You are on page 1of 3

Page 1 of 3

ÔN TẬP CHƯƠNG 5: QUỐC HỘI


PHẦN I: NHẬN ĐỊNH
Các câu nhận định dưới đây ĐÚNG hay SAI, giải thích tại sao và nêu rõ
cơ sở pháp lý (nếu có):
1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ đại biểu Quốc hội mới có quyền
trình dự án luật trước Quốc hội.
- Nhận định sai.
- Giải thích: Theo Hiến pháp năm 2013, đại biểu Quốc hội không có quyền trình dự án
luật mà chỉ có quyền trình kiến nghị luật. Đây là 2 hành động rất khác nhau. Trình dự án
luật là đề xuất có văn bản về một luật mới, còn trình kiến nghị là trình bày ý kiến về luật.
Chỉ có các cơ quan sau đây mới có quyền trình dự án luật trước Quốc hội: (xem khoản 1
Điều 84 HP năm 2013)
- Căn cứ pháp lý: Điều 84 Hiến pháp năm 2013
2. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Quốc hội có quyền hủy bỏ văn bản quy
phạm pháp luật của Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
3. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các Nghị quyết của Quốc hội
phải được quá nửa tổng số Đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
- Nhận định sai.
- Giải thích: Trừ trường hợp làm HP, sửa đổi HP, quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm
kỳ Quốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu tán
thành.
4. Theo quy định của pháp luật hiện hành, một cá nhân đạt quá bán tổng số
phiếu đánh giá tín nhiệm thấp thì đương nhiên bị miễn nhiệm.
- Nhận định sai.
- Giải thích: Cá nhân rơi vào trường hợp trên có thể xin từ chức. Trường hợp không xin
từ chức thì UBTVQH trình QH, thường trực HĐND trình HĐND tiến hành bỏ phiếu tín
nhiệm tại kỳ họp gần nhất. Ngoài ra, trường hợp đạt từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên
thì cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giới thiệu người đó sẽ trình QH, HĐND để tiến
hành miễn nhiệm tại cuộc họp đó hoặc kỳ họp gần nhất. Như vậy, chỉ trong trường hợp

TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ


Page 2 of 3

người bị lấy phiếu tín nhiệm đạt quá bán tổng số phiếu tín nhiệm thấp không xin từ chức
thì sẽ bị tiến hành lấy phiếu lại và người đạt số phiếu tín nhiệm quá thấp (quá 2/3) thì mới
bị miễn nhiệm.
- Căn cứ pháp lý: khoản 2 và khoản 3 Điều 12 Nghị quyết về việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín
nhiệm.
5. Theo quy định của Hiến pháp 2013, Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan
chuyên môn của Quốc hội.
6. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ có
quyền đình chỉ thi hành, không có quyền bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của
Chính phủ.
- Nhận định trên sai.
- Căn cứ pháp lý: khoản 4, Điều 74 Hiến pháp năm 2013
7. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có quyền cách
chức Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc.
8. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả Đại biểu Quốc hội đều hoạt
động kiêm nhiệm.
- Nhận định sai.
- Giải thích: Theo Luật Tổ chức Quốc hội 2014, phân ra Đại biểu quốc hội chuyên
trách – đại biểu quốc hội kiêm nhiệm và Đại biểu quốc hội không chuyên trách – đại
biểu quốc hội không kiêm nhiệm. Mỗi nhóm đại biểu quốc hội có thời gian hoạt
động khác nhau. Đối với đại biểu QH chuyên trách thì giành toàn bộ thời gian làm
việc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu tại cơ quan Quốc hội hoặc tại
Đoàn đại biểu quốc hội địa phương. Còn đối với đại biểu quốc hội không chuyên
trách thì dành 1/3 thời gian làm việc trong năm để thực hiện vai trò đại biểu Quốc
hội.
- Căn cứ pháp lý: Điều 24 Luật Tổ chức Quốc hội 2014.
9. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín
nhiệm đối với Chính phủ.
- Nhận định sai.

TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ


Page 3 of 3

- Giải thích: Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ ràng rằng Quốc hội chỉ có quyền bỏ
phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu. Như vậy, Quốc hội chỉ có
thể lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do mình bầu nên, mà Chính phủ là một cơ
quan nhà nước nên không thể được bầu nên mà phải được thành lập. Quốc hội chỉ có thể
lấy phiếu tín nhiệm đối với các thành viên trong Chính phủ, còn đối với bản thân cơ quan
Chính phủ thì không thể bị lấy phiếu tín nhiệm. Nên, Quốc hội không thể bỏ phiếu tín
nhiệm với chính phủ.
- Căn cứ pháp lý: khoản 8 Điều 70 Hiến pháp 2013, Điều 8 và Điều 9 Luật Tổ chức Quốc
hội.
10. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử
chức vụ Chủ tịch nước.
11. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền
giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
PHẦN II: LÝ THUYẾT
1. Vì sao pháp luật hiện hành lại quy định: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất ở Việt Nam?
2. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp như thế nào?
3. Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao như thế nào?
4. Anh (Chị) hãy so sánh hoạt động lấy phiếu tín nhiệm và hoạt động bỏ phiếu
tín nhiệm của Quốc hội. Từ đó đưa ra một số nhận xét/đánh giá về các hoạt động
này.
5. Trình bày khái niệm, đối tượng, mục đích và quy trình chất vấn tại kỳ họp
Quốc hội. Nêu ý kiến của Anh (Chị) về hoạt động chất vấn của Quốc hội ở nước ta
hiện nay.
6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có vai trò gì đối với hoạt động của Quốc hội?
7. Đại biểu Quốc hội thực hiện những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nào để đại
diện cho Nhân dân?

TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

You might also like