You are on page 1of 54

2.1.

Một số khái niệm cơ bản


2.2. Một số nguyên tắc hiến định về tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước
2.3. Các cơ quan nhà nước hiến định
2.4. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam

CHƯƠNG 2: NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ


HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm bộ máy nhà nước

bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước từ


trung ương tới địa phương hợp thành hệ thống được tổ
chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo
thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức
năng của nhà nước

2
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm bộ máy nhà nước

CQ quyền
lực NN

Căn cứ vào CQ hành


Hệ thống chức năng hay
lĩnh vực hoạt chính
VKSND
động NN

Hệ thống
THAND
3
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm bộ máy nhà nước

Căn cứ vào
thẩm quyền
về lãnh thổ

cơ quan nhà cơ quan nhà


nước trung nước địa
ương phương
4
2.1.2. Khái niệm và đặc điểm của cơ quan nhà
nước

- Cơ quan nhà nước là một tổ chức cấu thành bộ máy


nhà nước; có tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động khác nhau;
sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện chức năng
quản lý xã hội theo quy định của pháp luật.

5
2.1.2. Khái niệm và đặc điểm của cơ quan nhà
nước

Đặc điểm của


cơ quan nhà
nước

CQNN sử dụng
quyền lực NN CQNN thực
trong hoạt động, hiện hoạt động
CQNN nhân được sử dụng sức quản lý xã hội
danh Nhà nước mạnh cưỡng chế (còn gọi là quản
trong tổ chức và của NN nhằm lý nhà nước)
hoạt động đảm bảo thực một cách
hiện ý chí của thường xuyên,
mình chuyên nghiệp

6
2.2. Một số nguyên tắc hiến định về tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước

 Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, có sự


phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp (Xem Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp 2013).
Nguyên tắc pháp chế XHCN: Nhà nước quản lý xã
hội bằng Hiến pháp và pháp luật (Xem Điều 8 HP
2013).
Nguyên tắc tập trung dân chủ: Quốc hội, Hội đồng
nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ
chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ
(Xem Điều 8 Hiến pháp 2013).
7
2.2. Một số nguyên tắc hiến định về tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước
 Nguyên tắc Đảng lãnh đạo: Đảng cộng sản Việt Nam, đội
tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, nhân dân
lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành
lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của
cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà
nước và xã hội (Xem Điều 4 Hiến pháp 2013).
 Nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc: Nhà nước
CHXHCNVN là Nhà nước thống nhất của các dân tộc
cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực
hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp
nhau cùng phát triển giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi
hành vi kỳ thị chia rẽ dân tộc (Xem Điều 5 Hiến pháp
2013).
8
2.3. Các cơ quan nhà nước hiến định
a) Quốc hội
b) Chủ tịch nước
c) Chính phủ
d) Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
e) Chính quyền địa phương
f) Các thiết chế hiến định độc lập (Hội đồng bầu cử
quốc gia, Kiểm toán Nhà nước)
KIỂM TOÁN Quốc hội
NHÀ NƯỚC Chủ tịch nước

HĐ BẦU
CỬ QG
CHÍNH PHỦ TAND TC VKSNDTC

HĐND CẤP UBND CẤP TAND CẤP TA QUÂN VKS CẤP VKS QUÂN
TỈNH TỈNH CAO SỰ TƯ CAO SỰ TƯ

HĐND CẤP UBND CẤP TAND CẤP TAQS VKS CẤP VKS QS
HUYỆN HUYỆN TỈNH QUÂN KHU TỈNH QUÂN KHU

HĐND CẤP UBND CẤP TAND CẤP TAQS KHU VKS CẤP VKS QS
XÃ XÃ HUYỆN VỰC HUYỆN KHU VỰC
2.3.1. Quốc hội (Điều 69 Hiến pháp 2013)
 Là cơ quan đại biểu cao nhất của
Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước
CHXHCNVN.

11
2.3.1. Quốc hội (Điều 69 Hiến pháp 2013)
 Tính chất pháp lý:
+ Tính đại biểu cao nhất của Nhà nước được thể hiện: do cử tri toàn
quốc trực tiếp bầu ra; đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri cả
nước; thông qua các đại biểu quốc hội phải liên hệ chặt chẽ và chịu
sự giám sát của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến,
nguyện vọng của cử tri thành những quyết sách của Quốc hội.

+ Tính quyền lực Nhà nước cao nhất được thể hiện thông qua chức
năng và thẩm quyền của Quốc hội được quy định trong Hiến pháp
và pháp luật. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập
pháp; đồng thời, Quốc hội cũng là cơ quan duy nhất thực hiện
quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Bên
cạnh đó, Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định
những chính sách cơ bản của đất nước như những chính sách cơ
bản về đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng, kinh tế - xã hội,..

12
2.3.1. Quốc hội (Điều 69 Hiến pháp 2013)

Chức năng của


QH

Giám sát tối Quyết định các


Thực hiện
cao đối với vấn đề quan
quyền lập hiến,
hoạt động của trọng khác của
quyền lập pháp
Nhà nước đất nước

13
2.3.1. Quốc hội
 Tổ chức của Quốc hội: gồm có UBTVQH, Hội đồng dân tộc, các Ủy
ban của QH.
+ UBTVQH : là cơ quan thường trực của QH. UBTVQH có nhiệm vụ
ban hành pháp lệnh và tổ chức các hoạt động có tính chất chuẩn bị
cho QH. UBTVQH thay mặt QH quyết định các vấn đề thuộc nhiệm
vụ, quyền hạn của mình được pháp luật quy định. UBTVQH bao
gồm Chủ tịch QH, các phó chủ tịch QH và các ủy viên (Điều 73, 74
Hiến pháp 2013).

+ Hội đồng dân tộc: cơ quan này có chức năng tham mưu, cố vấn cho
QH về các vấn đề dân tộc (Điều 75 Hiến pháp 2013).

+ Các ủy ban của QH: có nhiệm vụ thẩm tra trước các dự án, kiểm tra
việc thực hiện các quyết định (Điều 76 Hiến pháp 2013).

14
2.3.1. Quốc hội
+ Chủ tịch QH: Chủ tịch QH chủ toạ các phiên họp của Quốc hội; ký
chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội; lãnh đạo công tác của
Uỷ ban thường vụ Quốc hội; tổ chức việc thực hiện quan hệ đối
ngoại của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội (Điều
72 Hiến pháp 2013).

+ ĐBQH: là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở
đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt
Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Tổng số
đại biểu Quốc hội không quá 500 người.
(1) ĐBQH hoạt động chuyên trách dành toàn bộ thời gian làm việc để
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu tại cơ quan của Quốc
hội hoặc tại Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương;
(2) ĐBQH hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất một phần
ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của đại biểu Quốc hội.
15
UBTVQH

QUỐC HỘI Hội đồng dân tộc

Các ủy ban của QH


2.3.2. Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và
đối ngoại (Điều 86 Hiến pháp 2013).

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc
hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công
tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo
nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ,
Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc
hội khoá mới bầu Chủ tịch nước mới (Điều 87 Hiến
pháp 2013).

17
2.3.2. Chủ tịch nước

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước (Điều 88-91
Hiến pháp 2013)
 Lĩnh vực lập pháp: Công bố Hiến pháp, luật, pháp
lệnh,…
 Lĩnh vực tổ chức Chính phủ: Đề nghị Quốc hội bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng
Chính phủ,…
 Lĩnh vực tư pháp: Đề nghị Quốc hội bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao,
quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội,
công bố quyết định đại xá,…

18
2.3.2. Chủ tịch nước

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước (Điều 88-91
Hiến pháp 2013)
 Lĩnh vực khen thưởng nhà nước và quốc tịch: tặng
thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà
nước; cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch
hoặc tước quốc tịch Việt Nam,…
 Lĩnh vực quốc phòng và an ninh: Thống lĩnh lực lượng
vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc
phòng và an ninh,…
 Lĩnh vực đối ngoại: Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn
quyền của nước ngoài, quyết định đàm phán, ký điều ước
quốc tế nhân danh Nhà nước,…

19
2.3.3. Chính phủ (Điều 94-100 Hiến pháp 2013)
 Chính phủ là cơ quan chấp
hành của Quốc hội, cơ quan
hành chính Nhà nước cao
nhất của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (Đ.94);

Quyền hành pháp được hiểu


chung nhất là quyền thực hiện
các chính sách quốc gia do cơ
quan lập pháp thông qua hoặc
quyền khởi xướng, hoạch định,
đề xuất chính sách quốc gia để
CQLP xem xét phê chuẩn hoặc
thông qua.
20
2.3.3. Chính phủ (Điều 94-100 Hiến pháp 2013)
Chính phủ tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật
trên các ngành, lĩnh vực và trong phạm vi cả nước;

Chính phủ hoạch định chính sách quốc gia, trình dự


án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước
Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo


cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc
hội, Chủ tịch nước.

21
CƠ CẤU TỔ CHỨC CP

TTg-CP

THỦ
TRƯỞNG THÀNH Phó
CQ VIÊN
NGANG CP TTg-CP
BỘ

BỘ
TRƯỞNG

22
2.3.3. Chính phủ (Điều 94-100 Hiến pháp 2013)
 Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ
trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số
lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
(Đ.95). Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính
phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội.

Thủ tướng chính phủ do QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm


trong số các đại biểu quốc hội. Là lãnh đạo chính phủ,
đứng đầu bộ máy hành pháp. Là đại biểu QH, có quyền
ban hành quyết định và chỉ thị.

23
2.3.3. Chính phủ (Điều 94-100 Hiến pháp 2013)

Bộ, cơ quan ngang bộ: là các cơ quan chuyên môn của


chính phủ; thực hiện quản lý nhà nước đối với các ngành
hoặc lĩnh vực công tác trên cả nước; quản lý nhà nước đối
với các dịch vụ và là đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà
nước tại các doanh nghiệp.

Các bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: là thành


viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang
bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách
nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân
công;… (Đ.99)

24
2.3.3. Chính phủ (Điều 94-100 Hiến pháp 2013)

hình thức
hoạt động
của CP

Phiên họp Hình thức


Phiên họp
Chính phủ ngoài phiên
Chính phủ
mở rộng họp

25
2.3.4. Tòa án nhân dân
“Quyền tư pháp” thường
được giải thích một cách
đơn giản là quyền xét xử.

Tòa án nhân dân là cơ quan


xét xử của nước CHXHCNVN,
thực hiện quyền tư pháp. Tòa án
Nhân dân gồm Tòa án nhân dân
tốicao và các Tòa án khác do luật
định. (Điều 102 Hiến pháp 2013).

26
2.3.4. Tòa án nhân dân

Vị trí: tòa án nhân dân đóng vai trò trung tâm trong hệ
thống cơ quan tư pháp ở nước ta.

Chức năng: là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử.

27
2.3.4. Tòa án nhân dân

Đặc trưng của hoạt


động XX

phạm vi các tranh chấp


và việc khác có liên quan
Tòa án xét xử theo
mà Tòa án giải quyết đa các phán quyết
trình tự, thủ tục
dạng nhất so với việc giải của Tòa án có tính
phức tạp, chặt chẽ
quyết tranh chấp và việc chung thẩm
và thận trọng
khác có liên quan của các
cơ quan nhà nước khác

28
 TAND
 Chánh án
 Phó chánh án

Thẩm phán
 Thư ký tòa án
TANDTC

TAND CẤP TAQS TƯ


CAO

Hệ thống
TAND TAQS
TAND CẤP
TỈNH QUÂN KHU

TAND CẤP TAQS


HUYỆN KHU VỰC
2.3.4. Tòa án nhân dân

Nguyên tắc hiến định về tổ chức và hoạt động của Tòa


án nhân dân:
 Việc xét xử của Tòa án do Thẩm phán và Hội thẩm thực hiện;
 Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật;
 Tòa án xét xử công khai;
 Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số;
 Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo;
 Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm;
 Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp
pháp của đương sự được bảo đảm.

31
2.3.5. Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm
sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.
(Đ.107 Hiến pháp 2013).
+ Thực hành quyền công tố: Viện kiểm sát nhân danh quyền
lực nhà nước để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
những người thực hiện hành vi phạm tội.
+ Kiểm sát các hoạt động tư pháp: kiểm sát hoạt động điều
tra; kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong các
hoạt động tư pháp như kiểm sát hoạt động xét xử của tòa án,
kiểm sát các hoạt động thi hành án, kiểm sát hoạt động tạm
giữ, tạm giam người.

32
VKSNDTC

VKSND CẤP VKSQS TƯ


CAO

Hệ thống
VKSND VKSQS
VKSND CẤP
TỈNH QUÂN KHU

VKSND CẤP VKSQS


HUYỆN KHU VỰC
2.3.5. Viện kiểm sát nhân dân
Nguyên tắc hiến định về tổ chức và hoạt động của Viện
kiểm sát nhân dân:

 Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo;

 Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên phải tuân theo pháp
luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm
sát cấp mình, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao.

34
2.3.6. Chính quyền địa phương
2.3.6.1. Phân chia đơn vị hành chính và nguyên tắc tổ chức chính quyền địa phương

Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền


địa phương năm 2015, chủ yếu dựa vào tiêu chí đô thị
hóa, lãnh thổ nước VN được chia thành ba cấp hành
chính địa phương gồm:

(1) Cấp tỉnh gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
(2) Cấp huyện gồm huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc
tỉnh;
(3) (3) Cấp xã gồm xã, thị trấn và phường.

35
2.3.6.1. Phân chia đơn vị hành chính và nguyên tắc tổ chức chính quyền địa phương

Các CQNN được thành lập tương ứng với mỗi đơn vị
hành chính để thực hiện trách nhiệm quản lý xã hội.

Như vậy: chính quyền địa phương được hiểu là các cơ


quan thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương.

36
2.3.6.1. Phân chia đơn vị hành chính và nguyên tắc tổ chức chính quyền địa phương

Nguyên tắc tổ chức chính quyền địa phương (Điều


111 Hiến pháp năm 2013):

1. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị


hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.

2. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân


dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với
đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính
- kinh tế đặc biệt do luật định”.

37
2.3.6.1. Phân chia đơn vị hành chính và nguyên tắc tổ chức chính quyền địa phương

Chức năng, nhiệm vụ và cách thức xác định thẩm quyền


của CQĐP (Điều 112 Hiến pháp năm 2013):

1. CQĐP tổ chức và bảo đảm việc thi hành HP và PL tại địa


phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật
định; chịu sự kiểm tra, giám sát của CQNN cấp trên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP được xác định trên cơ sở
phân định thẩm quyền giữa các CQNN ở trung ương và
địa phương và của mỗi cấp CQĐP.
3. Trong trường hợp cần thiết, CQĐP được giao thực hiện
một số nhiệm vụ của CQNN cấp trên với các điều kiện bảo
đảm thực hiện nhiệm vụ đó.

38
2.3.6.2. Hội đồng nhân dân

 Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương,
đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do
nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa
phương và cơ quan Nhà nước cấp trên (Điều 113Hiến pháp 2013).

 Tính chất:
+ Tính đại diện cho nhân dân đại phương: là cơ quan do cử tri ở địa
phương trực tiếp bầu ra; đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của
nhân dân địa phương.

+ Tính quyền lực nhà nước ở địa phương: là cơ quan được nhân dân
trực tiếp giao quyền; quyết định các vấn đề quan trọng ở địa
phương; thể chế hóa ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương
thành những chủ trương, biện pháp có tính bắt buộc thi hành ở
địa phương.

39
2.3.6.2. Hội đồng nhân dân

 Chức năng:
 Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa
phương do luật định;

 Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân
dân.

40
CƠ CẤU TỔ CHỨC HĐND

HĐN
D
CẤP
TỈNH
HĐND CẤP HUYỆN

HĐND CẤP XÃ

41
Sơ đồ tổ chức bộ máy HĐND cấp tỉnh

Chủ tịch HĐND

Phó chủ tịch HĐND

Ủy viên TT HĐND

Ban KT-NS Ban pháp chế Ban VH-XH Ban dân tộc Ban đô thị
Sơ đồ tổ chức bộ máy HĐND cấp huyện

Chủ tịch HĐND

Phó chủ tịch HĐND

Ủy viên TT HĐND

Ban KT-XH Ban pháp chế Ban dân tộc


Sơ đồ tổ chức bộ máy HĐND cấp xã

Chủ tịch HĐND

Phó chủ tịch HĐND

Ủy viên TT HĐND

Ban KT-XH Ban pháp chế


2.3.6.3. Ủy ban nhân dân các cấp
Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội
đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.
Tính chất:
+ là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân,
+ cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà
nước cấp trên. (Điều 114 Hiến pháp 2013).

 Chức năng:
+ tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương;
+ tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và
thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

45
CƠ CẤU TỔ CHỨC UBND

UBN
D
CẤP
TỈNH
UBND CẤP HUYỆN

UBND CẤP XÃ

46
CHỦ TỊCH UBND

UBND
CÁC PHÓ CHỦ TỊCH UBND

CÁC ỦY VIÊN UBND


2.3.7. Các thiết chế hiến định độc lập

Hiến pháp 2013 lần đầu tiên ghi nhận các thiết chế
hiến định độc lập gồm:

 Hội đồng bầu cử quốc gia

 Kiểm toán nhà nước.


2.3.7.1. Hội đồng bầu cử quốc gia

Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội


thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu
Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử
đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

(Điều 117 Hiến pháp 2013).


2.3.7.2. Kiểm toán Nhà nước

Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội


thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài
chính, tài sản công.

(Điều 118 Hiến pháp năm 2013)


2.4. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam

Nhà nước pháp quyền có thể hiều là một kiểu nhà


nước chịu sự ràng buộc của pháp luật và pháp luật
phải hàm chứa những giá trị nhân đạo, tự do, bình
đẳng, công lý.

Trong Nhà nước này, người ta đề cao pháp luật ở hai


khía cạnh:
 Vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội;
 Nội dung tiến bộ của pháp luật hướng tới giá trị nhân
bản.

51
2.4. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam

Giá trị cốt lõi của Nhà nước pháp quyền:

(1) Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người
(2) Thừa nhận chủ quyền Nhân dân
(3) Giới hạn và kiểm soát chặt chẽ quyền lực của nhà
nước bằng pháp luật
(4) Tính tối cao của pháp luật

52
2.4.2. Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam

(1) Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân

(2) Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối
hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

(3) Hiến pháp – đạo luật cơ bản của quốc gia và các đạo luật
khác do Quốc hội ban hành giữ vị trí tối thượng trong
việc điều chỉnh các quan hệ xã hội

53
2.4.2. Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam

(4) Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền
con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội theo Hiến pháp và pháp luật

(5) Nhà nước tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký
kết hoặc gia nhập

(6) bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

54

You might also like