You are on page 1of 4

B. Cách thức tổ chức quyền lực nhà nước.

1. Hệ thống pháp luật Liên bang Nga


-Trong thời kỳ Xô Viết, pháp luật của Liên bang Nga là hệ thống pháp
luật xã hội chủ nghĩa. Sau khi Liên bang Xô Viết tan vỡ, hệ thống pháp
luật của Liên bang Nga được xây dựng lại và được xem là thuộc hệ thống
pháp luật dân sự.

2. Cơ quan lập pháp Liên Bang Nga

-Quyền lập pháp liên bang được giao cho Quốc hội Liên bang gồm hai
viện là: Hội đồng Liên bang (Federation Coucil) – Thượng viện và Đuma
Quốc gia (State Duma) – Hạ viện. Trong đó, Hội đồng Liên bang có các
thành viên do các quan chức hành pháp và điều hành cấp cao bổ nhiệm ở
từng chủ thể liên bang.

-Tuy nhiên, Tổng thống cũng tham gia rất tích cực vào quá trình này để
đảm bảo nguyên tắc chế ước quyền lực. Theo Hiến pháp hiện hành, Tổng
thống có quyền sáng kiến luật và quyền kiểm tra các văn bản luật được
Quốc hội thông qua bằng cơ chế ký quyết định và ban bố luật. Theo quy
trình lập pháp, sau khi được thông qua ở hai viện của Quốc hội, trong
vòng năm ngày, văn bản luật đó phải được gửi sang Tổng thống để ký và
ban bố. Trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhận được văn bản luật đó, Tổng
thống xem xét, ký và thông qua. Tuy nhiên, Hiến pháp cho phép Tổng
thống trả lại văn bản luật này cho Quốc hội và yêu cầu Quốc hội (chủ yếu
là Đuma) sửa lại theo yêu cầu của mình

3. Cơ quan hành pháp Liên bang Nga

-Đứng đầu cơ quan hành pháp Liên bang Nga là Tổng thống và cũng
đồng thời là nguyên thủ quốc gia; là người đảm bảo cho việc thực hiện
Hiến pháp, quyền con người và tự do.

-Tổng thống do nhân dân Nga bầu lên theo nhiệm kỳ 4 năm (Đề nghị sửa
đổi Hiến pháp nhằm tăng nhiệm kỳ của Tổng thống từ 4 năm lên 6 năm
đã được Nghị viện Liên bang thông qua vào ngày 26/11/2008. Tuy nhiên,
để sửa đổi này có hiệu lực còn cần phải được cơ quan lập pháp của ít nhất
2/3 chủ thể liên bang nhất trí thông qua)

-Nga không có chức vụ Phó tổng thống. Nếu tổng thống mất khi đang giữ
chức, hay không thể sử dụng quyền hạn của mình do ốm đau, bị buộc tội
hoặc từ chức, Thủ tướng đương nhiệm sẽ được giữ quyền tổng thống (Sự
thay thế tạm thời này sẽ được chấm dứt khi có cuộc bầu cử tổng thống
mới).

-Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, do tổng thống bổ nhiệm với sự
phê chuẩn của Đuma Quốc gia. Chính phủ có quyền ra lệnh và quyết định
để thực hiện nhiệm vụ của mình. Các lệnh và quyết định không được trái
với hiến pháp, các đạo luật hiến pháp, pháp luật liên bang và các lệnh của
Tổng thống.

4. Cơ quan tư pháp của Liên bang Nga

-Hệ thống tòa án ở Liên bang Nga gồm Tòa án Hiến pháp, Tòa án Tối
cao, Tòa án trọng tài tối cao và các tòa án cấp dưới. Theo Hiến pháp Liên
bang Nga, thẩm phán của Tòa án Hiến pháp, Tòa án Tối cao và Tòa trọng
tài tối cao đều do Hội đồng Liên bang Nga tuyển chọn trên cơ sở đề nghị
của Tổng thống Nga. Các thẩm phán của tòa cấp dưới đều do Tổng thống
trực tiếp bổ nhiệm. Tòa án Hiến pháp có thẩm quyền xem xét tính hợp
hiến của các đạo luật do nghị viện ban hành và các sắc lệnh của Tổng
thống. Mục tiêu duy nhất của Tòa án này là bảo vệ Hiến pháp và giải
quyết một số tranh chấp có liên quan đến chức năng cơ bản này như tranh
chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước.

-Tòa án Hiến pháp có 19 thẩm phán. Tiêu chuẩn để trở thành thẩm phán
của Tòa án Hiến pháp phải là công dân Nga, từ 40 tuổi trở lên, được đào
tạo trong ngành luật và có thâm niên làm luật sư ít nhất là 15 năm và
được “ghi nhận có trình độ cao” theo quy định của pháp luật.

-Tòa án Tối cao Liên bang Nga là cấp xét xử cuối cùng trong các vụ án
hành chính, dân sự và hình sự. Ngoài ra, Tòa án Tối cao còn có nhiệm vụ
giám sát công việc của các tòa cấp dưới; đưa ra các giải thích và hướng
dẫn áp dụng pháp luật có ý nghĩa bắt buộc đối với các tòa án cấp dưới

-Tòa án trọng tài tối cao là cấp xét xử cuối cùng về các tranh chấp thương
mại ở Nga, Tòa trọng tài tối cao còn có nhiệm vụ giám sát công việc của
các tòa trọng tài cấp dưới và đưa ra các giải thích, hướng dẫn áp dụng
pháp luật có ý nghĩa bắt buộc đối với các tòa cấp dưới
5. Bầu cử ở Liên Bang Nga:

-Ở Liên Bang Nga có rất nhiều các cuộc bầu cử nhỏ lẻ khác nhau và tiêu
biểu trong số đó là cuộc bầu cử tổng thống và bàu cử Duma quốc gia (hạ
viện của Quốc hội Liên Bang Nga ).

Về bầu cử tổng thống:


- Ở cấp độ liên bang, người Nga bầu ra tổng thống lên làm nguyên thủ
quốc gia và nghị viện, một trong hai viện của Quốc hội Liên bang. Tổng
thống nhiều nhất chỉ có hai nhiệm kỳ sáu năm liên tiếp do người dân bầu
lên. Quốc hội Liên bang (Federalnoe Sobranie) có hai viện. Duma Quốc
gia (Gosudarstvennaja Duma) có 450 thành viên, được bầu lên với nhiệm
kỳ năm năm (trước tháng 12/2008 là bốn năm). Hội đồng Liên bang
(Sovet Federatsii) không được bầu trực tiếp; mỗi chủ thể trong số 85 chủ
thể liên bang của Nga cử 2 đại biểu vào Hội đồng Liên bang, với tổng số
170 thành viên.

- Tuy nhiên các cuộc bầu cử ở Nga không được tự do và công bằng dưới
thời Putin. Các đối thủ chính trị bị bỏ tù và trấn áp, các phương tiện
truyền thông độc lập bị đe dọa và đàn áp, và xảy ra gian lận bầu cử tràn
lan.Các nhà khoa học chính trị mô tả hệ thống chính trị của Nga là "chủ
nghĩa chuyên chế cạnh tranh", hoặc một chế độ lai, vì nó kết hợp các thể
chế chính trị chuyên chế và dân chủ

Về bầu cử Duma quốc gia:


-Duma có 450 nghị sĩ, nghị sĩ của Duma được bầu phải là công dân Nga,
trên 21 tuổi, và có quyền bầu cử của công dân. Nghị sĩ của Duma không
thể cùng đảm nhiệm là nghị sĩ của Hội đồng Liên bang Nga

6. Bổ nhiệm ở Liên Bang Nga

-Mặc dù Tổng thống là người được quyền giới thiệu nhân sự cho Tòa án
Tối cao, Tòa án bảo hiến và Tòa án kinh tế cao cấp Liên bang Nga, nhưng
cơ quan bổ nhiệm các thẩm phán cũng như Chánh án và Phó Chánh án
cho các Tòa này lại thuộc về Hội đồng Liên bang. Như vậy, Hội đồng
Liên bang có thể chế ngự tầm ảnh hưởng của Tổng thống lên hệ thống cơ
quan tư pháp thông qua cơ chế bổ nhiệm nhân sự do Tổng thống giới
thiệu. Để nhận được sự hậu thuẫn của Hội đồng Liên bang, Tổng thống
phải tìm những ứng viên có đủ tầm, đủ năng lực và công tâm, sao cho
không bị Hội đồng gạt đi khi xem xét bổ nhiệm. Ngược lại, Hội đồng
Liên bang cũng không được tự bổ nhiệm "người của mình" mà chỉ bổ
nhiệm những ứng cử viên trong danh sách đệ trình của Tổng thống.
Trong mối quan hệ với Viện Kiểm sát Tối cao Liên bang, cơ chế phân
quyền cũng được quy định tương tự. Tổng thống giới thiệu ứng viên cho
chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao cho Hội đồng Liên bang và
đương nhiên, Hội đồng Liên bang có quyền bổ nhiệm hay không bổ
nhiệm ứng viên này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (NGUỒN INTERNET)

https://luatminhkhue.vn/tim-hieu-ve-bo-may-nha-nuoc-cong-hoa-lien-
bang-nga-che-dinh-tong-thong-trong-hien-phap-lien-bang-nga.aspx

http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207884

https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Bầu_cử_ở_Nga

https://www.vietnamplus.vn/bau-cu-duma-quoc-gia-nga-cuoc-sat-hach-
quan-trong-cua-nuoc-nga/742011.amp

http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207893

You might also like