnh, cấp huyện chức năng chính là xét xử  CA’ TAND cấp Tỉnh, huyện
bắt buộc là Thẩm phán TAND cấp Tỉnh, huyện.

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO


1. Cơ cấu tổ chức TAND Tối cao
Luật Tổ chức TAND 2014 – Điều 21
2 góc độ:
+ Nhân sự (Khoản 2 – P.270):
- Chánh án TAND TC do QH bầu (ko cần đb QH) theo sự giới thiệu của CTN. (Có thể không là
TP TAND tối cao)
- Phó CA’ TAND TC là người giúp việc cho CA’ (được lựa chọn trong các Thẩm phán
TANDTC) do CA’ lựa chọn, đề nghị – CTN ký.
- Thẩm phán TAND TC là do CA’ đề nghị - QH phê chuẩn(*) – CTN ký
- Thẩm tra viên TAND TC(*) là thẩm tra lại bản án theo yêu cầu của Chánh án, việc thi hành án.
Do Chánh án TAND tối cao lựa chọn – nhiệm kỳ 5 năm.
- Thư ký Toà án: Do Chánh án TAND tối cao lựa chọn – nhiệm kỳ 5 năm.
- Công chức, viên chức # và người lao động (lái xe, kỹ thuật …)

+ Cơ quan cấu thành (Khoản 1 – P)


- Hội đồng TP TAND tối cao: là cơ quan quan trọng
- Văn phòng TAND TC, Cục, phòng …
- Cơ sở đào tạo bồi dưỡng (Học viện Tư pháp, học viện vks.. )
Điều 22. Hội đồng TP TAND tối cao
Là cơ quan xét xử cao nhất của nước CHXHCN Việt nam, thành phần bao gồm: không dưới 13, không quá 17 người; bao gồm:
Chánh án TAND Tc, các Phó CA’ TAND TC  là Thẩm phán TAND tối cao
 ** Có nghĩa là: ở VN, các phó Chánh án TANDTC luôn là Thẩm phán TAND tối cao, còn chức danh
CA’ TAND TC có thể không là Thẩm phán TAND tối cao nếu CA’ TAND Tối cao không là TP TAND tối
cao thì không được tham gia vào Hội đồng TP TAND tối cao.
HĐTPTAND TC làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số - chức năng: xét xử cao nhất
theo thủ tục: giám đốc thẩm và tái thẩm. Cơ quan phát triển án lệ, tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng
dẫn TA cấp dưới áp dụng, thống nhất Pháp luật.  Ban hành Nghị Quyết – Theo luật ban hành
VBQPPL 80/2015/QH13

2. Toà án nhân dân cấp cao


Điều 30. Toà án nhân dân cấp cao
+ Nhân sự, Chức danh: Miền Bắc, Trung, Nam (TA nhân dân cấp cao)
- Chánh án TAND cấp cao: do CA’ tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức – nhiệm kỳ 5 năm
tính từ ngày bổ nhiệm  Có thể không là Thẩm phán TAND cấp cao.
- Phó CA’ TAND cấp cao: do CA’ tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức – thành lập các Toà
chuyên trách – đứng đầu là Chánh Toà và Phó Chánh Toà do CA’ TAND cấp cao bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức.
- Thẩm phán TAND cấp cao: do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
- Thẩm tra viên
- Thư ký Toà án
- Công chức, viên chức và người lao động
+ Khoản 1 – Cơ quan cấu thành
- Uỷ ban TP TAND cấp cao
- Toà Dân sự
- Toà Hình sự
- ….
- Toà Gia đình và người chưa thành niên(*)
- Các bộ phận giúp việc …
(*) Uỷ ban Thẩm phán TAND cấp cao là Thẩm phán TAND cao cấp  Chỉ có Chánh án cấp cao là
thẩm phán cao cấp  tham gia UB TP TAND cấp cao đó.

3. Cơ cấu TAND cấp Tỉnh, TP thuộc TW


Điều 38.
+ Khoản 2: Bao gồm : CA’ TAND Tỉnh, Phó CA’ TAND tỉnh do CA’ TAND Tối cao bổ nhiễm, miễn
nhiệm, cách chức.
- Chánh toà, phó chánh toà do CA’ TAND cấp Tỉnh bổ nhiễm, miễn nhiệm, cách chức.
- Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiễm, miễn nhiệm, cách chức do đề nghị của HĐ TP.
TAND tối cao đề nghị - CTN ký.
- Thẩm tra viên
- Thư ký Toà án
- Công chức, viên chức va người lao động do CA’ Tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
+Khoản 1
Điều 39. UBTP TAND cấp tỉnh
Bao gồm: CA’ , Phó CA’ và một số thẩm phán. CA’ TAND cấp tỉnh là Thẩm phán TAND cấp tỉnh.
Số lượng thành viên – do CA’ TAND Tỉnh đề nghị - CA’ TAND tối cao quyết định

4. Cơ cấu TAND cấp Quận, huyện , thị xã, thành phố thuộc Tỉnh và tương đương
Điều 45. TAND cấp huyện
Khoản 3.
- CA’ TAND cấp huyện – CA TAND tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
- Chánh toà, phó chánh toà – do CA’ huyện
- Thẩm phán – do Chủ tịch nước
- Thẩm tra viên
- Thư ký Toà án
- Công chức, viên chức va người lao động do CA’ huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CÁC CẤP


1. HP 1946 không thành lập VKS và cơ quan tư pháp theo HP 1946 chỉ có các Toà án, chỉ có
quyền xét xử  phù hợp với thông lệ quốc tế, bởi vì:
- HP 1946 tổ chức bộ máy theo tam quyền phân lập. Với phân quyền thì toàn bộ quyền lực NN
thuộc về NN, ND lập ra Nghị viẹn – Lập pháp; Chính phủ - Hành pháp ; TA – Tư pháp  kiểm soát ,
cân bằng lẫn nhau. Nói khác đi, tư thân cơ chế phân quyền tạo ra 3 nhánh quyền lực – cân bằng 
kiểm soát chéo. Vì vậy, Không cần thành lập thêm “Viện kiểm sát”

2. HP 1959 bắt đầu thành lập VKSND vì tổ chức bộ máy theo “tập quyền XHCN”  “VKS”. Với
tập quyền thì Quốc hội toàn quyền, giám sát tất cả hoạt động của BMNN từ TW – địa phương, không ai
kiểm soát QH nhưng QH thì ngược lại. Lập ra VKSND  như cánh tay nối dài – kiểm tra, giám sát từ
Bộ trở xuống.  Lấn át Toà án làm cho TA không còn độc lập.
Kể từ khi được thành lập -> trước năm 2001, VKSND được giao thực hiện 2 chức năng:
a. Thực hành quyền công tố: viết cáo trạng, tố cáo tội phạm bởi vì khi 1 tội phạm được thực
hiện thì không chỉ gây ra thiệt hại cho người bị hại mà còn gây ảnh hưởng đến lợi ích
chung toàn xã hội  NN nhân danh xã hội lập ra cơ quan thay mặt NN tố cáo. CQ đó
trong đk của các nước Tư sản là viện công tố độc lập trực thuộc Chính phủ. (Quan điểm
là quyền hành pháp – chứ không phải là quyền tư pháp). Trong điều kiện các nước
XHCN giao cho VKSND. Lưu ý: chức năng công tố chỉ có trong án hình sự.
b. Kiểm sát chung: là kiểm sát mọi văn bản, hành vi của mọi chủ thể từ Bộ trở xuống(cánh
tay nối dài của Quốc hội). Tuy nhiên qua nhiều năm thực hiện chức năng kiểm sát chung
 VKSND tỏ ra ko hiệu quả, yếu kém trong quá trình quản lý. Bên cạnh đó, còn có sự
chồng chéo lấn sân – bởi nước ta có nhiều cơ chế kiểm tra, giám sát trong bộ máy NN.

3. VKSND từ năm 2001 cho đến nay, Nghị quyết 51/2001/NQ-CP đã thu hẹp chức năng của VKSND:
+ Vẫn thực hiện quyền công tố
+ Từ kiểm sát chung đã thu hẹp còn kiểm sát các hoạt động Tư pháp: kiểm sát tính có căn cứ ,
tính hợp pháp trong hđ & hành vi của 4 cơ quan
- HĐ điều tra của Công an điều tra
- kiểm sát hoạt động xét xử của Toà
- Kiẻm sát hđ thi hành án
- Kiểm sát hđ bắt giữ người

4. VKSND trong chiến lược cải cách Tư pháp của Đảng & NN
Về cơ bản, khi tham gia vào phiên toà hình sự là cùng lúc thực hiện 2 chức năng sau: Tố cáo tội
phạm (buộc tội), kiểm sát hoạt động xét xử của Toà.
 Đây là điều bất hợp lý về mặt tố tụng, ko khách quan  Quyền lực lớn lấn át luật sư và Toà án,
quyền con người trong luật Tố tụng có nguy cơ bị vi phạm (oan sai trong Tố tụng)… nhận thấy
điểm bất hợp lý này năm 2005, Bộ Chính trị ban hành NQ 49 đề nghị VN cần nghiên cứu để
chuyển VKSND thành viện công tố và đến Toà chuyên thực hiện quyền công tố, đồng thời chuyển
giao chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp cho UB Tư pháp thuộc Quốc hội.  Ý tưởng đụng
chạm lợi ích của VKSND, Đảng chưa có quyết tâm cao  Chưa đạt hiệu quả.
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
A. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
I. Vị trí, tính chất pháp lý của HĐND
II. Chức năng, quyền hạn
1.
*Lưu ý 1:

*Lưu ý 2:
- Kết quả bầu TT HDND (CT, PCT, UV TT HĐND) phải chuyển lên cho TT HĐND cấp trên trực tiếp
phê chuẩn trước khi đem ra thi hành.
- NQ về việc bầu CT, P.CT HĐND cùng cấp  CT UBND cấp trên phê chuẩn.
- TTg phê – cấp Tỉnh

*Lưu ý 3:
- Những chức danh quan trọng ở địa phương không do HĐND bầu :
+ CA’ TAND cùng cấp (CA’ & Phó Chánh án TAND địa phương – Tỉnh, huyện)
+ Viện trưởng VKSND cùng cấp (VT & Phó VT VKSND địa phương) do VT VKSND tối cao
bổ nhiệm – theo hàng dọc
 Như vậy, 2 chức danh này không do HĐND bầu ra  HĐND KHÔNG miễn nhiệm, bãi nhiệm, bỏ
phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm & không bãi bỏ các văn bản trái pháp luật. Tuy nhiên
HĐND vẫn giám sát hoạt động của 2 chức danh này bằng 2 hình thức:
+ Xét báo cáo công tác
+ Chất vấn khi có yêu cầu
 Quan hệ giữa HĐND & 2 chức danh này  hạn chế.

2. Chức năng giám sát


(đề cương)
Giám sát ai? – Bằng bp gì? Hậu quả?
Câu hỏi:
1 - Theo anh (chị) 2 nhận định nào Đ/S? Tại sao?
+ HĐND chỉ có quyền chất vấn những chức danh do HĐND bầu ra.
SAI – Có thể chất vấn kể cả những chức danh do HĐND không trực tiếp bầu ra như: Chánh án TAND,
Viện trưởng VKSND cùng cấp.
Vẫn xét báo cáo công tác khi có yêu cầu.

+ Chức danh nào do HĐND bầu ra thì HĐND có quyền chất vấn.
SAI – Vì: có những chức danh do HĐND bầu nhưng không chất vấn như: Phó CT HĐND, Uỷ viên
HĐND và Hội thẩm TAND cùng cấp  Mục đích của chất vấn là quy kết trách nhiệm – tập
trung chất vấn người đứng đầu.
# P.CT UBND – chất vấn (chịu trách nhiệm từng nhiệm vụ, công tác khác nhau) – phụ trách từng mảng
độc lập.

2- Chủ thể nào có quyền phê chuẩn Nghị quyết v/v giải tán HĐND Thành phố Long Xuyên  UBTV
Quốc hội
Vì: HĐND Tỉnh An Giang ra nghị quyết giải tán  NQ phải chuyển lên cấp trên trực tiếp là UBTV
Quốc hội.

III. Cơ cấu tổ chức HĐND


Câu hỏi: Tại sao Chủ tịch nước theo HP 1959 không phải là Đại biểu Quốc hội & trên 35 tuổi ?
(Đề cương)

- Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị
hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
 Chính phủ ra Nghị định phân loại
(*điểm mới của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015 – 77/2015/QH13)
- Phân biệt Nông thôn & đô thị
 cấp Tỉnh – Chính quyền địa phương ở 58 Tỉnh  Chính quyền địa phương Nông thông
 5 thành phố thuộc TW  Chính quyền địa phương Đô thị
- Phường, Quận, Thành phố thuộc TW, TP thuộc tp trực thuộc TW  đô thị
- Thị xã, huyện, xã  nông thôn
 Số lượng đại biểu HĐND:
+ Ở nông thôn: Tình – 90-95 đại biểu; Huyện: 30-45; 15-35
+ Ở đô thị: Tỉnh 90-95 đại biểu (riêng HN & HCM  105 đại biểu), Quận: 30-45, TP thuộc
TW: 30-45, Phường: 15-35 đại biểu
 Thành lập TT HĐND  giải quyết việc của HĐND lúc không họp
+ Nông thôn: Tỉnh – 1 Chủ tịch & 2 P.CT HĐND và các UV HĐND Tỉnh( trưởng các ban &
chánh VP); huyện: 1 Chủ tịch & 2 P.CT HĐND và các UV HĐND Tỉnh; Xã: 1 Chủ tịch & 1
P.CT HĐND
+ Đô thị: Tỉnh: 1 Chủ tịch & 2 P.CT HĐND và các UV HĐND Tỉnh; Quận: 1 Chủ tịch & 2
P.CT HĐND và các UV HĐND ; Phường: 1 Chủ tịch & 1 P.CT HĐND.

*Lưu ý:
Trong các chức danh của TT HĐND: CT,PCT,Uỷ viên HĐND & Chánh VP chỉ có 1 chức danh
hoạt động chuyên trách là Phó Chủ tịch HĐND; các chức danh còn lại CT & các UV – đại biểu
HĐND & kiêm nhiệm.
* Chủ tịch HĐND – kiêm nhiệm vì ở VN chỉ 1 số địa phương (Long An, Cà mau..) (vừa chức
danh BT & Chủ tịch UBND) – cơ cấu cán bộ như sau: Bí thư cấp uỷ Đảng kiêm luôn chức Chủ tịch
HĐND cấp đó (trừ TP.HCM & HN).
Ý nghĩa:
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng vào hoạt động của HĐND về sự thống nhất đường lối
của Đảng và tinh giản cán bộ.
- Mô hình kiêm này làm tăng cường tiếng nói & vị thế - bớt hình thức, mờ nhạt (trong bối
cảnh không điều khiển được CA’TAND , VT VKSND)
- Trưởng các ban HĐND – kiêm nhiệm (*điểm mới của Luật TCCQĐP)  ý tưởng của
các nhà làm Luật, cơ cấu trưởng các ban của Đảng đồng thời là trưởng của các ban HĐND.
(VD: Trưởng ban Kiểm tra Thành uỷ HCM – Trưởng ban Pháp chế HĐND, Trưởng ban Tuyên
giáo HCM – Trưởng ban VH-XH, … )
 Phó CT HĐND làm nhiệm vụ chuyên trách.
UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP
I. Vị trí pháp lý, Tính chất PL (Điều 114 – HP2013)
- Cơ quan chấp hành của HĐND
- Cơ quan hành chính của NN ở địa phương ~ lập ra để quản lý – mắt xích trong hệ thống quản lý (quan
hệ trên – dưới  quyền tác động)
Tổ chức (P.289)
- Cấp Tỉnh  TTg Phê chuẩn
- CT UBND cấp dưới  tham gia, chịu trách nhiệm báo cáo trước UBND cấp trên.
 Từ phân tích Điều 114 – HP 2013, rút ra kết luận sau đây: UBND là cơ quan được tổ chức theo
nguyên tắc song trùng trực thuộc (trực thuộc 2 chiều); UBND vừa lệ thuộc vào HDND cùng cấp –
chiều ngang; lệ thuộc vào UBDN cấp trên – chiều dọc. Lệ thuộc 2 chiều thể hiện trên nhiều phương
diện, từ thân phân, quá trình hoạt động, báo cáo công tác & chịu trách nhiệm.
UBND  HĐND bầu ra  Cấp trên trực tiếp phê chuẩn
Chịu trách nhiệm thi hành NQ HĐND  Chịu trách nhiệm UBND cấp trên
Văn bản – HĐND bãi bỏ - Cấp trên bãi bỏ
Lý do: Vì, nếu chỉ trói buộc UBND vào 1 chiều thì đều có những bất cập nhất định mà bản thân nhà
làm Luật khá lúng túng (ko biết xử lý ntn):
+ Nếu chỉ trói buộc vào HĐND cùng cấp  Không quản lý được, trên dưới không thống nhất.
+ Nếu chỉ trói buộc vào cơ quan hành chính cấp trên  HĐND cùng cấp trở nên hình thức mơ
nhạt  trái với nguyên lý Nhà nước của dân  HĐND không có quyền lực (ví như: MTTQ)
 Các nhà lập hiến trói buộc UBND cùng lúc 2 chiều với lập luận cho rằng UBND thì 50% - HĐND
cùng cấp, 50% - UBND cấp trên. Tuy nhiên, việc trói buộc UBND cùng lúc chỉ là giải pháp tình thế và
không triệt để vì thế đã làm phát sinh hàng loạt những bất cập mà cho đến tận hôm nay nhà làm Luật
không biết xử lý ntn./.

- Bất cập:
1. Cho đến tận thời điểm hiện nay – PL vẫn không có quy định xử lý tình huống nếu Chủ
tịch UBND cấp trên không phê chuẩn kết quả bầu của UBND cấp dưới thành lập HĐND cấp
dưới  mẫu thuẫn.
Luật TCCQĐP 2015, đặt ra quy định giải quyết tạm thời bất cập này. Nếu trong TH: HĐND
đã bầu – CT UBND cấp trên không phê chuẩn  CT UBND phải giải thích rõ lý do vì sao?
(Khoản 10 – Điều 83)  Tương đối.

2. PL hiện hành cũng không đặt ra quy định nào xử lý tình huống nếu Chủ tịch cấp trên chỉ
không phê chuẩn đối với Chủ tịch cấp dưới thì tư cách của Phó CT và UV có đương nhiên bị
mất theo tư cách của CT hay không? Do CT UBND giới thiệu – HĐND bầu. Chưa có quy
định
VD: HĐND huyện Năm Can – Ca Mau bầu ra các chức danh …  Chủ tịch UBND Tỉnh Cà
Mau không phê chuẩn - đưa ra nhận định (lý do)
Luật TCCQĐP 2015, đã đặt ra quy định nhằm giải quyết tương đối tình huống này thì chỉ có
kết qủa bầu Chủ tịch, Phó CT UBND – Cấp trên phê chuẩn; Cấp trên không còn phê chuẩn
UV UBND cấp dưới.

II. Cơ cấu tổ chức UBND


III. Các hình thức hoạt động UBND
(Xem về quyền hạn của CT UBND)

*Lưu ý:
- UBND được cấu thành từ các cơ quan chuyên môn: Tỉnh – Sở và cơ quan ngang Sở , theo quy định
hiện nay Tỉnh, TP thuộc TW được thành lập 17 Sở. Ngoài ra có 3 Sở đặc thù: Sở ngoại vụ (biên giới –
An giang, Long An … hoặc nhiều người nước ngoài sinh sống: ), Sở quy hoạch đô thị…
 Tối đa 20 Sở, người đứng đầu là Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND – Giám đốc Sở (~
Chánh VP UBND, Chánh Thanh tra UBND TP, Trưởng BCH Quân sự, … )  là thành viên UBND
cấp Tỉnh.
- Cách thành lập: Chủ tịch UBND giới thiệu – HĐND cùng cấp bầu. Chủ tịch UBND ký quyết định bổ
nhiệm vào các Sở tương ứng (ngoại trừ 2 giám đốc Sở do Bộ trưởng ký quyết định bổ nhiệm : Giám
đốc Công an – Bộ trưởng Công an bổ nhiệm, Trưởng BCH Quân sự - Bộ trưởng Quốc phòng)
- Cấp huyện: tương tự Cấp tỉnh. Mỗi Quận, huyện có 10 Phòng – có thể có 2 phòng đặc thù (Phòng
NN&PTNT - ở nông thôn..)

*Lưu ý:
Trước 2015, thành viên của UBND bao gồm CT & các Phó Chủ tịch, các UV của UBND  các UV
này chỉ là 1 số thủ trưởng cq chuyên môn quan trọng.
VD: TP.HCM 13 thành viên – 1 CT – 5 PCT – 7 UV
Nhưng đến Luật TCCQĐP 2015, quy định tất cả các thủ trưởng CQ chuyên môn – cùng CT & PCT
UBND  UBND./.

You might also like