You are on page 1of 14

QUYỀN CON NGƯỜI,QUYỀN CÔNG DÂN

QUỐC HỘI
Điều 69,HP2013 + Khoản 1,điều 1,LTCQH2014:Vị trí, chức năng
+ QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất.
+Quốc hội :
*Lập hiến, lập pháp.(Điều 4, LTCQH và Điều 120,HP2013 ghi rõ các quy
trình 7 bước của sáng quyền lập hiến (Sáng quyền lập hiến,QH quyết định làm
HP,Thành lập Ủy ban dự thảo,Soạn thảo,lấy ý kiến nhân dân,Thông qua,công
bố)và 6 bước của sáng quyền lập pháp (Sáng quyền lập pháp,soạn thảo,thẩm
tra,lấy ý kiến, thông qua,công bố)
 Tuy nhiên đi theo Hiến pháp:
-Theo điều 69,HP2013 thì đã thay đổi khi QH không còn là cơ quan duy
nhất (theo khoản 1 và khoản 4 điều 120 còn có CP,CTN,UBTVQH và
Nhân Dân tham gia và quyền lập hiến, lập pháp cũng được phân biệt rõ
rệt
-Theo điều 100,HP 2013 thì CP có thể tham gia vào công tác lập pháp
cùng Quốc Hội. Nó thể hiện ở Điều 84,HP2013 về các chủ thể được
trình dự án luật và trình kiến nghị vê Luật
*Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
-Theo khoản 7,điều 70,HP2013 và điều,điều 9 LTCQH2014 thì QH sẽ
có quyền bầu và phê chuẩn các chức danh quan trọng (màu đỏ là ĐBQH
còn xanh thì không cần)
+Các vấn đề quan trọng khác được ghi nhận trong Điều 70,HP2013 và
ghi chi tiết ở LTCQH
*Giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước
-Ở hoạt động chất vấn:
+Khái niệm ở khoản 7, điều 2, luật giám sát 2015. Đây là việc đại biểu
quốc hội nêu vấn đề cho đối tượng bị chất vấn trả lời về trách nhiệm của
mình
+Đối tượng bị chất vấn: Điều 80,HP2013 và khoản 1, điều 32,LTCQH
2014 là các chức danh sẽ bị chất vấn. Hầu hết chức danh đứng đầu các
cơ quan nhà nước quan trọng ở Trung ương và tất cả các thành viên của
Chính phủ
+Trình tự chất vấn: Điều 15,Luật giám sát 2015 ghi nhận:
-Trước phiên chất vấn: ĐBQH ghi vấn đề chất vấn, người bị chất vấn
vào phiếu chất vấn và gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.
-Sau đó,UBTVQH sẽ chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn
căn cứ vào chương trình kỳ họp.
-Khi vào phiên chất vấn, ĐBQH nêu vấn đề chất vấn, đốii tượng bị chất
vấn trả lời chất vấn.Nếu ĐBQH không đồng ý với câu trả lời thì có
quyền chất vấn lại.
-Khi kết thúc phiên chất vấn thì QH ban hành nghị quyết chất vấn bao
gồm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn,thời gian khắc
phục hạn chế,trách nhiệm thi hành,trách nhiệm báo cáo kêt quả
-Ở hoạt động lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm:
Lấy phiếu tín Bỏ phiếu tín
nhiệm nhiệm
Khái niệm
(Điều 2,Nghị
quyết 85)
Đối tượng
(Điều 12,13,
LTCQH2014)
Thời điểm
(Điều 7,điều
11, NQ85)
Mức độ (Điều
16,NQ 85)
Hệ quả pháp lý
(Điều 15, điều
10 NQ85)
LPTN là bước đệm và nền tảng cho QH thực hiện
BPTN. Thời điểm LPTN hợp lý trong việc quy hoạch
cán bộ những năm tiếp theo. Còn BPTN thì mang
tính quyết liệt, mạnh mẽ hơn đối với “sinh mệnh
chính trị” của người được lấy phiếu tín nhiệm.Hoạt
động này cho thấy tính toàn diện và khách quan khi
đánh giá về công tác của ĐBQH vs ND)

Điều 70,HP2013: Chức năng và nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội
như:
+Quyền lập hiến,quyền lập pháp
+Giám sát.
+Quyết định các vấn đề quan trọng
+Thành lập các cơ quan Nhà Nước.
+Bầu các chức danh
+ Phê chuẩn các chức danh
+Bỏ phiếu tín nhiệm
-Theo Khoản 2 Điều 13 LTCQH2014 và Điều 15,NQ 85 người được
đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm mà có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ
phiếu không tín nhiệm thì có thể xin từ chức hoặc không từ chức mà bị
miễn nhiệm. Chỉ có quyền bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh chứ
không phải cả một cơ quan như Chính Phủ
+Bãi bỏ các văn bản.
+Quyết định đại xá.
+Quyết đinh các vấn đề chuến tranh.
+Quyết định trưng cầu ý dân.
Điều 71,HP2013: Nhiệm kì của QH
Nhiệm kì của QH là 5 năm, nếu có tình trạng chiến tranh thì quá 12 tháng kể từ lúc
đó phải bầu ra QH mới

Điều 72,HP2013: Phiên họp của QH


Điều 73,HP 2013: Ủy ban thường vụ quốc hội (cơ quan thường trực)
-Là cơ quan thường trực, hoạt động thường xuyên của QH và thành viên của
UBTVQH ko thể đồng thời là thành viên của CP [vì UBTVQH thực hiện nhiệm vụ
giám sát chính phủ nên cần có tính khách quan] và là đại biểu QH hoạt động
chuyên trách [đảm bảo thời gian, chuyên môn để có thể giúp Quốc hội giải quyết
tốt các công việc trong thời gian Quốc hội không họp] (Khoản 2, điều 44, LTCQH
2014). UBTVQH bao gồm chủ tịch QH,Phó chủ tịch QH và các Ủy viên
Điều 74,HP2013: Nhiệm vụ quyền hạn của UBTVQH (Chương
III,LTCQH 2014 nêu chi tiết)
+Tổ chức kỳ họp QH
+Ban hành pháp lệnh về những vấn đề QH giao (lập pháp ủy quyền) [xuất hiện
những QHXH mới phát sinh nhưng QH chưa kịp ban hành vì 1 năm họp có 2 kì];
giải thích HP,luật,pháp lệnh.
+Giám sát thi hành HP. Giám sát CP,Tòa án,VKS,Kiểm toán NN và các CQ QH
thành lập
+Khoản 4:Đình chỉ thi hành văn bản của CP trở xuống khi trái với HP,luật,NQ của
QH [điều 15,LTCQH2014] và sau đó trình QH bãi bỏ văn bản tại kỳ họp gần nhất.
Khi các cơ quan làm trái với văn bản do QH ban hành thì UBTVQH chỉ có quyền
đình chỉ còn UBTVQH có quyền bãi bỏ khi văn bản đó làm trái với văn bản do
UBTVQH ban hành [Điều 51,LTCQH 2014]
+Chỉ đạo HDDT và các ủy ban của QH đảm bảo đk hđ của QH
+Đề nghị QH bầu, miễn nhiệm 1 vài chức danh
+Giám sát và đình chỉ, bãi bỏ nghị quyết của HDND và giải tán HĐND
+Thành lập, giải thể,chia,nhập, diều chỉnh địa giới đơn vị HC
+Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến trnh khi QH ko thể họp
+Động viên,ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp ở từng địa phương
+Thực hiện đối ngoại của QH
+Phê chuẩn đề nghị đại sứ dặc mệnh toàn quyền
+Tổ chức trưng cầu ý dân

Điều 75,HP2013: Hội đồng dân tộc và các thành viên là chủ tịch và
Điều 69,LTCQH2014: Nhiệm vụ của HDDT
Điều 76,HP2013:Ủy ban của QH (Cơ quan chuyên môn) là chủ các
thành viên và chủ nhiệm
QH lập ra 2 loại ủy ban là ủy ban lâm thời (là những ủy ban lập ra khi xét thấy cần
thiết trong một dụ án như ủy ban sửa đổi HP) và ủy ban thường trực (Ủy ban được
lập theo quy định của QH) [Điều 6,LTCQH 2014]
Điều 77,HP2013: Quyền hạn của HDDT và UBDT
Điều 78, HP2013 : Ủy Ban Lâm thời và cách thành lập
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì UBLT sẽ giải thể

Điều 79,HP2013 : Đại biểu Quốc Hội


-Đại biểu quốc hội là người được nhân dân trực tiếp bầu ra và đại diện cho ý
chí,nguyện vọng của nhân dân. Thay mặt cho Nhân Dân thực hiện quyền lực Nhà
nước

Điều 80, HP2013 : Chất vấn


Điều 81,HP2013 : không được bắt giữ, khởi tố đại biểu quốc hội nếu
ko có sự cho phép của QH
Điều 82, HP2013 : Quyền và điều kiện cho môi trường làm việc của
ĐBQH
Điều 83, HP2013 : Kì họp của QH, Mỗi năm 2 kì
Điều 84, HP2013 : Trình dự án luật và trình kiến nghị về luật
-Không chỉ có ĐBQH có quyền trình dự án Luật mà có rất nhiều chủ thể
-Chỉ có ĐBQH mới được trình kiến nghị về luật,pháp lệnh

Điều 85,HP2013 : Sửa đổi Hiến Pháp và pháp lệnh


-Luật,Nghị quyết cần ½ ĐBQH tán thành
-HP cần sửa đổi thì phải có ít nhất 2/3 tổng số ĐBQH tán thành

Quyền và nhiệm vụ của ĐBQH:


-Điều 26,27,28,29,30,31,32,33,34,35,36,37, LTCQH2014-

Số lượng ĐBQH: (Điều 23,24,41, LTCQH2014)


ĐBQH bao gồm (Điều ĐBQH chuyên trách ĐBQH không chuyên
23,LTCQH2014) trách (kiêm nhiệm)
Số lượng Ít nhất 40% tổng số Không quy định tỷ lệ tối
ĐBQH thiểu
Thời gian hoạt động Dành toàn bộ thời gian Dành ít nhất 1/3 thời gian
(Điều 24,LTCQH2014) làm việc để thực hiện làm việc trong năm để
nhiệm vụ của ĐBQH thực hiện nhiệm vụ của
ĐBQH
Điều kiện hoạt động Được bố trí nơi làm việc, Không quy định
(Điều 41,LTCQH2014) trang bị các phương tiện
vật chất, kỹ thuật cần
thiết phục vụ cho hoạt
động của ĐB.
CHỦ TỊCH NƯỚC

Điều 86,HP2013 :
Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước ta về đối nội, đối
ngoại.Là một thiết chế độc lập, là móc xích gắn kết 3 nhánh quyền lực nhà nước

Điều 87, HP2013 : QH và CTN


+Chủ tịch nước do Quốc hội bầu, là ĐBQH [Điều 62 Hiến pháp 1959 yêu cầu độ
tuổi của ứng viên CTN là 35 tuổi và không cần là ĐBQH] còn lại thì phải là
ĐBQH nhưng không cần độ tuổi
+Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước QH
+Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội

Điều 88: Quyền hạn của CTN


+Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh,đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh
trong thời hạn mười ngày (khoản 1) [CTN trong lĩnh vực lập pháp]
-Theo điều 69,HP2013 QH là cơ quan quyền lực Nhà Nước cao nhất,Chủ Tịch
nước cũng được bầu ra trong số các ĐBQH, vẫn còn mang tính hình thức, không
thực sự thực quyền mà các đạo luật do QH ban hành có tính pháp lý rất cao. Cho
nên HP 2013, CTN chỉ có quyền phủ quyết mềm chứ không có quyền phủ quyết
(VETO) như Hoa kì.
Mà theo khoản 1 điều 8, HP2013 CTN có quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại là
do UBTVQH là cơ quan thường trực hoạt động thường xuyên của QH. Những
pháp lệnh do UBTVQH ban hành chỉ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mà QH
chưa kịp họp nên chưa mang tính ổn định mà chỉ kịp thời) thế nên cần có CTN
xem xét kĩ lại trước khi kí và công bố đồng thời tăng tính thực quyền cho CTN
-Theo Khoản 5,Điều 120, HP2013: thời hạn công bố Hiến pháp là do Quốc hội
quyết định
-Theo Khoản 2 Điều 85 HP 2013: thời hạn công bố luật, pháp lệnh là trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua
-Theo Điều 84,HP2013 : Trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh
trước UBTVQH.Trình kiến nghị về luật, pháp lệnh với tư cách là ĐBQH
+Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm,quyết định đặc xá và công bố
đại xá (khoản 3)
-Trong đó có Thủ tướng chính phủ và PTTCP,các bộ trưởng. Trong thời gian Quốc
hội không họp, CTN có quyền tạm đình chỉ công tác đối với Phó TTCP, các Bộ
trưởng, thủ trưởng CQNB theo đề nghị của TTCP (khoản 3,điều 28,LTCCP) [CTN
trong lĩnh vực hành pháp]
-Trong đó có CATANDTC, VT VKSND tối cao là do CTN đề nghị;Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao là căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội[k7,điều
27,LTCTAND2014].; Phó Chánh án TANDTC, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó
Viện trưởng, Kiểm sát viên VKSNDTC là do CTN tự mình bổ nhiệm
-Trong đó, Đại xá_ bản chất tha tội hoàn toàn cho một số loại tội phạm (QH ký
quyết định,CTN công bố) [Trong khoản 11, điều 70,HP2013 thì Đại xá do QH
quyết định]; Đặc xá (CTN ký quyết định,quản lý trại giam tư vấn); Ân xá (CTN ký
quyết định,CATANDTC và VT VKSNDTC tư vấn ) [CTN trong Tư pháp]
+Quyết định tặng thưởng các danh hiệu;quyết định cho nhập quốc tịch, thôi
quốc tịch
+Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân;
+Quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng (CTN không có
quyền phong quan hàm cấp úy mà đây là quyền của bộ trưởng bộ quốc
phòng);
+Công bố, bãi bỏ tình trạng chiến tranh theo NQ của QH hay UBTVQH (theo
khoản 13,điều 70,HP2013 và khoản 9,điều 74,HP2013 thì QH và UBTVQH
mới có quyền quyết định vấn đề này)
+Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền, đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân
danh Nhà nước theo phê chuẩn và quyết định của QH (Khoản 14,điều
70,HP2013 )

Điều 89,HP2013: Quốc phòng và CTN


Điều 90,HP2013 : CP và CTN
CTN có quyền tham gia phiên họp của UBTVQH và CP. CTN có quyền yêu cầu
CP họp bàn khi CTN xét thấy cần thiết (So với điều 105,HP1992 thì chỉ khi CP
thấy cần thiết mới họp, giờ thì quyền này là của CTN) [CTN lĩnh vực hành pháp]
 Tăng cường thêm sự kiểm soát giữa các cơ quan với nhau. Tăng cường vai
trò của người đứng đầu nhà nước nên có quyền băn khoăn trước vấn đề nội
bộ của Nhà Nước.CTN có mặt trong tất cả quy trình tổ chức của bộ máy
hành pháp nên quyền yêu cầu họp bàn là hợp lý.

Điều 91,HP2013 : ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn
Điều 92,HP2013 : Phó Chủ tịch nước do QH bầu trong số ĐBQH.
Điều 93,HP2013 : Khi CTN không làm việc được trong thời gian dài
hoặc khuyết CTN
CHÍNH PHỦ

Điều 94, HP2013 :


-Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hành quyền hành
pháp,là cơ quan chấp hành của QH
-Chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban
thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.(chịu trách nhiệm nặng hơn báo cáo công tác)

Điều 8 và điều 9 LTCQH2014:


Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ chứ Quốc
hội không bầu ra cơ quan Chính phủ
Điều 95, HP2013 :
-Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ
trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (không có Thủ trưởng Cơ quan thuộc
Chính phủ)
-Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số (Điều 43 LTCCP
2015 (sđ, bs 2019))
-Vị trí, nhiệm vụ,quyền hạn của các cơ quan trên

Điều 96, HP2013 :


Điều 97,HP2013 :
-Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội

Điều 98, HP2013 :Thủ tướng chính phủ


-Quốc hội bầu trong số ĐBQH
+Lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật
+Chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước bảo đảm
tính thống nhất và thông suốt
+Bổ nhiệm và phê chuẩn các chức danh
-Phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh . Nếu HĐND tỉnh ra nghị quyết để miễn nhiệm
các chức danh này thì Thủ tướng ra quyết định phê chuẩn việc miễn nhiệm đó
(Khoản 7 Điều 28 LTCCP 2015 (sđ, bs 2019)) [chỉ có quyền phê chuẩn chứ không
trực tiếp làm]
-Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng(phó chủ nhiệm UBDT), chức vụ
tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ [Khoản 6 Điều 28 LTCCP 2015 (SĐ,BS
2019)]. Còn Chủ nhiệm UBDT tương đương với Thành viên khác của Chính phủ
vậy nên theo khoản 3 này và [Khoản 3 Điều 28 LTCCP] thì phải Thủ tướng đề
nghị,QH phê chuẩn và CTN kí kết.
+Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản
-Đình chỉ việc thi hành nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ
+Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán
+Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân

Khoản 3 Điều 46 LTCCP 2015 (sđ,bs 2019):


- Quyết định của CP phải được quá nửa tổng số thành viên CP biểu quyết tán
thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ
tướng chính phủ đã biểu quyết

Khoản 5 Điều 28 LTCCP 2015 (sđ, bs 20219)


-HĐND cấp tỉnh, quyết định giao quyền CTUBND cấp tỉnh theo đề nghị của Bộ
trưởng bộ nội vụ trong trường hợp khuyết chủ tịch UBND cấp tỉnh, ngoài thời gian
này thì TTCP không có quyền.

Điều 99,HP2013: Thủ trưởng và bộ trưởng CQ ngang bộ


Điều 100, HP2013 : Ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của mình
Điều 101,HP2013 : Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQVN và .. đc
mời tham dự phiên họp của CP
TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ VIỆN KIỂM SÁT

Điều 102,HP2013 :
-Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền tư pháp.
-Khoản 3:Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân chứ không bảo vệ pháp chế xã
hội( bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa bảo vệ pháp luật do nhà nước ban hành)

Điều 103,HP2013 :
+Việc xét xử sơ thẩm của TAND có Hội thẩm tham gia,trừ khi có rút gọn
+Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật,nghiêm cấm
cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.
[ Điều 9 ,LTCTAND năm 2014] (chánh án là người kiểm tra việc tuyên án của
thẩm phán có đúng với quy định của pháp luật hay không, không có quyền
tác động đến hoạt động xét xử của thẩm phán và không phải cấp trên)
+Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí
mật..Tòa án nhân dân có thể xét xử kín
+Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số
+Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
+Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm
+Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương
sự
Điều 104, HP2013 :
+Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất
+Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác
+Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét
xử.

Điều 105,HP2013 :
+Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án khác do
luật định.
+Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước
Quốc hội
+Việc bổ nhiệm, phê chuẩn nhiệm kỳ của Thẩm phán và việc bầu, nhiệm kỳ của
Hội thẩm

Điều 106,HP2013
+Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải đc nghiêm
chỉnh chấp hành

Điều 107,HP2013 :
+Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp (Điều 2 Luật Tổ chức VKSND năm 2014). Từ Hiến pháp 1959 cho đến
trước năm 2001 (trước khi Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi bổ sung) thì
VKSND chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát chung
+Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện
kiểm sát khác
+Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm
pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất (VKSND mới bảo vệ
pháp chế XHCN) [1 bộ vs khoản 3 Điều 102]

Điều 108,HP2013
+Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
+Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác
trước Quốc hội

Điều 109,HP2013 :
+Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo
+Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của KS viên
Điều 38 và 45 Luật TCTAND 2014
+Ủy ban thẩm phán là 1 trong các cơ quan cấu thành tòa án nhân dân cấp tỉnh(điều
38), nhưng cơ quan này không có ở cấp huyện. Bộ phận bên trong của tòa án nhân
dân cấp huyện chỉ có bộ máy giúp việc và có thể có các tòa chuyên trách (điều 45).

Khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 42, khoản 1 Điều 47 LTCTAND


2014
-CA TAND cấp cao, CA TAND cấp huyện, CA TAND cấp tỉnh đều do CA
TANDTC bổ nhiệm,miễn nhiệm,bãi nhiệm chứ không phải Hội đồng nhân dân
cùng cấp

Viện kiểm sát năm 1946 và các năm khác


Không phải mọi bản Hiến pháp Việt Nam đều quy định về việc thành lập hệ thống
VKSND.Trong bản HP 1946 không quy định về việc thành lập VKSND như một
hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước mà thay vào đó là viện công tố
thuộc tòa án..Bắt đầu từ Hiến pháp 1959 trở đi, nước ta dành 1 chương riêng trong
Hiến pháp để quy định về cơ quan này.

1959 và 1980 thì thẩm phán được hình thành bằng bầu tuy nhiên
Ở 3 bản HP 1946( Điều 64 HP 1946), HP 1992 (sđ, bs 2001)( Điều 128 HP 1992),
HP 2013 (Điều 7,LTCTA2014) thì thẩm phán mới được hình thành bằng cách thức
bổ nhiệm. Còn ở hai bản HP 1959(điều 98 HP 1959) và HP 1980 (điều 129,HP
1980) thì thẩm phán được hình thành bằng cách thức bầu

Khoản 3 Điều 88 HP 2013 và Khoản 7 Điều 27 Luật tổ chức Tòa án


Nhân dân năm 2014
Căn cứ vào nghị quyết của Quốc Hội, bổ nhiệm Thẩm phán tòa án nhân dân tối
cao. Việc thành lập nên Thẩm phán TANDTC phải trải qua 3 bước:Chánh án
TANDTC lựa chọn, đề nghị/QH phê chuẩn/CTN kí

Khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 85/2014/QH13 + Điều 8 Luật Tổ chức


Quốc hội năm 2014 (sđ, bs 2020) + Điều 83 LTCCQĐP 2015 (sđ, bs
2019)
-Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội,
Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Nhưng QH bỏ phiếu tín nhiệm đối với VT
VKSND tối cao vì chức danh này do QH phê chuẩn theo đề nghị của CTN còn Hội
đồng nhân dân không có quyền bỏ phiếu tín nhiệm với VTVKS vì đây không phải
là chức danh do HĐND bầu ra.
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Khoản 2 điều 18 luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 (sdbs
2019)
Chủ tịch hội đồng nhân dân có thể hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên
trách.Chỉ có phó chủ tịch hội đồng nhân dân là bắt buộc phải hoạt động chuyên
trách. Hoạt động chuyên trách tức là chỉ làm một công việc, 1 chức vụ mà thôi còn
như trường hợp chủ tịch HDND không chuyên trách tức là ngoài công việc làm
chủ tịch HDND còn có công việc khác (ví dụ Đại biểu QH)

Khoản 2 điều 18 luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 (sdbs
2019)
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nước ta không ấn định con số phó chủ tịch
HDND mà tùy vào độ chuyên trách hoặc không chuyên trách của chủ tịch hội đồng
nhân dân

Khoản 3 điều 91 luật TCCQDP


_Theo khoản 3,điều 91, nếu thông qua NQ thông thường thì cần quá nửa tổng số
đại biểu HDND biểu quyết tán thành, có trường hợp nghị quyết về bãi nhiệm đại
biểu HDND chỉ được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu HDND biểu
quyết tán thành

Điều 96+ Điều 83+ Điều 84,LTCCQĐP2015


-Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng trả lời chất vấn của đại biểu
HDND không chỉ có những người giữ chức vụ do HDND bầu mà còn có những
đối tượng mà HDND không bầu như Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng viện
kiểm sát nhân dân. Ngoài ra, một số chức vụ do HDND bầu nhưng đại biểu HDND
không có quyền chất vấn như trưởng ban, phó ban của Hội đồng nhân dân..

Khoản 1 điều 18 luật TCCQDP ( sdbs 2020)


Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có chỉ có
quyền đình chỉ chứ không có quyền bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Hội đồng
nhân dân cấp dưới trực tiếp ( Hay HDND cấp huyện )

Khoản 1 điều 20 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015


Theo pháp luật hiện hành, số lượng Phó chủ tịch UBND cấp tỉnh không ấn định
con số cụ thể mà phụ thuộc vào các loại đơn vị hành chính

You might also like