You are on page 1of 4

CHỦ TỊCH NƯỚC

1. Vị trí pháp lý

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Vị trí pháp lý của
Chủ tịch nước được quy định trong Hiến pháp.

2. Cách thức thành lập

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội.

Dưới đây là quy trình bầu Chủ tịch nước:

- Ủy ban thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ
tịch nước.
- Đại biểu giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử
- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn: Chủ tịch Quốc hội họp với các
trưởng đoàn đại biểu.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận, giải
trình tiếp thu ý kiến của đại biểu quốc hội Quốc hội; trình Quốc hội
quyết định danh sách người ứng cử.
- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch
nước.

( có thể làm slide phần này theo mẫu dưới đây


nè)

Ngoài ra, Chủ tịch nước cần đáp ứng các tiêu
chuẩn chung về chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống, và trình độ.

3. Thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ

Chủ tịch nước có hai nhóm nhiệm vụ và


quyền hạn chính:

Thẩm quyền liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt Nhà nước về
đối nội và đối ngoại:

(phần này t nghĩ nên đưa vào một số quyền hạn nổi bật về cả đối nội và
đối ngoại thôi, đưa hết bị loãng slide)

- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.


- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ
tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên
khác của Chính phủ.
- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TANDTC, Viện
trưởng VKSNDTC; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Thẩm phán TANDTC; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức Phó Chánh án TANDTC, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện
trưởng, Kiểm sát viên VKSNDTC.
- Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng
nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước.
- Quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc
tước quốc tịch Việt Nam.
- Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài.
- Quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
- Trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực
điều ước quốc tế.
- Có quyền tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên
họp của Chính phủ.
- Có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét
thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Thẩm quyền liên quan đến việc phối hợp các thiết chế quyền lực Nhà
nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp:

- Trong lĩnh vực lập pháp: Chủ tịch nước có thẩm quyền trình dự án luật
trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc
hội.
- Trong lĩnh vực hành pháp: Chủ tịch nước có thẩm quyền trong việc
thành lập Chính phủ.
- Trong lĩnh vực tư pháp: Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao

4. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu của Chủ tịch nước bao gồm: Chủ tịch nước, phó Chủ tịch nước và
văn phòng Chủ tịch nước. Trong đó:

- Chủ tịch nước là cơ quan có vị trí đặc biệt, giữ vai trò quan trọng trong
việc bảo đảm sự phối hợp thống nhất giữa các bộ phận của bộ máy nhà
nước xã hội chủ nghĩa.

- Phó Chủ tịch nước là chức vụ phó nguyên thủ quốc gia tại Việt Nam.
Theo Hiến pháp Việt Nam, chức vụ này do Quốc hội bầu trong số các đại
biểu Quốc hội, có nhiệm vụ giúp đỡ Chủ tịch nước trong một số công
việc.

- Văn phòng Chủ tịch nước bao gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Văn
phòng; Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và các vụ: Vụ
Pháp luật. Vụ Tổ chức - Cán bộ. Vụ Khoa học - Công nghệ. Vụ Báo chí -
Tuyên truyền. Vụ Ngoại giao. Vụ Tiếp công dân. Vụ Đối nội. Vụ Đối ngoại.
- Trong trường hợp chức vụ Chủ tịch nước bị bỏ trống, Phó Chủ tịch
nước sẽ giữ quyền Chủ tịch nước tạm quyền cho đến khi Quốc hội bầu ra
Chủ tịch nước mới.

5. Hoạt động (nhiệm kỳ)

- Theo Hiến pháp 2013, nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của
Quốc hội là 5 năm.
- Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho
đến khi Quốc hội khóa mới bầu Chủ tịch nước mới. Chủ tịch nước phải
chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

You might also like