You are on page 1of 12

ÔN TẬP MÔN LHPVN DÀNH CHO K46

I. NHẬN ĐỊNH
1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có quyền bổ
nhiệm, điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh.
=> Sai. Căn cứ Khoản 7 Điều 28 Luật Tổ chức Chính Phủ. “Phê chuẩn việc bầu,
miễn nhiệm và quyết định điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
2. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, học tập chỉ là quyền công dân.
=> Sai. Căn cứ Điều 39 HP 2013 “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.”
3. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả nghị quyết của Quốc hội phải
được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
=> Sai. Căn cứ Khoản 1 Điều 85 HP 2013. “Trường hợp làm Hiến pháp, sửa đổi
Hiến pháp, quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, bãi nhiệm đại
biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán
thành.”
4. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền phủ quyết các
đạo luật do Quốc hội ban hành.
=> Sai. K1 điều 88 HP2013
5. Theo Hiến pháp năm 2013, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã
hội chủ nghĩa.
=> Sai. K3 Đ102 HP2013
6.1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả đại biểu Quốc hội đều hoạt
động kiêm nhiệm.
=> Sai. Căn cứ Điều 23 Luật Tổ chức Quốc hội.
6.2. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, quyền được bảo đảm an sinh xã hội
là quyền con người.
=> Sai. Căn cứ Điều 34 HP 2013. (quyền công dân)
7. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chánh án Tòa án nhân dân có thể bị
Hội đồng nhân dân cùng cấp bãi nhiệm.
=>
8. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao theo đề nghị của
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
=> Sai. Căn cứ Khoản 3 Điều 88 HP 2013 “căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội,
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”
* theo đề nghị của Quốc Hội
9.1. Theo Hiến pháp năm 2013, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã
hội chủ nghĩa.
=> Sai. K3 Đ102 HP2013
9.2. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền
đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp dưới.
=> Sai
Khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
10.Theo quy định của pháp luật hiện hành, ứng cử viên trong cuộc bầu cử đại
biểu Quốc hội có quyền tổ chức vận động tranh cử.
=> Đúng, Điều 63 Luật bầu cử đại biểu QH và HĐND
11.Theo quy định của pháp luật hiện hành, Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm
đối với Chính phủ.
=> Đúng. Căn cứ Điều 13 Luật Tổ chức Quốc hội.
12.Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, bầu cử là quyền và nghĩa vụ của
công dân.
=> Đúng. Căn cứ Khoản 1 Điều 15 và Điều 27 HP 2013.
13.Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, việc bắt, giam giữ người và việc
khám xét chỗ ở do pháp luật quy định.
=> Đúng. Căn cứ Khoản 2 Điều 20 và Khoản 3 Điều 22.
14.Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền quyết định
phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực đối với tất cả các điều ước quốc tế.
=> Sai. Căn cứ Khoản 14 Điều 70 HP 2013.
Chỉ được khi trái với luật, nghị quyết của Quốc Hội
15. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có quyền
quyết định giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
=> Đúng/ Sai? Căn cứ Khoản 5 Điều 28 Luật Tổ chức Chính phủ “Trong thời
gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh”
16.Hiến pháp ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước.
17.Theo Hiến pháp năm 1946, Hội đồng nhân dân được tổ chức ở tất cả các đơn
vị hành chính.
=> Sai, Điều 57,58 HP 1946
18.Theo quy định của Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, các
thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân phải hoạt động chuyên trách.
19.Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ có
quyền đình chỉ thi hành, không có quyền bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Chính
phủ.
=> Sai, khoản 1,2 Điều 51 Luật Tổ chức QH
UBTVQH có quyền bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của CP
20. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Chính phủ bao
gồm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
=> Sai, K1 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ
Chính phủ bao gồm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ.
21. Các bản Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt Nam.
Bởi vì: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1956 không có phần nào nói về Đảng. Bắt
đầu từ Hiến pháp 1980 mới xác lập vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
(Điều 4 Hiến pháp 1980, 1992, 2013)
22. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam không bao gồm cá nhân.
=> Sai. Căn cứ Điều 1 và Khoản 1 Điều 5 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
2015.
22. Ở nước ta, Hiến pháp đã ra đời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Ở nước ta, Hiến pháp đầu tiên là Hiến pháp năm 1946 ra đời vào ngày
09/11/1946. Trước đó, nước Việt Nam chưa có Hiến pháp
23. Theo quy định của Hiến pháp năm 1946, Ủy ban hành chính được tổ
chức ở tất cả các đơn vị hành chính.
=> Sai, Điều 58 HP1946, Ủy ban hành chính chỉ có ở bộ và huyện.
25.Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, quyền có nơi ở hợp pháp là quyền
con người.
=> Sai. Căn cứ Khoản 1 Điều 22 HP 2013.
26.Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, “Công dân có quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các
quyền này do luật quy định”.
=> Sai. Căn cứ Điều 25 HP 2013. “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do
pháp luật quy định.”
Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, do Nhà nước ban hành và thừa nhận,
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật bao gồm: luật, bộ luật, các văn bản quy
phạm pháp luật như Nghị quyết, Thông tư, Nghị định, còn “Luật” chỉ do Quốc hội ban
hành và QH mới đủ thẩm quyền ban hành những văn bản đó
27.Hiến pháp năm 2013 không quy định về chủ thể có quyền đề nghị sửa đổi
Hiến pháp.
=> Sai. Căn cứ Khoản 1 Điều 120 HP 2013.
“Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba
tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.”
28.Các bản Hiến pháp nước ta đều không quy định về việc thành lập khu tự trị.
=> Sai. Điều 3 HP 1959 có quy định: “Những địa phương có dân tộc thiểu số
sống tập trung thì có thể thành lập khu vực tự trị. Khu vực tự trị là bộ phận không thể
tách rời được của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.”
29. Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định về các hình thức nhân dân thực hiện
quyền lực nhà nước giống với Điều 6 Hiến pháp năm 1992.
=> Sai.
(HP 2013) Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng
dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan
khác của Nhà nước.
(HP 1992) Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội
đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do
nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và
hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
30.Theo quy định của pháp luật hiện hành, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam chỉ là việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trực tiếp nhận
xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo văn bản pháp luật của cơ quan
nhà nước.
=> Sai. Căn cứ Khoản 1 Điều 32 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 “trực
tiếp hoặc đề nghị các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.
31.Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là
quyền công dân.
=> Sai. Căn cứ Khoản 1 Điều 24 HP 2013. “Mọi người có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng
trước pháp luật.”
( quyền con người )
32.Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, việc thực hiện quyền bầu cử, quyền
ứng cử do pháp luật quy định.
=> Sai. Căn cứ Điều 27 HP 2013.
“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi
trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền
này do luật định.”
33.Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
=> Sai. Căn cứ Khoản 1 Điều 119 HP 2013 “của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”
34. Trong các bản Hiến pháp Việt Nam, thẩm phán đều được hình thành
bằng cách thức bổ nhiệm.
=> Sai, Điều 98 HP 1956, Điều 129 HP 1980, Thẫm phán được bầu.
35. Thuật ngữ “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” lần đầu tiên được quy
định trong Hiến pháp năm 1992.
=> Đúng. Căn cứ Điều 2 HP 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001).
“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức.”
HP 1946 chỉ quy định “Nước VN là một nước dân chủ cộng hòa’ (Điều 1); HP
1959 chỉ nêu “ĐN VN là một khối Bắc Nam thống nhất không thể chia cắt” (Điều 1)
còn ở HP 1980 nhấn mạnh tính chuyên chính vô sản của nhà nước tập quyền XHCN
tại điều 2.
36. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức thành viên là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước.
=> ?
37. Trong hệ thống chính trị của nước ta hiện nay, Nhà nước giữ vai trò
lãnh đạo hệ thống chính trị.
Trong hệ thống chính trị nước ta, gồm có 3 thiết chế hợp thành tác động vào hệ
thống chính trị của nước ta: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Trong đó, Nhà nước là thiết chế
giữ vị trí trung tâm của hệ thống chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị. Tuy
vậy, nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước ta đã được Hiến pháp xác
định đó là: “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Tại Điều 4
Hiến pháp 2013 đã quy định rõ, Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội
cho nên Nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mối quan hệ giữa Đảng
và Nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước: Đảng lãnh đạo thông
qua việc hoạch định cương lĩnh, đề ra chủ trương, đường lối, chính sách lớn
trong từng giai đoạn, thời kỳ, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và các đảng
viên của Đảng đã được Đảng giới thiệu vào nắm giữ các vị trí chủ chốt và các
đảng viên trong bộ máy Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm thể chế hóa đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật và có cơ chế đảm bảo cho
những chủ trương, chính sách của Đảng được thực hiện trong đời sống xã hội.
Nhưng, Nhà nước mới là vị trí quan trọng nhất, là trung tâm chi phối hệ thống
chính trị. Cụ thể: - Nhà nước quyết định cơ cấu hệ thống chính trị, quyết định có
bao nhiêu Đảng hoạt động, quyết định đưa Điều 4 quy định về vai trò của Đảng
vào trong Hiến pháp trong quá trình xây dựng Hiến pháp. - Nhà nước điều hành,
điều phối các lực lượng trong bộ máy Nhà nước và quân đội để thực hiện cưởng
chế, bảo vệ an ninh trật tự và bảo vệ tổ quốc.
38. Theo quy định của pháp luật hiện hành, mọi khiếu nại về danh sách cử tri đều
do cơ quan hành chính giải quyết.
=> Sai. Căn cứ Điều 33 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân 2015. “Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện có sai sót thì trong thời
hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết, công dân có quyền khiếu nại với cơ quan lập danh,
sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong
thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan lập danh sách cử tri phải
giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết.”
Về mặt tổ chức, cơ quan hành chính cao nhất ở cấp TW là Chính phủ còn ở địa
phương là UBND các cấp. Tại điều 33 Luật Bầu cử Đại biểu QH và Đại biểu HĐND
2015 có quy định rằng “Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải
quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết thì có
quyền khởi kiện tại tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành
chính”. Như vậy, cơ quan giải quyết được đề cập tại trường hợp này của điều luật này
là Tòa án nhân - cơ quan xét xử.
Vì thế,nhận định mọi khiếu nại về danh sách cử tri đều do cơ quan hành chính
(Chính phủ và UBND các cấp) giải quyết là sai.
38. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có quyền
cách chức Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc.
=> Sai, khoản 7 Điều 28 Luật Tổ chức chính phủ
40.Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Thường trực Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh phải hoạt động chuyên trách.
41.Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền
đình chỉ thi hành và bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới
trực tiếp.
=> Sai. Khoản 7 Điều 22 Luật TCCQĐP 2015, chủ tịch UBND chỉ có quyền
đình chỉ thi hành văn bản trái pháp luật của HĐND cấp huyện.
Báo cáo UBND tỉnh đề nghị HĐND bãi bỏ.
42.1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, mỗi khu vực bỏ phiếu phải có từ ba
trăm đến bốn nghìn cử tri.
=> Sai. Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân.
“Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ ba trăm đến bốn nghìn cử tri. Ở miền núi, vùng
cao, hải đảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có đủ ba trăm cử tri
cũng được thành lập một khu vực bỏ phiếu.”
42.2. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực
nhà nước bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
=> Sai. Căn cứ Điều 6 HP 2013.
(Dân chủ trực tiếp)
43. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hệ thống Viện kiểm sát gồm:
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân
dân cấp huyện và các Viện kiểm sát quân sự.
=> Đúng
Điều 42, 44, 46,48,52 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
44.Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chánh án Tòa án quân sự trung ương
phải là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
45.Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
=> Sai. Căn cứ Khoản 2 Điều 105 HP 2013. “Chánh án Toà án nhân dân tối cao
chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không
họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch
nước.”
46.Theo quy định của pháp luật hiện hành, người đang chấp hành hình phạt tù thì
không có quyền bầu cử.
=> Sai. Căn cứ Khoản 1 Điều 30 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân 2015 “người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án
treo”.
“1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án,
người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng
lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
2. Người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đến trước thời
điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do
hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực
hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri theo quy
định tại Điều 29 của Luật này.”
47.Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có quyền đình
chỉ thi hành và bãi bỏ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
=> Sai, khoản 8 Điều 28 Luật TCCP (K4 Điều 98 HP 2013)
48. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền quyết
định phong quân hàm đại úy.
=> Sai, K5 Điều 88 LHP2013

49. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Tòa án quân sự có quyền xét xử
vụ án hình sự, dân sự và hành chính.
=> Sai, Điều 51, 54,56 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
Chỉ sơ thẫm, phúc thẫm, giám đốc thẫm, tái thầm vụ án hình sự
50. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền công bố
quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh.
=> Sai, khoản 5 Điều 88 LHP 2013
Căn cứ vào nghị quyết của QH hoặc UBTVQH,…
51.Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu đại biểu Quốc hội bị truy cứu
trách nhiệm hình sự thì đương nhiên mất quyền đại biểu.
=> Sai. Căn cứ Điều 39 Luật Tổ chức Quốc hội 2014.
“1. Trong trường hợp đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can thì Ủy ban thường vụ
Quốc hội quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu
Quốc hội đó. Đại biểu Quốc hội được trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu
và khôi phục các lợi ích hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình
chỉ vụ án đối với đại biểu đó hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu
lực pháp luật tuyên đại biểu đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.
2. Đại biểu Quốc hội bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án thì đương
nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu
lực pháp luật.”
52.Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thường trực Hội đồng nhân dân có
quyền bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
=> Đúng, điểm d khoản 1 Điều 19 Luật TCCQĐP 2015
53.Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân
dân được tổ chức ở tất cả các cấp.
=>Sai, Điều 58 LHP 1946
54. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền lập danh sách cử tri chỉ
thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã.
=> Sai, khoản 1 Điều 31 Luật bầu cử
55. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong thời gian Quốc hội không họp,
Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định giao quyền Phó Thủ tướng.
=> Sai, khoản 5 Điều 28 Luật TCCP 2015, giao quyền cho Bộ trưởng,..
56. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền quyết định
đại xá.
=> Sai. Căn cứ Khoản 11 Điều 70 và Khoản 3 Điều 88 HP 2013.
56. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chánh án Tòa án nhân dân phải là đại
biểu Quốc hội.
Sai, Khoản 1 Điều 26 Luật tổ chức TAND 2014
Không đề cập Chánh án TAND phải là đại biểu QH
57. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ có
quyền đình chỉ thi hành, không có quyền bãi bỏ văn bản trái pháp luật của Chính phủ.
=> Đúng khoản 1 Điều 51 Luật TCQH 2014
58. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chính phủ chịu trách nhiệm trước
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
=> Sai, Điều 94 LHP 2013, CP chỉ chịu trách nhiệm trước QH
59. Theo quy định của pháp luật hiện hành, số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh là 03.

60. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả nghị quyết của Hội đồng nhân
dân phải có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
=> Sai. Khoản 3 Điều 91 Luật TCCQĐP 2015
61. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
=> Đúng, khoản 1 Điều 72 Luật TCTAND 2014
62. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Thường trực Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh bao gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân.
=> Sai, khoản 2 điều 18 Luật TCCQĐP 2015, thiếu Chánh Văn phòng HĐND
tỉnh
63. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có
quyền bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
=> Sai, khoản 2 Điều 22 Luật TCCQĐP 2015, không có bổ nhiệm
II. TỰ LUẬN
1. Anh (Chị) hãy phân tích sự phối hợp giữa Quốc hội và Chính phủ trong việc
thực hiện quyền lập pháp.
2. Trình bày ý kiến của Anh (Chị) về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc
hội hiện nay.
3. Sự lãnh đạo của Đảng được ghi nhận khác nhau như thế nào trong lịch sử lập
hiến Việt Nam và giải thích vì sao có sự khác nhau đó.
4. Trình bày ý kiến của Anh (Chị) về công tác hiệp thương trong bầu cử ở nước
ta hiện nay.
5. Anh (Chị) hãy phân tích sự kiểm soát giữa Quốc hội và Chính phủ trong việc
thực hiện quyền hành pháp.
6. Anh (Chị) hãy phân tích sự kiểm soát giữa Quốc hội và Chính phủ trong việc
thực hiện quyền lập pháp.
7. Trình bày ý kiến của Anh (Chị) về việc thực hiện quyền trình dự án luật của
đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay.
8. Anh (Chị) hãy giải thích vì sao Khoản 1 Điều 88 Hiến pháp hiện hành quy
định cho Chủ tịch nước có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại các
pháp lệnh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua.
9. Anh (Chị) hãy giải thích vì sao Ủy ban nhân dân được tổ chức và hoạt động
theo nguyên tắc “trực thuộc hai chiều” và hãy cho biết Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương 2015 đã có những quy định mới nào để khắc phục bất cập trong việc vận hành
Ủy ban nhân dân theo nguyên tắc này?
10. Trình bày mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
11. Giải thích vì sao theo pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước không có quyền
phủ quyết các đạo luật do Quốc hội ban hành.
12. Trình bày ý kiến của Anh (Chị) về chủ trương hợp nhất chức danh Bí thư cấp
ủy với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
13. Trình bày ý kiến của Anh (Chị) về việc thực hiện quyền lập pháp của Quốc
hội ở nước ta hiện nay.
14. Theo Anh (Chị), tại sao cần phải phát huy vai trò phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam ở nước ta hiện nay? Trình bày ý kiến của Anh (Chị) về vai trò
trên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
15. Anh (Chị) hãy so sánh tính chất pháp lý của Chính phủ theo Hiến pháp năm
2013 với tính chất pháp lý của Chính phủ theo Hiến pháp năm 1992. Giải thích vì sao
có sự khác nhau này.
16. So sánh Điều 102 Hiến pháp năm 2013 và Điều 126 Hiến pháp năm 1992 về
chức năng, nhiệm vụ của Tòa án.
17. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Chính phủ có bắt
buộc là đại biểu Quốc hội hay không? Vì sao?
18. Anh (Chị) hãy phân tích mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội với Chính phủ
theo pháp luật hiện hành. So sánh tính chất pháp lý của Chính phủ theo Hiến pháp năm
2013 với Chính phủ theo Hiến pháp năm 1992 và giải thích.
19. Anh (Chị) hãy so sánh Điều 146 Hiến pháp năm 1992 với Điều 119 Hiến
pháp năm 2013 và giải thích.
20. Trình bày khái niệm, đối tượng, mục đích và quy trình chất vấn tại kỳ họp
Quốc hội. Nêu ý kiến của Anh (Chị) về hoạt động chất vấn của Quốc hội ở nước ta
hiện nay.
21. Anh (Chị) hãy chứng minh và giải thích sự độc đáo của chế định Chủ tịch
nước trong Hiến pháp năm 1946.
22. Anh (Chị) hãy nêu và phân tích những tư tưởng về tổ chức chính quyền địa
phương trong Hiến pháp 1946 đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
23. Anh (Chị) hãy trình bày điểm khác nhau cơ bản giữa chế định Chủ tịch nước
theo Hiến pháp năm 1946 với Hiến pháp năm 2013 và giải thích.

You might also like