You are on page 1of 2

1.

Vị trí tính chất pháp lý :


+ Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân:
- Quốc hội là cơ quan nhà nước do cử tri nhà nước bầu ra
- Theo các nguyên tắc bầu cử và ứng cử quốc hội:
. Phổ thông: Không phân biệt giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng,
tôn giáo , trình độ văn hoá, nghề nghiệp. Đủ 18t được tgia bầu cử. Đủ 21t
có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội
. Bình đẳng: Khách quan, không thiên vị. Mỗi công dân chỉ được phép
ghi một tên vào danh sách cử tri. Chỉ ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử.
Giá trị phiếu bầu như nhau. Phân bổ hợp lý cơ cấu thành phần, số lượng
ứng viên
. Trực tiếp: Cử tri trực tiếp bầu cử, tự bỏ phiếu. Cử tri khuyết tật phải tự
mình bỏ phiếu. Cử tri có vấn đề về sức khoẻ, già yếu bỏ phiếu ở thùng
phiếu phụ ngay tại chỗ ở, chỗ điều trị. Người bị tạm giam, cải tạo có
thùng bỏ phiếu riêng
. Bỏ phiếu kín: Cử tri bỏ phiếu mà không bị tác động bởi điều kiện và
các yếu tố bên ngoài. Cử tri bầu ai hoặc không bầu ai được giữ bí mật. Cử
tri viết phiếu trong khu vực riêng. Không ai biết và can thiệp vào việc
viết phiếu. Cử tri tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu
+ Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất:
- Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân
- Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước
- Quốc hội do nhân dân bầu ra
- Thể chế ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành luật

2. Chức năng:
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật
- Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia
- Quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế
- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị
quyết của Quốc hội
- Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước
- Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quan trọng trong bộ máy nhà
nước
- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê
chuẩn;
- Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ
- Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
- Quyết định đại xá
- Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân
- Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình
- Quyết định trưng cầu ý dân.
3. Cơ cấu tổ chức của quốc hội:
- Gồm 1 viện ( không quá 500 đại biểu)
- Nhiệm kì 5 năm
- Họp ít nhất 2 lần / 1 năm do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập
- Nhiệm kỳ của Ủy ban thường vụ Quốc hội bắt đầu từ khi được Quốc hội
bầu ra và kết thúc khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc
hội.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch
Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc
hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch.
- Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động
chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ. Số Phó Chủ
tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội
quyết định.
- ( Thêm hình ảnh gửi sau )

You might also like